Vì vết thương còn khá đau nên tôi tỉnh được một lúc tôi lại thϊếp đi, trong mơ màng nghe loáng thoáng giọng của mẹ khóc thút thít với ai đó, đại loại có nhắc đến Lan nhưng tôi vẫn không tài nào hiểu được. Tôi vẫn nghĩ chỉ là tôi trông cái Lan quá nên mới nằm mơ như vậy, đâu biết được rằng nó đã hi sinh tình yêu lẫn tuổi trẻ cho chúng tôi. Tầm chiều tôi tỉnh thì thấy mẹ chồng tôi đã ở đấy, bà giọt ngắn giọt dài mà năn nỉ ba mẹ của tôi:
- Tôi lạy anh chị, con dại cái mang, thằng Quang dù nó đã phạm lỗi tài trời nhưng xin anh chị nghĩ đến nó chút tình nghĩa mà tha cho nó con đường sống. Tôi làm trâu làm ngựa cũng mang ơn anh chị suốt đời.
Ba tôi lạnh lùng nói thẳng:
- Hừ, nếu chúng tôi không đến kịp thì con Thu nhà tôi không biết sẽ ra sao, chị bảo tha là tha thế nào.
Tôi gọi:
- Mẹ.
Cả ba người họ đều quay sang, đứng khỏi ghế mà đi lại chỗ tôi. Mẹ chồng cầm lấy tay tôi, bà nghẹn ngào:
- Thu, mẹ... Mẹ xin lỗi, ngàn lần xin lỗi con.
Bà khóc nhiều lắm, nhưng giọt nước mắt kia vẫn không che phủ được khuôn mặt già nua khắc khổ, những vết chân chim hiện lên dày đặc, từng nếp nhăn như minh chứng nỗi đau mà bà đang gánh chịu.
- Mẹ. Mẹ đừng khóc nữa. Mẹ đâu có lỗi trong chuyện này.
Bà tự đánh vào người mình, than trách:
- Có, mẹ có lỗi, biết mà còn che dấu cho nó, nếu mẹ không vì tình riêng, chịu nói rõ từ đầu thì đã không ra nông nổi này rồi. Thu ơi. Là mẹ hại con rồi.
Ba tôi:
- Thu vừa tỉnh, chị đừng để con bé kích động quá.
Tôi nhìn ba:
- Ba, con muốn biết chân tướng sự việc.
Tôi nói với mẹ chồng:
- Mẹ kể rõ hơn đi, có phải mẹ biết chuyện Quang và Thúy.
Bà gật đầu, hồi tưởng lại:
- Đó là một ngày định mệnh, ngày bắt đầu của những tấn bi kịch sau này. Hôm ấy như thường lệ ba mẹ đi làm đồng về gần đến nhà thì thấy một đứa bé được đặt ở gốc cây, nó ngoan lắm, nằm ngủ say sưa mà không khóc lấy một tiếng, ba mẹ mới mang nó về nhà rồi báo cho chính quyền biết, nhưng chẳng ai chịu nhận, nên họ bàn nhau đem lên cô nhi viện trên tỉnh, khi ấy mẹ chỉ có một mình thằng Quang, thấy đứa bé tội nghiệp quá nên đã quyết định nuôi dưỡng. Đứa bé ấy chính là cái Thúy. Hồi đó nhà nghèo lắm, cơm ăn không no, áo mặc không ấm nhưng ba mẹ vẫn cố gắng để anh em chúng nó được học hành đàng hoàng, hy vọng sau này làm người có ích cho xã hội, hay ít ra cũng thoát khỏi cái cảnh cơ hàn. Vậy mà trớ trêu cái Thúy nó lại đem lòng yêu thằng Quang, hễ ai mà viết thư tỏ tình với thằng Quang là nó xé hết, thậm chí còn phá nữa. Mẹ cũng nhiều lần khuyên giải cho nó hiểu nhưng nó không chịu nghe, nó bảo nó yêu Quang nhiều lắm. Rồi chính cái ngày oan nghiệt ấy, cả nhà cùng sang ăn giỗ bên cụ ngoại, thằng Quang với cái Thúy về trước, không hiểu sau chúng lại ăn nằm với nhau. Lúc mẹ về thì cái Thúy nó khóc tức tưởi, kể lể, mẹ phải nài nỉ lắm nó mới chịu nín. Cũng từ đấy nó cho mình cái quyền kiểm soát thằng Quang, buộc phải nghe lời nó, nếu không nó sẽ tố cáo cho mất hết tuong lai sự nghiệp.
Tôi thắc mắc:
- Sao mẹ không tác hợp cho họ bên nhau.
