Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Cẩm Thành Mùa Hoa

Chương 21: Cò và cá

« Chương TrướcChương Tiếp »
Vùng nước hồ Bông Lau rộng lớn, rong bèo tốt tươi, nước hồ xanh biếc. Sáng sớm, Khuyển Tử khoác cung tên, đeo giỏ trúc đi tới hồ Bông Lau. Nó vừa mới đi đến ven hồ, chân lội qua bụi lau bì bõm, làm kinh động đến hai con thủy cầm. Hôm nay đến đây, Khuyển Tử không chỉ đến để săn bắn. Tháo giỏ trúc xuống, Khuyển Tử lấy một cái lưới đánh cá và một con dao rựa từ trong giỏ trúc ra. Hôm nay nó muốn bắt cá, không phải là dùng giỏ bắt cá, mà là lưới đánh cá.

Khuyển Tử chặt cây ở ven hồ, rồi đẩy thân cây xuống chặn ở chỗ nước cạn, tạo thành một hình vuông. Xong sau đó lại lấy lưới đánh cá cột vào trên thân cây, chỉ cột ba cạnh, còn một cạnh dùng dây thừng kéo. Đây là phương pháp bắt cá đơn giản nhất, để lưới chìm vào trong nước, cách một lúc lại thu lưới lên, có thể bắt được bao nhiêu tôm cá đều dựa vào ý trời, nhưng chắc chắn so với dùng giỏ bắt cá thì sẽ bắt nhiều hơn hẳn.

Sau khi bài trí kỹ càng lưới đánh cá thì Khuyển Tử đi lên bờ ngồi xổm xuống cạnh một gốc cây, chờ đàn thủy cầm tới. Nhân thời gian chờ thu lưới, nó còn có thể tranh thủ săn bắn. Nếu thường xuyên đến ven hồ săn mấy con sếu cò, vịt trời… thì bọn nó sẽ không đến nữa, còn thi thoảng lại bắt một hai con thì sẽ chẳng có vấn đề gì.

Hồ Bông Lau cách Trúc lý không xa, nhưng hiếm dấu chân người. Người dân trong Trúc lý ngoại trừ hai nhà Trang Trương là làm thương nhân, còn những gia đình khác đều là nông dân cả. Bọn họ làm ruộng, sau mùa màng nhàn rỗi thì sẽ hô gọi nhau đi chặn sông Di Thủy, kéo lưới bắt cá. Không ngờ Khuyển Tử đi còn xa hơn mấy người nông dân ở sông Di Thủy, cũng bởi vì bờ Tây sông Di rất ít người qua lại.

Cá trong hồ ngoại trừ mấy loài thủy điểu đến săn mồi ra thì cũng không có thiên địch nào khác, vì vậy con nào con nấy béo mầm. Canh ở trên bờ, Khuyển Tử thấy chuồn chuồn bay là là mặt nước bị mấy con trắm cỏ đánh úp xơi vào bụng, mà bên cạnh đó lại có con cò trắng đang lò dò mặt nước chờ thời cơ mổ con cá trắm. Khuyển Tử kéo căng cung, nhắm vào chú cò béo đang hí hửng định bay lên. Mũi tên bay ra, cò béo ta chỉ kịp kêu thất thanh một tiếng rồi rơi thẳng xuống.

Khuyển Tử tiến lên nhặt xác cò trắng, nó rút mũi tên từ trên thân con cò ra cắm lại vào bao đựng tên. Một sinh mệnh mới vừa rồi còn sống sờ sờ, giờ đây hồn đã về tây. Khuyển Tử chạm vào cổ con cò trắng, thì thầm: “Yên tâm ta sẽ mang ngươi về ăn thật ngon, không lãng phí đâu.”

Đi săn cũng chỉ vì thức ăn, chứ không phải là chơi đùa.

Hàng ngày nhà Khuyển Tử ngoài ăn cá ra, thỉnh thoảng sẽ có bữa được ăn thịt chim thịt vịt. Nếu không phải là có cung tên, chỉ sợ quanh năm suốt tháng cũng chẳng có một bữa mà ăn.

Đây là thức ăn mà hồ Bông Lau dành tặng, cũng là cậu hai nhà họ Trang tặng cho.

Để cò trắng vào trong giỏ, Khuyển Tử thu cung ngồi ở một gò cao trên ven bờ. Tựa như một vị ẩn sĩ, ngồi ngay ngắn, trên đùi đặt cung tên bảo bối của nó.

