Chương 14
Mẹ thấy Xuân buồn, biết là hai vợ chồng có chuyện nhưng cũng không dám hỏi, sợ cô sẽ buồn thêm. Bà bảo Xuân ở lại để bà đi chợ nấu cơm. Bố cô thì không tinh tế được đến mức ấy, ông đọc báo một lúc rồi mới nhớ ra chuyện gì đó, liền gập tờ báo lại và hỏi:
- Sao thằng Nghĩa hôm nay không thấy đến?
Xuân im lặng định sẽ giả vờ không nghe thấy để không phải trả lời thì bố cô lại hỏi sang một vấn đề khác:
- À mà chuyện con cái thế nào rồi? Hôm qua ông thông gia vừa gọi điện cho tao bảo năm sau đẻ cực tốt đấy. Con cái hợp tuổi bố mẹ, ông bà, lại còn là năm con lợn...
- Bố, con chuẩn bị chuyển trường.
Xuân biết thông tin này sẽ khiến bố chấn động, thậm chí là tức giận, nhưng cô không muốn bố cứ nhắc mãi đến nghĩa và chuyện con cái nữa. Giờ đây nó là những thứ nhạy cảm đối với cô.
Bố ngồi thẳng dậy khuôn mặt ông đanh lại sau khi nghe thông tin đó:
- Cái gì cơ?
- Con sẽ chuyển trường vào tháng sau. Bây giờ là giữa tháng rồi ạ.
Bố đập bàn cái rình khiến cho nước trà trong chén tràn ra ngoài:
- Mày có biết mày đang nói gì không?
Xuân hít một hơi thật sâu rồi đáp:
- Vâng, con biết. Con biết bố và ông sẽ không đồng ý. Nhưng môi trường ở đó... quả thật là con không hợp. Con muốn chuyển trường.
- Không có lửa thì làm sao có khói? Mày phải làm gì đó mới khiến người ta có thái độ với mày. Không được, tao phải gọi điện lại cho thầy hiệu trưởng và xin lỗi thầy. Tao không để cho chuyện này xảy ra đâu.
- Bố, chẳng phải con chỉ cần theo nghiệp giáo là được sao? Con dạy ở đâu vẫn thế mà.
- Khác nhau. Đó là nơi tao và ông nội từng dạy, nó gần như là truyền thống gia tộc mày có hiểu không? Sau này con cái mày cũng sẽ phải dạy ở đó.
Xuân cười nhạt:
- Sao bố có thể vô lý như vậy được?
- Mày nói cái gì?
Xuân không trả lời bố, cô bỏ về. Ở đâu cũng là những người muốn cô buồn thêm. Gia đình của cô trước giờ là một gia đình gia giáo, mọi chuyện đều phải trong khuôn phép. Ngày trước cô muốn cắt cái tóc mái cũng phải xin phép bố mẹ, móng tay thì không được nuôi quá dài, buổi tối không được bước chân ra khỏi nhà... còn hằng hà sa số những cấm đoán khác. Đến tầm tuổi này cô cũng phần nào hiểu được nỗi lo lắng và quan tâm của bố mẹ, nhưng nó khiến cho cô cảm thấy áp lực, gò bó. Cô cảm tưởng như mình đang trở thành tù nhân của chính gia đình mình vậy.
Ra đến cổng thì thấy mẹ xách làn đi chợ về, bà nhìn cô hỏi:
- Đi đâu thế? Mẹ mua hà về nấu canh rồi đây.
- Con bận chút việc, con xin phép.
Tiếng mẹ gọi theo ngay sau lưng nhưng cô không quay lại. Những tưởng trở về nhà có thể được ôm mẹ vào lòng, được nghe những lời an ủi nhưng hoá ra có nhiều lúc, chính gia đình mình cũng khiến mình muốn trốn tránh.
Đột nhiên Xuân cảm thấy mình bơ vơ, lạc lõng khôn cùng. Cô là kiểu người sống dĩ hoà vi quý, ai cũng có thể nói chuyện được, nhưng không có ai thân thiết. Suốt một thời đi học, cô không có bạn thân vì còn phải bận học. Đến lúc đi làm thì chỉ chơi với vài đồng nghiệp. Nhưng vì có gia đình nên thời gian để làm thân gần như không có.
Xuân tự thấy hối hận. Tuổi trẻ của cô đã đi đâu mất rồi? Cô đang cố gắng vì ai đây? Cô làm tất cả mọi thứ để người khác yên lòng, nhưng cô thì không. Cô có ước mơ, hoài bão của riêng mình. Cô muốn sống không cần suy nghĩ đến điều gì cả.
Nghĩ thế Xuân liền bước vào một quán bar chuyên về Jazz ở đằng sau Nhà Hát Lớn. Trời đã sắp tối, các nhân viên bận rộn dọn dẹp, sắp xếp lại bàn ghế. Lúc thấy cô đi vào họ chạy ra nhắc nhở tám giờ bar mới bắt đầu hoạt động. Cô nói:
- Tôi chỉ cần ngồi bên ngoài thôi, các bạn cứ dọn đi.
Người nhân viên tỏ ra ái ngại:
- Chuyện này...
- Sao? Tôi làm phiền các bạn à?
- Không, không. Vậy chị uống gì ạ?
Xuân nhấc tay mở Menu ra xem, sau đó gọi một loại Cocktail mùa xuân cho mình, dù bây giờ mới đang là mùa thu. Khoảng mười lăm phút sau thì cocktail được bưng ra. Xuân nhìn nó đầy căng thẳng, cô không uống được rượu, cô biết thế. Nhưng nếu là Cocktail thì sao?
