Bố Già (The Godfather)

8/10 trên tổng số 3 lượt đánh giá
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
Amêrigô Bônaxêra ngồi Ở phòng ba tòa đại hình Niu York chờ xem công lý được thực thi và lưỡi gươm trừng phạt sẽ bổ xuống đầu mấy thằng mất dạy đã hành hung thành thương tật và toan làm nhục con gái lã …
Xem Thêm

Chương 12
"Mai tới nghe..." Johnny Fontane ngoắc tay ra hiệu cho gã quản gia. Gã da đen cúi đầu chào, rút lui khỏi căn phòng ăn rộng mênh mông ngó thẳng ra Thái Bình Dương. Hiệu lệnh không có vẻ chủ tớ mà thân mật, đại để tối nay mắc khách về sớm đi.

Khách tối nay là Sharon Moore, một con nhỏ týp chịu chơi khu bụi đời Greenwich Nữu-Ước qua Hollywood đóng một vai nho nhỏ trong cuốn phim do một tên tuổi lớn sản xuất. Nó đi thăm phim trường và bắt gặp Johnny đang đóng phim cho lão Woltz. Con nhỏ dễ thương, duyên dáng và láu lỉnh nên được anh Johnny mời về nhà chơi, dùng cơm tối. Johnny Fontane mời về nhà chơi thì còn hân hạnh nào bằng!

Nghe danh Johnny hào hoa, em Sharon cứ tưởng đâu đàn anh phải tấn công hăng lắm nào ngờ đàn anh kỵ món thuế thịt Hollywood. Con mồi phải có điểm gì hạp nhãn, trừ khi nhậu say vô thấy gái lại khác. Huống hồ 35 tuổi, một đời vợ ly dị, một đời vợ nɠɵạı ŧìиɧ và em bé bám theo cả đàn thì Johnny còn tha thiết gì? Thấy em Sharon hay hay thì gạ vậy thôi...

Trên bàn đầy thức ăn. Johnny còn lạ gì mấy em quen bóp bụng để dành tiền ăn diện, có dịp đớp thả dàn là phải biết! Rượu cũng sẵn, đủ thứ. Sâm banh ướp lạnh, huýt-ky, cô-nhắc, và bao nhiêu thứ khai vị. Món ăn sắp sẵn, Johnny chỉ việc rót rượu.

Ăn xong, nó đưa em bé sang phòng khách: một phòng thênh thang, có tấm vách thuỷ tinh trong suốt nhìn ra biển. Nó lấy cả chồng dĩa Ella Fitzgerald đặt lên chiếc hi-fi rồi ra nệm ngả người cạnh em. Hai đứa nói chuyện tâm tình, chuyện lăng nhăng... toàn những chuyện ngày xưa chuyện xấu đẹp, vui buồn.... Lẩm cẩm thật, nhưng với Johnny như vậy mới gợi hứng.

Nằm dài ra bên nhau, êm ái thú vị biết mấy! Johnny khe khẽ hôn môi. Em nhận cái hôn nhưng không thích tiến thêm thì tạm thời cứ sơ sơ mé ngoài vậy đó. Xa xa ngoài kia mặt Thái Bình Dương êm ả gờn gợn ánh trăng. "Sao không chơi dĩa của anh?" Giọng nó nũng nịu, vuốt ve lạ. "Đâu cần khoe, em?" Nhưng Sharon nài nỉ.

- Thì không khoe... nhưng dành riêng cho em nghe được không? Hay anh hát cho em nghe... như trên xi-nê anh cất tiếng ca làm bao nhiêu cô rạo rực lên, chết mê chết mệt đó!

Johnny bật cười. Hồi còn trai trẻ... cái mục "anh hát em nghe" này nó biểu diễn biết bao nhiêu lần! Giọng cao cất lên là các em rạo rực bằng thích, giở hết điệu bộ màu mè con gái, mắt sáng lên như đâu đây có sẵn mấy quay phim. Bây giờ thì hết ham. Cả tháng nay sợ thử giọng. Vả lại cóc ở trong nghề các em đâu biết... kỹ thuật phụ hoạ nó quan trọng như thế nào, có phải muốn ca lúc nào cũng được? Giờ nghe lại dĩa mình, nghe giọng lả lướt quyến rũ, làn hơi phong phú, trẻ trung ngày nào quả có thê thảm, khác gì anh kép già sói đầu, bụng bự cho chiếu lại những hình ảnh hào hùng của buổi thiếu thời?

Johnny thú thật: "Giọng anh bây giờ dở lắm. Nghe mình hát chán không thể tưởng tượng."

- Nghe nói cuốn phim đang đóng anh hy sinh mọi quyền lợi... Anh đóng không lấy tiền phải không?

- Đúng. Cát-xê tượng trưng, danh dự thôi!

Nó đứng dậy rót rượu thêm cho em, đưa điếu thuốc chữ vàng bật lửa cho em mồi. Sharon thong thả kéo khói, lót từng ngụm brandy. Johnny ngồi bên, ly của nó rõ ràng đậm hơn. Nó cần nhiều chất men cho máu chảy phừng phừng, cho bùng lên...

Đó là một sự ngược đời. Thông thường phải cho em say để mình tỉnh táo. Cần phải cho người đẹp bốc. Nhưng người cần bốc lại là Johnny!

Vì hai năm nay nó quá phung phí sức lực, cần có hơi men hỗ trợ. Hai năm nay cứ thấy em nào vừa mắt là mời đi ăn nhậu du dương vài hôm, rồi tặng em món quà đích đáng để… cho em de cái một, khỏi lộn xộn. Thiếu gì em tự an ủiđược sống những giây phút thần tiên với Johnny Fontane? Gái đẹp nhiều như vậy thì yêu đương gì? Nhưng chối bỏ sao nổi, một khi các em duyên dáng, mặn mà và tự nguyện đông như vậy?

Johnny tối kỵ những týp núi lửa chỉ chờ “cơ hội” gần gụi một lần để mấy ngày sau kháo ầm lên: “Johnny Fontane hả? Tao vừa ngủ với nó xong. Yếu xèo. Còn thua tao xa.” Lại có những thằng chồng không lạ gì con vợ ngủ với nó mà mặt vẫn cứ nhơn nhơn ra được, thiếu điều muốn bảo thẳng nó rằng ai chớ ông đại tài tử đại ca sĩ Johnny Fontane thìchấp nhận được! Đó là những vụ lạ nhất trong đời nó.

