Chương 10: Thái bình tu nỗ lực Vạn cổ thử giang sơn
Đô Dương đứng dậy nói:
– Đất nước đã phục hồi. Trong cần nội trị vững. Ngoài cần phòng bị. Chúng ta, là người võ lâm, lấy võ đạo hành hiệp, không gây hấn với lân bang. Phía nam chúng ta có nước Hồ-tôn. Sau khi cử Lĩnh Nam hoàng đế, ta sẽ gửi sứ sang tuyên cáo phục hồi, bày tỏ tình hoà hợp lân bang. Nước Hồ-tôn nhỏ bé, khí độc, địa thế hiểm. Họ không gây với ta, ta để họ yên. Phía Tây giáp với Lão-qua. Dân nươc Lão-qua thích múa hát. Người ít, đất hẹp, núi non trùng điệp nghèo nàn. Ta xin giữ nguyên địa giới, không đυ.ng chạm tới họ. Tôi kính xin các vị lạc hầu, động chủ, trang chủ, châu trưởng ngăn cấm tráng đinh, binh lính, con em hết sức tránh đυ.ng chạm. Chúng ta thù ghét Quang-Vũ, vì y ỷ nước lớn, gây sự với nước nhỏ. Nếu chúng ta cũng ỷ nước lớn, ỷ mạnh, hϊếp đáp nước nhỏ chung quanh. Chẳng hoá ra chúng ta cũng như Quang-Vũ hay sao?
Chàng nhìn Trưng Nhị nói:
– Trước đây Trưng Nhị, Phương-Dung, Vĩnh-Hoa, Tây-vu Thiên-ưng lục tướng mở đầu cho việc hoà hợp Thục với Lĩnh Nam. Đi đến chia ba thiên hạ. Thục với Lĩnh Nam như môi với răng. Nếu Hán đánh Thục. Lĩnh Nam theo ngả Nam-hải đánh lên. Thục theo ngả Trường-an, Nam-dương đánh ra. Ngược lại Hán đánh Lĩnh Nam. Thục cũng khởi binh đánh Hán. Hiện trong triều, phe chủ trương diệt Lĩnh Nam của Mã thái-hậu đã tàn. Hoài-nam vương, Tần vương, Mã Vũ, Đặng Vũ đều thân với Lĩnh Nam, chắc khó xẩy ra chiến tranh. Tuy vậy chúng ta cần có quân trừ bị, đề phòng.
Đô Dương hỏi Hồ Đề:
– Hồ sư muội! Các đạo quân của sư muội lợi hại nhất, làm cho binh tướng Hán kinh tâm động phách. Hễ gặp binh của sư muội, chúng bở vía, lạc hồn, bỏ chạy. Không biết ở Tây-vu, lực lượng trừ bị còn bao nhiêu?
Hồ Đề không hiểu hỏi lại:
– Tiểu muội không hiểu trừ bị là gì?
Đào Kỳ nhanh miệng nói:
– Là lực lượng để dành đó.
Hồ Đề cười:
– Còn nhiều lắm. Đại ca muốn đem lên đây hết hay sao?
Đô Dương gật đầu:
– Đúng thế! Tướng soái của sư muội toàn người chân thật, giản dị, nhiệt thành yêu nước. Để họ ở Tây-vu, tài năng không có chỗ phát triển. Cứ xét ngay Tây-vu Thiên-ưng lục tướng thì rõ: Khi rời Tây-vu chúng là những đứa trẻ phá phách, đùa nghịch, chỉ biết dùng Thần-ưng đưa thư, tấn công. Sau hơn ba năm chinh chiến, chúng có chỗ phát triển tài năng, hiện tài cầm quân của chúng không thua gì các đại tướng Trung-nguyên. Trước kia chúng làm tay sai bảo sao làm vậy. Bây giờ chúng có thể chiến đấu độc lập. Biết ước tính tình hình đôi bên. Thời gian chinh chiến, chúng huấn luyện Thần-ưng thành đội thiện chiến có thể sai như sai người. Thần-ưng bây giờ làm bất cứ nhiệm vụ gì: trinh thám, canh gác, tấn công, đưa thư, truy kích. Ta có một đề nghị với Hồ sư muội... A, để ta thử kiến thức các tướng Tây-vu, hầu các vị biết tài họ. Vì tôi e các vị vẫn cho chúng còn nhóc con.
Trong các anh hùng Lĩnh Nam. Chỉ có Trần Tự-Sơn, Đô Dương, Đào Thế-Kiệt, Nhị-Trưng, Đặng Thi-Sách có con mắt tinh đời. Họ theo dõi nhận định lẽ biến động của tuổi trẻ. Coi Thiên-ưng lục tướng, Tây-vu hầu tướng đã trưởng thành. Còn lại, những người khác vẫn coi chúng như bọn trẻ ranh, láu cá, phá phách.
Đô Dương hỏi Sún Hô:
– Sư đệ thử đoán xem ta sắp nói gì với sư muội Hồ Đề?
Sún Hô đứng dậy, nghiêm trang đáp:
– Đại ca muốn sư tỷ Hồ Đề mang tất cả lực lượng trừ bị Tây-vu lên đây, lấy các tướng soái, lực lượng Tây-vu tham chiến làm khung, hợp với lực lượng trừ bị. Tổ chức thành các đội quân mới. Như Tây-vu lục hầu tướng, mỗi đứa chỉ huy trăm Thần-ưng, tức một tốt. Bây giờ hợp Thần-hầu ở nhà, với Thần-hầu ở đây lại. Cho mỗi đứa chỉ một huy lữ năm trăm Thần-hầu. Trước kia thì lực lượng Tây-vu coi như chiến đấu độc lập với sáu đạo Lĩnh Nam. Bây giờ cần tổ chức lực lượng Tây-vu thành các Lữ, Sư. Đặt trực thuộc bảy đạo, mỗi đạo một Quân.
Quần hùng gật đầu, nhìn Trưng Trắc, Đô Dương với tất cả lòng khâm phục. Vì hai người có con mắt tinh đời.
Hồ Đề thấy các Sún đã trưởng thành ngoài sức tưởng tượng của mình thì mừng run người lên. Nàng nói:
– Các sư đệ tiến mau quá! Hơn sư tỷ rồi.
Sún Rỗ nói:
– Sóng biển, lớp sau đẩy lớp trước. Sư tỷ giỏi, chúng em học của sư tỷ, thêm kinh nghiệm riêng vào, thì phải giỏi. Em hơn chị, nhà có phúc. Khi sư tỷ biết bọn em hơn sư tỷ. Kiến thức sư tỷ, mới thực cao.
Mọi người cười rầm lên. Tục ngữ Lĩnh Nam nói: Con hơn cha, nhà có phúc. Sún Rỗ đổi thành Em hơn chị, nhà có phúc.
Hồ Đề tính đốt ngón tay:
– Hiện còn ba ngàn Thần-hầu, sáu trăm Thần-hổ, sáu trăm Thần-báo, năm ngàn Thần-long, hai trăm thớt voi, mười triệu Thần-phong, ba ngàn Thần-ưng và tám trăm Ngao-thần. Không biết nên phối trí như thế nào?
Sún Lé đứng lên nói:
– Em xin phép được đề nghị thế này: Lĩnh Nam có sáu đạo quân, thêm đạo của sư huynh Đô Thiên thành bảy. Đạo nào cũng có Bộ binh, Kị binh, Thủy binh. Thì bây giờ thành lập đạo Tây-vu. Các đạo kia có quân Bộ, Sư kị, Hải đoàn. Thì đạo Tây-vu chia ra bảy Quân. Yểm trợ cho bảy đạo. Mỗi đạo một Quân.
Trưng Nhị, Phương-Dung nhìn Hồ Đề gật đầu, tỏ ý hài lòng. Đô Dương đã biết Sún Lé muốn nói gì rồi. Chàng khai thác sự hiểu biết của chúng:
– Đào Nhất-Gia đề nghị thực phải. Nào Đào Nhị-Gia có đề nghị thêm gì không?
Sún Rỗ nói:
– Mỗi quân Tây-vu gồm có tám Sư: Hầu, Hổ, Báo, Long, Tượng, Phong, Ưng, Ngao.
Đô Dương đồng ý:
– Đạo Tây-vu đương nhiên do Hồ sư muội chỉ huy. Hồ sư muội phải ở cạnh Đào sư đệ, chỉ huy các quân Tây-vu. Không biết bây giờ cử ai làm tướng chỉ huy tám quân? Điều này ta để Hồ sư muội tuyển chọn.
Hồ Đề suy nghĩ một lúc, nói:
– Luật lệ ở Tây-vu, ngoài tôi ra. Ai lớn tuổi sẽ giữ quyền chỉ huy. Song bây giờ không còn ở trong môn hộ, mà căn cứ tuổi tác. Tôi đề nghị cử người trên tài năng. Trước hết Tây-vu lục tướng, được Đào-hầu nhận làm đệ tử. Thời gian qua, sư tỷ Thiều-Hoa dạy chữ. Đặng Vũ, Mã Vũ, Công-tôn Thiệu dạy hành binh bố trận. Được Đào Kỳ dạy binh pháp, võ công chúng cao hơn tôi một bậc. Vậy tôi đề nghị: Các chúa tướng mỗi loại binh cần ở bên cạnh tôi, để giúp ý kiến. Tôi cử tám phó thống lĩnh. Mỗi phó thống lĩnh giúp tôi chỉ huy, tiếp tế, huấn luyện đạo binh của mình. Sún Lé đảm trách Thần-ưng, Hoàng-Long đảm trách Thần-xà, Hoàng-Hổ đảm trách Thần-hổ. Hoàng-Báo đảm trách Thần-báo.
Ngưng một lúc nàng tiếp:
– Tướng chỉ huy các quân đoàn như sau: quân đoàn một Sún Rỗ, quân đoàn hai Thanh-Hầu, quân đoàn ba Sún Lùn, quân đoàn bốn Sún Đen, quân đoàn năm Bạch-Hầu, quân đoàn sáu Hắc-Hầu, quân đoàn bảy Sún Hô.
Đô Dương hài lòng:
– Sư muội cho Thần-ưng truyền lệnh về Giao-chỉ. Mang hết lực lượng lên đây.
