Chương 3: Trác Mã
Tôi bắt đầu nhớ mọi chuyện kể từ buổi sáng hôm ấy, buổi sáng tôi mười ba tuổi.
Trận tuyết mùa xuân làm tôi đau mắt.
Người nhà đánh thằng Trạch Lang, khiến mắt tôi sưng đỏ cảm thấy buốt lạnh. Mẹ dặn vυ" nuôi "Chăm sóc cậu thật chu đáo nhé!"
Mẹ đi, cô hầu xinh đẹp Trác Mã cũng đi theo.Tôi vứt cái khăn mặt đắp trên mắt ra, gào lên "Tôi muốn Trác Mã!".
Tôi không bảo mẹ ngồi với tôi, nhưng bà nói "Thôi được, mẹ không đi nữa, ngồi với con". Cái đầu bé nhỏ của tôi làm sao hiểu nổi quá nhiều sự việc như vậy.Tôi chỉ muốn nắm bàn tay ấm áp mềm mại của Trác Mã và chỉ giây lát sau là ngủ.
Một lần nữa tỉnh dậy thì trời đã tối.
Ở đầu cầu dưới bản kia có tiếng kêu thê thảm của một người đàn bà, không biết con nhà ai trút bỏ linh hồn nơi ma quỷ thường ẩn hiện, người làm mẹ đang gọi hồn về. Còn tôi lại nói với cô hầu gái đang leo lên giường "Trác Mã, anh muốn em, Trác Mã".
Trác Mã cười khúc khích.
Trác Mã lại cấu tôi một cái, rồi cô ta trút bỏ áo quần, chui vào chăn với tôi.
Có một bài hát như thế này:
Cô gái tội lỗi ơi
Như nước mắt chảy vào lòng.
Con cá nào trong nước,
Bơi vào giấc mơ.
Nhưng đừng làm chấn động,
Vị Hoà thượng tội lỗi và cô gái xinh đẹp!
Trong thần thoại nói về cội nguồn thế giới chúng tôi, không biết từ đâu có tiếng "Hà" của một vị thần vọng lại, rồi lập tức trở nên hư không.Thần lại nói vào hư không "Hà!", rồi có nước, lửa và bụi. Nói thêm, gió của tiếng "hà" làm xoay chuyển thế giới trong hư không. Hôm ấy, tôi trong bóng tối tay nâng bầu vυ" của Trác Mã, cũng rất vui mừng kêu lên một tiếng "hà".
Còn Trác Mã thì nói gì đó nghe không rõ, chỉ nghe thấy "Ha..ôi..ôi..".
Thế giới của nước và lửa, một thế giới của ánh sáng và bụi trần quay cuồng. Năm ấy, tôi mười ba, Trác Mã mười tám.
Trong con người mười ba của tôi như có gì đó đang bùng cháy.
Trác Mã nói "Cậu vào đi, cho vào đi!", tưởng như trên con người Trác Mã có cái cửa nào đó để tôi vào. Mà tôi đúng là có nỗi khát khao cháy bỏng được vào một nơi nào đấy.
Trác Mã nói "Cậu ngốc lắm, ngốc lắm".Thế rồi tay Trác Mã nắm lấy cái ấy của tôi, bảo tôi vào.
Tôi mười ba tuổi, kêu lên một tiếng, bùng nổ. Bỗng thế giới này biến mất.
Sáng hôm sau, con mắt tôi đã đỡ, lúc này lại sưng húp, không mở nổi.Trác Mã đỏ mặt, ghé vào tai mẹ thì thầm gì đó, bà Thổ ti nhìn cậu con trai của mình, không nhịn được cười, rồi tiện tay cho cô hầu một cái tát.
Lạt ma Môn Ba lại đến.
Mẹ nói "Ông nhà sắp về, để xem thầy chữa mắt cho cậu thế nào".
Lạt ma nói "Cậu nhà có nhìn cái gì không sạch sẽ không?"
Bà Thổ ti nói "Nhìn ma à? Tôi thấy, các thầy chưa trấn nổi oan hồn thì phải".
Lạt ma nói "Dưới kia có con chó đẻ, phải chăng cậu nhà nhìn nó?"