Nó khoái nghe giọng ca Ella Fitzgerald. Rõ ràng, chắc nịch. Ca ra ca, nó hiểu giọng ca rành mạch của ca sĩ này hơn hết mọi thứ và cảm thông thì còn ai cảm thông bằng? Nằm dài ra nệm nghe hơi rượu bốc hừng hực, rõ ràng Johnny muốn cất tiếng ca theo Ella, khỏi cần nhịp điệu gì hết… nhưng có mặt người lạ làm sao thử thách? Một tay nâng ly rượu, một tay nó vuốt ve đùi con nhỏ, luồn dưới lụa tìm đến sự ấm áp, mềm dịu của lớp đùi non. Làn da nõn nà vẫn có mãnh lực khêu gợi thiệt sự! Chán chê thừa mứa đàn bà đến như nó vẫn không khỏi rùng mình rạo rực. Cũng may mà nó còn rạo rực… chớ cứ như giọng ca khi không đi đâu mất biệt thì hỏng!

Johnny khẽ đặt ly rượu xuống bàn, quay mặt lại đối diện Sharon. Mục vuốt ve, tiếp tục nhưng nó tiến hành chậm rãi, chững chạc… Chắc chắn nhưng vẫn nhẹ nhàng, êm dịu. Tuyệt không hối hả, hăm hở. Môi vẫn gắn môi, tay Johnny lần tìm lên khoảng ngực có làn da vô cùng mềm mại, dịu mát như tơ. Con nhỏ có hôn trả những cái hôn vừa đủ thân tình nhưng chưa đến độ mê say. Johnny cũng vậy. Nó ghét những týp đàn bà con gái sớm bốc như kiểu chiếc mô-tơ điện! Chỉ cần một nháng lửa xẹt đúng chỗ là máy chạy vo vo, rung lên từng bộ phận một.

Bàn tay Johnny tự động chạy theo đường cũ, quen lệ rồi...

Dĩ nhiên phản ứng mỗi đứa mỗi khác. Có đứa làm như không hề hay biết, chẳng hề cảm thấy có sự đυ.ng chạm giữa lúc đang hôn mải miết đam mê. Có đứa giật mình, uốn cong người. Có đứa vùng cho anh vài cái tát tai, nhất là hồi Johnny còn chưa có tên! Đó là cả một công trình, cả một kỹ thuật.

Phản ứng của Sharon thật bất thường. Phải nói là kỳ dị. Cái gì nó cũng chấp nhận, cho phép hết. Không hề phản đối, chống cự. Có điều gỡ nụ hôn ra là nó khẽ ngã người về phía sau để nhẹ nhàng đưa tay ra bắt ly rượu làm một hơi dài. Thản nhiên như vậy nhưng rõ ràng một yêu cầu tốp. Johnny biết điệu. Vụ này đã từng có mà? Nó cũng nâng ly rượu, đốt thuốc hút.

Giọng Sharon thật ngoan và dễ thương:

- Không phải tại em không thích anh đâu. Anh dễ thương hơn em tưởng nhiều! Cũng không phải em sợ hay chưa thử, nói thực đấy. Em phải bốc mới thấy hứng, còn không thì…

- Và anh không làm em bốc?

Johnny mỉm cười hỏi, coi bộ chẳng có gì buồn hết làm con nhỏ lúng túng…

- Sự thực thì hồi anh lên… em còn nhỏ xíu. Em mê giọng ca, mê anh đóng phim lắm chớ? Mê lắm lắm… nhưng có điều mình không cùng một thế hệ. Phải chi mình cùng một trang lứa thì xong ngay.

Nghe nó nói, Johnny không thấy ham mấy nữa. Con nhỏ duyên dáng, láu lỉnh thật. Nó không mê anh Johnny đến độ hiến dâng hay sẵn sàng nạp thuế thịt để tiến thân sau này. Nó là thứ đàng hoàng. Nó không như con nhỏ hồi nào, đi với nhau lu bù nhưng đã nuôi sẵn định ý. Có ham đến mấy cũng từ chối để tự hào với mình hay với chúng bạn: “Biết sao không? Johnny Fontane mê tao, gạ tao quá xá… nhưng tao thèm vào!”

Có lẽ vì cảm thấy già rồi nên Johnny không bực bội. Không ham thì càng đỡ mệt. Nó tỉnh bơ uống rượu nhìn trời. Sharon thỏ thẻ:

- Anh đừng buồn em nhe, Johnny? Tại em hơi quê, em chưa hạp cái lối sống Hollywood.

Nó mỉm cười vuốt má con nhỏ. Đưa tay kéo cái váy lụa xuống cho nó trùm quá đầu gối, nó nói dịu dàng:

- Buồn gì mà buồn? Lâu lâu cũng phải có vụ yêu đương chay tịnh lành mạnh một chút chứ!

Sự thực Johnny có cảm thấy thoải mái sau vụ “làm ăn” thất bại chính bởi vì nó khỏi phải hùng hục đóng vai trò si tình đòi yêu, đã nhập trận là phải gạ gẫm yêu bằng được. Phải chiến thắng đàn bà con gái bằng được như trên màn ảnh. Cái lối yêu thật mệt mỏi!

Sau một tua rượu và một chầu hôn sơ sài nữa là Sharon đứng dậy đòi về. Lịch sự như thường lệ, Johnny hỏi: “Lần khác mình sẽ gặp lại nhau nghe em” thì con nhỏ đáp thẳng băng, thành thực:

- Thôi, mất thì giờ của anh… và chẳng đi đến đâu hết! Cảm ơn anh! Mai sau về già biết đâu chừng em chẳng có quyền kể lại cho đám con cháu nghe rằng ngày xưa đã có lần tao và Johnny Fontane hai đứa ở với nhau một phòng gần trọn đêm và chẳng có gì xảy ra.

- … Chẳng có gì xảy ra vì tao nhất định không chịu.

- Nhất định… là chúng nó khỏi tin!

Hứng chí Johnny khôi hài:

- Không tin thì để anh cấp cho em cái giấy chứng nhận? Viết tay đàng hoàng.

Con nhỏ lắc đầu cười. Johnny tiếp:

- … Hay có thằng nào dám nghi ngờ lời em thì em phôn cho anh một cú? Anh sẽ vạch mặt chúng! Anh sẽ bảo rằng anh đã rượt bắt em cả đêm trong phòng mà em nhất định không chịu là không chịu.