Chàng ngừng lại một lúc, tiếp:
– Năm trước sư đệ Đào Kỳ làm Chinh-viễn đại tướng quân, tổng chỉ huy quân Lĩnh Nam. Lĩnh Nam hoàng đế tốn công dạy Đào hiền đệ, sủng ái hiền đệ. Người dặn ta cử hiền đệ làm Đại tư mã Lĩnh Nam. Ta xin để nguyên. Các đạo quân của sáu vùng hoàn toàn do hiền đệ thống lĩnh. Bây giờ thêm đạo Hán-trung nữa thành bảy. Vậy tùy ý Đào hiền đệ phối trí. Xin cho ta biết ý kiến.
Đào Kỳ đứng dậy, cầm tấm bản đồ Lĩnh Nam vẽ trên lụa, lớn bằng cái chiếu, cuốn trong cái trục, đem treo lên. Chàng nói:
– Thứ nhất đệ xin đề nghị về tổ chức binh lực cho Lĩnh Nam. Chúng ta đã rút kinh nghiệm tổ chức thời Hùng vương, An-Dương vương, Tây-Hán, Thục. Bây giờ thu lấy tinh hoa của tổ tiên, của người, làm của mình.
Quần hùng vỗ tay rung động đại sảnh.
Đào Kỳ tiếp:
– Quân lực, chúng ta chia làm hai loại. Một là, quân Lĩnh Nam. Hai là, quân các khu vực, và tráng đinh. Trước hết, về tổ chức tráng đinh. Hồi Hán thuộc, lạc hầu, lạc tướng, động chủ, châu trưởng tự tổ chức huấn luyện tráng đinh. Vì vậy nếu trăm tráng đinh đánh nhau với trăm quân Hán, phần thắng về ta. Còn hợp năm trăm tráng đinh, đánh nhau với năm trăm quân Hán, ta thua. Vì họ chiến đấu, tổ chức thống nhất. Phối hợp nhịp nhàng.
Trưng Trắc gật đầu khen ngợi:
– Ta chưa cầm quân. Vì thế không kinh nghiệm. Hiền đệ nhiều kinh nghiệm hơn ta nhiều. Mấy hôm nay, phải soạn kế hoạch xử dụng tráng đinh Giao-chỉ đánh Tô Định, ta mới thấy cái khó khăn đó. Vậy hiền đệ định cải tổ sao?
Đào Kỳ kính cẩn thưa:
– Các trang, động, châu, đều có trường dạy học. Trẻ con học hai thứ một lượt, học cả võ lẫn văn. Đến mười tám tuổi, bất kể nam, nữ, gửi tới trường Huyện học liền sáu tháng về căn bản võ nghệ dùng ngoài mặt trận: Xung phong, đánh thành, hành binh, bố trận. Sau sáu tháng, người nào có thiên tài, có khả năng ta chuyển về trường huấn luyện của Lạc-vương, học thêm sáu tháng về tổ chức chiến đấu, chỉ huy. Đào tạo họ thành các tốt trưởng. Còn lại, họ được phân chia đến các quân, sư của Lạc-vương. Thời gian binh dịch là ba năm. Hết ba năm, cho trở về làm ăn. Tuy làm ăn, họ vẫn chịu dưới quyền chỉ huy của Lạc-hầu, động chủ, trang trưởng, phòng vệ trang, ấp, luyện tập hàng tháng. Có như vậy mới không trở ngại đến việc cày cấy, công nghệ.
Đô Dương, Đô Thiên, Minh-Giang, đã từng làm tướng Hán, hiểu biết về tổ chức quân Hán. Họ gật đầu liên tiếp, tỏ ý khâm phục đề nghị của Đào Kỳ. Minh-Giang nghĩ:
– Đào hiền đệ được Đào hầu dạy dỗ qúa cẩn thận: Lấy dân làm căn bản. Lối tổ chức này, nhân đạo, không gây oán hờn trong dân chúng. Lối tổ chức của người Hán. Khi Thái-thú cần quân, ra lệnh cho Huyện-úy bắt các xã nộp tráng đinh. Người đi lính, không biết ngày nào về. Cứ mười người đi, thì chín người không trở về.
Đào Kỳ lấy trong bọc ra cuốn lụa thứ nhì, treo lên:
– Về tổ chức quân của Lạc-công, tức các Huyện. Mỗi huyện tùy nghi lớn nhỏ, có một sư bộ hai ngàn năm trăm người. Một Lữ kị năm trăm người, đặt dưới quyền một vị Lạc-úy. Mỗi khu có một Quân-bộ gồm mười hai ngàn năm trăm người. Một Sư kị gồm hai ngàn năm trăm người. Đặt dưới quyền của vị Tư mã. Trước kia, người Hán cai trị, chia Lĩnh-Nam làm sáu quận. Bây giờ chúng ta có sáu khu. Ngoài ra chúng ta còn một khu đặc biệt nữa gồm Trường-sa, Linh-lăng, giáp với Kinh-châu. Tiểu đệ bạo gan, dám xin đặt khu đó tên Động-đình, trấn đóng trong thành Trường-sa. Vị trấn thủ không mang tên Tư mã, mà mang tên Trấn-bắc đại tướng quân.
Đặng Thi-Sách hỏi:
– Quân lính của bảy đạo Lĩnh-Nam thì lấy ở đâu?
Đào Kỳ thưa:
– Ngoài quân của các Lạc vương, tới quân của Hoàng đế Lĩnh Nam, gọi tắt bằng danh xưng: quân Lĩnh Nam. Quân Lĩnh Nam, thì tuyển mộ trong dân chúng. Tráng đinh, sau khi hết hạn ba năm, muốn tiếp tục lập võ nghiệp, được gửi đến các đạo Lĩnh Nam. Đại tư mã Lĩnh Nam trách nhiệm tuyển chọn, huấn luyện các chức Lữ trưởng, Sư trưởng.
Trưng Trắc, vốn người nhân từ. Bà nói:
– Sau khi chiếm xong Giao-chỉ. Cử Hoàng đế Lĩnh-Nam, Đào hiền đệ hỏi binh tướng xem ai muốn tiếp tục ở quân ngũ, thì ta giữ lại. Ai muốn về quê làm ăn, thì cho về. Ta thấy nhiều người theo quân đã trên hai chục năm rồi.
Sún Lé đứng dậy hỏi:
– Đệ được tiếp xúc với tướng sĩ Hán ở Lĩnh Nam, với tướng sĩ Hán của Ngô Hán, Đặng Vũ. Đệ thấy tướng sĩ Hán ở Lĩnh Nam được hưởng bổng cao gấp đôi tướng sĩ hai đạo kia. Họ nói, nhờ Lĩnh-nam vương thương sĩ tốt, cho họ hưởng như vậy. Có một điều Trần đại ca không biết đến: Lương phát cho họ thì nhiều, mà họ không biết cách nào gửi về cho cha mẹ, vợ con ở quê nhà. Trong khi đánh trận, họ cứ phải mang theo. Đệ có một đề nghị.
Trưng Nhị gật đầu:
– Các em tiếp xúc với tướng sĩ, mới biết truyện đó. Ta làm Quân-sư mà không biết. Ta có lỗi. Em cứ nói.
Sún Lé tiếp:
– Em nghĩ, lương bổng cho tướng sĩ, chia làm hai. Một phần gồm thực phẩm, với ít tiền, để họ chi tiêu. Một phần nên để Lạc-hầu trả cho thân nhân của họ. Đối với tráng đinh, phải đi lính thời hạn ba năm bắt buộc, chỉ phát thực phẩm, tiền tiêu thôi. Sau đó, họ tình nguyện theo binh nghiệp, Lạc-hầu cấp ruộng cho họ. Ruộng của họ, do các tráng đinh ở trang ấp làm dùm. Hoa lợi giao cho gia đình họ. Nếu họ tuẫn quốc, ruộng đất đó vẫn tiếp tục cấp cho gia đình họ trong mười năm.
Quần hùng vỗ tay vang dội, buột tiếng khen:
– Tuyệt! Đề nghị hay thực. Như thế ắt quân sĩ ngoài trận, không còn lo truyện gia đình nữa. Họ an tâm chiến đấu.
Đô Dương hỏi Đào Kỳ:
– Bây giờ hiền đệ cho ta biết kế hoạch phòng thủ Lĩnh Nam.
Đào Kỳ chỉ lên bản đồ:
– Đối với Hồ-tôn, Lão-qua, ta không cần quân Lĩnh Nam. Với quân của các vị Lạc-vương cũng đủ phòng vệ. Chúng ta có năm nơi cần đồn trú quân, phòng Hán xâm phạm: Một là vùng Nhật-nam, Cửu-chân, ngoài quân của Lạc-vương, cần một đạo Lĩnh Nam trấn đóng. Phòng quân Hán dùng thủy quân đổ bộ đánh mặt sau. Đạo Cửu-chân trước đó do sư bá Triệu Anh-Vũ chỉ huy. Hiện đã giao cho sư đệ Quách Lãng làm chánh tướng. Lê Thị-Hoa làm phó tướng. Hai là vùng Tượng-quận, tiếp giáp với Thục. Cần một đạo Lĩnh Nam lưu động. Khi Thục hữu sự, chúng ta tiếp viện Thục. Đạo này do Đào Hiển-Hiệu chỉ huy. Nay vẫn giữ nguyên. Cử thêm Đào Quý-Minh làm phó tướng. Ba là vùng Nam-hải, bắc giáp Trung-nguyên. Đông giáp biển. Trực diện với Hán. Cần duy trì đạo Nam-hải. Đạo Nam-hải trước do sư bá Lương Hồng-Châu chỉ huy. Đạo Nhật-nam do sư bá Lại Thế-Cường chỉ huy. Nay đạo Nam-hải xin cử sư tỷ Lê Chân chỉ huy. Phó tướng giao cho sư tỷ Đàm Ngọc-Nga. Đạo Nhật-nam xin cử Trần Quế-Hoa làm chánh tướng, Trần Quỳnh-Hoa làm phó tướng. Vùng Nam-hải cần một Đô-đốc, xin cử Giao-long nữ Trần Quốc, chỉ huy thủy quân. Xin nhờ Vương Phúc hiền đệ làm Quân sư. Sư đệ Vương Phúc trước làm Bình-nam vương của Thục. Thục đế cử sang trợ giúp Lĩnh Nam. Sư đệ Vương Phúc võ không thua tôi làm bao. Tài dùng binh, tôi e Ngô Hán, Đặng Vũ cũng không bằng.
