Chương 15: Mâu Thuẫn Hiện Ra

Buổi chiều hôm đó, mẹ tôi đột nhiên nhận được một cuộc gọi từ trường học của Hứa Trạch.

Họ nói, Hứa Trạch đánh nhau với bạn học, hơn nữa còn ra tay rất nặng.

Đối phương bị thương rất nặng, Hứa Trạch thì đứng trước nguy cơ bị đuổi học.

Có khả năng phải đối mặt với án tù.

"Phía nhà trường chúng tôi mong người giám hộ nhanh chóng đến trường làm thủ tục thôi học".

Mẹ tôi cầm điện thoại, ngây người ra, "Tại sao? Nó chỉ còn hơn nửa năm nữa là đã tốt nghiệp rồi, sao lại vô cớ đánh nhau với bạn học được chứ?".

"Bởi vì một số tranh chấp tình cảm".

Thực tế thì, nữ sinh mà Hứa Trạch đã theo đuổi trong một thời gian dài, thiếu chút nữa đã tỏ tình với người ta, nhưng lại bị một nam sinh khác phổng tay trên.

Nó không dám tin chạy đến đối chất.

Nam sinh kia nắm tay cô gái Hứa Trạch thích, đắc ý cười: "Chị gái ruột của mình chết thảm như vậy mà vẫn còn có tâm trạng yêu đương, ai mà dám ở bên cậu kia chứ?".

Hứa Trạch tức giận lao đến.

Hai người vật lộn với nhau.

Trong lúc kích động, nó cầm ly ném thẳng vào trán của nam sinh kia, kết quả người đó bị mảnh vụn của thủy tinh đâm vào thái dương.

Vì do Hứa Trạch đã ra tay trước, hơn nữa, đối phương lại bị thương nặng hơn.

Đuổi học là chuyện không thể tránh khỏi.

Chuyện nghiêm trọng hơn là, phụ huynh của nam sinh kia đã báo cảnh sát.

Trước mặt tôi Hứa Trạch luôn là dáng vẻ ương ngạnh kiêu ngạo, nhưng trong giây phút khi nhìn thấy mẹ tôi, nó liền bật khóc.

Mẹ tôi vẫn điềm tĩnh ngồi xuống, bàn chuyện thương lượng về việc bồi thường với ba mẹ của đối phương.

Ban đầu bọn họ rất cương quyết, còn nói muốn kháng cáo, cho dù không thể ép Hứa Trạch ngồi tù không lâu, nhưng ít nhất cũng phải để lại lý lịch của nó một cái án.

Cho đến khi mẹ tôi đề nghị thỏa thuận hòa giải với số tiền một triệu.



Cuối cùng, mặc dù Hứa Trạch bị đuổi học, nhưng ít nhất cũng thoát khỏi án tù.

Trên đường về nhà, vẻ mặt nó vô cùng chán nản,

Không nhịn được mà buộc miệng nói một câu, "Hứa Đài dù gì thì cũng đã chết rồi, con hẹn hò yêu đương thì có làm sao, không thể sống một cuộc sống của người bình thường chắc?".

Mẹ tôi quay đầu lại nhìn nó.

Ánh mắt của bà như dò xét người xa lạ, khiến Hứa Trạch bất chợt rùng mình.

"Sao vậy... mẹ?".

Mẹ tôi lắc đầu, giọng khàn đặc đáp: "Về nhà thôi".

Hứa Trạch bây giờ chỉ có bằng tốt nghiệp cấp hai, không có công ty nào tốt dám nhận nó vào làm việc.

Mẹ tôi bảo Hứa Trạch theo ba tôi đến nhà máy của gia đình, chuẩn bị sau này sẽ tiếp quản sản nghiệp gia đình.

Bởi vì công việc rất vất vả, Hứa Trạch không tình nguyện làm.

Chỉ ba tháng sau khi nó đến nhà máy làm việc, đã có chuyện xảy ra.

Tay phải của một công nhân trong quá trình làm việc bị cuốn vào máy và xoắn lại.

Máu tươi chảy ra, người kia được đưa đến bệnh viện, tính mạng có thể giữ lại được.

Nhưng vợ của người công nhân kia vừa mới sinh con không lâu, con còn nhỏ, gia đình mất đi trụ cột lao động.

Còn về phần ba tôi, lợi dụng kẽ hở của hợp đồng, cuối cùng không những không bồi thường, ngược lại còn lấy lý do thao tác không đúng khiến máy móc bị trục trặc.

Lại còn yêu cầu bồi thường từ công nhân

Luật trời sáng tỏ, gieo nhân nào ắt gặt quả đó.

Sau khi xuất viện, người công nhân kia cầm theo một con dao đột nhập vào nhà máy, khi tìm thấy ba tôi, người đó kề lưỡi dao trên cổ ông ấy, ép ba tôi phải đưa cả hai tay vào máy.

Lúc này đây, khi những chuyện này xảy ra, Hứa Trạch đứng bên cạnh ngơ ngác nhìn.



Đó là ba ruột của nó.

Nhưng lại thậm chí còn không dám tiến lên đoạt lấy con dao.

Sau khi sự việc đã xảy ra, mới dám đưa ba tôi đến bệnh viện, rồi gọi cho mẹ tôi.

Tôi bay theo bà ấy đến bệnh viện.

Mẹ tôi đi tới, tát thẳng vào mặt Hứa Trạch lúc này còn đang luống cuống.

"Đó là ba của mày! Mày không thể làm gì ngăn lại để cứu ông ấy sao?".

Hứa Trạch bị đánh đến nỗi vành mắt đỏ ửng, nó ấp úng nói: "Mẹ, người đó có cầm dao mà".

Buồn cười thật.

Chỉ vì một cô gái mà nó dám đánh nhau với một đám bạn học.

Nhưng lại không dám vì người ba vẫn một mực thương yêu nó, còn chuẩn bị cho nó kế thừa gia nghiệp mà đoạt lại con dao để cứu ông ấy.

Tay phải của ba tôi không thể giữ lại được.

Tay trái cũng chỉ còn hai ngón, bàn tay trần trụi trông đến đáng sợ.

Ông ấy kêu đau.

Mẹ tôi nhìn chăm chăm vết máu trên băng gạc, chợt lên tiếng hỏi.

"Ông nói xem, đêm đó, có phải Hứa Đào còn đau đớn hơn gấp nhiều lần so với cái này hay không?".

"Nó liên tục gọi tôi, liên tục gọi mẹ... nhưng tôi lại không nghe thấy".

"Tại sao tôi lại không nghe thấy?".

Không có câu trả lời.

Mẹ ơi, tại sao đến bây giờ mẹ mới hiểu.

Có những câu hỏi, vĩnh viễn cũng không có câu trả lời.