Đùa quá hoá ác thật! Con nhỏ hơi nhăn mặt khiến Johnny biết ngay là đã đi quá lố. Nói như vậy có khác nào bảo thẳng nó rằng tại tao không muốn nên không thèm gạ gẫm tới, bằng không mà phải bị rơi? Hay vì mày người ngợm chẳng ra gì nên tao không thèm? Nghĩa là nếu có kể lại con cháu nghe thì phải thêm vô: “Tao còn giữ gìn được hôm đó vì Johnny coi bộ không tha thiết lắm.”

Cảm thấy hơi thương hại, nó vỗ về con nhỏ:

- Đùa đấy thôi em! Có phải cứ đυ.ng gặp cô nào là làm cô ấy đâu? Có chuyện gì cần đến em cứ phôn cho anh một cú.

Sharon chỉ “Dạ” rồi rút lui.

Đêm còn dài quá biết làm gì cho hết? Dĩ nhiên Johhny có quyền sử dụng cái mà lão Woltz gọi làxưởng thịt , đám đào non Hollywood lúc nào chẳng sẵn sàng gật? Nó muốn một bạn chung chăn gối và tâm tình kia! Tự nhiên nó nghĩ đến con vợ đầu tiên Virginia. Phim quay sắp xong, nó sẽ rảnh rang nhiều. Có quyền về thăm, săn sóc mấy đứa nhỏ chớ?

Sự thực nó cũng e ngại Virginia. Nó đâu đã đủ tư cách đối phó với những quân săn gái, mấy thằng bảnh bao cố đeo bằng được để tán tỉnh gạ gẫm? Tụi này làm được là dám khoe ầm lên “Tao vừa quất con vợ thằng Johnny Fontane, con vợ chính của nó.” Tuy nhiên dù sao Virginia cho đến giờ vẫn còn giữ gìn được, chưa thằng nào dám ấm ớ. Còn con Margot thì thôi… khỏi nói!

Johnny bèn nhấc phôn lên. Tiếng Ginny nó nhận ra ngay. Nó đã nhận ra từ năm lên 10, từ năm hai đứa cùng học lớp Nhì với nhau kia mà?

- Ginny hả? Có bận gì không? Về thăm bây giờ được không?

- Được. Bọn nhỏ ngủ cả rồi… tôi không muốn đánh thức.

- Không sao, tôi muốn nói chuyện với cô kia.

Đầu dây đằng kia có chút ngập ngừng. Làm như nó cố trấn tĩnh để giữ giọng bình thản, không cần quan tâm cho lắm.

- Có chuyện gì đấy? Có quan trọng không?

- Không, bữa nay phim vừa quay xong. Tôi muốn về thăm cô và tụi nhỏ một chút. Có chắc tụi nó ngủ hết chưa?

- Anh muốn về thì về. Tôi cũng mừng cho anh đóng được phim đó.

- Cám ơn. Nửa giờ nữa tôi sẽ tới.

Ngồi trong tắc-xi ngó vô căn nhà xưa ở Beverly Hills, nó ngẫm nghĩ lờiBố-Già . Thằng đàn ông có quyền sống theo ý mình muốn. Cái khó là biết mình muốn gì. Nó muốn gì, chẳng hạn.

Ginny đón nó ngoài cửa. Người nó nhỏ nhắn, xinh đẹp, mớ tóc nâu nâu rõ ràng gái Ý. Đúng týp nội trợ và vợ hiền, khỏi có anh nào chàng màng. Đối với Johnny đó là điều quan trọng. Dù tình yêu không còn nữa! Nó không còn thấy kɧoáı ©ảʍ gì trong vụ ăn nằm với vợ cũ. Có lẽ vì chán chường nhau quá. Giữa hai đứa bây giờ tuy chưa phải kẻ thù nhưng Ginny vẫn hận, chẳng bao giờ tha thứ.

Ginny pha cà phê, dọn mấy cái bánh nhà làm. Johnny cởϊ áσ, cởi giầy nằm dài ra đi-văng, mệt mỏi quá. Ginny ngồi trước mặt, cười ngỏn ngoẻn: “Lạ quá!”

- Cái gì lạ?

- Johnny Fontane mà chịu “thất nghiệp” một đêm, không có em nào mà không lạ sao?

- … Thì Johnny Fontane cũng phải có lúc mệt mỏi, hết hứng chớ? Có một em lúc nãy, nhưng bị em đá đít còn mừng nữa!

Ít khi Johnny nói thẳng thừng như vậy. Nó cũng ngạc nhiên thấy vợ cũ có vẻ tức tối: “Không biết chừng nó làm bộ màu mè vậy để anh kết thêm!” Ginny làm như còn ghen tức nữa mới lạ!

- Kết cái gì! Chán đến mang tai rồi, mệt mỏi quá. Bây giờ mất giọng ca rồi làm sao mà bừa bãi mãi được? Cũng phải giữ sức khoẻ.

- Thảo nào! Trông anh hồi này đỏ da thắm thịt đấy. Hơn hình chụp nhiều.

- Đâu có? Thêm nhiều mỡ, sói đầu thêm mới đúng. Chỉ còn trông cậy ở cuốn phim này, nếu không lên nổi thì giải nghệ về nhà mở quán ăn mất. Có cô đỏ da thắm thịt thì có. Không chừng cô đi đóng phim lại hay!

Johnny nói vậy thôi chớ làm gì nó chẳng biết vợ cũ 35 tuổi và ở đất Hollywood này đàn bà tuổi 35 có giữ gìn đến đâu cũng vẫn bị liệt vào hạng “lão bà”. Chỉ vì mấy con nhãi con xinh như mộng đổ về đây nhiều quá, đứa nào cũng trẻ đẹp, căng nhựa sống chỉ cần một năm hai năm thử thời vận. Có đứa lộng lẫy đến đứng tim đàn ông, nếu đừng mở miệng, nếu đừng để sự thèm khát tên tuổi làm nhạt nhoà đôi mắt đẹp như nhung.

Một trung niên thiếu phụ làm sao cạnh tranh cho nổi? Có duyên dáng, lịch thiệp, thông minh đến đâu cũng đành phải chịu thua tuổi trời, nghĩa là đầu hàng tuổi thanh xuân mơn mởn. Phải chi những thứ gái non không nhan nhản thì một thiếu phụ xinh xắn như Ginny cũng có nhiều hy vọng lắm chớ? Nhưng với anh Johnny Fontane thì chúng sẵn sàng quá, đâu đến lượt Ginny đóng phim?