Vương Phúc đứng lên chào quần hùng. Trưng Trắc nhìn ánh mắt Vương Phúc, Trần Quốc. Bà cười một mình:
– Trai Ích-châu, gái Lĩnh-nam. Hai người mà thành vợ chồng, e không thua cặp Đào Kỳ, Phương-Dung; Đô Dương, Giao-Chi.
Đào Kỳ nhìn Trưng Trắc. Cả hai đều gật đầu, tỏ ý tương thông. Đào Kỳ tiếp:
– Hai đạo Nam-hải, Nhật-nam, thủy quân, cần có một người thực giỏi chỉ huy. Xin đề cử sư tỷ Nguyễn Thánh-Thiên làm Nguyên-soái thống lĩnh.
Nguyễn Thánh-Thiên, võ công bình thường như Hồ Đề, Đàm Ngọc-Nga, Lê Chân, song tài trí bà ngang với Nhị-Trưng, Phương-Dung, Phùng Vĩnh-Hoa. Tài điều quân không thua Đào Kỳ. Bà nổi tiếng, vì đã làm Quân-sư cho Nam-thành vương Trân Công-Minh, chỉ huy kháng chiến, chiếm lĩnh vùng Kỳ-hợp mấy năm qua. Tô Định, Lê Đạo-Sinh nhiều lần mang quân đánh, đều thất bại.
Quần hùng nhiều người chưa biết mặt bà. Bà đứng dậy, ai nấy đều chưng hửng. Vì tuổi bà ngang Hoàng Thiều-Hoa, Trưng Nhị, nhan sắc tươi, đẹp. Dáng người mảnh khảnh. Có ai ngờ, bà đã làm rung động Lĩnh Nam. Đến Quang-Vũ cũng sợ oai?
Đợi cho quần hùng bớt bàn tán. Đào Kỳ tiếp:
– Bốn là vùng Trường-sa, Linh-lăng. Tây giáp Thục, bắc giáp Kinh-châu. Bất cứ lúc nào quân Hán cũng có thể tràn xuống đánh. Hiện vùng này do Phật-Nguyệt chỉ huy. Về thủy quân, do hai sư muội Đinh-Bạch-Nương làm đô đốc, Đinh Tĩnh-Nương làm phó. Bộ binh, thì ngoài quân Trường-sa, Linh-lăng có sẵn, thêm đạo Hán-trung, vẫn do đại ca Đô Thiên chỉ huy. Phụ trấn có các sư bá Nam-hải, Tiên-yên. Năm là quân trừ bị. Quân trừ bị gồm đạo Giao-chỉ, Quế-lâm. Đạo Quế-lâm vẫn do Minh-Giang chỉ huy. Đạo Giao-chỉ trước do sư bá Đinh Công-Thắng chỉ huy. Bây giờ xin cử sư muội Đào Phương-Dung làm chánh tướng, phó do sư tỷ Lê Ngọc-Trinh. Cả hai đạo đóng ở Phiên-ngung.
Chàng lấy ra cuốn trục khác:
– Đại bản dinh của tiểu đệ đóng ở Phiên-ngung. Tất cả các hào kiệt còn lại, đặt trực thuộc Đại tư mã, tiếp ứng các nơi. Đạo của sư tỷ Hồ Đề, chờ tổ chức xong, sẽ phân đi các nơi. Lực lượng Thần-nỏ của phái Hoa-lư gồm trăm đội, sẻ tùy nghi phân phối sau.
Quen lệ, Đào Kỳ hỏi:
– Có ai thắc mắc gì không?
Tử-Vân hỏi:
– Tiểu muội đóng ở đâu?
Đào Kỳ mỉm cười, đáp:
– Tử-Vân là Đô-đốc thống lĩnh thủy quân Giao-chỉ, tuần phòng duyên hải Giao-chỉ.
Đô Dương nói với Phật-Nguyệt:
– Nhiệm vụ sư muội là Trấn-bắc, tức trấn phía sau Kinh-châu. Hiện chín quận Kinh-châu thuộc Thục. Công-tôn Thiệu, Vũ Chu tuy anh hùng, song lúc nào cũng phải theo dõi cẩn thận, còn tiếp cứu kịp thời. Nếu quân Hán đánh sang, thì sư muội giữ chắc phía sau, để họ yên lòng đối phó. Trường hợp họ thất bại, sư muội hãy tiếp cứu.
Chiều hôm đó, Đô Dương ra lệnh cho anh hùng các đạo đâu về đấy. Còn lại khởi hành đi Phiên-ngung. Phật-Nguyệt tổng trấn hồ Động-đình, thì ở lại. Nàng tiễn đưa mọi người lên đường.
Hai ngày sau, đoàn người vừa tới Phiên-ngung thì có tin do Thần-ưng mang từ Lạc-dương gửi tới. Hồ Đề lấy ống tre đựng thư ra đọc. Mặt nàng tái đi, thẫn thờ, nói không ra hơi.
Trưng Nhị gần Hồ Đề đã lâu, bà biết Hồ Đề can trường, dù nguy hiểm sắp chết vẫn bình tĩnh. Không hiểu sao, nhận được thư, tay nàng lại run run.
Linh tính báo cho Trưng Nhị biết, sắp có biến chuyển gì cực kỳ trầm trọng.
Hồ Đề đưa thư cho Đào Kỳ. Đào Kỳ cầm lấy đọc. Nét mặt thay đổi dần. Chàng thở dài một tiếng.
Đô Dương hỏi:
– Cái gì đã xảy ra?
Đào Kỳ nói:
– Thư của Tường-Qui báo cho biết: Hoài-nam vương, Tần vương bị đánh thuốc độc chết cùng một lúc. Nàng dò được tin, chính Mã thái-hậu bỏ tiền mua chuộc đầu bếp hai ông. Dư đảng Mã thái-hậu lại nắm hết quyền hành. Mã thái-hậu giả chiếu chỉ Quang-Vũ phong Lê Đạo-Sinh làm Trấn-viễn đại tướng quân, kiêm thứ sử Giao-châu, gồm các quận Lĩnh-Nam. Vũ Hỷ làm Bình-nam đại tướng quân, phó tổng trấn Giao-châu. Đức-Hiệp làm Thái-thú Nam-hải. Hoàng-Đức làm Thái-thú Quế-lâm. Vũ Nhật-Thăng làm Thái thú, Tượng-quận, Ngô Tiến-Hy làm Thái thú Cửu-chân. Hàn Thái-Tuế làm Thái-thú Nhật-nam. Bọn Liêu-đông tứ ma cũng lên đường theo trợ giúp. Chu Tường-Qui báo chúng ta biết mà đề phòng. Sư bá Lê Thị-Hảo lên đường khẩn cấp, sẽ tường trình chi tiết sau.
Quần hùng náo loạn cả lên. Đô Dương hỏi Trưng Nhị, Phương-Dung, Vĩnh-Hoa:
– Chúng ta phải làm gì?
Trưng Nhị lắc đầu:
– Tin tức Tường-Qui đại lược quá. Không biết bọn họ cùng lên đường về Giao-chỉ một lượt, hợp với Tô Định, hay ai lên đường về địa phận được phong của người ấy?
Phương-Dung bàn:
– Phải viết thư báo cho các đạo anh hùng biết, đề phòng. Tại Giao-chỉ thì báo cho các trang Cối-giang, Lôi-sơn, Thiên-bản, Mê-linh, Hiển-minh, Văn-lạc, Ký-hợp.
Đô Dương đồng ý sai viết thư, rồi nhờ Hồ Đề sai Thần-ưng đi ngay.
Đáng lý ra hôm nay Đặng Thi-Sách trình bày kế sách Giao-chỉ cho Đô-Dương rồi lên đường. Nhưng gặp việc rắc rối này. Phương-Dung bảo ông nán lại, chờ tin tức xem sao đã.
Đào Nhất-Gia nói:
– Phải cho người lên đường đón sư bá Lê Thị-Hảo. Lỡ ra dọc đường có gì bất trắc không?
Phương-Dung giữ quyền Quân sư, nàng nói với Chu Bá:
– Xin sư bá mang theo Trần Năng, Đào Nhị-Gia đi đón bá mẫu.
Sún Rỗ đứng lên:
– Có cần mang theo Thần-ưng không?
Phương-Dung gật đầu:
– Cần lắm. Đi ngay đi!
Chu Bá, Trần Năng, Đào Nhị-Gia lấy ngựa lên đường, hướng hồ Động-đình.
Quần hùng bứt rứt, lo âu. Đến trưa hôm đó, quần hùng đang ăn cơm, thì Thần-ưng bay về kêu ré lên trên không, tỏ vẻ khẩn cấp. Hồ Đề gọi nó xuống, thì thấy móng chân nó đầy máu, không có thư tín. Nàng nói:
Sư bá Chu Bá... gặp cường địch. Sún Rỗ đốc thúc Thần-ưng giao chiến, nên không viết thư được.
Khất đại phu vốn yêu thương học trò như con đẻ, sợ Chu Bá, Trần Năng có gì bất lợi. Ông nói:
–Để ta đi!
Sún Lé đứng lên:
– Cháu cũng đi theo Thái sư thúc. Để cháu mang theo mười Thần-báo hỗ trợ.
Khất đại phu, Sún Lé lấy ngựa lên đường. Đi được hơn giờ. Đoàn Thần-ưng đang lượn trên không. Đồng kêu lên một loạt, rồi lao về phía trước.
Đào Nhất-Gia chỉ về phía đó:
– Thần-ưng đã phát hiện ra Sún Rỗ bị vây. Chúng bay tới yểm trợ. Xin Thái sư thúc lên trợ giúp.
Nguyên Chu Bá, Trần Năng cùng Sún Rỗ lên đường, đi được mấy giờ, thì Thần-ưng kêu lên đồng loạt rồi lao xuống cánh rừng lau sậy. Ba người vội vàng phi ngựa tới. Phía trước, một người cầm kiếm, chỉ huy một đoàn hai chục người, đứng ngoài lược trận. Trong khi đó ba người khác đang giao chiến với Lê Thị-Hảo, Tiên-yên, Nam-hải nữ hiệp. Mặt Lê Thị-Hảo có vết máu, đầu tóc rũ rượi. Nam-hải nữ hiệp chiêu thức rời rạc. Chỉ có Tiên-yên nữ hiệp còn sức chống trả.
