Bích Huyết Can Vân


Chương 25: Người chết sống lại
Sau một lúc im lặng mới nghe âm thanh thứ nhất nói :

- Xin tha thuộc hạ bạo miệng, theo theo thuộc hạ tên họ Mai ấy không đáng lo.

Thanh âm trầm trầm hỏi lại :

- Hãy nói lý do của ngươi?

- Cứ theo tình hình trước mắt, bất cứ lúc nào chủ nhân muốn cũng có thể lấy tính mạng của y được!

- Tuy nói thế cũng đúng, nhưng tự ta rất khó có thể thể hạ thủ.

- Xin chủ nhân cứ hạ lệnh, chúng thuộc hạ nguyện...

- Không dễ vậy đâu, nếu dễ như thế ta còn gì sợ nữa? Ngươi không thấy sao, đã nhiều ngày nay ta vẫn chưa tìm hiểu được lai lịch của y?

- Chẳng phải y đã tự nói...

- Đó là y nói, điều ấy chỉ lừa gạt được trẻ con ba tuổi!

- Thế chủ nhân cho rằng y là...

Thanh âm trầm trầm :

- Ta thấy y có điểm giống... nhưng đâu có thể thế được? Đã lâu rồi, không thể là y được, tuyệt đối không thể, tuyệt không...

- Chủ nhân muốn nói...

Thanh âm trầm trầm dường như không muốn nói rõ, giọng trở nên lạnh lẽo :

- Không có gì!

- Vâng, thuộc hạ không dám hỏi, xin chủ nhân chỉ thị...

- Tuy Văn Nhân Mỹ coi như đã bị trừ khử, nhưng tâm huyết của ta mấy chục năm nay cũng coi như uổng phí, bây giờ ta chẳng còn cần gì ngoài mưu đồ bá nghiệp và phải truy cho ra tung tích Trại Hoa Đà xem lão vì lý do gì mà bắt cóc người?

- Còn Trác thần quân?

- Trác thần quân chỉ vì cứu Văn Nhân Mỹ, còn ta muốn biết vì sao Văn Nhân Mỹ bị bắt cóc, đó là hai chuyện không liên can... Ta giao cho ngươi làm chuyện này được chăng?

- Bẩm chủ nhân, xin tuân lệnh, thuộc hạ đợi đã lâu.

* * * * *

Đó là một tiểu trấn không biết tên gọi là gì. Tuy trấn ấy không lớn nhưng lại không phải ở nơi hẻo lánh nên các khách thương qua lại vẫn đông. Vì vậy, tiểu trấn cũng có nhiều khách điếm. Đó là một khách điếm treo bảng viết hai chữ “Đông Vân”. Cái Đông Vân khách điếm ấy ngoài một tòa nhà chính đằng sau còn có hai dãy phòng. Dãy thứ nhất đa số thuê trọ là các khách buôn từ bốn phương tứ hướng. Dãy thứ hai chỉ có một gia đình duy nhất ở. Gia đình ấy khá lạ lùng gồm một cô nương đẹp như hoa đào hoa lý, một vị thiếu niên áo đen anh tuấn, một vị ra dáng văn sĩ rất lanh lợi thông minh, hai đại hán áo tía và bốn hán tử áo xám vừa đến tiểu trấn này liền bao tiền cả dãy phòng thứ hai ở sân sau. Họ đến đây trên một cỗ xe ngựa, chung quanh rủ màn kín mít vì nghe nói bên trong có một bệnh nhân rất kỵ gió, khi vào khách điếm quả thực bốn hán tử áo xám có khiêng một người được quấn kín mít trong chăn nệm.

Họ cho biết đó là bệnh nhân bị bệnh truyền nhiễm rất nặng dễ lây cho người khác, do đó ra lệnh cho các tiểu nhị bất cứ mang vật dụng gì đến cũng chỉ mang đến trước cửa mà thôi, sau đó sẽ có người nhà họ tự mang vào. Cũng vì vậy, gia đình ấy chẳng phiền nhiễu gì nhiều cho khách điếm, vả chăng họ trả tiền bao dãy phòng hết sức đầy đủ, theo lý buôn bán, với các điều kiện ấy, chẳng những chỉ bệnh nhân mà dù có ác thú ở cũng được chủ nhân khách điếm nghênh đón.

