"Sáng sớm ra đã ầm ĩ cái đếch gì thế, mới sáu giờ mà." Niệm Thành ôm gối chửi bới không chút nể nang.
Tư Đình thì nhanh chóng ngồi bật dậy, tưởng có động đất.
"Đỗ chính thức rồi, số hai mươi hai, đỗ chính thức rồi, số hai mươi hai." Tôi và Bách Giai ôm chầm lấy nhau.
đ à.
Lon trà sữa Thang Ký kia quả nhiên là cọng rơm cuối cùng đè chết con lạc "Ở lại Tân Trúc rồi! Hay quá đi mất! Hay quá đi mất!"
Bách Giai thậm chí còn vui hơn cả tôi, giơ tay hò hét ầm ĩ.
Tôi vội nhắn tin cho Trạch Vu, anh cũng lập tức trả lời.
Là một hình :), và cả dòng chữ kỳ lạ. "Mở cửa ra".
Tôi lấy làm nghi hoặc, nhưng vẫn ngoan ngoãn mở cửa phòng ký túc, bất ngờ phát hiện ra một lon nước tiên thảo mật ong hiệu Thái Sơn để ở cửa.
Tôi khom người xuống nhặt lon nước lên, trên đó dán một mảnh giấy màu hồng, viết ba chữ "Cám ơn em."
Tôi vừa kinh ngạc lại vừa cảm động, không thể phân biệt được cảm xúc nào nhiều hơn cảm xúc nào.
Sau đó chuông điện thoại vang lên.
"Nhận được quà của anh chưa?" Giọng Trạch Vu đã khôi phục lại vẻ tự tin vốn có.
"Vâng, làm sao anh vào được Trúc Hiên thế?" Giọng tôi ríu rít mừng vui, Bách Giai nấp bên cạnh nghe lỏm.
"Làm sao vào được chứ, ha ha, phải nhờ cô em khóa dưới khoa anh giúp đấy." Tiếng cười của Trạch Vu nghe rất phấn khởi.
"Nhanh thế ạ. Em vừa nhắn tin đi là nước tiên thảo mật ong của anh đã bay đến rồi." Tôi không thể nào tin nổi.
"Thực ra từ bốn giờ sáng bên khoa Công nghệ Thông tin bọn anh đã lẳng lặng công bố kết quả rồi, ha ha, vì vậy anh mới cố tình đánh thức cô em đang ngủ dở, nhờ cô ấy cầm nước tiên thảo mật ong và mảnh giấy đến Trúc Hiên để trước cửa phòng em đó, còn vì chuyện này mà nợ cô ấy một bữa cơm đấy nhé! Thế nên bữa thịnh soạn của em đành phải nhờ cô ấy ăn hộ rồi!" Trạch Vu vô cùng đắc ý.
"Thật là kích động quá đi mất!" Tôi gào ầm lên, Bách Giai cũng gào theo.
Sau đấy, đúng là tôi không được ăn tiệc chúc mừng Trạch Vu đỗ nghiên cứu sinh trường đại học Giao Thông, nhưng tôi không hề nuối tiếc.
Vì liên tiếp ba tháng liền, trước cửa phòng ký túc của tôi mỗi ngày đều có một lon tiên thảo mật ong, cùng một mảnh giấy; trong đó, mảnh tôi thích nhất đề rằng: "Anh cảm kích em còn hơn cả Thổ điạ, vì vậy xin em hãy kiên nhẫn một chút."
Có lẽ bạn cảm thấy câu này chẳng lãng mạn tẹo nào, nhưng tôi đã đem mảnh giấy đó đi ép nhựa, làm thành kẹp sách.
Và mỗi ngày đều yên bình uống một lon tiên thảo mật ong không rõ bên trong là tình bạn, hay đã pha thêm chút hương vị tình yêu.
3
"Bà chủ đâu?"
