- 🏠 Home
- Ngôn Tình
- Linh Dị
- Bóng Ma Trong Mây
- Chương 11: Chùa Nam Kiều
Bóng Ma Trong Mây
Chương 11: Chùa Nam Kiều
Ba người rời quán trà và đi ăn lẩu. Từ lúc bắt đầu cho đến khi ăn uống gần xong, lão Bạch cứ thi thoảng lại liếc trộm Phương Lam, nhìn chằm chặp vào mặt cô. Mặt hắn còn đỏ hơn cả sa tế trong nồi lẩu.
Chiêm Đài hơi xấu hổ. Lão Bạch là bạn của cậu, nhưng lại trưng cái vẻ mê gái đến mức muốn chảy nước miếng trước mặt Phương Lam. Điều này quả thật khiến cậu rất muối mặt.
Cậu đưa tay vẫy một cái trên đầu hắn, gằn giọng: “Nhìn cái gì đấy? Làm sao mà như thể chưa từng thấy phụ nữ bao giờ thế?”
Lão Bạch lưu luyến thu lại ánh mắt, nhìn vào bát dầu trước mặt và chép miệng. Mấy giây sau, ánh mắt hắn lại bay về phía Phương Lam.
Phương Lam rất tự nhiên thoải mái, thấy lão Bạch nhìn mình thì ngẩng đầu lên, mỉm cười hỏi: “Dân ca miền núi mà anh vừa mới nói đến rốt cuộc là thế nào?”
Sông lớn cuộn sóng, hai bên bờ tựa vào núi. Hai bên núi có đám trai gái trẻ tuổi hát đối cách con sông. Tiếng hát ngân dài, cất giấu tình cảm vô hạn, là văn hóa dân ca đặc trưng của Ba Thục (Tứ Xuyên)
Lão Bạch tìm trên điện thoại di động một bức ảnh, niên đại có vẻ đã lâu. Trong ảnh là thanh niên nam nữ đương độ tuổi xuân rực rỡ, cười tươi như hoa, đang hát đối cách một dòng sông. Khi xem ảnh, dường như còn nghe thấy cả tiếng cười đùa vui tai của họ.
Lão Bạch duỗi ngón tay trắng mập ngắn ngủn, chỉ vào bức ảnh: “Cô đừng xem thường dân ca miền núi. Văn hóa Trung Hoa lâu đời, được lưu truyền hàng nghìn năm. Mỗi một nét văn hóa được lưu lại, chắc chắn đều ẩn chứa ý nghĩa sâu xa của nó.”
“Trong hàng nghìn năm trước khi thành lập nước Trung Hoa, rất ít học giả biết đọc biết viết. Hầu hết các truyền thuyết, các câu tục ngữ dân gian, những chuyện đời thường cảnh báo thế gian của thế hệ trước, chỉ có thể được lưu giữ bằng cách truyền miệng.”
“Ca từ của dân ca miền núi cũng là một cách ghi chép lại lịch sử.” Lão Bạch nói.
Phương Lam gật đầu đồng ý: “Tôi có thể hiểu được. Chúng ta có thể nghiên cứu phong tục dân gian các nơi qua những bài dân ca miền núi truyền lại, thậm chí còn có thể đoán ra hoàn cảnh, khí hậu và sự phát triển kinh tế hồi đó qua những ca từ.”
Lão Bạch cười tít mắt, không nhịn được mà dịch cái mông béo trên ghế lại gần cô: “Cô Phương không chỉ xinh đẹp mà còn biết nhiều, đúng thật là vừa có tài vừa có sắc, vừa mưu trí vừa dũng cảm…”
Chiêm Đài hừ nhạt: “Nói vào chuyện chính đi!”
“Em gái Sơn Thành ơ, bím tóc dài chấm sông, gọi một tiếng ‘anh của em ơi’, cẩn thận sau lưng kẻo bị vụt vụt.”
“Đây là một bài dân ca cổ rất lâu đời được lưu truyền ở khu vực sông Gia Lăng, thế hệ trước hát rất nhiều, nhưng lớp trẻ bây giờ càng ngày càng ít người biết đến nó.” Lão Bạch viết lại từng câu chữ của bài dân ca, rồi chỉ cho Chiêm Đài và Phương Lam xem.
“Ban nãy tôi đã nói với hai người rằng ca từ của dân ca cũng là một cách ghi chép lại lịch sử. Cô đọc thật kỹ, xem bài dân ca này viết về cái gì?”
Phương Lam cẩn thận đọc đi đọc lại lời bài dân ca, và thật sự đã cảm nhận được hàm ý vô cùng đáng sợ khi nghiền ngẫm về nó.
Câu thứ nhất và câu thứ hai rất dễ hiểu, một cô gái xinh đẹp có mái tóc dài màu đen được tết thành đuôi sam, nhưng ngẫm nghĩ kỹ thì tại sao bím tóc dài của cô gái lại phải ‘chấm sông’?
Câu thứ ba và câu thứ tư càng kỳ quặc hơn. Đây vốn dĩ là một bài tình ca hát đối, vì sao cô gái nhắc chàng trai cẩn thận kẻo bị vụt vụt sau lưng?
‘Bị vụt vụt’, hiểu theo nghĩa đen, phần lớn là bị đấm hoặc đánh. Khi hát đối, nam nữ đều đối diện với nhau, vậy suy cho cùng thì là ai sẽ đấm chàng trai từ phía sau?