Có lẽ ai cũng sợ bị lây bệnh nên chẳng ai mong muốn đến gần dãy thứ hai sau khách điếm nữa và cũng có lẽ sợ lây bệnh cho người khác, gia đình ấy rất ít khi ra ngoài. Bấy giờ chính là giờ ngọ, khách điếm theo lệ thường đem cơm đến, hai tên tiểu nhị, một tên bưng trà, một tên bưng cơm tiến đến trước cửa dãy nhà.

Cơm đựng trong một cái thùng gỗ lớn, chứng tỏ gia đình ấy toàn là người ăn nhiều! Kỳ thực cũng chẳng có gì lạ vì họ có tới tám đại nam tử, ai mà không ăn nhiều? Hai tên tiểu nhị đặt mọi thực phẩm xuống, một tên cao giọng gọi :

- Thưa các khách quan, cơm đã có rồi!

Không nghe có tiếng hồi đáp, chỉ nghe tiếng chân, rồi hai hán tử áo xám bước ra. Hai tiểu nhị vội nghiêng thân cười :

- Chào khách quan, đã tới giờ cơm.

Hai hán tử áo xám gật đầu không nói năng gì, cúi xuống đỡ lấy cơm nước, đột nhiên hán tử bên tả hơi lộ vẻ nghi ngờ vì vừa nhìn thoáng ngoài sân có một bóng người lạ, không nhìn thấy mặt người ấy vì hắn đã đi khuất, chỉ nhận ra đó là một người mặc áo xanh hơi mập thấp. Hai hán tử đưa mắt nhìn nhau vẫn không nói, chúng cúi xuống khiêng cơm vào. Nơi hậu viện này rất thanh u nhã đạm, ngoài bốn gian phòng, ở giữa còn có một sảnh đường nho nhỏ, hai tên hán tử ấy mang cơm nước vào trong sảnh đường. Bấy giờ tại cửa sảnh đường đang đứng một văn sĩ áo trắng khoanh tay sau lưng. Y vừa nhìn thấy hai hán tử đi tới liền thuận miệng :

- Cơm đưa tới đây ư. Hôm nay sao có vẻ hơi muộn?

Hai hán tử áo xám vội cung thân, một tên bên tả thưa :

- Bẩm Tổng tòa, thuộc hạ quên không hỏi.

Văn sĩ áo trắng ấy gật đầu :

- Bày cơm nước ra rồi đi mời thiếu chủ và cô nương!

Hán tử bên tả dạ nhưng không động thân :

- Bẩm Tổng tòa, thuộc hạ có việc muốn bẩm báo.

- Việc gì? Nói mau!

- Bẩm Tổng tòa, vừa rồi thuộc hạ có nhìn thấy một người đi vào phòng phía đông.

Tên văn sĩ ấy có vẻ lưu ý hỏi liền :

- Người như thế nào?

- Hình như y biết có chúng thuộc hạ nhìn nên vội quay lưng đi mất...

Văn sĩ áo trắng a một tiếng, nhướng mày lên hỏi :

- Y hình dạng ra sao?

- Y mặc một áo xanh, thấp thấp, tròn tròn, mặt rất gian trá... chắc chắn là nhân vật võ lâm!

Văn sĩ áo trắng gật đầu :

- Được! Bày cơm ra rồi mời thiếu chủ và cô nương!

Hai hán tử vội mang cơm vào sảnh đường. Vừa lúc ấy ở gian phòng phía tây mở rộng cửa, cô nương xinh đẹp nhưng sắc diện lạnh lùng bước ra cùng với thiếu niên áo đen anh tuấn. Văn sĩ áo trắng vội bước tới nghênh đón, y cung thân mỉm cười :

- Thiếu chủ, đại cô nương, cơm đã mang tới, chính đang định cho mời nhị vị.

Thiếu niên áo đen cười đáp :

- Không cần mời, cứ đến giờ cơm, chúng ta tự đến được rồi!

Cô nương diễm lệ hỏi :

- Thường Tổng tuần sát này, có đem thêm một phần cơm riêng nữa không đấy?

Văn sĩ áo trắng đáp :

- Bẩm đại cô nương, đã đem đủ một lượt!

Cô nương ấy gật đầu bước vào sảnh đường.

Văn sĩ áo trắng kịp thời nói :

- Đại cô nương, thuộc hạ có việc bẩm báo.