Đến gần trưa, Khuyển Tử mới xuống hồ thu lưới. Nó là một thằng nhóc mới lớn, khó khăn lắm mới kéo được lưới cá chìm nặng dưới hồ nước lên. Có mấy con cá giảo hoạt bơi thoát ra lưới, cũng có mấy con cá mắc kẹt trong mắt lưới. Khuyển Tử kéo lưới lên trên bờ, tháo dây cột trên lưới ra, vứt vào giỏ trúc. Có khoảng mười con cá to, đa phần đều là cá trắm cỏ, còn đâu có hai con cá mè.

Những ngày tháng sống trong Phong lý đối với Khuyển Tử thật ra rất bức bối. Mẹ thì dệt vải cả ngày, nó thì chẳng có bạn bè đồng lứa chơi cùng. Lúc rảnh rỗi, Khuyển Tử sẽ chạy đến Phong Hồ tìm chú Vương què, mỗi lần đến là chơi rất lâu. Nó cứ như là con của chú Vương què vậy, lúc nào cũng đi theo không rời. Mà Vương què cũng dùng hết mọi khả năng mọi kiến thức mình biết mà dạy cho Khuyển Tử. Vì quan hệ giữa hai người vô cùng thân thiết, nên Khuyển Tử gọi Vương què là chú.

Nhìn mấy con cá trong giỏ trúc, Khuyển Tử nghĩ sau khi phơi khô mấy con cá này sẽ mang mấy con sang cho chú Vương què. Từ ngày chuyển đến Trúc lý, đã rất lâu rồi nó chưa gặp chú Vương.

Quảng Hư Phủ| Tieutieudaodao.wordpress.com

Buổi trưa, Khuyển Tử thắng lợi trở về, hớn hở khoe chiến lợi phẩm của mình ra cho mẹ Lưu xem. Mẹ Lưu vô cùng mừng rỡ, cười bảo: “Nhiều cá thế này ăn hết làm sao.” Khuyển Tử đáp: “Mẹ à, có thể mang cá phơi khô nữa.”

Bình thường nhà Khuyển Tử dùng muối rất tiết kiệm, tất cả có cũng không nhiều, còn phải đi mua thêm một ít, mang ướp thịt cá, vị sẽ càng ngon.

Mẹ Lưu đi đun nước vặt lông cò, con thủy cầm này sẽ do bà xử lý. Mẹ Lưu có thể nấu một món ngon vô cùng chỉ với lượng nguyên liệu có hạn. Một con cò lớn như này có thể nấu thành hai bữa cho bọn họ.

Khuyển Tử lấy dao con mổ bụng cá, rửa sạch rồi xâu dây qua miệng cá, treo ở ngoài sân phơi nắng. Phải phơi khô thì mới cất ăn dần được.

Chỉ làm một cái lưới đánh cá thôi mà giờ cuối cùng nhà cũng có cá dư để dành rồi.

Từ sau khi tụi A Bình đã học được bắn cung, Khuyển Tử không cần phải chiều nào cũng đến nhà họ Trang tập luyện với tụi nó nữa. Khuyển Tử dạy bắn cung cũng không phải không có thù lao, chị của A Ly cho Khuyển Tử một số tiền nhỏ gọi là tiền công. Khuyển Tử cảm thấy có thể nhận thì mới nhận. Mẹ Trang cũng từng sai người làm ban thưởng cho Khuyển Tử ít tiền, cũng chẳng nhiều, nhưng Khuyển Tử nhất quyết từ chối. Nó đáp là do Trang Dương đã nhờ vả, thù lao chính là cung tên nó cầm trong tay đây rồi.

Chơi cùng với tụi A Bình rất vui vẻ, mà lẻ loi một mình làm cỏ ở ruộng đậu cũng rất thoải mái. Điểm khác biệt duy nhất, đó chính là không thể hàng ngày được gặp mặt Trang Dương nữa.

Việc ngày hôm nay, hầu như đã làm xong hết cả, cho lợn cho thỏ ăn, chăn dê, đánh cá săn chim, làm cỏ vườn đậu. Giờ chỉ còn việc đi phạt trúc mà thôi.

Đầu giờ chiều, sân nhà họ Trang yên tĩnh, không biết đám A Bình đang ở đâu. Khuyển Tử cũng chẳng quan tâm tụi nó có ở đó không, nó sang bờ Đông cũng không phải vì đi tìm tụi nó chơi đùa.

Đẩy xuồng xuống sông, Khuyển Tử xách theo dao rựa, ngồi thuyền rẽ nước.