Hôm nay tôi đã đến quán được hai tiếng mà không thấy bà chủ vẫn lười nhác xưa nay đâu cả, chỉ có con Sumatra béo ục ịch nằm ngủ trên cái bàn tròn nhỏ, trâng tráo phơi ra cái bụng đầy lông măng. Tôi rốt cuộc không nhịn được đành mở miệng ra hỏi.
"Hôm nay chị ấy đi xem buổi biểu diễn độc tấu violon tái xuất của Bồi Tín."
Albus lật giở quyển truyện tranh Vua hải tặc.
"Bồi Tín? Đấy là ai thế?" Tôi lại hỏi.
"Chính là thằng cha lừa đảo suốt ngày làm bộ chán nản ủ ê đấy chứ đâu".
Vua gọi lung tung tức tối lên tiếng.
Hôm nay ông ta gọi món cà phê kem rất bình thường, có thể thấy đã tức giận đến mức nào.
"Sao bà chủ lại đi cùng ông ấy?" Tôi ngạc nhiên.
Sao tôi không đến có một cuối tuần mà hình như đã bỏ qua rất nhiều chuyện vậy.
"Niệm Thành không kể gì với em à?" Albus cười cười.
"Làm gì có?" Tôi nghiêng đầu, cái cậu Niệm Thành này đúng thật là...
"Vì Bồi Tín đã gọi cốc cà phê Bà chủ đặc chế thứ một trăm." Albus pha một cốc cà phê tổng hợp, đưa cho tôi.
"Một trăm cốc rồi sao?" Tôi kinh ngạc đến nỗi không khép nổi miệng.
"Bọn tôi gần như được chứng kiến một kỳ tích." Albus hiếm khi nói ra những lời văn vẻ kiểu vậy.
Đích thực là một kỳ tích rất dẹp.
Sau đó bà chủ thường xuyên không có mặt ở quán, có lúc đi ra ngoài xem Bồi Tín biểu diễn, có lúc đến nhà Bồi Tín xem ông ta tập piano, anh viết nhạc, chị chắp lời, hai con người cuộc đời vốn không có điểm nào giao nhau sau khi cùng trải qua một trăm cốc cà phê đủ vị đắng cay ngọt bùi, không ngờ đã nảy sinh một thứ tình cảm diệu kỳ, chẳng những vậy, còn tiến triển thần tốc nữa.
Trạch Vu nói, Bồi Tín nhất định đã động lòng từ lâu rồi, ông ta coi một trăm cốc cà phê Bà chủ đặc chế tai quái kia như kiểu Đồng nhân trận hay Mộc nhân hạng (l) , một mạch xông pha đến tận cùng.
A Thác nói, không phải hai người này đã bị Nguyệt lão ở cõi trên âm thầm buộc dây tơ hồng đấy chứ! Nếu không, chuyện này dù thế nào cũng khó mà tin nổi.
Anh trai tôi nói, mày đang đùa à?
Cho dù ai nói đúng, thì một trăm cốc cà phê đắng chát kia đã cho tôi một vài gợi ý.
Đặc biệt là khi nhìn thấy lon tiên thảo mật ong thứ chín mươi chín trên tay, trong lòng tôi rất hiểu mình đang chờ mong điều gì.
Trong ngày lon nước tiên thảo mật ong chứ chín mươi chín ấy được đưa tới, Trạch Vu dẫn câu lạc bộ hùng biện đến đại học Trung Sơn ở Cao Hùng tham gia giải thi đấu giành cúp Thuế Giáo dục một năm một lần, nếu mọi sự thuận lợi thì đây sẽ là một hành trình kéo dài ba ngày hai đêm, còn nếu hai trận đầu liên tiếp thất bại, ngay hôm sau là phải "lên đường về nước".
Tôi mới học năm thứ nhất, cũng không giỏi, vì vậy chỉ cần cầm máy ghi âm ở dưới ghi chép lại các luận điểm là được, đến tối thì cùng mấy thành viên đồng khóa làm poster ứng chiến cho ngày mai, nếu không thì bắt đầu gõ cửa đột kích lung tung khắp khách sạn, cùng thành viên câu lạc bộ hùng biện của các trường khác đánh trận bằng gối vang trời loạn đất.