Cô nương nọ dừng chân ngẩng đầu lên :

- Việc gì?

Văn sĩ áo trắng thuật lại lời tên hán tử áo xám lúc nãy, cuối cùng hắn nói :

- Xin đại cô nương định đoạt!

Thiếu nữ chau mày trầm ngâm một lúc rồi đáp :

- Ngươi hãy dẫn hai vị Tuần sát họ Viên và họ Lưu đi xem thử, nhớ chớ gây chuyện và cũng chớ bỏ qua người đáng khả nghi, hiểu chưa?

Tên văn sĩ ấy kính cẩn :

- Đại cô nương yên tâm, thuộc hạ xin nhớ!

Hắn chuyển thân bỏ đi. Đột nhiên, thiếu niên áo đen nói :

- Dì Sương, cháu cũng đi xem thử.

Thiếu nữ lắc đầu :

- Cháu không nên đi, hãy ăn cơm với ta nào!

Thiếu niên có vẻ miễn cưỡng :

- Dì Sương sao chẳng cho cháu làm gì cả, dì làm hết rồi... cháu biết làm gì cho qua ngày?...

Thiếu nữ chận lời :

- Mai Lãnh, cháu không cần làm gì cả, nếu muốn làm đợt sau không có dì đi theo, hãy làm.

Vừa nói, nàng vừa bước mau vào khách sảnh. Thiếu niên không dám nói nữa, cũng không dám trái lời, đành miễn cưỡng lắc đầu bước theo sau thiếu nữ vào khách sảnh. Khi hai dì cháu vào sảnh đường, văn sĩ áo trắng đã dẫn hai đại hán đến cửa hậu viện tiến về hướng gian phòng phía đông.

Căn phòng phía đông có một hán tử áo xanh mập thấp đang đứng đúng như lời hán tử áo xám đã nói, mặt hán xem ra cũng có phần gian trá thật. Quái lại là hắn như chẳng nhìn thấy ai, cứ hớn hở nhìn trời tự cười một mình. Văn sĩ áo trắng cũng tuyệt lạ, hắn âm thầm tung thân đến gần hán tử áo xanh ấy đưa đôi mắt sắc như dao không buồn nói một lời.

Hán tử áo xanh tỏ ra bình tĩnh lạ thường, đợi quá một giờ, hắn mới mỉm cười nghiêng đầu nhìn văn sĩ áo trắng mở lời :

- Bằng hữu, trên mặt tại hạ có hoa chăng?

Văn sĩ áo trắng giương mày cười :

- Không có, chỉ vì...

Hán tử áo xanh cắt lời :

- Thế mặt tại hạ có gì đáng nhìn?

- Chẳng lẽ không có quyền nhìn ư?

- Có quyền chứ, sao lại không? Mặt là để cho người ta nhìn mà, bất quá... bằng hữu nên nói thẳng ra mục đích đến đây là tốt hơn cả.

Văn sĩ áo trắng cười nhạt :

- Bằng hữu mau lời mau miệng, tại hạ ngụ tại dãy thứ hai hậu viện đến bái kiến, không thể mời vào trong được sao?

Hán tử áo xanh a một tiếng mỉm cười :

- Thì ra là gia đình trả tiền bao cả dãy phòng đấy ư? Xin thất lễ... chỉ vì trong phòng tại hạ có phần bất tiện.

- Có gì sợ người nhìn thấy chăng?

Hán tử áo xanh hình như không để ý, gật đầu liền hai cái :

- Chính vậy, chính vậy.

- Người tại hạ có tính nết kỳ quái, rất thích nhìn cái gì mà người khác sợ nhìn.

- Thế ư?

Văn sĩ áo trắng mỉm cười gật đầu. Hán tử áo xanh cũng mỉm cười :

- Bằng hữu là người của nha môn đây chứ?

- Không dám, tại hạ không có phúc phận ấy

- Thế khách điếm này là của riêng của bằng hữu?

- Không, không phải.

- Thế sao bằng hữu định cưỡng ép vào phòng người khác? Bằng hữu không sợ ta gọi chưởng quỹ đến ư?

Văn sĩ áo trắng mỉm cười :

- Chúng ta dù sao cũng có quen biết, cần gì phải phiền tới người khác?

Hán tử áo xanh gật đầu :

- Phải. Chúng ta chỉ nên giải quyết riêng với nhau!