Rừng trúc phía Đông trúc mọc bạt ngàn, lấy hoài không hết dùng mãi không cạn, là nơi cung cấp vật liệu đan, bện của Khuyển Tử.



Khuyển Tử leo lên núi trúc chặt cây. Trong núi chỉ có một mình nó, bốn phía tĩnh lặng. Âm thanh phạt trúc vô cùng vang dội.

Phạt hết cây này đến cây khác, lá trúc rào rào rơi rụng. Khuyển Tử thả con dao rựa xuống, kiểm tra tay mình, ở hổ khẩuTruyenHDđã bị sượt thương, có hơi hơi đau. Cũng may trong nhà vẫn còn thuốc bôi Trang Dương cho, rắc một chút là chẳng mấy mà lành.

Quảng Hư Phủ| Tieutieudaodao.wordpress.com

Khuyển Tử ngồi nghỉ ngơi trên đống trúc đã chặt, gió rừng khe khẽ thổi, thổi khô mồ hôi khắp mặt và cổ của nó, vô cùng thoải mái. Cảm giác bên chân như có vật gì đó, cúi đầu nhìn xuống, hóa ra là gấu trúc nhỏ. Mặc dù đối với người như Khuyển Tử, con gấu trúc nào cũng giống như con nào, nhưng nó nhận ra đây là Măng.

Trong Trúc lý cũng chỉ có nhà họ Trang nuôi gấu trúc, nó thường hay vào núi trúc sau nhà họ Trang ăn măng.

Khuyển Tử còn nhớ ngày đầu nó vào núi trúc phạt cây, Măng chạy đến sủa nó. Một con gấu trúc nhỏ thó, tiếng kêu như chó con, trông dữ lắm.

Chắc vì nó hay sang sân nhà họ Trang nên Măng cũng đã quen nó. Một người một gấu gặp nhau trong núi trúc, Măng không những không sủa Khuyển Tử nữa mà còn ôm lấy bắp chân Khuyển Tử.

Lúc này Măng ôm cứng treo mình trên đùi Khuyển Tử, làm thế nào cũng không chịu buông.

“Buông ra mau.”

Khuyển Tử ngồi xổm xuống, vươn ngón tay lên chọc chọc đầu Măng, giả vờ giận dữ, quát lớn.

Măng trừng cái đôi mắt nhỏ tí sáng ngời, phát ra tiếng ư ử nghe như là thích lắm, nó uy vũ bất khuất nhất quyết ôm chặt chân Khuyển Tử không tha. Khuyển Tử cố tách nó ra còn khiến nó tưởng rằng Khuyển Tử đang chơi đùa với nó, tóm tay áo Khuyển Tử không chịu nhả, thành ra đu bám trên cánh tay Khuyển Tử.

“Còn không đi sẽ mang mi đi nấu.”

Khuyển Tử gỡ gấu con từ trên cánh tay ra, xách nó đi đến bên gò đất, đặt gấu con lên đó. Chỗ gò đất đó nhấp nhô cao thấp, đối với gấu con chân ngắn thì muốn xuống cũng không dễ dàng.

Nhìn dáng vẻ đắng thương của Măng đang xoay vòng trên đó, Khuyển Tử cười nói: “Chốc sẽ ôm mi xuống.”

Khuyển Tử cầm dao rựa lên tiếp tục đốn trúc. Còn chưa đốn xong một cây đã lại cảm thấy có gì đó treo trên chân, cúi đầu liếc nhìn, vẫn là cái quả cầu lông đen đen trắng trắng kia.

Được đấy, tay chân nhanh nhẹn ghê.

Khuyển Tử lại ngồi xổm xuống xốc con gấu nhỏ lên, nhìn khắp xung quanh, định tìm một nơi có thể tạm thời vây gấu nhỏ lại, nhưng lại thấy Trang Dương đang men theo đường núi đi lên.

Nếu chủ đã đến rồi thì thả mi đi thôi, Khuyển Tử thả Măng xuống đất. Hai chân trước của Măng định nhào đến vồ lấy chân Khuyển Tử, Khuyển Tử nhanh nhẹn né tránh, Măng vẫn chưa tha còn định nhào đến nữa. Bất ngờ nghe thấy Trang Dương gọi nó: “Măng, Măng lại đây!” Măng nhỏm đầu nhìn về phía phát ra âm thanh, thấy Trang Dương, nó lập tức ục ịch chạy bước nhỏ về phía Trang Dương.