Sún Rỗ cầm tù và thổi lên một hồi. Thần-ưng chia làm hai chục toán, mỗi toán năm con bay lượn trên không. Bất thình lình chúng lao xuống từng đợt, từng đợt tấn công vào ba người lạ mặt. Ba người lui lại, vung chưởng lên không đánh Thần-ưng.
Sún Rỗ nói lớn:
– Các vị sư bá đừng sợ. Có viện binh đến đây.
Lê Thị-Hảo chiêu thức đã rời rạc. Bà miễn cưỡng chống địch trong tuyệt vọng. Chu Bá nhảy nhót mấy cái đã tới nơi. Ông phóng một Lĩnh-nam chỉ vào đối thủ. Đối thủ vung chưởng đỡ. Y lộn đi một vòng, ngã ngồi xuống. Ông nâng vợ dậy. Còn Trần Năng, thấy Nam-hải nữ hiệp bị thương. Nàng vận Thiền-công phát chiêu Ngưu hổ tranh phong, đánh lui đối thủ. Trần Năng đỡ bà dậy.
Hai bên dàn thành hai nhóm đối diện nhau. Chu Bá hỏi vợ:
– Bọn này là ai?
Lê Thị-Hảo nói:
– Liêu-đông tứ ma. Em lên đường đến hồ Động-đình. Phật-Nguyệt nói anh đã đi Phiên-ngung. Nam-hải, Tiên-yên biết Mã thái-hậu cho người đuổi theo em, hai bà xin theo bảo vệ. Bọn Liêu-đông tứ ma đuổi kịp, cuộc giao tranh diễn ra. Bọn này võ công cao không thể tưởng tượng được.
Chu Bá kinh hãi nghĩ:
– Bản lĩnh của vợ ta, với ta ngang nhau. Ta tưởng trên đời, chúng ta chỉ thua có sư phụ, nhạc phụ, Đào Kỳ. Không ngờ bọn này võ công lợi hại đến dường này ư? Nam-hải nữ hiệp, đệ nhất cao nhân phái Sài-sơn, cũng bị thương, thì bản lĩnh chúng ghê thực.
Ông thủng thẳng nói:
– Thì ra Liêu-đông tứ vương đây. Tôi nghe tứ vương mới về Lạc-dương làm Hiệu-úy cho Mã thái-hậu. Lĩnh Nam với triều Hán đã hoà với nhau. Không hiểu sao tứ vương lại theo làm khó dễ chúng tôi? Đất này thuộc Lĩnh Nam. Tứ vương vào Lĩnh Nam đánh người vì cớ gì vậy?
Đông-hải long vương Chu Long lạnh lùng:
– Ta lĩnh chức Vũ-vệ hiệu-úy. Ta tuân chỉ Thái-hậu bắt vợ ngươi thì hai mụ này cản trở, chúng ta phải bắt đem về cho Thái-hậu phát lạc.
Sún Rỗ đứng cạnh, quát lên:
– Uổng cho chúng mày, có bản lĩnh vô địch, võ công nghiêng trời lệch đất, mà lại đi làm đầy tớ cho một mụ đàn bà dâʍ đãиɠ, ngu dốt. Tiếc ơi là tiếc!
Bắc-sơn hùng vương, Vương Hùng thấy một thiếu niên lăng nhục mình. Y khoằm khoằm tay như sư tử chụp Sún Rỗ. Sún Rỗ nhảy vọt lại phía sau. Nhưng không kịp, tay Vương Hùng tới ngực nó. Trần Năng thấy vậy, phóng một Lĩnh Nam chỉ vào ngực Vương Hùng cứu sư thúc. Vương Hùng biến trảo thành chưởng đỡ chỉ của Trần Năng. Bộp một tiếng. Cánh tay Trần Năng tê dại. Trong khi đó bàn tay Vương Hùng như bị cái dùi đâm vào. Y đau đớn lui lại, khen:
– Khá lắm. Ta nghe lão già chưa chết Trần Đại-Sinh, và tên ôn con Đào Kỳ chế ra một thứ chỉ pháp tên Lĩnh-nam chỉ. Có phải ngươi vừa xử dụng Lĩnh-ham chỉ không?
Từ ngày Trần Năng học Lĩnh-nam chỉ. Nàng đã xử dụng nhiều lần. Võ công cao cường như Vũ Chu mà cũng bại về chỉ pháp của nàng. Không ngờ tên Vương Hùng đỡ nổi. Dường như y không bị thương.
Vương Hùng nói:
– Vị cô nương kia, ta muốn lĩnh giáo Lĩnh-nam chỉ của cô nương.
Nói rồi, y vung chưởng tấn công liền. Trần Năng muốn dò biết võ công đối phương. Nàng không xử dụng Thiền-công, không vận khí theo kinh mạch, phát chiêu Ngưu tẩu như phi trong Phục-ngưu thần chưởng đỡ. Bình một tiếng, cánh tay của nàng muốn liệt. Trong chưởng lực của Vương Hùng có sức nóng. Người nàng như bị ném vào một lò lửa. Nàng kinh hãi nói:
– Thì ra Chu-sa chưởng.
Vương Hùng cười:
– Đúng đó. Đỡ chưởng nữa của ta.
Y hít hơi phóng ra chưởng nữa. Chưởng lực mạnh kinh hồn. Chưởng chưa tới, Trần Năng đã muốn ngạt thở. Nàng cũng hít một hơi, vận đủ mười thành công lực về Thủ-tam dương kinh, ra chiêu Ác ngưu nan độ đỡ. Hai chưởng dương cương gặp nhau. Bùng một tiếng lớn. Trần Năng rung động toàn người. Cả hai cùng lùi lại ba bước. Vương Hùng hỏi:
– Chưởng đầu của ngươi thuần dương. Chưởng lực phát ra rộng lớn. Chưởng này cũng thuần dương, tại sao phát ra như ba mũi kiếm vậy. Khá lắm.
Trần Năng kinh hãi nghĩ:
– Trước kia, Đào sư thúc dạy ta đủ ba mươi sáu chưởng Phục-ngưu, đã tưởng vô địch trong đám nữ lưu. Cho đến khi đánh trận Trường-sa, đấu với Trần Nghi-Gia, ta yếu thế hơn. Được Tăng-Giả Nan-Đà dạy Thiền-công, ta thắng cả Nghi-Gia lẫn Phan Anh. Trên đường từ Trường-sa về Trường-an, Bồ tát tiếp tục dạy ta Thiền-công. Ta tiến được một bậc nữa. Đến trận đánh trên đồi Nghi-dương, bản lĩnh ta hơn bọn Mã Vũ nhiều, thắng được Tạ Thanh-Minh, Trần Lữ, Hồng-Hoa, Thanh-Hoa. Không ngờ bây giờ ta đã dùng đến lối vận khí kinh mạch, cũng chỉ ngang tay với tên này. Bọn Liêu-đông tứ ma lợi hại thực. Ta thử vận khí Thiền-công xem sao?
Nàng vận khí Thiền-công phát chiêu Thanh ngưu qui gia. Chưởng không có gió. Vương Hùng thấy chưởng kỳ lạ, y vung tay đỡ. Bộp một tiếng. Chưởng của y mất tích. Y lùi lại quát:
– Ngươi! Ngươi xử dụng võ công gì kỳ lạ vậy?
Trần Năng không trả lời. Nàng vung tay đánh một chưởng nữa. Đệ tam ma Nam-sơn Trịnh Sư thấy vậy, phát chưởng đánh Trần Năng cứu sư đệ. Chu-Bá buông vợ. Vung chưởng đánh Trịnh Sư. Đệ nhị ma Tây-sơn Ngô Anh vung chưởng đánh Tiên-yên nữ hiệp. Ba ngươi khai diễn trận đấu. Chu Long xua hai mươi đệ tử xông vào bắt Nam-hải nữ hiệp, Lê Thị-Hảo, Đào Nhị-Gia.
Sún Rỗ gọi Thần-ưng cứu viện. Nó thấy đám hai mươi đệ tử, thì Nam-hải nữ hiệp với Lê Thị-Hảo có thể khống chế được. Nó chỉ huy Thần-ưng tấn công Chu Long.
Nếu cách đây một năm. Thần-ưng không đủ sức cản trở y. Bây giờ các Sún đã tìm ra được nhiều phương cách mới mẻ. Sún Rỗ cho năm toán, từ trên trời thay nhau lao xuống tấn công. Năm toán bay vòng đánh vào phía trước. Năm toán bay vòng đánh phía sau. Còn năm toán làm trừ bị.
Bản lĩnh Chu Long ngang với Sầm Bành, Lê Đạo-Sinh, nhưng gặp phải đoàn Thần-ưng kinh nghiệm, y chỉ lo chống đỡ.
Sún Rỗ nhìn trận đấu: Trần Năng tuy có vẻ thắng thế Vương Hùng. Còn Tiên-yên, Chu Bá thua Ngô Anh, Trịnh Sư rõ rệt. Nó vội sai một Thần-ưng bay về Phiên-ngung báo tin.
Nam-hải nữ hiệp bị trúng hai Chu-sa chưởng. Người bà mệt lử. Khí huyết nhộn nhạo, mắt hoa, đầu váng. Bà vừa cầm cự, vừa lui lên rừng.
Lê Thị-Hảo đã mệt lắm. Bà bị trúng một đao vào vai. Người lảo đảo muốn ngã xuống. Sún Rỗ phát chưởng đánh vào một tên đệ tử Liêu-đông. Tên này thấy nó nhỏ tuổi khinh thường, phát tay đỡ. Binh một tiếng. Tên ấy bay ngược trở lại, ngã lăn trên mặt đất. Đám đệ tử Liêu-đông kinh hãi lùi lại đứng nhìn nó.
Nam-hải nữ hiệp cũng ngạc nhiên không ít. Bà chợt hiểu: Hơn hai tháng qua, Đào Thế-Kiệt, Đào Kỳ dốc túi truyền cho bọn Sún. Từ trước, chúng vẫn mơ thành sư huynh Đào Kỳ. Bây giờ được học võ công tối cao. Chúng luyện đêm, luyện ngày, lại nữa, nội công Long-biên, Cửu-chân khắc chế nội công Trung-nguyên. Vì vậy, nó mới phát một chiêu, đã hạ được một cao thủ Liêu-đông.