Dứt lời, hắn đưa cánh tay ra, cánh tay hắn tròn trịa và trắng bóc như trứng gà lột. Văn sĩ áo trắng cũng mỉm cười vươn tay nắm lấy tay đối phương. Hai bàn tay nắm lấy nhau, bốn mắt ngưng nhìn thẳng vào mắt nhau, nét mặt hai bên vẫn tươi cười, kẻ không biết nội tình cứ tưởng đó là hai bằng hữu nắm tay chào đón nhau.

Thế nhưng, dần dần trên trán hai người đều toát mồ hôi, hai cánh tay nắm vào nhau bắt đầu run lẩy bẩy. Dần dần, mồ hôi càng thấm ướt mặt, hai cánh tay càng run dữ. Đồng thời, cả hai thân hình đều run bần bật. Sau lưng văn sĩ áo trắng là hai tên đại hán áo tía đứng nhìn căng thẳng nhưng không ai dám nói nửa câu. Đột nhiên, hán tử áo xanh bật cười :

- Nội công Tổng tòa thật thâm hậu.

Văn sĩ áo trắng giật mình, hai cánh tay lập tức rời ra, văn sĩ áo trắng giật mình, hai cánh tay lập tức rời ra, văn sĩ áo trắng nhìn chăm chăm vào mặt hán tử áo xanh :

- Bằng hữu nhận ra ta?

- Tên tuổi Bát Tý Ngọc Na Tra vang tiếng giang hồ sao lại không biết?

Văn sĩ áo trắng biến sắc mặt :

- Bằng hữu là...

Hán tử áo xanh cười xòa :

- Vô danh tiểu tốt, nói ra chỉ thêm cười cho thiên hạ!

- Không dám, xin cứ nói, tại hạ rửa tai lắng nghe.

- Bằng hữu có biết Mai cốc không?

- Có biết.

- Thế còn Tuyết cung thì sao?

Văn sĩ áo trắng biến hẳn sắc mặt vội nói :

- Thế ra các hạ là...

Hán tử áo xanh cắt lời :

- Chỉ biết người mà không biết người là ai, hiểu rõ chưa, Tổng tòa!

Tinh thần văn sĩ áo trắng chấn động, hắn vội cung thân :

- Thuộc hạ Thường Xuân Anh...

Hán tử áo xanh đưa tay ngăn lại :

- Tổng tòa, nơi đây không phải là Tuyết cung, cũng chẳng phải là Mai cốc...

Thường Xuân Anh đứng thẳng thân lên :

- Thuộc hạ cả gan xin hỏi, các hạ chính là một trong hai vị Bạch, Hắc phải chăng?

Hán tử áo xanh cười đáp :

- Ta vốn mặc áo trắng đã quá quen mắt nên đổi màu áo.

- Thì ra là Bạch lão, Bạch lão đến đây là...

- Ngươi tưởng ta đến chỉ một mình ư?

Thường Xuân Anh giật mình vội hỏi :

- Bạch lão, lẽ nào là...

Hán tử áo xanh rũ từ tay áo ra một vật giơ cao lên cho Bát Tý Ngọc Na Tra Thường Xuân Anh nhìn thấy rồi nói :

- Cầm lấy vật này, sau đó hãy vào phòng!

Đó là một lệnh bài màu vàng bốn góc, ở giữa khắc một đóa hoa mai. Thường Xuân Anh cả sợ thất sắc đưa hai tay kính cẩn nhận lệnh bài ấy, rồi bước chân vào phòng. Nơi đứng cũ của hắn để lại hai dấu chân sâu xuống đất. Hán tử áo xanh cũng kịp thời di động hai chân, dưới đất cũng để lại hai dấu chân sâu, nhưng so ra không sâu bằng hai dấu chân của Thường Xuân Anh.

Bấy giờ, hai đại hán áo tía mới hiểu ra, chúng kính cẩn đứng nghiêm xuôi tay thị lập. Một lúc sau, Thường Xuân Anh mới bước ra, hắn nghiêng thân nói với hán tử áo xanh :

- Thuộc hạ đã lãnh lệnh dụ, xin được cáo từ.

Hắn chuyển thân đi liền sau câu nói ấy. Hán tử áo xanh kịp thời nói một câu :

- Nhớ đấy, chớ nên sơ suất!