Vậy là hai mắt tôi lại được xông bằng lá bách. Lạt ma lại cho tôi uống thuốc lá được nghiền nhỏ. Lát sau tôi buồn đi giải, Lạt ma nói, hơi đau đấy nhé. Quả nhiên, đến tối cái nơi làm tôi khoái bỗng đau buốt như kim châm.
Lạt ma nói "Đúng vậy, tôi không nói sai, cậu nhà đã thành người lớn rồi".
Khi trong nhà chỉ còn tôi và vυ" nuôi, bà nói "Cái con yêu tinh ấy làm gì cậu?"
Tôi che hai con mắt sưng húp, cười.
Vυ" nuôi chua xót nói "Ngốc ơi, mong cậu lớn lên để vυ" đỡ vất vả, vậy mà cậu lại để cái con yêu tinh ấy cưỡi lên đầu lên cổ tôi". Bà đảo chậu than hồng bằng cái kẹp sắt.Tôi mặc bà, nghĩ bụng, làm con Thổ ti sướиɠ thật, chỉ cần "một tiếng như thần, cả thế giới này lập tức chuyển động.Thuốc của Lạt ma làm cho ruột gan tôi như hát lên.
Bà vυ" nuôi giọng như hát, nói với Lạt ma "Thầy làm cho bụng cậu nhà tôi thế nào rồi?"
Lạt ma nhìn bà bằng ánh mắt nghiêm khắc rồi bỏ đi.Tôi muốn cười, hễ cười nướ© đáı lại chảy ra. Buổi sáng hôm ấy, người tôi không rời khỏi cái bô. Mẹ tìm Lạt ma hỏi, ông ta lại đi thăm bệnh cho người khác. Chúng tôi nuôi ông ta, nhưng ông vẫn thích đi kiếm thêm vài đồng. Buổi chiều mắt và bụng tôi đều khỏi. Mọi người lại khen Lạt ma mát tay.
Đó là một buổi chiều ngập nắng.Tiếng vó ngựa như một trận gió tràn tới, khiến mọi người như tỉnh hẳn lên.Từng tia nắng tưởng như căng lên như những sợi dây cung.
Thổ ti Mạch Kỳ lên tỉnh đi kiện, ông là cha của tôi từ vùng người Hán trở về. Họ phải căng lều qua đêm cách đây hơn chục dặm và cử một người phi ngựa về báo tin.Thổ ti mời được một vị quan chức chính phủ quân quản, ngày mai phải mở đại lễ đón chào.
Chỉ lát sau, mấy con ngựa phi ra khỏi khuôn viên, đến các bản gần xa. Mẹ tôi đứng trên sàn cao, nhìn theo những con ngựa tung bụi phi trên cánh đồng. Sàn xao đến ba tầng lầu quay về hướng đông nam, về phía thung lũng rộng mở. Ba mặt kia của khuôn viên là những dãy nhà bảy tầng, chúng dựa lưng vào nhau tạo thành một khối, là một toà lâu đài, quay lưng về phía tây bắc nơi có con đường từ cửa thung lũng chạy chéo vào. Mùa xuân đang đến gần, mái đất nện trên sàn cũng trở nên mềm hơn. Ba tầng dưới, tầng thứ nhất là đám gia đinh ở, nhằm chống lại sự tấn công từ phía trước.Tầng tiếp theo là chỗ ở của đám gia nô.Triền sông rộng mở về hướng đông nam. Ngày mai cha và anh từ phía ấy về. Những cảnh sắc tôi thấy hôm nay cũng giống như mọi ngày, phía sau lưng những dãy núi cứ cao dần lên, là nơi mặt trời lặn. một dòng sông từ trong núi ào ạt chảy ra, nước sông chảy về phía đông.Thung lũng cũng rộng mở dần theo hướng này. Một câu ngạn ngữ nói: Hoàng đế người Hán đứng dưới mặt trời buổi sáng, Đạt lai Lạt ma đứng dưới mặt trời buổi chiều.
Chúng tôi ở hơi chếch về đông một chút khi mặt trời đứng bóng. Vị trí này có ý nghĩa rất quyết định. Nó quyết định chúng tôi có nhiều liên hệ hơn với Hoàng đế người Hán ở phía đông, mà không phải với Đạt Lai Lạt Ma lãnh tụ tôn giáo. Nhân tố địa lý quyết định quan hệ chính trị của chúng tôi.