- Không phải mẹ mà là thằng Quang không chịu, nó nói nó chỉ xem cái Thúy là em thôi.
Mẹ tôi bĩu môi:
- Vâng, em gái, rồi ăn thịt em gái luôn.
Mẹ chồng:
- Chị sui, thằng Quang nó trăm sai ngàn sai, giờ nó chưa biết sống chết ra sau, mong anh chị đại lượng mà rộng lòng tha thứ. Mọi lỗi lầm người làm mẹ như tôi xin gánh hết... Huhu..
Tôi chạm vào bàn tay chai sạn của bà, những đốm đồi mồi không sao đếm xuể.
- Mẹ nín đi. Dù gia đình con có bỏ thì Quang cũng không thoát tội được, anh ta buôn lậu gỗ và gϊếŧ người nữa, mẹ có biết không?
Đôi mắt trũng sâu của bà mở ra hết cở, ngỡ ngàng tột độ:
- Buôn lậu. Gϊếŧ. Gϊếŧ người. Là sao Thu?
Vậy là mẹ chồng tôi vẫn chưa biết gì về chị H'Lan sau.
- Trước lúc quen con, Quang có quen một người con gái trên Tây Nguyên. Dân tộc Ê đê. Quang không kể với mẹ sao?
Đôi lông mày bà nhíu lại, vết chân chim nơi đuôi mắt được dịp phô ra rõ rệt:
- Mẹ có nghe nó nói, nhưng bảo đã chia tay rồi. Sau này quen rồi cưới con luôn, không có cô nào khác nữa.
- Quang đã gϊếŧ cô ấy. Cái Thúy cũng có tham gia..
Bà chụp tay lên miệng, không tin đây là sự thật:
- Thu liệu có nhầm lẫn gì không con, làm sao... Làm sao mà... Mà... Có chuyện này được...
- Chính miệng Quang và Thúy đã thừa nhận với con.. Không sai được. (tôi kể lại cho bà nghe biết)
Bất giác cả cơ thể bà trùng xuống, tay chống xuống thành giường chịu đυ.ng.
- Gϊếŧ người... Sao tụi nó có thể làm ra cái chuyện ác ôn vậy hả trời? Quang ơi, Thúy ơi. Con ơi là con... Cho chúng mày ăn học để chúng mày bôi tro trét trấu vào mặt tao thế này đây. Trời ơi là trời.
Mẹ tôi:
- Chị sui bình tĩnh đi.
Mẹ chồng:
- Tôi Nhục nhã quá chị ơi. (khóc) đời tôi đã vất vả, quanh năm ruộng vườn, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, chỉ mong đời chúng nó sáng sủa, rạng danh dòng họ, ai dè. (khóc, nói chẳng nên lời). Tôi đúng là không biết dạy con.
Mẹ tôi vỗ vai, an ủi:
- Thôi, cha mẹ sanh con trời sanh tính, chị cũng đâu có muốn nó đi vào con đường lầm lạc như vậy. Coi như phần số mình không được nhờ con.
Ba tôi từ nãy đến giờ mới nói:
- Nói thật, từ đầu tôi không ưng thằng Quang đâu, nhưng tôi tôn trọng sự chọn lựa của con Thu nên mới đồng ý để tụi nó cưới nhau. Giờ chuyện đã đến nước này, tôi cũng không làm khó dễ nó làm gì, tôi sẽ làm giấy bãi nại, rút đơn kiện lại, coi như tình nghĩa cuối cùng mà gia đình tôi dành cho nó. Còn chuyện ly hôn thì nhất định. Tôi sẽ giới thiệu cho chị một luật sư giỏi, nhưng nói trước là với tội trạng của nó thì không thể cứu vãn được đâu, huống chi giờ nó còn mê man chưa tỉnh, chị nên qua với nó.
Bà quỳ thụp dưới chân ba mẹ tôi:
- Cảm ơn, tôi cảm ơn anh chị.
Mẹ tôi đỡ bà dậy:
- Kìa, chị đừng làm vậy, tổn thọ chết. Giờ chúng tôi không truy vấn nữa, chuyện nó làm thì giờ nó phải chịu.
Mẹ chồng tôi mếu máo, lấy tay áo mà chậm những dòng lệ cứ mỗi lúc mỗi tuôn. Bà nói với tôi:
- Con ráng giữ gìn sức khỏe, nhanh chóng bình phục, mẹ thay mặt tụi nó xin lỗi con. Giờ mẹ phải qua bên đó, mẹ đi nghe Thu.
Tôi gật đầu:
- Dạ.
Bóng mẹ lủi thủi ra về, dáng người ảm đạm, mái tóc đã bạc hết đầu dù mới hơn năm mươi tuổi.