25.
Nhưng mà em ghét đậu phụ, Giang Miểu, em ghét đậu phụ. Đậu phụ là loại thức ăn dễ tính nhất thế gian, nó hòa thuận với mọi nguyên liệu khác. Đậu phụ nấu với hành thì có vị hành, nấu với ớt thì có vị cay, nấu với nước dùng thịt thì có vị thịt. Dùng đũa chọc vào nó thì nó sẽ lõm một lỗ, dùng thìa nghiền nó thì nó sẽ vỡ vụn ra thành bã.
Nó hiền lành và khoan dung đến vậy, chịu đựng mọi sự tàn nhẫn của số phận trong việc chế biến. Nhưng mà, việc chịu đựng không mang lại bất cứ lợi ích gì cho đậu phụ.
Đậu phụ vẫn là đậu phụ, đậu phụ chỉ có số bị ăn mà thôi.
26.
Trời đã khuya, tôi gõ cửa nhà gã lang y. Ông ta mở cửa trong trạng thái mơ màng, hỏi ai đấy. Tôi khẽ nói: "Là tôi, Bình Bình, xin ngài mở cửa."
Ông ta mở một khe nhỏ nhìn ra, tôi đứng dưới ánh trăng, cúi đầu. Ông nói qua khe cửa: "Lần đầu có giá, lần sau không như vậy."
Tôi gật đầu e lệ: "Con biết rồi, con sẽ không đòi nhiều đâu." Thời buổi loạn lạc, cướp bóc hoành hành, quan phủ không quản lý.
Cuối cùng ông đành lòng mở cửa, vừa bước vào nhà vừa mở dây lưng quần.
Rồi ông ta đứng hình, bởi bóng tôi in trên nền đất của sân nhỏ. Tay tôi yếu ớt, giơ cao một chiếc rìu, chiếc rìu đã gϊếŧ Đại Hoàng. Chiếc rìu đen nhánh, treo lơ lửng trên bóng tối đen của ông, tựa như lưỡi hái tử thần.
27
Ông ta sợ hãi đến mức run rẩy, đôi chân mềm nhũn như mì, người nghiêng về phía trước ngã xuống đất, rỉ ra một vũng nướ© ŧıểυ. Gã lang y này lại không hề phản kháng lại tôi, hắn ta chỉ biết sợ hãi, chỉ biết trốn tránh, có vẻ như hắn ta cũng bị người khác ức hϊếp rất lâu rồi.
Tôi không quen dùng rìu, bởi vì cha mẹ và Giang Miểu yêu quý tôi, họ đều không muốn tôi làm những việc nặng nhọc.
Họ tin tưởng một cách thành kính rằng tôi sẽ học hành, sẽ viết lách, sẽ thay đổi số phận của tất cả mọi người. Hơn nữa, đây là lần đầu tiên tôi gϊếŧ người, cũng hơi căng thẳng, nhát rìu không đẹp, đánh trúng vào vai trái của ông ta.
Ông ta lăn lộn chạy trốn, trong sân nhỏ cuồng loạn mà chạy, vừa chạy vừa la lên: Cứu mạng! Cứu mạng.
Nhưng mọi người đều không đủ ăn, ai sẽ quan tâm đến ông ta cơ chứ? Thiếu một cái bánh bao, quan trọng hơn nhiều so với một mạng người mất đi.
Tôi tức giận vì ông ta ồn ào, làm tâm trạng tôi càng thêm phiền muộn. Tôi điên lên, không kìm nén được mà la hét: A! A! A!
Tôi kéo lê cái rìu, nó tạo ra tiếng kêu thảm thiết trên mặt đất thô ráp, để lại dấu vết, bắn ra những tia lửa màu vàng óng.
Con mồi của tôi loạng choạng chạy phía trước, cái rìu trong tay tôi kêu lên vang dội phía sau, tôi trần đi chân, đuổi theo, rồi vung rìu.
Chạy mãi chạy mãi, mọi người đều đang chạy, nhưng cái bóng khổng lồ nào đó đang đuổi theo chúng tôi từ phía sau, rốt cuộc là thứ gì.
Là thứ gì đây.
28.
Đó có phải là định mệnh không?
Trần Sinh nói rằng "trẻ em từ khi ba tuổi đã nhìn thấy rõ tính cách", nhưng tôi lúc nhỏ rất ngoan ngoãn. Lúc bé tô rất thích khoe khoang mình là người đọc thơ.
"Xuân Phong đắc ý mã đề tật.
Nhất nhật khán tận Trường An hoa.