Vì vậy, nghe Johnny Fontane nói chuyện “đi đóng phim”, Ginny làm gì không biết nó nói lấy lòng? Bản chất của Johnny là vậy, dù lên bao nhiêu, dù bao nhiêu nàng chạy theo, nó vẫn quý trọng đàn bà. Lúc nào cũng sẵn sàng khen đẹp, khen duyên dáng, mau mắn bật lửa cho người đẹp hút thuốc, mở cửa nhường đi trước. Với bất kỳ cô nào, dù không biết đến tên, dù chỉ tình nghĩa một đêm Johnny cũng thực lòng quý mến. Chìu chuộng khéo đến như vậy thì làm sao không nhiều cô chết mê chết mệt?

Còn lạ gì tính nết nó nên Ginny mỉm cười:

- Thôi, cho tôi xin đi ông! Ông “ngọt” với tôi 12 năm nay… tôi còn lạ gì mà phải bốc?

- Không, tôi nói thực đấy! Tôi chỉ mong được như cô hồi này…

Johnny gật gù nằm dài ra đi-văn trông có vẻ mệt mỏi thật nên Ginny không cãi nữa… mà hỏi một câu an ủi:

- Cuốn phim có khá không? Liệu có mang lại cho anh cái gì không?

- Nhất định có chớ? Nhờ nó tôi có thể lên trở lại cái một. Nếu bắt được mộtOscar và chịu khó vận động thì có thể chẳng cần phải ca hát, tôi cũng có thể thành công lớn. Nghĩa là có thể chu cấp cho cô và các con thêm chút nữa.

- Mẹ con tôi đủ rồi. Thừa là khác!

- Tôi cũng muốn săn sóc tụi nhỏ nhiều hơn nữa. Nghỉ ngơi một chút cũng là vừa. Chẳng hạn mỗi thứ Sáu mỗi về nhà ăn cơm với tụi nó, xa đến đâu, bận bao nhiêu cũng về. Rồi mấy ngày nghỉ cuối tuần bố con đi chơi với nhau, rồi nghỉ hè nữa…

Ginny bước tới đặt cái gạt tàn lên trên ngực cho nó gạt tàn thuốc. “Vụ đó tôi đồng ý. Anh biết không, sở dĩ tôi không đi lấy chồng là vì tôi muốn anh còn được làm cha chúng nó.”

Ginny nói thật tỉnh táo, tuyệt không xúc động nhưng nằm ngó nhìn lên trần nhà. Johnny cảm thấy hết nỗi cay đắng chất chứa, sự oán hận giằn vặt đã có lần nó đổ lên đầu thằng chồng bỏ vợ bỏ con xé giấy giá thú để chạy theo một con điếm… để rồi sự nghiệp bắt đầu suy sụp theo.

Để lảng sang chuyện khác, bất thần Ginny hỏi: “Có người vừa điện thoại cho tôi… đố anh biết ai đây?” Cái trò đố biết, úp mở là Johnny không khoái. Nó nằm yên, không trả lời, không đoán. Rốt cuộc Ginny phải xì ra: “Bố-Giàanh đấy!”

Johnny ngồi nhỏm dậy:

-Bố-Già ? Quái lạ, ổng có xài phôn bao giờ? Mà ổng nói gì?

- Ổng biểu tôi phải giúp anh. Là anh có thể lên trở lại, anh đang lên… anh cần phải có người trọn tin anh. Tôi có hỏi tại sao tôi phải làm vậy thì ổng nói… vì anh là cha sắp nhỏ, có vậy thôi. Ổng nói nghe dễ thương hết sức vậy mà báo chí đăng những chuyện ghê gớm gì đâu không!

Ginny cũng thuộc týp ghét tê-lê-phôn. Trong nhà bắt buộc phải có thì chỉ để dưới bếp một, trong phòng ngủ một còn bao nhiêu cho gỡ hết. Chợt nghe điện thoại reo dưới bếp. Nó chạy xuống nghe, và trở lại liền, vẻ ngạc nhiên còn hiện rõ trên khuôn mặt:

- Điện thoại của anh mới lạ! Tom Hagen kêu... biểu có chuyện quan trọng lắm.

Johnny lật đật chạy xuống bếp nhấc phôn lên:

- Johnny nghe đây, Tom.

- Ông già muốn tao gặp mày, thu xếp vài công chuyện cho mày khi cuốn phim vừa quay xong. Ổng biểu tao phải đáp phi cơ sang Los Angeles ngay sáng mai. Mày ra phi trường đón tao được chớ? Rồi tao phải trở về Nữu-Ước liền, mày khỏi phải sợ uổng một đêm vui vẻ vì có mặt tao...

- Bậy nào, Tom! Cái gì mà uổng một đêm vui vẻ! Mày ở lại đêm tao còn mừng chớ! Tao sẽ tổ chức một chầu gặp mặt vui vẻ và giới thiệu vài nhân vật có cỡ Hollywood...

Johnny muốn vậy thực tình. Hắn chỉ sợBố-Già trách hay bà con phàn nàn lên chân rồi không thèm nhớ đến ai, có gặp chỉ sợ mất mặt với khách sang... nhưng Hagen từ chối:

- Tao phải lên phi cơ về ngay thật. Sáng sớm cũng phải về. Mày nhớ ra phi trường đón tao chuyến 11 giờ 30 từ Nữu-Ước sang nghe?

- Chắc chắn tao sẽ ra.

- Mày cứ ngồi nguyên trên xe. Nhớ cho thằng nào ra đón. Lúc thấy tao ra khỏi máy bay nó sẽ đưa đến xe mày.

Johnny OK rồi gác phôn, đi ra phòng khách. Ginny ngước nhìn muốn biết chuyện gì xảy ra. “Ông Già muốn giúp tôi một vài việc nữa. Cái vụ đóng phim này cũng ổng lo giùm mới được... mà chẳng hiểu ổng làm cách nào hay tuyệt! Nhưng sự thực mình chẳng muốn ổng dính dáng thêm vô nữa.”

Johnny ngả người ra đi-văn. Mệt mỏi thiệt tình. Ginny bèn đề nghị:

- Khuya rồi, nếu mệt anh chẳng cần về nhà mất công. Anh có thể ngủ đỡ ở phòng vẫn dành cho bạn bè được mà? Sáng mai anh có thể ăn sáng với bọn nhỏ. Về bây giờ thật buồn. Anh không thấy sợ cô đơn hả? Tôi không muốn anh phải cô độc... một mình một nhà ở đằng ấy.

- Tôi có ở nhà bao nhiêu đâu mà sợ?

- Cái đó tôi biết, anh khỏi nói! Để tôi đi dọn phòng cho anh.