Chúng tôi tồn tại lâu dài như vậy là vì có sự phán đoán chính xác về vị trí của mình. Còn Thổ ti Uông Ba coi chúng tôi là kẻ thù chỉ đến La Sa dâng hương cho Phật, những kẻ thông minh dưới trướng ông ta lại sang vùng người Hán dạo chơi. Ông ta hỏi, Uông Ba to hay Trung Quốc to? Nhưng ông ta quên rằng, ấn tín của tổ tiên ông ta cũng phải xin từ Bắc Kinh. Cũng có sách nói, dân Tạng đầu đen chúng tôi vốn bám theo một sợi dây thừng bện bằng lông cừu từ trên trời xuống mảnh đất cao ráo sạch sẽ này. vậy, Thổ ti Uông Ba có lý do tin rằng, con người từ trên trời xuống thì ấn tín, vàng bạc, dao súng cũng theo sấm chớp từ trên trời xanh rơi xuống.
Mẹ nói với tôi "Người thu hồi đất của Thổ ti Uông Ba đến, ngày mai chúng ta đón họ. Họ từ quê chúng ta lên.Trời đất ơi, được gặp họ, mẹ có còn biết nói tiếng Hán nữa không? Trời đất ơi! Con ơi, con hãy nghe mẹ nói, xem mẹ nói có còn đúng nữa không?"
Tôi vỗ vỗ trán, nghĩ, trời ơi, con đâu biết có phải mẹ nói tiếng Hán. Nhưng bà bất chấp chung quanh, đứng ở kia lầm bầm gì đấy. Bà nói một hồi lâu rồi vui vẻ nói "Lạy quan thế âm bồ tát, con vẫn chưa quên".Thế rồi nước mắt mẹ trào ra. Hôm ấy, mẹ ôm đầu tôi, cứ lắc lắc mà nói "Mẹ phải dạy con tiếng Hán.Trời ơi, lớn thế này rồi, vậy mà mẹ không nghĩ ra phải dạy con tiếng Hán".
Nhưng tôi không cảm thấy hứng thú vì những chuyện ấy.Tôi lại làm mẹ thất vọng khi mẹ đang phấn khởi.Tôi ngốc nghếch nói "Nhìn kìa, Lạt ma che ô vàng đã đến!".
Trong nhà tôi nuôi hai nhóm tăng lữ. một nhóm ở trên gian thờ trong nhà, một nhóm khác ở chùa Mẫn Chu Ninh gần đấy. Lúc này Phật sống Tế Ca trên chùa đã biết tin ngày mai có lễ lớn, ông vội vàng đến. Chùa ở bên kia sông. Họ đang đi trên chiếc cầu gỗ. một cơn lốc thổi tới, lật ngược chiếc ô vàng, lôi vị hoà thượng nhỏ thó xuống sông. Khi hoà thượng từ dưới sông bò lên, người ướt lướt thướt đứng trên cầu, bà Thổ ti cười ha hả.Tiếng cười của bà trẻ biết chừng nào. Khi họ bước lên những bậc đá cao của khuôn viên, bỗng mẹ sai người đóng cổng lại.
Gần đây quan hệ giữa nhà chùa và Thổ ti không được tốt đẹp lắm.
Nguyên nhân là bởi lúc ông tôi chết, Phật sống Tế Ca nổi nóng, nói bừa rằng chỉ có chú tôi mới có quyền thừa kế chức Thổ ti. Về sau, cha tôi chứ không phải chú tôi lên làm Thổ ti Mạch Kỳ. Như vậy, chùa trở nên cô quạnh. Cha tôi tuân theo trật tự, lên kế thừa vị trí Thổ ti, về sau mở rộng gian thờ, mời các tăng lữ nổi tiếng nơi khác về, mà không coi trọng ngôi chùa lẽ ra là bổn phận của mình.
Mẹ cùng một số người đứng trên sàn cao hướng về phía đông, nhìn vượng khí từ phía ấy đến.
Phật sống gõ mạnh vòng đồng trên đầu sư tử vào cánh cổng. Người quản gia mấy lần định truyền lệnh mở cổng, nhưng bị mẹ ngăn lại. mẹ hỏi tôi "Có mở cổng không?"
"Cứ để họ chờ. Muốn xin bạc nhà ta thì đừng vội".Tôi nói.
Quản gia, gia đình, hầu gái đều cười. Chỉ có bà vυ" nuôi không cười.Tôi biết, trong đầu bà coi tăng lữ và thần Phật trong đền trong chùa như nhau.