Bọn mười chín đệ tử Liêu-đông còn lại, cùng ào ào tấn công Sún Rỗ. Nó bồng Lê Thị-Hảo chạy lên đồi. Trong khi Nam-hải nữ hiệp đứng cản đường.
Giữa lúc nguy nan đó. Thì từ trên trời hai mươi toán Thần-ưng từ đâu bay tới nhào xuống tấn công bọn đệ tử Liêu-đông. Nhìn Thần-ưng, nó biết Sún Lé tới. Nó mừng quá, đứng chỉ huy Thần-ưng phản công địch.
Lát sau Khất đại phu, Sún Lé tới. Sún Lé xua mười Thần-báo lên đồi, tấn công đám đệ tử Liêu-đông. Đám này phía trên thì bị Thần-ưng đánh xuống phía trước thì Nam-hải nữ hiệp, Sún Lé, Sún Rỗ bao vây. Phía sau thì mười Thần-báo. Chúng kinh hoàng kết thành vòng tròn tự vệ.
Khất đại phu thấy Chu Bá yếu thế. Ông quát lên một tiếng, phát chưởng đánh Trịnh Sư. Trịnh-Sư thấy một ông cụ râu tóc trắng như cước, tấn công mình thì coi thường. Y chỉ chậm một chút chưởng của Khất đại phu đã chụp đến. Y muốn nghẹt thở, vung chưởng đỡ. Bình một tiếng, người y bật lùi đến hai trượng. Mặt đỏ như gấc.
Chu Long thấy vậy hô lớn:
– Ngừng tay!
Mọi người cùng nhảy lùi lại. Chu-Long hỏi:
– Ta nghe đất Lĩnh-nam có một Thái-sơn Bắc-đẩu tên Trần Đại-Sinh. Có phải lão không?
Trần Đại-Sinh cười:
– Không dám.
Chu Long vỗ hai chưởng vào nhau, nói:
– Hậu sinh muốn lĩnh giáo cao chiêu của đệ nhất nhân Lĩnh Nam.
Khất đại phu vuốt râu cười:
– Mời!
Chu Long hít một hơi chân khí, vung tay phát chưởng. Chưởng phong làm cho Sún Lé, Sún Rỗ muốn nghẹt thở, phải nhảy lùi lại. Khất đại phu cũng phát chiêu Ác ngưu nan độ. Ngài vận công ra Thủ-tam dương kinh. Bình một tiếng. Chu Long bật lui hai bước. Mặt đỏ gay, y kinh hoàng nghĩ:
– Vô địch thiên hạ Sầm Bành, Phùng Dị, trước đây cũng không đỡ nổi chưởng của ta. Mà lão già chưa chết chịu một chưởng, mà coi bộ không hề hấn gì?
Y hít hơi dài, vận khí, phát chưởng thứ nhì. Vừa rồi Khất đại phu đánh một chưởng nhẹ nhàng. Ông đã vận đến năm thành công lực, mà Chu Long không hề hấn gì. Ông khen thầm:
– Võ công tên này cao hơn sư đệ Lê Đạo-Sinh một bậc.
Thấy y đánh chưởng thứ nhì. Ông vận đủ mười thành công lực, phát chiêu Ngưu hổ tranh phong. Bùng một tiếng. Chu Long bật lùi lại đến bốn bước. Y lảo đảo muốn ngã, mặt đỏ gay. Y định phát chiêu nữa, thì ọe ra búng máu tươi. Y lắc đầu nói:
– Lão tiên sinh! Ta chịu thua ngươi rồi.
Y hú lên một tiếng, hô đồng bọn chạy về phương Bắc.
Khất đại phu quay lại xem mạch Nam-hải nữ hiệp, Lê Thị-Hảo. Ông móc trong túi ra hộp thuốc, nhét vào miệng mỗi bà hai viên thuốc, nói:
– Trễ mất rồi!
Chu Bá hỏi:
– Sư phụ! Không kịp nữa sao?
Khất đại phu lắc đầu:
– Hai người bị đánh trúng tâm mạch. Tâm mạch, phế mạch đã đứt, thì còn chữa sao được nữa? Ta cho hai người uống thuốc cầm chừng vậy thôi. Hãy đưa họ về Phiên-ngung, rồi tính sau.
Tiên-yên nữ hiệp bồng Nam-hải nữ hiệp. Chu Bá bồng Lê Thị-Hảo lên ngựa đi. Được nửa giờ, thì gặp Đào Kỳ, Phương-Dung, Trưng Nhị tiếp ứng. Lê Thị-Hảo mở mắt, thổ ra một búng máu, nói:
– Cháu Đào Kỳ, cháu lại đây, ta thuật cho nghe. Nếu trễ e không kịp nữa.
Đào Kỳ đến bên bà. Bà thở phều phào nói:
– Khi cháu rời Lạc-dương. Ta vẫn theo dõi mọi biến chuyển của triều Hán. Mã thái-hậu dùng bọn Liêu-đông tứ ma, áp lực một số đại thần. Dư đảng của bà mạnh lên. Bà sai làm chiếu chỉ giả, phong chức tước cho phụ thân ta cùng các sư huynh, sư đệ. Tường-Qui viết thư cho cháu, sai Thần-ưng chuyển đi. Ta định lên đường đến hồ Động-đình báo cho cháu biết. Ta đi đến nửa đường thì gặp bọn Liêu-đông tứ ma. Ta thám thính được âm mưu của Mã thái-hậu với chúng, biết bị lộ. Chúng đuổi theo ta. Ta đến hồ Động-đình, thì không thấy chúng đâu. Ta tưởng rằng bọn chúng bỏ cuộc. Ta xin Phật-Nguyệt cho Nam-hải, Tiên-yên đi cùng. Không ngờ chúng sợ Phật-Nguyệt, ẩn thân. Thấy ta đi về phía Phiên-ngung. Chúng theo dõi tới đây, thì xảy ra cuộc chiến.
Bà lại ọe ra một búng máu tươi, nói tiếp:
– Âm mưu của Mã thái-hậu rất độc. Mụ phong chức tước cho phụ thân với các sư huynh, sư đệ ta. Mụ truyền cho họ đến Nam-xương gặp Mã Viện. Viện sẽ cấp chiến thuyền cho, để tất cả về Giao-chỉ. Mã Viện đưa âm mưu tạo năm đạo quân đánh Lĩnh Nam.
Bà lại ọe ra một búng máu nữa, tiếp:
– Đạo thứ nhất do Mã Viện, Lưu Long, Đoàn Chí men theo bờ biển đánh xuống Nam-hải. Bà sai sứ truyền lệnh cho Tô Định, mời tất cả các Huyện-úy, Huyện-lệnh người Việt đến họp, rồi bỏ thuốc mê vào thức ăn, bắt gϊếŧ hết. Y sẽ cử mười lăm người thuộc phe phụ thân ta làm Huyện-úy. Sau đó y tập trung các đơn vị địa phương ở Giao-chỉ, thành đạo quân lớn rồi cưỡng bách tráng đinh các sư, lữ quân địa phương, thành đạo quân thứ nhì. Phụ thân với các sư huynh, sư đệ, đã lên đường trở về Giao-chỉ, ngươì liên lạc với các trang ấp của người, cùng cất quân đánh các trang ấp khác, lập thành đạo quân thứ ba. Mụ còn cho người tìm các quan lại cũ, không hợp tác với Lĩnh Nam, về qui ẩn trong dân, phong chức tước thực lớn cho họ, để họ suất lĩnh người Hán nổi dậy, gọi là Bình man, qui Hán. Mụ hứa với người Hán ở Lĩnh Nam, nếu trở về Hán, thì cho toàn quyền muốn gϊếŧ, cướp của người Việt, mặc ý. Đây là đạo quân thứ tư.
Bà nói đến đây thì chỉ còn thoi thóp thở. Bà hít một hơi chân khí, tiếp:
– Mụ sai người liên lạc với các võ tướng Hán trong bảy đạo quân Lĩnh Nam. Mụ hứa thăng lên hai cấp, nếu họ nổi loạn gϊếŧ các chúa tướng người Việt. Đó là đạo quân thứ năm.
Nói đến đây, người bà run lên. Bà ngắt quãng:
– Cháu... Ta vẫn coi... cháu như con rể... Tường-Qui cô đơn... cháu chiếu cố cho...
Nước mắt bà dàn dụa:
– Cháu à! Ta sinh ra trong gia đình danh tiếng. Mà suốt đời phải lao tâm khổ tứ. Phụ thân ta, vì ham công danh, phú quí, theo Hán, chống lại Việt.
Bà vẫy Trưng Nhị lại dặn:
– Cháu Trưng Nhị. Ta sắp chết rồi. Ta có một việc muốn nhờ cháu. Cháu có hứa làm cho ta không?
Trưng Nhị nói:
– Sư thúc cứ dạy. Cháu sẵn sàng.
Lê Thị-Hảo phều phào:
– Phụ thân ta vì mưu cầu công danh, mà đi vào đường tà. Ta sợ mai này đánh Giao-chỉ, người tất bị bắt. Vậy ta nhờ cháu... Nếu bắt được người, thì đừng hại người.
Trưng Nhị gật đầu:
– Cháu xin cố gắng chu toàn lời trối của sư thúc.
Lê Thị-Hảo vẫy tay gọi Chu Bá, bà nói nhỏ:
– Anh ở lại lo phục quốc, chiếu cố cho Tường-Qui.
Đến đây bà ngẹo cổ sang một bên tắt thở.
Chu Bá ôm chặt vợ trong tay, nước mắt chảy xuống hai gò má. Ông cắn răng để không bật lên tiếng khóc.
Khất đại phu quay lại bắt mạch Nam-hải nữ hiệp. Mạch bà đã yếu lắm rồi. Ông ra lệnh chở về Phiên-ngung tìm thuốc cứu trị. Về gần tới Phiên-ngung, Lê Chân nghe sư phụ bị thương. Nàng chạy ra ôm lấy bà mà khóc.