- Ủa, mình không cùng phòng được sao?

Ginny đỏ mặt “không”. Cả hai đứa cùng cười, không hận nhau nữa dù không ngủ chung phòng.

Sáng mai Johnny ngủ dậy quá trễ. Có lẽ gần trưa rồi, nếu không ánh nắng đâu có chiếu xuyên qua mành cái điệu kia? Nó đánh tiếng lớn: “Ginny... dậy rồi! Có còn được điểm tâm không đây?” Có tiếng vọng vào “Chờ chút... Có ngay!”

Mà có ngay thật. Có lẽ Ginny đã sửa soạn chu đáo sẵn, chỉ đợi nó dậy là mang vô. Nó vừa châm hút điếu thuốc đầu tiên trong ngày thì cửa phòng bật mở, hai đứa con gái tà tà đẩy cái xe vô.

Chao, hai đứa con gái lớn! Johnny ngồi sững sờ cảm động. Tụi nó lớn khϊếp, mà càng lớn càng xinh. Những con mắt mở lớn sáng long lanh, ngạc nhiên... chỉ chờ một hiệu lệnh là nhảy vô ôm lấy bố. Tóc chúng để dài, cột đuôi ngựa vắt vẻo. Dép da trắng, quấn ngang người tấm khăn làm bếp lối các bà già ngày xưa thấy dễ thương hết sức! Hai đứa đẩy xe tới, đợi bố kêu. Johnny vội dụi điếu thuốc, mở rộng vòng tay là chúng reo lên, nhảy vào lòng.

Johnny ôm chặt hai con, áp má vào những cái má mũm mĩm hồng hào và cà bộ râu chưa cạo lởm chởm vô cho chúng nhột. Lúc bấy giờ Ginny mới vô đẩy tiếp cái xe tới tận giường. Nó chỉ việc nhích người lên chút xíu mọi việc đã có người hầu. Ginny ngồi mép giường đổ cà-phê, trét bơ vô bánh...

Hai đứa nhỏ ngồi sang một bên ngó bố ăn. Coi, tụi nó lớn bộn rồi, hết chơi trò ném gối mà bố cũng hết tung lên đỡ nổi! Chóng quá, mới ngày nào... Sắp sửa đến cái tuổi ra ngoài đường có thằng chọc ghẹo, phá phách rồi đây!

Tụi nó há mồm để bố đút từng miếng bánh, sì sụp hút cà-phê của bố! Hệt như ngày nào Johnny còn theo ban nhạc đi ca, bận rộn tối ngày nên ăn uống chẳng có giờ giấc. Mò được về nhà lúc nào là Johnny khoái mấy bố con ăn chung. Hồi đó tụi nhỏ thích dẫu 7 giờ sáng được ăn bít-tết khoai chiên, chiều tối mới trứng gà chiên thịt muối thì lạ lùng quá, không thích sao được?

Johnny cưng con lắm. Đó là một vụ chỉ mẹ chúng nó và mấy anh em thân thích biết. Đó là nỗi khổ tâm cực độ khi phải ly dị nhau và rời khỏi mái nhà này. Johnny đã tranh chấp kịch liệt để giữ nguyên vẹn quyền làm cha và đã làm đủ mọi cách để Ginny phải chấp nhận sự thực này: Tôi không muốn thấy cô đi lấy chồng khác chẳng phải vì ghen hoặc không muốn cô sung sướиɠ. Mà chỉ vì mấy đứa con tôi, tôi không muốn thằng nào làm cha chúng nó.

Chính vì lẽ đó tờ cam kết cấp dưỡng đã gài Ginny vào điều kiện tài chính: còn ở vậy nuôi con thì còn thừa tiền mà đi lấy chồng là khỏi. Có quyền hiểu ngầm rằng bắt bồ ở một chỗ nào khác cũng vẫn được, miễn đừng chính thức vác một thằng nào về nhà bắt mấy đứa nhỏ gọi bằng cha! Về khoản “bồ” thì còn lạ gì tính nết Ginny? Mấy thằng ************** đực Hollywood có đánh hơi thấy bà vợ lớn Johnny Fontane là cả một mỏ vàng kếch sù chạy theo tán tỉnh chắc chắn chỉ có lỗ vốn. Nó thuộc týp ái tình lạc hậu, như mấy bà già xưa!

Ấy thế mà nối lại duyên xưa thì khỏi có. Hai đứa cùng không muốn vì không lạ gì nhau. Ginny chịu sao nổi tính nết hoang đàng ************** bợm của một thằng chồng cứ thấy con nào trẻ đẹp hơn vợ mình là mê? Còn ai lạ gì đóng phim với cô nào là Johnny quất cô ấy, ít nhất cũng một lần? Nếu nó chạy theo sắc đẹp như điên thì mấy cô cũng chịu anh chàng bô trai bằng thích!

Ginny xua mấy đứa nhỏ đi, hối thúc “Anh mặc quần áo lên phi trường đón Tom là vừa.” Johnny đợi đến lúc này mới cho biết: “Cô biết sao không? Tôi đang làm thủ tục ly dị. Lại sắp độc thân.”

Johnny mặc quần áo vô. Từ hôm đám cưới Connie, hai đứa chẳng đồng ý là nó có quyền để ở nhà này mấy bộ đồ để những lúc cần là có ngay hay sao? Ginny ngó nó mặc quần áo, không buồn để ý vấn đề ly dị mà chỉ hỏi: “Còn hai tuần nữa đến Giáng Sinh rồi. Anh có về nhà không... để tôi còn lo sửa soạn?”

Nghe nó hỏi, Johnny ngẫm nghĩ. Từ hồi nào đến giờ, Giáng Sinh đối với nó là mùa làm ăn, được mời đi ca hát liên miên. Nhưng đúng ngày lễ là bao giờ cũng ở nhà với vợ con. Năm ngoái nó đã mắc sang Tây-Ban-Nha đeo theo con đào hát bóng nên xa nhà rồi. Nếu năm nay không về thì lại phải đợi đến sang năm chắc?

“Được, tôi sẽ về nhà đêm Giáng Sinh và trọn ngày hôm sau.” Johnny không nhắc đến đêm Giao Thừa vì đã có thông lệ. Khoảng thời gian ngắn ngủi giữa năm cũ và năm mới dành để đi lông bông, ăn nhậu thả giàn với mấy thằng bạn thân. Đâu thể để vợ con dính vô những vụ đi hoang này?