Trang Dương ở trên lầu nghe thấy âm thanh phạt trúc sau nhà, anh đoán rằng là Khuyển Tử, đến nhìn một cái quả đúng là vậy.

“Gấu con giống như đứa trẻ vậy, hay thích tìm người chơi đùa.”

Trang Dương ngồi xổm xuống, xoa xoa đầu Măng.

“A Hoằng đang phạt trúc, không được làm phiền, ngoan ngoãn đi ăn măng đi.”

Trang Dương răn đe Măng, Măng mở trừng đôi mắt đen nhỏ tí hi như hạt đậu, móng vuốt bám lấy bắp chân Trang Dương.

Trang Dương xốc Măng lên, bế nó đến một bụi trúc non, đưa cho Măng một búp măng tươi. Đợi Măng ngoan ngoãn ăn trúc, lúc này Trang Dương mới rời đi, trở về bên chỗ Khuyển Tử. Khuyển Tử còn đang chặt trúc, Trang Dương hỏi: “Một mình bận bịu đến à?”

“Vâng.”

Lúc Khuyển Tử làm việc sẽ không nói nhiều, nó phập phập chặt trúc đổ xuống, trên mặt đất đã có ba cây trúc đã chặt, đủ để nó mang về làm l*иg thỏ rồi.

Trang Dương đứng xem bên cạnh, nhìn Khuyển Tử dóc lá và cành nhỏ khỏi thân cây để cho dễ vận chuyển. Lúc Khuyển Tử làm việc trông cứ như là người lớn vậy, trầm ổn và kiên nhẫn, Nó xử lý xong mấy thân trúc rồi lấy dây thừng cột chặt, ổn thỏa hết rồi nó mới kéo bó trúc xuống núi. Mấy cây trúc được chặt đều là cây non, cũng không nặng lắm, có điều là kéo từ trên núi xuống rồi qua sông vẫn phải cần kha khá sức lực.

Trang Dương để ý thấy quần áo của Khuyển Tử lại bị rách, ống tay áo bị sứt chỉ, cái quần đã có mấy lỗ thủng. Nó hay làm lụng sinh hoạt nên quần áo khó mà bền. Ngoài bộ quần áo ra, đôi giày vải mà Khuyển Tử đang đi cũng đã rách mõm, lộ ra đầu ngón chân.

Trang Dương nhìn chân Khuyển Tử một chút, cảm thấy Khuyển Tử có thể sẽ đi vừa giày của mình. Trang Dương biết người nhà nghèo khó mà có thể đi một đôi giày vải, thông thường đều là đi giày cỏ. Mẹ Lưu không quan tâm Khuyển Tử được nhiều, nhưng rõ ràng thấy rằng có khả năng dành những đồ tốt nhất cho nó.

“Trước đừng về vội, chờ tôi dưới đấy nhé.”

“Ơ.”

Khuyển Tử nghe lời đứng yên tại chỗ chờ.

Trang Dương xuống dốc, Măng đuổi theo sau anh, một người một gấu nhanh chóng rời đi. Chẳng mấy chốc Trang Dương đã trở lại, trong tay còn có thêm một đôi giày, anh đưa cho Khuyển Tử nói: “Giày tôi đi năm ngoái, còn lành đó, để cho cậu đi.”

Khuyển Tử không nhận lấy, nó cúi đầu nhìn đôi giày của mình, hai chiếc giày đều đã tả tơi, còn rách lộ ra đầu ngón chân.

“Vá lại là được rồi.”

Khuyển Tử lắc đầu không chịu nhận. Giày thủng lỗ vẫn còn đi được, mang về để mẹ vá lại là xong.

“Trước cứ thay đi, trong bụi cỏ nhiều rắn, tránh để cắn bị thương.”

“Cảm tạ cậu hai.”

“Không có gì, thay thử xem nào.”

Khuyển Tử nhận lấy đôi giày rồi ngồi luôn xuống đất thay. Giày của Trang Dương, nó đi vào vừa hay. Khuyển Tử buộc đôi giày rách của mình kia vào đầu bó trúc, mang hết cả về.

Trang Dương dõi mắt nhìn theo Khuyển Tử rời đi, nhìn nó cực nhọc kéo trúc, chầm chậm đi theo đường núi xuống bờ sông. Rồi lại trông nó cố hết sức đặt bó trúc lên trên xuồng, chèo xuồng qua sông.

Trang Dương nghĩ, nó mới có mười ba tuổi mà lại có tính cách kiên cường, sau này lớn lên hẳn sẽ là một người trầm ổn, cương nghị.
« Chương TrướcChương Tiếp »