Xuân nhấp một chút, vị ngòn ngọt đăng đắng tràn đến lưỡi tạo ra một hương vị rất kí©h thí©ɧ. Xuân uống thêm một chút nữa, cơ thể cô không hề có gì bất thường cả. Có lẽ lượng cồn ở trong này không cao lắm nên cô có thể uống nó được.
Nghĩa gọi điện đến, khi cô nhấc máy anh liền hỏi:
- Em đang ở đâu?
- Em đang... - Xuân chợt nhớ ra mình đang ngồi một mình ở trong một quán bar. Tuy quán chưa đến giờ mở cửa, nhưng nói ra thế này cũng sẽ không tiện cho cô - Có chuyện gì?
- Anh xin lỗi Xuân. - Giọng của Nghĩa chợt trở lên tha thiết. - Anh biết anh đã khiến em đau khổ. Nhưng anh yêu em, cả đời này anh chỉ yêu em thôi. Người đàn bà đó ép anh, chị ta hứa...
- Nghĩa này, anh không cần phải giải thích nhiều. Chuyện cũng đã xảy ra rồi và nó chẳng thay đổi được gì cả. Anh ăn nằm với người ta, và đêm về anh vẫn đầu ấp tay gối với em. Chỉ cần nghĩ đến điều đó thôi cũng đã khiến em tức giận và khinh bỉ. Cho dù anh có yêu em bao nhiêu đi chăng nữa, thì em cũng không ngăn được mình muốn bỏ anh đi.
Xuân ngắt điện thoại, cô thấy mặt mình nóng ran lên. Một phần do cồn, một phần do Nghĩa. Cô biết giới hạn của mình ở đâu nên không dám uống thêm nữa. Xuân ngồi suy nghĩ rất nhiều về quyết định của mình. Cô đã nghĩ, cô sẽ bỏ Nghĩa, và bỏ cả nghề giáo đi nữa. Lời của thầy giáo năm xưa đáng ra cô nên thực hiện từ sớm, con người ta chưa chịu bỏ cuộc vì họ chưa thấy hết những khó khăn và sự hữu hạn của bản thân mình.
...
Kì đang cho học sinh thực hiện bài tập nhảy xà với độ cao 1m2. Một vài học sinh nữ tỏ ra ngán ngẩm với môn học này, học sinh nam thì lại rất hào hứng ganh đua, còn yêu cầu Kì cho thêm mức độ.
Kì dặn học sinh tự tập luyện, khi thầy quay lại, nếu thấy học sinh nào đang chơi, thầy bảo nhảy mà không qua thì học sinh đó tự giác điền con 0 vào sổ điểm. Học sinh vâng dạ, Kì biết chúng chẳng tập luyện đâu nhưng hiện giờ anh đang có một chút việc gấp.
Ở đằng sau trường, cô học sinh nữ chìa cái điện thoại với bức ảnh chụp Kì đang đèo Xuân trên chiếc Vespa, cô ta vênh mặt hỏi:
- Thầy và cô đang yêu nhau sao?
- Em không có quyền hỏi tôi câu đó. Tôi đã làm bạn trai của em một tuần rồi. Giờ thì đi về lớp học đi.
Cô nữ sinh không ngờ Kì lại trả lời mình như vậy, nhưng sắc mặt đổi rất nhanh:
- Thầy đừng có coi em là trẻ con. Em biết tất cả đấy. Nếu giờ em nói điều này cho cả trường biết, thầy cô sẽ ra sao ạ?
Kì khoanh tay cười nhạt:
- Mấy trò uy hϊếp này không làm hại được tôi đâu. Cô Xuân sắp chuyển công tác, và tôi thì cũng sắp nghỉ dạy rồi. Nếu em còn dám đem mấy thứ này ra làm mất thời gian của tôi, thì người uy hϊếp sẽ là tôi đấy.
- Thầy... thầy định làm gì?
Kì tiến về phía cô gái đó, anh tỏ ra nguy hiểm khiến cô phải lùi lại. Đến tận khi lưng cô ta chạm vào tường, không còn đường lui nữa anh mới nói:
- Tôi sẽ khiến người ra khỏi trường là em.
Đột nhiên có một cô giáo chạy đến, nhưng rất nhanh Kì đã tránh ra xa, anh giả giọng quát:
- Giờ này không học hành mà còn ở đây à?
Cô giáo kia chẳng thèm quan tâm đến điều đó, cô nói:
- Kì, vừa có người gọi Xuân bị dị ứng rượu. Cô ấy uống một mình thì phải. Bác sĩ bảo cô ấy dặn gọi cho một người tên là Kì nhưng gọi anh mãi không được.
Kì vội vàng lấy điện thoại trong túi quần ra xem, chết tiệt thật, máy anh đã hết pin từ lúc nào. Kì liếc qua cô nữ sinh như để nhắc nhở lại lần cuối, rồi mới bảo:
- Cô ra dặn đám học sinh của tôi trật tự về lớp, giờ sau sẽ là kiểm tra một tiết.
Cô giáo kia đồng ý rồi chạy về phía lớp của Kì.
Kì nhìn đồng hồ, không biết rằng nhìn nó để làm gì nữa. Cứ lúc nào lo lắng và căng thẳng anh đều nhìn đồng hồ như sợ thời gian sẽ qua mau. Y như cái lúc bước qua Xuân khi cô nhìn anh dạo trước. Anh đã giả vờ vội vã và nhìn đồng hồ. Nhưng thật ra lúc đó trái tim anh đang đập rất nhanh.
Trước những áp lực và mỏi mệt từ nhiều phía, Xuân hình như đang muốn nổi loạn. Cô dặn bác sĩ gọi điện cho Kì rất công khai trong khi cô đã có chồng. Cô không sợ người khác sẽ dị nghị mình hay sao? Liệu Kì đã thực sự có tình cảm với Xuân?