Lúc Johnny khoác áo vét vô, Ginny đứng bên vuốt áo, phủi bụi dùm. Nó thích ăn diện chững chạc. Ginny để ý thấy nó hơi cau mặt khi thấy cổ sơ-mi ủi không đúng ý thích mà cặp khuy măng-xết để ở nhà từ hồi đó nay xài đỡ chẳng hài lòng chút nào. Bộ khuy có vẻ “ăn diện”, bây giờ không đúng mốt Johnny nữa. Ginny cười mỉm: “Anh đừng ngại. Ai chứ Tom không để ý đến những cái vụ này đâu!”

Johnny được ba mẹ con đưa ra tận xe. Hai đứa con gái đi hai bên, mỗi đứa nắm một tay bố vung vẩy, mẹ tà tà đi sau. Ginny lấy làm mừng vì nó có vẻ hạnh phúc tràn trề. Johnny nhấc bổng từng đứa lên, hôn mỗi đứa một cái. Hôn phớt vợ cũ một cái tạm biệt, nó nhảy vào xe. Xưa nay Johnny đâu có chịu những màn từ biệt bịn rịn, lẩm cẩm?

oOo

Vụ ra đón Hagen ở phi trường đã có thằng bí thư phụ trách báo chí của nó lo liệu trước. Johnny về nhà đã thấy chiếc xe cho mướn với tài xế chờ sẵn. Cùng với một gã đàn em nữa, cả bọn lên xe ra phi trường.

Đúng như Hagen đã dặn, vừa thấy dạng nó là Johnny sai thằng bí thư chạy ra đón. Hagen bước vô xe, sai một cái bắt tay là lo chạy một mạch về nhà.

Chỉ còn hai đứa ở phòng khách. Tuy có thân thiện đến mấy thì giữa hai đứa vẫn có một cái gì lạnh nhạt. Johnny vẫn không quên hồi còn bịBố-Già giận, chính thằng Tom đã chận đầu nó mấy lần. Mà Tom dù biết vậy cũng lờ đi, coi như đó là một trong những bổn phận chính đáng của một thằngconsigliori . Vẫn biết là chỗ bà con thân thuộc song có phải muốn phá khuấy Ông Trùm lúc nào cũng được đâu?

- Ông già sai tao qua đây để giúp mày một vài việc. Tao muốn làm cho xong, trước Giáng Sinh.

- Phim xong rồi. Thằng cha đạo diễn người đứng đắn, đối với tao tử tế. Nó quay đàng hoàng và tao là vai chánh… không lẽ cắt hết cả, vứt đi cho lão Woltz và hãng đốt bỏ 10 triệu đô-la? Bây giờ phim thành công hay thất bại ăn thua ở khán giả coi tao đóng có khoái hay không mà thôi.

Hagen nhóng hỏi:

- Đối với một thằng diễn viên thì giảiOscar có quan hệ tối yếu cho tương lai, sự nghiệp thiệt sự… hay chỉ là một trò quảng cáo, nghĩa là có hay không cũng chẳng ăn thua gì? Tao không nói đến vấn đề vinh quang, tên tuổi. Cái đó ai chả ham!

Johnny cười lớn:

- Ai chẳng ham có tên tuổi thật, trừBố-Già! Và mày nữa. Một cáiOscar đâu phải trò quảng cáo, mày? Nó ghê gớm lắm chớ? Bắt đượcOscar là kể như lên trong vòng 10 năm đi, tha hồ kén chọn vai trò với hãng mà quần chúng cứ thấy tên là đi coi ào ào. Dĩ nhiên không phải cóOscar là có đủ mọi thứ, nhưng nó quan trọng nhất trong sự nghiệp diễn viên. Năm nay tao cũng dám bắt một cái lắm, chẳng phải tao diễn xuất hay ho gì… nhưng vì xưa nay quần chúng chỉ coi tao như ca sĩ mà cuốn phim này tao đóng cũng có nét lắm.

- … Nhưng ông già biểu tao rằng cứ như hiện tình thì mày cóc có tí ti hy vọng gì!

Johnny Fontane gân cổ cãi:

- Mày nói thế đâu được? Phim đã chiếu đâu… cắt xét còn chưa xong mà? Ông-Già đâu có ở trong nghề mà biết? Bộ ổng sai mày đi 5 ngàn cây số sang đây chỉ để nói với tao có vậy?

Nó uất ức thật sự nên giọng nói nghe như muốn khóc. Hagen phải lựa lời giải thích:

- Johnny, tao đâu biết quái gì về điện ảnh? Tao chỉ nhắc lại lời ổng, mày nhớ vậy! Ổng có mang vụ làm ăn, nghề nghiệp của mày ra thảo luận với tao nhiều lần, coi bộ ổng lo cho mày, cho tương lai mày. Theo ổng thì mày còn phải cần ổng giúp nên ổng muốn lo cho mày một lần cho xong. Đó là lý do tao được cử sang đây. Ông già muốn mày với cao lên, chớ đừng nghĩ mình chỉ là một ca-sĩ, chỉ là một diễn viên. Mày phải coi như mình là chủ, mình có thế lực thử coi?

Johnny rót rượu ra ly cười hề hề:

- Thế lực! Nếu tao hụt cáiOscar năm nay thì thế lực dám bằng hai đứa con gái tao lắm. Giọng ca tao đâu còn nữa? Phải chi còn thì còn xoay sở đỡ được! Nhưng tại sao ông già biết chắc tao cần? Trời đất, ổng phải biết nên ổng mới nói chớ? Có bao giờ ổng lầm đâu mà không tin?

Hagen đốt một điếu xì gà nhỏ:

- Có tin Jack Woltz không chịu chi tiền để vận độngOscar cho mày. Đúng hơn là lão rỉ tai những thằng có thẩm quyền bỏ phiếu lờ mày đi. Thay vì vận động cho mày, lão chỉ tung tiền quảng cáo phim. Cho dù phim có kém vì mày hụt giải lão cũng chỉ thua thiệt phần nào. Chỉ chết mày! Nghe nói lão còn sắp xếp để mày không hy vọng được đề nghị tranh giải nữa kia! Bằng đủ mọi thủ đoạn hối lộ: tiền, gái, hứa hẹn cho việc…

Johnny nhún vai. Nó rót ồng ộc huýt-ky vào ly nốc một hơi. “Nếu vậy thì tao chết chắc!” Hagen nhếch mép, chán chường ngó nó: “Mày uống làm gì nhiều thế? Rượu đâu có chữa lại được giọng mày?” Tự nhiên Johnny bật một câu: “Thôi… đi cha mày đi!”