Thường Xuân Anh đáp vâng một tiếng, dẫn hai đại hán áo tía quay về. Tiến vào dãy phòng thứ hai đã gặp thiếu nữ áo đen và thiếu niên đứng đón. Thiếu nữ áo đen nóng nảy hỏi trước :

- Sao? Là người nào?

Thường Xuân Anh vội đáp :

- Bẩm đại cô nương, người đó là Bạch lão.

Thiếu nữ giật mình biến sắc :

- Sao? Là Bạch lão ư?... thế, thế...

Thiếu niên áo đen đứng cạnh vội kêu lên :

- Là Bạch thị vệ, thế còn Giáo chủ?

- Bẩm thiếu chủ, phụng giá của Giáo chủ hiện cũng ở đây.

Thiếu niên hớn hở a một tiếng tung thân đi ngay. Thiếu nữ cực mau vươn tay níu lấy thiếu niên. Thiếu niên la to :

- Dì Sương, dì...

Thiếu nữ quay sang Thường Xuân Anh :

- Giáo chủ có dặn gì không?

- Bẩm đại cô nương, Giáo chủ không chấp thuận cho bất cứ ai gặp mặt.

Thiếu nữ nhìn thiếu niên, gằn giọng :

- Cháu nghe rõ chưa, Mai Lãnh, cháu dám cãi lệnh người?

Thiếu niên áo đen không dám động đậy, chàng chỉ giương mày hỏi Thường Xuân Anh :

- Thường Tổng tuần sát, vì sao Giáo chủ không cho ai gặp?

Thường Xuân Anh đáp :

- Giáo chủ không chỉ thị rõ, thuộc hạ cũng không dám hỏi. Có lẽ Giáo chủ sợ gây chú ý đến người khác.

Thiếu niên im lặng, xem ra chàng quá sợ thân mẫu của chàng.

Thiếu nữ nới lỏng tay nhìn Thường Xuân Anh :

- Giáo chủ đến đây từ lúc nào?

- Giáo chủ không chỉ thị rõ, nhưng theo thuộc hạ thấy có lẽ chỉ đến sau chúng ta chút ít.

- Ngươi nhìn thấy Giáo chủ chứ?

Thường Xuân Anh gật đầu :

- Giáo chủ ban cho thuộc hạ kim bài và gọi thuộc hạ vào bái kiến.

- Giáo chủ có chỉ thị gì?

- Giáo chủ sai thuộc hạ chuyển lời cho đại cô nương là hãy thả Cầm Kiếm thư sinh ra!

Thiếu nữ mở to mắt :

- Thả ra ư? Tại sao vậy?

- Đại cô nương, Giáo chủ nói, đó chỉ là tên Cầm Kiếm thư sinh giả mạo, bắt giữ có ích gì đâu?

Hai mắt vị cô nương xinh đẹp long lên dễ sợ, nàng nghiêm giọng lạnh như băng ra lệnh :

- Viên Tuần sát, đem tên Cầm Kiếm thư sinh đến đây!

Một tên đại hán áo tía mắt sâu mày rậm vâng một tiếng, quay ra. Một lúc sau, họ Viên quay trở lại, dẫn theo hai đại hán áo đen khiêng một người bị quấn kín trong lớp chăn gối mà họ gọi là bệnh nhân. Cô nương xinh đẹp áo đen ra lệnh cho Thường Xuân Anh :

- Giải huyệt cho y!

Hai đại hán áo đen đặt bệnh nhân xuống, kéo mấy tấm chăn gối ra, Thường Xuân Anh xuất thủ như chớp giải huyệt cho người bệnh ấy - là một hán tử tuấn tú trên hai mươi tuổi. Hán tử đột nhiên tỉnh dậy, mở mắt ngơ ngác nhìn quanh, sắc mặt đột biến, ấp úng :

- Nơi này... là nơi nào? Các người là...

Thường Xuân Anh lạnh lẽo :

- Bớt lời đi, hãy trả lời ta là đủ!

Vừa nói, họ Thường vừa đưa tay kéo mặt nạ da người đeo trên mặt hán tử nọ xuống. Y ấp úng kinh dị :

- Cái này... cái này... là... cái này là...

Thường Xuân Anh hỏi :

- Cái này là chủ ý của ai?

Hán tử nọ im bặt không nói. Thường Xuân Anh lạnh lẽo :

- Ngươi đã không phải là Cầm Kiếm thư sinh, sao lại đeo mặt nạ giả người khác? Hãy trả lời cho rõ sẽ tha mạng, còn không...