"Nhất kị hồng trần phi tử tiếu
Vô nhân tri thị lệ chi lai"
"Lưỡng ngạn viên thanh đề bất trụ,Khinh chu dĩ quá vạn trùng san."
( Mình sẽ chú thích rõ nghĩa 3 đoạn thơ này)
Một chiếc thuyền lá nhỏ bé như thế, làm sao vượt qua ngàn tầng núi? Để qua ngàn tầng núi, thuyền lá đã không còn gì cả.
Sách vở, Đại Hoàng, lương thực, niềm tin, kinh nguyệt, trinh tiết, người thân yêu.
Tôi, kẻ ti tiện này, con kiến hèn mọn này, miếng đậu phụ mong manh này, chiếc thuyền lá bé nhỏ này. Tôi đã không còn cách nào, tôi thực sự không còn cách nào, không còn cách nào để dâng hiến cho khổ đau một lễ vật đáng giá.
Trong tay tôi, điều duy nhất nắm chặt, chỉ là linh hồn không đáng một đồng, linh hồn tự cho là phi thường.
Nếu đã thế, cầm lấy đi, cứ cầm lấy đi.
Tất cả đều dành tặng ngươi, tất cả những gì của tôi. Tất cả đều dâng hiến hết.
- ----- Giải nghĩa đoạn thơ:
春風得意馬蹄疾,日看盡長安花
Xuân Phong đắc ý mã đề tật
Nhất nhật khán tận Trường An hoa.
Có nghĩa:
Đắc ý trong gió xuân nên vó ngựa chạy nhanh. Chỉ trong một ngày đã ngắm hết các hoa đẹp của Trường An.
Câu thơ trong bài Đăng khoa hậu của nhà thơ Đời Đường Mạnh Giao.
Ý nghĩa của bài thơ:
"Những chuyện không vui ngày xưa không đáng để nhắc lại, hôm nay tôi tự do với những suy nghĩ rộng mở không giới hạn. Cưỡi ngựa thong dong dưới làn gió xuân ấm áp, phi nhanh trên con đường trời rộng lớn, dường như tiếng vó ngựa cũng nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn thường lệ, tựa hồ như chỉ trong một ngày có thể ngắm nhìn trọn vẹn cảnh đẹp rực rỡ như lụa của Trường An."
一骑红尘妃子笑
无人知是荔枝来
Nhất kị hồng trần phi tử tiếu
Vô nhân tri thị lệ chi lai
Ngựa trạm phi nhanh bốc lên những đám bụi hồng, nàng phi tử đang cười
Không ai biết rằng quả lệ chi đã về đến Trường An
Câu thơ trong bài thơ Quá Hoa Thanh cung tam tuyệt cú/ 过华清宫三绝句của Nhà thơ Đỗ Mục đời Đường, sáng tác khi đi qua núi Lý Sơn. Để cho Dương Quý Phi có thể ăn những trái vải mà bà yêu thích, Đường Huyền Tông đã ra lệnh mở một con đường cống đường từ lãnh thổ Nam Lĩnh đến kinh đô Trường An, kéo dài hàng ngàn dặm, để vải có thể được chuyển đến Trường An nhanh chóng bằng ngựa. Vì việc này mà rất nhiều người đã chết vì chạy.
Bài thơ lên án cuộc sống xa hoa, vạch trần sự hoang da^ʍ háo sắc của Đường Huyền Tông và cùng với việc cậy vào ân sủng mà kiêu của Dương Quý Phi.
兩岸猿聲啼不住,輕舟已過萬重山。
Lưỡng ngạn viên thanh đề bất trụ, Khinh chu dĩ quá vạn trùng san.
Hai bờ vượn hót âm không đoạn, Thuyền thời nhẹ lướt vạn trùng san
Câu thơ này trong bài “Tảo phát Bạch Đế thành” – Sáng rời thành Bạch Đế của Lý Bạch đời Đường.
Nguyên nghĩa của bài thơ là: Sáng sớm, bầu trời đầy rực rỡ ánh bình minh, tôi bắt đầu lên đường trở về. Từ trên sông ngước nhìn lên cao, có thể thấy Bạch Đế Thành bao quanh bởi mây muôn màu, tựa như lơ lửng giữa trời, cảnh vật huy hoàng rực rỡ! Giang Lăng, nơi nghìn dặm xa xôi, chỉ trong một ngày mà đã đến nơi. Tiếng kêu của đàn vượn ở hai bên bờ sông không ngừng vang vọng, âm vang dai dẳng. Khi tiếng vượn còn đang vang vọng bên tai, chiếc thuyền nhẹ nhàng đã lướt qua những dãy núi liên miên không dứt.