Khuôn mặt Hagen thoáng lạnh tanh. Nó không nổi giận mà chỉ nhỏ nhẹ: “Thôi được… Tao chỉ nói chuyện công việc thôi vậy!”

Biết quá lỡ lời, Johnny bèn cầm ly rượu đứng dậy ra trước mặt Hagen:

- Xin lỗi mày, Tom. Tao không định nói thế… tao cáu mày lãng xẹt. Tại tao… ức thằng khốn nạn Jack Woltz quá. Tao chỉ muốn gϊếŧ nó mà tao không dám nói với ông già. Nên tao sủa bậy với mày…

Không hiểu có kịch không mà giọng Johnny nghẹn ngào có nước mắt cẩn thận. Nó cầm ly huýt-ky liệng vô vách nhưng vì đuối sức và phần vì gặp thứ ly dầy tổ bố nên không những đυ.ng vô tường đã không bể mà còn tà tà lăn trở ra vừa vặn tới chân cu cậu. Nó bực bội há miệng ngó rồi la “Trời đất” và phát cười ha hả.

Nó chậm rãi đi sang bên kia ngồi xuống ghế, đối diện với Hagen.

- Mày biết không, đời tao đã lên hương một thời! Tao bỏ vợ bỏ con đâm xuống dốc ngang. Giọng mất, dĩa bán ế, mất việc ở hãng phim.Bố-Già buồn… tao phôn không thèm nghe, xin gặp không thèm tiếp. Tao bực bội, giận hờn mày là thằng kỳ đà cản mũi, dầu tao biết là mày chỉ làm theo lệnh ổng. Tao không thể giận ổng… nên trút bậy sang mày. Nhưng mày vẫn lẳng lặng được thì tao phục. Tao xin lỗi mày, tao chuộc lỗi bằng cách nghe lời mày. Từ nay tao không nhậu nữa. Cho tới ngày tìm lại được giọng ca. O.K. chứ?

Nghe Johnny năn nỉ hứa chừa rượu, tự nhiên Hagen hết giận. Vì nó thành thực. Một thằng đàn ông 35 tuổi như nó phải có một điểm gì được nên Ông Già mới thương như vậy chớ! Nó làm như sợ mất lòng Hagen là thế nào cũng có chầu kẻ vạch vớiBố-Già vàBố-Già mà ghét thì nó chết luôn nên Johnny sợ cuống cuồng. Điều đó làm Hagen bực mình. Ông Trùm đâu phải thứ người nghe kẻ vạch, đang thương hoá ghét vì một lời của đệ tam nhân?

- Bỏ chuyện ấy đi! Sao mày phải ngán thằng cha Woltz phá? Nó phá cách nào Ông Già cũng đỡ cho mày được hết, tin tao đi. Năm nayOscar sẽ về mày, nhưng ổng biểu mày cần phải làm lớn hơn lên cao hơn chớ một cái giải mà làm gì! Mày có đủ tư cách, đủ năng lực tự mình đứng ra làm phim, từ đầu đến cuối hoàn toàn độc lập!

- Mày nói là ổng sẽ lo cho tao bằng được một giảiOscar ?

- Ô hay, nếu mày tin là thằng cha Woltz phá mày được thì tại sao Ông Già lại không làm ngược lại nổi kia? Để cho mày vững lòng tin tưởng làm ăn, tao cho mày hay một điều chớ tiết lộ với ai. Ông Già mạnh hơn Jack Woltz nhiều lắm. Mày muốn biết ổng làm cách nào bắt cho màyOscar hả? Ổng nắm hết mọi nghiệp đoàn trong ngành điện ảnh, trực tiếp hay gián tiếp. Ổng nắm đầu gần hết những thằng giám khảo chớ có gì lạ? Dĩ nhiên nghề nghiệp mày cũng phải vào hạng xuất sắc mới được. Mưu trí của ổng thì lão Woltz sánh sao nổi? Ổng đâu cần dí súng vào đầu người ta… hay dọa đuổi sở để buộc họ phải bỏ phiếu cho mày. Vì ổng, họ sẽ bỏ phiếu cho mày. Như vậy mày đã tin là cóOscar chắc chưa?

- Tin chớ, mày nói là tao tin. Còn vụ làm phim thì sự thực tư cách, năng lực tao có chớ… nhưng tiền đâu? Nhà băng nào cho vay? Mỗi cuốn phim là bạc triệu chớ đâu ít?

Hagen nói vắn tắt:

- Bắt đượcOscar rồi là mày phải có kế hoạch sản xuất 3 cuốn phim đi. Đào kép, chuyên viên phải là nhất nước, xuất sắc nhất. Mày toàn quyền và tha hồ tuyển chọn, bất cứ ai. Mày cứ tính từ 3 đến 5 cuốn đi…

- Mày nói dữ quá! Làm bằng ấy phim là 20 triệu đô-la nghe?

- Đồng ý. Chừng cần tiền, mày tiếp xúc với tao. Tao sẽ cho tên một nhà băng California để mày đến mượn vốn. Đừng thắc mắc, cho mượn vốn làm phim là nghề của họ mà! Mày cứ hỏi tiền theo đúng thủ tục thông thường, đúng nguyên tắc làm ăn. Họ sẽ chấp thuận. Nhưng trước lúc đó mày phải tới tao, cho tao biết qua con số và kế hoạch đã. OK?

Johnny ngẫm nghĩ lúc lâu rồi rụt rè hỏi:

- Còn gì nữa không?

- Mày muốn nói… còn phải làm gì để đền đáp cái sự cho mượn vốn 20 triệu ấy phải không? Dĩ nhiên còn chớ!

Không thấy Johnny thắc mắc hỏi tới, Hagen nói rõ:

- … Mày còn phải làm cái điều mà Ông Già muốn mày làm cho ổng. Dĩ nhiên lúc ấy chính ổng sẽ nói với mày.

- Đúng vậy, phải chính ổng nói ra mới được. Chớ mày hay thằng Sonny biểu tao, bắt tao làm là không được á!

Hagen mỉm cười. Thằng Johnny coi vậy mà khôn đáo để. Nó dư biếtBố-Già thương nó, đời nào đích thân đòi hỏi nó phải làm một điều vô lý hay nguy hiểm? Không khi nào! Nhưng nếu Sonny thì lại khác. Biết vậy Hagen nói ngay:

- Cho mày hay trước là Ông Già đã cấm tao và thằng Sonny triệt để không được chen vô công việc của mày dưới bất cứ hình thức nào… để mày có thể bị liên lụy hay mang tai tiếng. Còn ổng thì dĩ nhiên là không rồi! Mày yên chí đi… tao đảm bảo rằng nếu ổng muốn nhờ vả mày điều gì thì ổng chưa nói ra mày đã xin làm trước kia!