Nam-hải nữ hiệp thấy Lê Chân khóc thì mỉm cười:
– Con à! Người ta sinh ra, ai cũng phải chết một lần. Ta sinh ra trong thời vong quốc. Nhục nhã vô cùng. Suốt cuộc đời ta sống như kiếp chó. Bây giờ vì sự nghiệp Lĩnh Nam mà chết, đó là điều cầu mà không được. Con hãy tiếp nối sự nghiệp của sư phụ. Để nghìn đời sau, dân Việt còn nhắc đến: Lê Chân đệ tử Trần Thị-Phương-Châu, anh hùng thời Lĩnh Nam. Sư phụ chỉ ước có vậy.
Bà nhắm mắt lại, một lúc sau mở mắt ra hỏi:
– Lê Chân! Lĩnh Nam phục hồi rồi phải không?
Lê Chân chỉ ngọn cờ Lĩnh Nam bay trên thành Phiên-ngung đáp:
– Sư phụ! Lĩnh Nam phục hồi rồi!
Nam-hải nữ hiệp mỉm cười:
– Thôi, thúc-phụ, các cháu ở lại. Tôi đi theo Quốc-tổ đây.
Bà mỉm cười tắt thở.
Đám đệ tử Sài-sơn buông tiếng khóc. Trần Năng lớn tiếng nói:
– Đại sư tỷ tuẫn quốc, là điều sư tỷ mong muốn. Phái Sài-sơn phải hãnh diện, chứ tại sao lại khóc. Khóc như vậy chẳng hóa ra sư tỷ chết uổng sao?
Chu Bá nhìn xác Lê Thị-Hảo ông nói:
– Em xứng đáng đại anh hùng Lĩnh Nam. Nhất sinh nhạc phụ ghét ta, vì ta không tán thành việc làm của người. Em biết phân biệt phải, trái, khuyên ta trở về với Lĩnh Nam, chứ đừng theo nhạc phụ. Hôm nay em vì đại nghiệp Lĩnh Nam tuẫn quốc. Ta tuy đau lòng, nhưng khâm phục khí phách của em. Ta không buồn vì mất em, mà chỉ buồn vì nhạc phụ. Hôm trước nhạc phụ bàn với ta: Muốn làm chúa Lĩnh Nam, phải diệt hết những ai chống người. Ai anh minh, ai nghĩa hiệp, mà chống người, đều trở thành đạo tặc hết. Chỉ có người, mới đại biểu cho Lĩnh Nam. Người nói: Muốn diệt hết anh hùng Lĩnh Nam, thì mở cửa cho người Hán vào diệt dùm. Sau khi người Hán diệt hết anh hùng Lĩnh Nam. Người sẽ suất lĩnh dân chúng đuổi người Hán. Hỡi ôi!
Đám anh hùng Lĩnh Nam, đem xác hai bà vào thành, khâm liệm. Khất đại phu bàn:
– Phương-Châu là cháu ta, hành hiệp cứu dân, được đời tặng cho danh hiệu Nam-hải nữ hiệp. Vợ Chu Bá, là đệ tử của ta. Ta vốn gốc người Khúc-giang. Vậy ta đề nghị, đem xác hai người về táng ở Khúc-giang, để anh hồn hai người, ngày ngày ngắm Nam-hải, Khúc-giang đã sạch bóng quân thù.
Các đệ tử Sài-sơn đồng tuân lệnh. Họ khâm liệm hai bà, đem về ghềnh sông Khúc-giang an táng.
GHI CHÚ CỦA TÁC GIẢ
Khi Trưng đế thành đại nghiệp, sắc phong Nam-hải nữ hiệp:
Lĩnh-Nam tuyên từ, huệ đức, Nam-hải công chúa.
Phong Lê Thị-Hảo:
Lĩnh-Nam, ninh tĩnh, chí minh, Hảo-huệ công chúa.
Truyền xây đền thờ hai bà bên bờ Khúc-giang. Đời Lý vua Lý Nhân-Tông sai sứ soạn thần tích hai bà, sắc phong:
Lĩnh-Nam bảo quốc, Chí-minh công chúa.
Đời Trần, sau khi thắng quân Mông-cổ lần thứ ba, đất nước thanh bình. Nhân triều đình nhà Nguyên nể sợ Đại-Việt (1288) vua Trần Nhân-Tông sai sứ sang xin cải táng mộ hai bà, đưa về Thăng-long lập đền thờ. Triều đình nhà Nguyên cho rằng Đại-Việt muốn cải táng đền thờ hai bà, không thực tâm, mà chỉ với mục đích khích động dân các vùng biên giới Hoa-Việt trở về với Đại-Việt. Sau đó khởi binh lập lại Lĩnh Nam. (Xin coi bộ Anh Hùng Đông-A, Gươm thiêng Hàm-tử, cùng một tác giả, sẽ xuất bản). Triều đình nhà Nguyên trả lời rằng: Đền thờ hai bà vốn được dân chúng địa phương thờ kính, hương khói hàng nghìn năm, hai bà trở thành thần, thành thánh. Nay cải táng, e động đến lăng mộ, mất linh khí đi.
Vua Trần Nhân-Tông sai Đoàn Nhữ-Hải sang trùng tu, tế đền hai bà, truyền soạn thần tích. Hồi Trương Phụ mang quân sang đánh Đại-Việt, y cho thu hết sách vở chở về Kim-lăng, trong đó có bản phổ đền thờ hai bà, lưu trữ tại Thăng-long. Hồi bát quốc xâm lăng Trung-hoa, đạo quân Nhật-bản chở về Đông-kinh một số sách. Trong đó có bản phổ tại đền thờ hai bà. Năm 1969 nhân dịp công cán tại Nhật. Chúng tôi xin mua danh dự bản thần tích này, mang về trao tận tay cụ Mai Thọ-Truyền, quốc vụ khanh đặc trách văn hóa. Không biết nay có còn không?
Trải bao nắng mưa, đến năm 1949, dân chúng quanh vùng vẫn còn lễ bái, thờ cúng, cầu gì được nấy. Năm 1966, trong cuộc Cách-mạng văn hóa, đền thờ hai bà bị phá hủy. Tượng đồng bị nấu ra. Năm 1980 chúng tôi tới nơi sưu khảo tài liệu. Chỉ còn thấy nền đền. Đền quay về hướng nam, kiến trúc như sau: Trước đền có một hồ sen, bờ hồ trồng thông. Sau đó một cái sân lớn lát đá, rồi tới chính điện. Hai bên chính điện có hai nhà phụ.
Cái chết của Nam-hải nữ hiệp, Lê Thị-Hảo không làm cho anh hùng hiện diện nản lòng. Trái lại, họ thấy được chết như hai bà, là điều sung sướиɠ nhất.
Đô Dương họp các anh hùng lại hỏi:
– Ai có ý kiến gì?
Trưng Trắc nói:
– Mã thái-hậu dùng năm đạo quân đánh Lĩnh Nam. Bây giờ chúng ta phải phá vỡ kế hoạch của mụ từ trong trứng nước. Trước hết, viết thư cho Chu Tường-Qui biết mọi truyện, đề phòng.
Nguyễn Giao-Chi góp ý kiến:
– Thư tín, có thể bị lộ. Chu sư muội được Quang-Vũ sủng ái, võ công của nàng cao. Trước nàng được Tần vương, Hoài-nam vương, mẫu thân giúp đỡ, thế lực rất mạnh. Nay cả ba người đều qua đời. Chúng ta nên cử người đến Lạc-dương xung vào làm Vũ-vệ hiệu-úy Tây-cung giúp đỡ nàng. Vậy ai có thể làm được việc đó?
Mọi người đưa mắt nhìn Đào Kỳ. Phương-Dung dù sao vẫn là phụ nữ: Không muốn cho chồng mình dây dưa trở lại với người yêu cũ. Nàng nói:
– Có hai điều nên tránh: Tường-Qui tước phong tới quí phi. Tránh đưa một người đàn ông vào cung. Đó là điều thứ nhất. Điều thứ nhì, tránh đưa người nào đã bị người Hán biết mặt. Vậy ai có thể đi?
Trưng Trắc gật đầu:
– Phương-Dung bàn rất đúng. Chúng ta cần hai phụ nữ võ công cao cường, đột nhập Lạc-dương, giả làm cung nữ cho Hàn thái-hậu và Chu Tường-Qui. Vậy ai có thể làm việc này?
Trưng Nhị suy nghĩ một lúc, đáp:
– Nữ lưu, võ công cao, chúng ta có rất nhiều. Song tiếc rằng đều đã xuất hiện. Điểm lại, phái Cửu-chân còn Đinh Hồng-Thanh, Đinh Tĩnh-Nương, Đào Phương-Dung, võ công cao. Không biết các nàng có chịu đi hay không?
Đào Kỳ nhìn Hoàng Thiều-Hoa hỏi:
– Sư tỷ! Thân phận sư-tỷ tuy cao thực. Không biết sư tỷ có thể mượn cớ đến Lạc-dương thần hôn định tỉnh Hàn thái-hậu, rồi ở luôn trong cung với bà, giúp Chu Tường-Qui không?
Hoàng Thiều-Hoa gật đầu:
– Nếu nói rằng, Hoàng-hậu của Hoàng-đế Lĩnh Nam ta không thể làm việc đó. Còn bàn về mưu cầu hạnh phúc cho trăm họ Lĩnh Nam, bất cứ làm việc gì, ta cũng thuận hết. Sư phụ thường dạy Dù hy sinh chị em mình, dù hy sinh tất cả chúng ta, cho đất Lĩnh Nam phục hồi, cho dân Việt hạnh phúc cũng phải chấp thuận. Tiểu sư đệ! Đinh Tĩnh-Nương hiện ở đây. Còn Đào Phương-Dung, Đinh Hồng-Thanh, đợi đánh xong Giao-chỉ, sư đệ trình với sư phụ cho hai người đi Lạc-dương cùng với ta.
Đô Dương vỗ tay vào nhau, nói lớn :
– Đạo quân Lưu Long với Đoàn Chí như bệnh ngoài da, ta không sợ. Ta viết thư cho Phật-Nguyệt, Công-tôn Thiệu đồn thủy quân lên biên giới Kinh-châu, Nam-xương, án binh bất động. Một mặt truyền lệnh đến Đô-đốc Trần Quốc, ngày đêm tuần phòng trên biển Nam-hải. Nếu thấy Lưu Long đánh xuống, thì rút lui làm kế dụ địch. Cho Phật-Nguyệt đánh chặn hậu. Đạo quân thứ nhì coi như xong.