Nếu nói đây là lời tán tỉnh kín đáo, thân thiện giữa nam và nữ, cộng thêm sự khoe khoang kiêu ngạo của đằng gái, thì cũng giống như việc các cô gái bây giờ sẽ chửi ‘Anh đi chết đi’ khi thẹn thùng. Phương Lam tạm chấp nhận điều đó.
Nhưng vẫn quá gượng ép.
“Cô thử tưởng tượng cảnh này nhé!” Lão Bạch rụt người lại, làm động tác miêu tả cho Chiêm Đài và Phương Lam, “Một cô gái có bím tóc dài đang đi trên cây cầu treo bắc qua dòng sông cuồn cuộn sóng. Đuôi sam của cô ấy rất dài, lại có thể rủ xuống nước. Người thương của cô gái từ phía đối diện đi tới, từ xa trông thấy cô ấy đang cười rất ngọt ngào. Anh ta không kịp đợi cô ấy đi xuống cầu thì đã đi lên cầu treo đón cô ấy.”
“Theo từng nhịp lắc lư của cầu treo, chàng trai đi đến gần cô gái. Cô gái kéo bím tóc bị ướt, e thẹn chờ giữa cầu. Một đôi uyên ương yêu nhau sắp gặp mặt, song đúng lúc này, chàng trai bỗng quỳ phịch xuống. Tuy vẻ mặt anh ta vẫn đắm chìm trong tình yêu tha thiết, nhưng từng giọt máu tươi đang từ từ chảy ra từ hốc mắt, lỗ mũi và lỗ tai.”
“Cô gái kinh hãi gọi tên của chàng trai và chạy đến bên anh ta. Bấy giờ mới phát hiện sau gáy chàng trai thế mà lại mất một mảng hộp sọ, thậm chí máu thịt dưới xương sọ cũng đã biến mất sạch.”
Lão Bạch cầm cái bát trên bàn đưa tới trước mặt Phương Lam: “Mất một mảng to bằng cái bát này này, nhìn chẳng khác gì cái hố đen không đáy, máu tươi lập tức phun ra như suối. Và chỉ trong chớp mắt, chàng trai đã tắt thở trong vòng tay cô gái.”
Chiêm Đài thở dài, cau mày hỏi lão Bạch: “Miệng lưỡi dẻo quẹo, anh nói vậy có ác mồm không vậy? Chẳng qua chỉ là mấy câu dân ca, liệu anh có liên tưởng quá nhiều không?”
Lão Bạch cụt hứng khi bị chất vấn về chuyên môn, nhưng không dám tỏ thái độ với Chiêm Đài. Hắn tức đến độ l*иg ngực phập phồng, lại thêm cái bụng trắng ướt đẫm mồ hôi, trông cực kỳ giống một con ếch xanh béo nẫn bụng bự.
Phương Lam rất có thiện cảm với lão Bạch. Lúc này, hàng mi khẽ run lên, cô quay sang bảo vệ hắn: “Tôi lại cảm thấy lão Bạch nói rất có lí. Nếu đã có người trong nghề cố ý tốn sức để lại răng chó đen trấn yêu quái sông ở trên bờ, thì chỉ có thể điều tra, lần theo dấu vết về nguồn gốc của yêu quái sông kia.”
“Xem ra, ca từ của bài dân ca này đúng là có chỗ kỳ lạ. Nếu đã không có đầu mối khác, cứ thử điều tra theo hướng manh mối này còn hơn là ngồi chờ.”
Thường ngày Phương Lam rất ít nói, hiếm khi mở miệng. Chiêm Đài chỉ thoáng nhìn cô, rồi im lặng uống một ngụm trà, không tiếp tục phản bác nữa.
Sau khi ăn xong, Chiêm Đài chở Phương Lam về chỗ cô ở. Lão Bạch vẫn muốn quay lại quán mạt chược. Trước khi chia tay, hắn len lén kéo Chiêm Đài sang một bên, hỏi nhỏ: “Người anh em, cậu tìm được cô gái này ở đâu thế?”
Chiêm Đài cười khổ, đáp: “Cô ấy được người nhà nạn nhân của vụ án yêu quái sông nhờ điều tra cùng tôi, tạm thời gọi là đồng nghiệp.”
Lão Bạch trợn tròn mắt: “Cái mặt đó của cô ấy mà cũng là người trong nghề á?”
Chiêm Đài theo bản năng không muốn tiết lộ quá nhiều với hắn, chỉ trả lời mập mờ cho có: “Tôi cũng không biết cụ thể, môn phái của người ta nghiêm ngặt lắm, rất kị việc chúng ta dò hỏi lung tung. Anh không có việc gì thì cũng đừng nhắc đến những điều vớ vẩn đó.”
Lão Bạch lộ vẻ băn khoăn, cứ ấp úng hồi lâu. Khi thấy Phương Lam từ trong phòng vệ sinh đi ra, hắn mới nhỏ giọng nói thật nhanh: “Người anh em, trên đầu chữ sắc có một cây đao, anh khuyên chú, đừng dính vào mấy cô gái quá xinh đẹp thì hơn.”
“Vừa nãy cậu có nhìn thấy đôi bông tai của cô ấy không? Bông tai hình quả lê trắng, trong suốt như pha lê.”
“Tôi đoán nó chính là huyên Bạch Cốt trong truyền thuyết, là món đồ linh thiêng để truyền giáo của Âm Sơn Thập Phương đấy.”
- 🏠 Home
- Ngôn Tình
- Linh Dị
- Bóng Ma Trong Mây
- Chương 11: Chùa Nam Kiều