Còn cựu chủ nhiệm của câu lạc bộ tức Trạch Vu mặc dù đã là sinh viên năm thứ tư già đanh ra rồi, nhưng vừa ngứa miệng vừa háo thắng, nên xoa chân xoa tay xung phong đánh trận bán kết cuối cùng và trận chung kết quan trọng nhất.
Chiều ngày chứ ba, đề mục giành quán quân là "Đài Loan không nên áp dụng chính sách phúc lợi đối với người cao tuổi."
Phe phản đối là đội trước nay vẫn luôn được xếp hạt giống số một, học viện Pháp luật Thương mại trường đại học Trung Hưng, họ cử ra đội hình mạnh nhất, toàn là lão tướng học năm thứ tư.
Còn bên chúng tôi, lại do anh Thảo Đầu học năm thứ ba làm người hùng biện số một, Dương Điên Phong mặc dù mới năm thứ nhất nhưng cực kỳ giảo hoạt đảm nhiệm vị trí số hai, còn Trạch Vu thì giữ vị trí số ba quan trọng nhất.
Trong cuộc chiến nước bọt kịch liệt chưa từng thấy, anh Thảo Đầu vững vàng ổn định, chỉ cầu không sơ sẩy; Dương Điên Phong tuy lanh mồm lanh miệng, nhưng chủ tướng của đối phương cũng không hề nhân nhượng, đang lúc chất vấn vẫn còn chưa ngã ngũ, Dương Điên Phong bất ngờ cười hì hì bước lên thì thầm vào tai đối phương, đối phương nghe xong lập tức biến sắc mặt, sau đó cứ lắp ba lắp bắp không nói được gì; Trạch Vu vẫn phong độ ngời ngời như thường lệ, trong bộ âu phục màu đen thẳng thớm, mỗi cái nhấc tay nhấc chân của anh đều thu hút ánh mắt của hai nữ giám khảo, những lời biện luận vô cùng hài hước lại càng khiến người ta phải vỗ bàn khen ngợi.
"Đối thủ hùng biện, anh từng câu từng chữ đều phủ nhận tính cấp bách, tính cần thiết của tiền phúc lợi dành cho người cao tuổi, và quan trọng nhất là sự công bằng xã hội, xin hỏi, lẽ nào anh không bao giờ già đi sao? Xin hỏi anh dám chắc rằng tiền dưỡng lão tiết kiệm từ thời trẻ sẽ không vì vật giá leo thang mà nhanh chóng mất giá sao? Xin hỏi, anh đã đặt mình vào hoàn cảnh người khác để suy nghĩ vấn đề này hay chưa?" Đại tướng của học viện Pháp luật Thương mại trường Trung Hưng dạt dào xúc động, quăng ra câu hỏi cuối cùng.
Trạch Vu chỉ nhún vai, lộ vẻ bất đắc dĩ.
"Rất xin lỗi, đối thủ hùng biện, chưa chắc tôi sẽ già đi. Rất có thể ngày mai tôi đã chết luôn rồi." Trạch Vu nở nụ cười không gì có thể đánh bại của mình: "Xã hội lý tính muốn chú ý đến công bằng chính nghĩa, thì cần phải để mỗi cá nhân tự đối mặt với mạo hiểm, đồng thời gánh vác trách nhiệm tương ứng. Thử hỏi, nếu hôm nay chấp nhận để toàn dân cùng chia nhau gánh vác chi trả tiền phúc lợi cho người cao tuổi, vậy thì người bất hạnh không thể già đi, tuổi trẻ đã chết yểu như tôi đây, phải chăng cần yêu cầu toàn dân cùng gánh vách chi phí nuôi gia đình, chi phí giáo dục con cái của mình?"