Trác Mã nói "Cậu thông minh lắm!".
Mẹ lườm Trác Mã, Trác Mã im bặt, không nói gì nữa.
Mẹ mắng "Đừng vô lễ như thế với Phật sống". Bà nâng cao cái váy xếp ly, trông rất tư thế, thân chinh ra mở cổng cho Phật sống vào.
Phật sống cúi chào, bà Thổ ti không đáp lễ, mà nói với giọng kiêu ngạo "Tôi thấy cái ô vàng của thầy bị gió thổi tung xuống sông".
"A Di Đà Phật, thưa bà, là do con đường tu hành của tôi thấp kém".
Ngoài sông gió lại nổi lên. Gió thổi ù ù trên không trung.
Mẹ không mời Phật sống vào nhà, bà nói "Gió đấy, ngày mai thầy đem theo đội kèn trống của chùa đi đón khách nhà chúng tôi nhé".
Vị Phật sống cảm động không nói nên lời, cúi gập mình chào bà Thổ ti. Ông ta làm như thế là không đúng lễ nghi. Hễ mặc áo vàng, cà sa tím thì ông không còn là mình nữa, mà là đại diện cho thần phật của vùng này, nhưng ông quên mất điều ấy.
Sáng sớm hôm sau, có hai tiếng súng lệnh trên vọng gác, tôi dậy ngay, đồng thời tự mặc áo quần. Bà vυ" nuôi vội đem bô vào, nhưng tôi không buồn đi giải. Suốt cả ngày hôm qua tất cả những gì có trong bụng đều đã đi hết.
Trên gian thờ tiếng trống dồn dập, hương khói bao quanh khuôn viên.Trong sân và khoảng đất trống trước nhà buộc đầy những con ngựa mồ hôi nhễ nhại. Các trưởng làng, trưởng bản cưỡi ngựa từ khắp nơi đến.Tôi và mẹ từ trên gác xuống, đội kỵ mã xuất phát. Bà Thổ ti cưỡi con ngựa trắng đi giữa đám quản gia cưỡi ngựa hồng. Bà thắt cái đai bạc to bằng bàn tay, trước ngực là những chuỗi hạt, trên đầu là những bím tóc mới tết bóng loáng.Tôi thúc ngựa đi lên. Mẹ cười với tôi. Con ngựa hồng của tôi khoẻ mạnh béo tốt, bước đi vững chắc hơn những con khác.Tôi vừa đi lên ngang mẹ, mọi người cùng hoan hô hai con ngựa đẹp. Phía trước nắng vàng rực rỡ, tôi và mẹ đi song song.Tôi cứ nghĩ, mẹ không muốn đi ngang hàng với một thằng con ngốc nghếch. Nhưng không, bà đi ngang hàng với con trai, vung cây roi có gù đỏ trong tay chào lại những người đang hoan hô. Lúc ấy lòng tôi tràn ngập tình yêu thương đối với bà.
Tôi giật dây cương con ngựa chạy nhanh lên phía trước.
Tôi muốn nói như những đứa trẻ đầu óc không có vấn đề "Mẹ, con yêu mẹ lắm!".
Nhưng tôi thúc ngựa đi lên, nói với mẹ "Mẹ, xem kìa, chim!".
Mẹ nói "Ngốc ạ, đấy là diều hâu", Bàn tay không nắm dây cương của bà làm thành hình móng vuốt diều hâu "Như vậy chúng sẽ bắt thỏ, bắt cừu non".
"Nó còn bắt được cá chết trên sông".
"Chúng còn sà xuống bắt cả rắn độc".
Tôi biết mẹ nói rắn độc là ám chỉ những người đứng đầu bọn phiến loạn, thậm chí là Thổ ti Uông Ba rắp tâm thù địch với chúng tôi. nói xong, mẹ tôi giục những trưởng bản, trưởng làng đi nhanh lên.Tôi ghìm ngựa đứng bên đường, thấy Trác Mã mặc đồ mới, đi cùng đám kẻ hầu người hạ. Hôm nay những người hầu hạ cũng trang điểm, nhưng áo quần và cả khuôn mặt của họ, không hề có màu sắc tươi tỉnh.Trác Mã đi cùng những người ấy, tôi thực sự cảm thấy oan cho cô.