Trưng Trắc tiếp:
– Viết thư sai Thần-ưng mang về cho Vũ Trinh-Thục. Trinh-Thục hiện phụ trách tế tác Lĩnh Nam. Nàng sẽ viết thư cho các Huyện-úy, giữ vững quân trong tay. Thẳng tay gϊếŧ hết các Huyện lệnh, quan lại người Hán theo Quang-Vũ. Truyền tin đến các ấp của ta, bỏ cờ Hán, kéo cờ Lĩnh Nam. Tách rời với phủ Thái-thú. Như vậy phá được đạo thứ ba.
Bà nhìn Khất đại-phu, Đào Kỳ:
– Xin thái sư thúc, Đào Kỳ, Phương-Dung, đừng quản khó nhọc, lên đường về Lĩnh Nam. Tìm Thái sư thúc Lê Đạo-Sinh và các đệ tử, gϊếŧ thẳng tay, không nhân nhượng. Một mặt truyền hịch tới các trang ấp của Lê thái sư-thúc, hứa cho các Lạc-hầu, Lạc-tướng được giữ nguyên. Trang ấp nào theo Hán, thì lạc hầu bị gϊếŧ cả nhà. Đạo quân thứ tư của Mã thái-hậu đã phá được. Còn đạo thứ năm để Đô đại-ca định liệu.
Đô Dương lắc đầu:
– Ta tính không ra. Phương-Dung! Sư muội nghĩ sao?
Phương-Dung nói:
– Chúng ta phải nói trắng ra. Ban một tờ đại cáo, nói rõ âm mưu ác độc của Mã thái-hậu, gửi đến dân chúng khắp nơi. Xác nhận lần nữa bài hịch của chúng ta nói rằng: Hán, Việt đều là con dân Lĩnh Nam. Ai phản, gây loạn, thì gϊếŧ cả nhà. Người Hán đông nhất ở Nam-hải, Quế-lâm, Tượng-quận, vậy xin Đô đại ca cùng Phùng Vĩnh-Hoa lo vấn đề này, xin hai vị giữ vững tình thế ba quận phía Bắc. Còn lại chúng ta phải trở về Giao-chỉ ngay. Thứ nhất diệt Tô Định. Tô Định bị diệt rồi, ta mới quay ra Bắc, chống với người Hán được. Trừ những người lĩnh trọng trấn ở Nam-hải, Quế-lâm, Tượng-quận. Còn lại chúng ta cùng trở về Giao-chỉ diệt Tô Định. Ta cần lấy Giao-chỉ làm gốc.
Đô Dương đồng ý nói:
– Sư muội định thời gian bao lâu để ta định Giao-chỉ? Nếu chậm trễ, ta e Quang-Vũ trở mặt, đánh xuống thì nguy. Ta không đương nổi.
Phương-Dung nói:
– Chỉ cần ba tháng.
Đô Dương đáp:
– Trong ba tháng thì được. Vậy việc bình định Giao-chỉ ta giao cho Đặng Thi-Sách với Trưng Trắc.
Đặng Thi-Sách nói:
– Ta cần xử dụng tất cả sức mạnh, ép Tô Định, để y bỏ chạy, tránh một cuộc chiến tranh tương tàn. Quân ở Giao-chỉ hiện toàn người Việt. Nếu Tô dùng quân ấy đánh với tráng dinh các trang, dù chúng ta thắng, Lĩnh Nam bị hao tổn rất nhiều.
Ông quay lại nói với Trưng Nhị:
– Nhị muội! Ta để em điều binh.
Trưng Nhị lên trướng nói:
– Đặng đại ca đã quyết định tránh giao tranh. Vậy thế này: Đô đại ca truyền lệnh đến Nam-hải vương Trần Nhất-Gia, Quế-lâm vương Lương Hồng-Châu, Tượng-quận vương Hàn Bạch, Cửu-chân vương Đào Thế-Kiệt. Mỗi nơi đem một đạo binh đến biên giới Giao-chỉ làm áp lực. Nếu tráng đinh Giao-chỉ, thắng được các đạo quân của Tô Định thì thôi. Bằng có gì sơ xuất. Bốn nơi kéo về đánh. Tô thấy vậy, ắt đầu hàng.
Đô Dương nói:
– Được, ta làm ngay.
Ông cầm bút viết lệnh liền.
Trưng Nhị tiếp:
– Lực lượng Giao-chỉ của To Định hiện đóng cả ở Long-biên, Luy-lâu. Đánh Long-biên giao cho Phương-Dung. Đánh Luy-lâu giao cho tôi. Đặng đại ca ở trung ương tiếp viện. Xin các vị cho ý kiến.
Phương-Dung đồng ý:
– Việc đánh chiếm Long-biên không khó. Chúng ta dùng tráng đinh của Thiên-trường, Mai-động, Cối-giang, Hoàng-xá, Vĩnh-ninh, Vân-hà, Gia-lộc, Xuân-đỗ-hạ, Ngọc-động. Đầu tiên ép các đồn đóng gần trang ấp. Chúng đầu hàng thì thôi. Chúng chống lại thì đánh chiếm. Sau đó tiến về vây Long-biên. Đợi khi chiếm được Luy-lâu, Tô Định bại thì Long-biên phải đầu hàng.
Trưng Trắc bàn:
– Việc đánh Luy-lâu như sau: Trong thành chúng ta có sư bá Trần Khổng-Chúng hiện giữ Đô-úy. Khi khởi sự, người kềm chế Tô Định ngay. Lực lượng chúng ta có hai đạo binh thiện chiến là Văn-lạc, Đăng-châu. Chỉ nguyên hai đạo này cũng đủ đánh Luy-lâu. Ngặt vì trong thành địch cố thủ. Quân số cần đông hơn. Ta còn tráng đinh Lôi-sơn, Mê-linh, Tây-vu. Vậy chúng ta khởi sự vào ngày nào?
Đặng Thi-Sách truyền lệnh:
– Ta viết thư gửi về các trang ấp, thì chỉ nội chiều nay, các nơi nhận được lệnh: Chuẩn bị mài dao, lương thực sẵn. Về tới nơi, ta thuyết phục Tô Định đầu hàng. Y đầu hàng thì thôi, bằng không, đúng ngày một tháng năm tất cả cùng khởi binh một lượt: Bỏ cờ Hán, kéo cờ Lĩnh Nam, đánh các đồn, tiến về Luy-lâu, Long-biên.
Trưng Trắc đứng dậy:
– Được, chúng ta lên đường ngay.
Đào Kỳ biết Trưng Trắc có chí lớn, hùng tâm, song chưa có kinh nghiệm dụng binh. Chàng cản lại:
– Bây giờ đã chiều rồi, chúng ta ăn đã. Đợi tối cùng lên đường. Giờ này các anh hùng ở Quế-lâm, Tượng-quận, Cửu-chân, Nhật-nam đang cầm đầu cuộc nổi dậy đấy. Chỉ có Nam-hải đã xong xuôi mọi việc.
Quần hùng khoa chân múa tay, không thiết ăn uống, chuẩn bị trở về giải phóng phần đất chót của Lĩnh-Nam.
Có Thần-ưng bay đến. Hồ-Đề lấy thư ra xem. Nàng reo lớn lên:
– Thư của Đào Hiển-Hiệu.
Phương-Dung bóc ra đọc cho mọi người nghe:
Kính báo để Đô đại ca, Đặng đại ca biết: Đệ chỉ huy đạo Tượng-quận, chiếm lại được hết các huyện. Huyện úy, huyện lệnh đều đầu hàng. Chỉ có Trần-Huệ, Ngô Đạt trấn thủ Đô-khẩu chống lại. Thục cử Vương Lộc đem một vạn quân giúp đệ. Lộc gϊếŧ chết Trần Huệ. Ngô Đạt bị Phùng Vĩnh-Hoa gϊếŧ. Đang cho tiến hành cuộc cử các lạc hầu. Dân chúng dù Việt, dù Hán đều hân hoan.
Quần hùng reo hò, ca hát, vui không biết chi kể hết. Đang khi đó, lại có Thần-ưng bay tới. Hồ-Đề nhận ra đó là Thần-ưng của Vũ Trinh-Thục, nàng la lớn:
– Có tin từ Giao-chỉ.
Nàng đưa thư cho Đặng Thi-Sách. Đặng Thi-Sách đọc lớn:
Tô Định đã ra tay trước. Y tập trung các sư, lữ địa phương lại, giao cho người Hán chỉ huy. Lê Đạo-Sinh cùng đám đệ tử về tới Giao-chỉ rồi. Vũ Hỷ, Vũ Phương-Anh dẫn quân đánh Cối-giang. Lão bá Nguyễn Trát, các sư đệ Nguyễn Anh, Hùng, Hào, Kiệt đều tuẫn quốc. Đệ tử Cối-giang bỏ chạy sang Mai-động. Lê-Đạo-Sinh cùng các đệ tử, chiếm hết các trang ấp của họ. Lê kết hợp tráng đinh thành lữ, sư hợp với lực lượng của Tô lên tới năm mươi ngàn người. Phủ Lĩnh-Nam vương bị chiếm. Uy-viễn tướng quân Lưu-Nhất-Phương tuẫn quốc.
Phương-Dung nghe tin cha chết, buông tiếng khóc bi ai. Đào Kỳ nghiến răng để khỏi khóc. Chàng nhớ lại hồi xa bố mẹ, lưu lạc đến Cối-giang, được ông thương yêu như con. Giữa ông với chàng, tâm tình thuần hậu, giống nhau. Bề ngoài tuy là bố vợ, con rể. Thực tế hai người thành đôi bạn tri kỷ. Chàng không ngờ, hôm từ biệt ông lên đường bắc viện trở thành ngày vĩnh biệt.
Chàng hô hào:
– Chúng ta lên đường thôi. Chậm trễ, e Lê Đạo-Sinh chiếm hết các trang ấp của chúng ta, bắt tráng đinh xung vào đạo quân Tô Định.
Sáng hôm sau, Đặng Thi-Sách truyền lên đường. Đoàn người đi suốt đêm. Hơn một ngày, vừa tới biên giới Giao-chỉ thì gặp đoàn đệ tử Tây-vu tiếp đón. Người thủ lĩnh nói với Hồ Đề:
– Thưa Thống-lĩnh, chúng tôi tiếp được lệnh Thống-lĩnh, định cho lực lượng trừ bị lên đường. Thì Thống-lĩnh đã trở về.