Johnny OK. Nếu vậy thì hay quá!

- Mày phải nhớ điều này. Sở dĩ Ông Già giúp mày là vì ổng tin tưởng, ổng biết mày làm ăn được. Nhà băng bỏ tiền ra cho mày làm phim thì họ sẽ có lời và ổng cũng có lời luôn. Tiền bỏ ra là tiền đầu tư, tiền làm ăn chớ chẳng phải tiền cho mày ăn chơi vung vít. Mày là con đỡ đầu ổng thương nhất thật... nhưng 20 triệu bỏ ra đâu phải chuyện chơi? Đó là điều ổng cần lưu ý mày nhất.

- Mày nói lại là ổng đừng e ngại. Lão Jack Woltz mà làm phim được mà lại còn chủ nhân ông có cỡ nữa... thì ai làm cũng phải được.

- Ông Già cũng nghĩ vậy đó! Bây giờ mày có sẵn xe cho tao ra phi trường được chưa? Những gì cần nói tao đã nói hết rồi. Nhớ là lúc làm giao kèo thì phải lo mướn luật sư. Tao không rành địa hạt này nhưng trước khi ký kết hãy cho tao coi qua xem có gì trở ngại cho mày không. Về vụ thợ thuyền, nhân viên đình công mày cũng khỏi lo. Đỡ tốn lắm lắm cho ngân quỹ sản xuất đấy! Nếu thằng kế toán ghi cái vụ chi phí chống đình công thì mày có quyền gạch bỏ cái một.

- Tao có cần đưa mày kiểm soát trước cái gì khác nữa không? Như chuyện phim, đạo diễn, tài tử chẳng hạn?

- Đâu có! Những cái đó mày toàn quyền mà? Chỉ có một người có thẩm quyền phản đối một vụ gì, đó laBố-Già . Nếu có thì ổng sẽ nói thẳng với mày. Nhưng tao không tinh là ổng sẽ đặt vấn đề! Ổng không rành về điện ảnh, vả lại chẳng bao giờ xía vô công chuyện một khi đã tin và giao cho ai.

- Tốt lắm. Để tao lái xe đưa mày ra máy bay. Mày nhớ cám ơn Ông Già dùm tao. Tao cũng muốn phôn lại hỏi thăm và cảm ơn ông lắm nhưng ổng có xài điện thoại bao giờ đâu? Tại sao kỳ vậy nhỉ?

Hagen nhún vai:

- Đúng, tê-lê-phôn thì ổng khỏi xài! Cũng bất đắc dĩ lắm mới rờ tới. Tại ổng không muốn bị chúng thâu tiếng nói và dùng kỹ thuật “pha trộn” tối tân để một câu chuyện tầm thường có thể biến thể thành một tang chứng gây phiền phức sau này vậy mà? Biết đâu đấy? Xưa nay ổng không muốn để lộ bất cứ một sơ hở nhỏ nhặt nào để bằng vào đó bọn cớm có thể làm khó.

Lúc hai đứa ngồi xe ra phi trường, Hagen mới nhận ra rằng thằng Johnny khôn hơn nó tưởng nhiều! Nội cái vụ đích thân lái xe đưa đi cũng đủ là một bằng chứng. Nó đã biết sử dụng chiến thuật mua lòng người, chiến thuật “ruột” củaBố-Già ! Nó còn là một thằng dám phục thiện và thành thực nữa. Johnny đâu phải týp vì sợ hãi mà phải ngỏ lời xin lỗi ai? Khỏi có! Nó là thằng ngang tàng xưa nay và cũng chỉ vì nết ngang mà luôn luôn có chuyện với các ông chủ hãng và cả các em nữa. Hình như ngay Ông Trùm làBố-Già nó, nó cũng cóc sợ. Chỉ có nó và thằng Michael làdám không sợ ổng!

Hagen thấy gần gụi nó hơn. Bề nào hai đứa cũng còn phải gần gụi nhau, làm ăn với nhau trong mấy năm tới. Tội gì mà lạnh nhạt? Rồi đây nó còn phải làm một vụ nào đó để trả ơnBố-Già , một vụ chắc chắn ổng sẽ không nói ra, không ép buộc nhưng không hiểu Johnny có đủ thông minh để đoán ý ổng, làm cho ổng hài lòng không?

Ở phi trường Hagen không bằng lòng để Johnny cùng ngồi đợi máy bay nên nó lo về trước. Về nhà cũ để còn rộng thì giờ sắp đặt công việc. Thấy nó trở về Ginny lạ lắm. Johnny biết là kế hoạch Hagen vừa nói có tính cách vô cùng quan trọng, thay đổi cả cuộc đời nó. Từng là tài tử lớn thật nhưng mới 35 tuổi đầu đã xuống chân, xuống thật sự. Dù có bắt đượcOscar thì cũng có nghĩa lý gì, nếu giọng ca mất đứt? Một thứ tài tử hạng nhì, không thực quyền, không tiền!

Giả thử nó là chủ nhân ông thực sự thì con nhỏ duyên dáng láu lỉnh, phóng túng hồi hôm đâu có cho nó de nửa vời? Bây giờ nhờ thếBố-Già nó có thể mượn tiền làm ăn, làm chủ lớn như bất cứ thằng chủ hãng phim nào ở Hollywood. Nó dám làm vua Hollywood luôn, làm một thứ ông Trùm cũng không chừng. Johnny mỉm cười hài lòng.

Dĩ nhiên nó có quyền ở lại nhà này vài tuần, hay hơn nữa. Hàng ngày tà tà dẫn con đi chơi, rủ mấy thằng bạn về. Không rượu không thuốc lá và giữ sức thử coi. Biết đâu có giọng trở lại? Nếu vậy thì sung sướиɠ quá! Có tiền củaBố-Già giúp nữa thì Johnny sẽ là chúa ở đất Mỹ này. Nó sẽ không phải lo còn giọng mất giọng mà khán giả khoái hay không cũng chẳng cần. Vì sự nghiệp của nó dựng bằng tiền sẽ mọc rễ chắc chắn. Nó sẽ có quyền và có thế của một thằng có nhiều tiền.

Thêm Bình Luận