Một phụ nữ lớn tuổi quần áo xanh, đỏ trông rất lạ mắt. Người bà nhẹ nhàng phiêu hốt như một tiên nữ. Bà nói:
– Hôm qua tiếp được lệnh của Đặng-Thi-Sách, lão tập trung đoàn Thần-hổ, Thần-báo, Thần-tượng, Thần-ưng, tráng đinh kéo đến huyện Tây-vu. Huyện-lệnh, Huyện-úy đều là người Hán. Chúng nó có một Lữ-kị binh, một Sư-bộ binh đóng làm ba đồn. Lão cho lệnh tấn công chiếm huyện đường. Chỉ nửa giờ sau, lão chiếm được trọn vẹn. Lão cho vây ba đồn, rồi đem Huyện-lệnh, Huyện-úy cho Thần-ưng, Thần-hổ ăn thịt. Quân sĩ trong đồn, nửa Việt, nửa Hán. Đám người Việt nổi loạn, mở cửa đón. Lão chiếm đồn không khó khăn gì. Lão dùng tráng đinh, với quân Tây-vu, họp thành một quân, gồm có ba sư bộ, một sư kị. Hiện quân Tây-vu đang chờ thống lĩnh về, tiến đánh Luy-lâu. Tính tổng cộng cả hàng binh được hai vạn người.
Đặng Thi-Sách khen:
– Hồ sư muội! Sư muội tài thực. Sư muội đi vắng, mà ở nhà trang, động chỉnh bị chu đáo. Ta thực không bằng sư muội. Vị lão bà, ngươi cho ta biết cao danh quí tính được không?
Hồ-Đề đáp:
– Bà không có tên, em tặng cho bà cái tên Tây-vu tiên tử.
Quần hùng gật đầu, lão bà này quả xứng đáng với cái tên tiên.
Hồ Đề nói với Tây-vu tiên tử:
– Trong lần đi Trung-nguyên, sinh mệnh các tướng soái đều vô sự. Duy Sún Cao tự nguyện tuẫn quốc. Thây đốt thành tro.
Đám đệ tử Tây-vu tòng chinh Trung-nguyên, trở về đất cũ, gặp lại gia đình, bạn bè, truyện nổ như pháo rang.
Đang đi đường, lại có Thần-ưng mang thư đến. Đặng Thi-Sách bóc ra coi. Thì ra thư của Đô Dương báo cho biết Quế-lâm cũng đã giải phóng xong. Không đổ một giọt máu. Các Huyện-lệnh, Huyện-úy đều đầu hàng. Đang tổ chức cử Lạc hầu.
Hồ Đề giao quyền chỉ huy Tây-vu cho Tây-vu tiên tử.
Đặng Thi-Sách thúc mọi người lên đường. Đường từ Tây-vu đến Mê-linh không xa. Đi được nửa đường, gặp đội quân Lôi-sơn của Đinh Hồng-Thanh. Nàng cỡi trên con ngựa trắng, mặc quần áo hồng, trông phiêu hốt như tiên nga. Nàng xuống ngựa đón quần hùng. Không thấy Đinh Công-Thắng, Đinh Công-Minh, nàng đưa mắt nhìn Đào Kỳ, ngụ ý hỏi sự tình. Trần Năng biết ý, nàng nắm tay Hồng-Thanh nói:
– Sư thúc yên tâm. Đinh lão gia đang trọng nhậm ở Quế-lâm. Còn Đinh sư huynh giờ này ruổi ngựa ở Tượng-quận. Việc Lôi-sơn ra sao?
Nguyên Hùng Bảo theo học với Hoàng Thiều-Hoa, mà Đinh Hồng-Thanh theo học Đào Thế-Hùng. So vai vế, Hùng Bảo phải gọi Hồng-Thanh bằng sư thúc. Tuy nhiên Trần Năng là cựu thống lĩnh ba mươi sáu động nam Mê-linh, cho nên Đinh Hồng-Thanh vẫn phải giữ lễ:
– Thưa thái thượng trang trưởng. Hôm qua, tiếp được lệnh của Đặng sư huynh. Tôi tập hợp ba mươi sáu động trưởng, truyền bỏ cờ Hán, kéo cờ Lĩnh Nam. Tráng đinh của trang có một sư, lúc nào cũng thao luyện, chờ ngày khởi binh. Sư Lôi-sơn lập tức đánh đồn Lôi-sơn. Đồn trưởng gốc người Việt, mở cửa đầu hàng. Suốt giải Nam Mê-linh, dân chúng reo hò mừng rỡ. Nhà nhà, đều thắp hương, mừng. Sáng nay, tôi cho tổ chức tế Hùng-vương, An-Dương vương.
Đinh Hồng-Thanh thấy Hoàng Thiều-Hoa, Đào Kỳ, chạy lại mừng. Đào Kỳ nói với Hồng-Thanh:
– Bố anh mới nhận Tây-vu Thiên-ưng lục tướng làm đệ tử. Cho chúng mang họ Đào. Đào Tứ-Gia tức Sún Cao tự nguyện tuẫn quốc cho anh sống.
Nói đến Sún Cao, lòng Đào Kỳ đau như dao cắt.
Đào Kỳ cố ý lờ tin tức Đào Hiển-Hiệu đi, làm Đinh Hồng-Thanh hồi hộp. Nàng hỏi Hoàng Thiều-Hoa:
– Còn...
Thiều-Hoa nghĩ lại ngày nàng đem quân đánh Thục, xa cách Trần Tự-Sơn, nhớ nhung, lo âu biết bao. Bây giờ thấy Hồng-Thanh, nàng thông cảm phần nào với sư muội, nàng nắm tay Hồng-Thanh nói:
– Đinh sư muội! Sư đệ Hiển-Hiệu làm đại tướng quân, cầm vận mệnh toàn quân đất Tượng-quận. Sư đệ đã phục hồi Tượng-quận. Y... y thành đại anh hùng Lĩnh Nam rồi.
Đinh Hồng-Thanh vốn xinh đẹp huyền ảo. Nghe tin chồng đánh chiếm xong Tượng-quận, trên mặt nàng hiện ra nét hồng tươi, trông đẹp hơn bao giờ cả. Trưng Trắc khen:
– Đệ tử Đào gia có khác. Giỏi thực! Đinh sư muội, ngươi có tin gì về Bắc Mê-linh của ta không?
Hồng-Thanh đáp bằng giọng nhu nhã cung kính:
– Thưa sư tỷ! Giữa Lôi-sơn với Mê-linh, duy trì liên lạc với nhau hàng ngày. Bên Bắc Mê-linh, sư huynh Đặng Thi-Bằng, sư tỷ Xuân-Nương được lệnh Đặng đại ca, lập tức đem tráng đinh chiếm đồn Ba-vì, Hắc-long, Mê-linh. Các đồn trưởng đều đầu hàng. Lực lượng Mê-linh lớn quá, đến ba sư. Tất cả đang chờ Đặng đại ca về điều động.
Hồng-Thanh nói đến đó, thì từ phía trước, một đạo binh hùng tráng, gươm đao sáng ngời, hùng hổ tiến lại. Đi đầu là Xuân-Nương, Thi-Bằng. Hai người thấy quần hùng, vội xuống ngựa. Đặng Thi-Bằng đến trước Thi-Sách hành lễ:
– Em vấn an anh cả. Không biết phụ thân có mạnh khoẻ không?
Đặng Thi-Sách đáp:
– Phụ thân đánh chiếm xong Quế-lâm. Người đang lo tổ chức nội trị. Hiền đệ, ở nhà ra sao?
Đặng Thi-Bằng đáp:
– Mọi truyện tốt đẹp cả. Em tiếp được lệnh anh. Lập tức cho người mời hết các trang, động, châu thuộc Bắc Mê-linh đến, tuyên bố tổng khởi nghĩa. Già, trẻ, lớn, bé hoan hô nhiệt liệt. Hạ cờ Hán xuống, kéo cờ Lĩnh Nam lên. Em cho lệnh tráng đinh họp lại được ba sư, kéo đến chiếm huyện đường Chu-diên. Lữ trưởng kị, sư trưởng bộ Chu-diên theo chúng em. Chỉ có đồn Hắc-long, đồn trưởng theo phe Đức-Hiệp, chống lại. Em truyền lệnh vây phủ, mãi sáng nay mới hạ được.
Quần hùng vào tổng đàn phái Tản-viên ở Mê-linh, hội họp. Đặng Thi-Sách nói với Đào-Kỳ:
– Hiền đệ với Phương-Dung phải lên đường đánh Long-biên ngay. Không biết hiền đệ cần mang ai theo?
Đào Kỳ đứng lên:
– Đệ cần mang theo Phương-Dung, Mai-động ngũ hùng, Trần Năng, Tây-vu Thiên-ưng ngũ tướng. Như vậy đủ rồi.
Phương-Dung hỏi:
– Phàm việc quân phải biết dùng hư, thực. Chúng ta có hai nơi phải đánh: Một là Long-biên, nơi Lê Đạo-Sinh đóng quân. Hai là Luy-lâu, nơi Tô Định trấn đóng. Chúng em đánh Long-biên. Đặng đại ca đánh Luy-lâu. Nếu chúng ta dồn hết tráng đinh đánh hai nơi, e không đủ. Vậy cần một nơi hư một nơi thực. Bọn em dàn quân ở Long-biên hư trương thanh thế. Đợi đại ca đánh Luy-lâu xong, bọn em mới hạ Long-biên. Như vậy có được không?
Trưng Nhị đáp:
– Đúng lý như vậy. Tuy nhiên em phải chỉnh bị sẵn. Nếu Luy-lâu khó đánh, bắt buộc em đánh Long-biên trước.
Đợi bọn Đào Kỳ lên đường rồi, Đặng Thi-Sách cầm cây búa lệnh của thánh Tản-viên trao cho Trưng Nhị:
– Nhị muội cầm quân lâu ngày. Đến Công-tôn Thiệu, Đặng Vũ, Mã Viện còn thua xa. Xin nhị muội điều quân thay ta.
Trưng Nhị hiên ngang, cầm lấy búa lệnh.