Hán tử nọ vội vàng hỏi :

- Các người thực sự tha cho ta chứ?

- Cái đó tùy thuộc ngươi nói thật hay không.

Hán tử vội gật đầu :

- Tại hạ xin nói, xin nói. Đó là do Thần quân bắt buộc tại hạ phải làm như thế.

Thường Xuân Anh xua tay :

- Đủ rồi, thế còn Cầm Kiếm thư sinh thực đâu?

Tên hán tử ngần ngại một chút mới đáp :

- Nhị gia người, người vẫn còn ở Trác phủ.

Thường Xuân Anh quát :

- Nói bậy, chúng ta biết chắc Trác phủ đã bị thiêu rụi, chẳng lẽ Trác Không Quần lại để Cầm Kiếm thư sinh chết thiêu trong lửa ư?

Hán tử vội đáp :

- Tại hạ chỉ biết lúc Thần quân lệnh cho tại hạ giả trang nhị gia, nhị gia vẫn còn ở trong hậu viện, còn sau đó Thần quân đem nhị gia đi đâu, tại hạ không được biết.

Thường Xuân Anh cười gằn :

- Ngươi thực không biết chứ?

- Thưa thực, nếu tại hạ nói một câu giả dối, xin cứ gϊếŧ chết.

- Khỏi cần thề thốt, ta không tin mấy lời thề nhảm đâu.

- Vâng... đại nhân dù có gϊếŧ chết tại hạ, tại hạ cũng không biết.

Thường Xuân Anh quay sang thiếu nữ áo đen :

- Xin mời đại cô nương định đoạt!

Thiếu nữ áo đen lạnh lùng :

- Giáo chủ thật có dặn thả y ra chứ?

- Bẩm đại cô nương, có thật.

- Giáo chủ có dặn không được đả thương y không?

- Bẩm đại cô nương, không.

Thiếu nữ lạnh giọng dễ sợ :

- Cắt hai tai y rồi thả đi!

Hán tử run bắn người đang định há mồm la hét cầu cứu, Thường Xuân Anh đã kịp xuất chỉ công mau như điện, hán tử nọ ngã liền xuống. Thường Xuân Anh ra lệnh :

- Cắt hai tai y rồi làm theo lệnh đại cô nương!

Hai hán tử áo xám vâng lệnh kéo tên hán tử tội nghiệp ra ngoài.

Bấy giờ, thiếu nữ áo đen đảo mắt xinh đẹp hỏi tiếp :

- Thường Tổng tuần sát, Giáo chủ còn chỉ thị gì nữa không?

Thường Xuân Anh đáp :

- Bẩm đại cô nương, Giáo chủ không còn chỉ thị nào khác.

Thiếu nữ buông thõng :

- Nói thế, chẳng lẽ mọi việc bãi bỏ ở đây sao?

- Theo thuộc hạ biết, Giáo chủ có ý nhường cho đại cô nương toàn quyền quyết định.

Thiếu nữ hơi trầm ngâm một chút rồi nhướng cặp lông mày đẹp, nàng ra lệnh :

- Thường Tổng tuần sát, hãy truyền lệnh ta, mau mau thu thập hành trang, chuẩn bị lên đường.

Thường Xuân Anh vừa đáp “xin vâng” đã có tiếng chân động bên ngoài, một đại hán áo tía dẫn một hán tử trung niên bước vội vào. Tới gần, hai tên ấy song song thi lễ, hán tử trung niên kính cẩn thưa :

- Thuộc hạ Vân Yến Phi xin bái kiến đại cô nương.

Đương nhiên tên này chính là người cải trang thành đại hiệp. Thiếu nữ lạnh lẽo hừ một tiếng :

- Vân đường chủ, ngươi hành động khá lắm!

Tự nhiên, Vân Yến Phi nghe câu khen có ý mỉa mai ấy, hắn cúi đầu thẹn thùng :

- Xin đại cô nương chỉ thị rõ hơn.

Thiếu nữ gằn giọng :

- Thường Tổng tuần sát, ngươi báo cho hắn rõ đi!

Thường Xuân Anh vâng một tiếng, nhìn Vân Yến Phi :

- Vân đường chủ, người mang tên Cầm Kiếm thư sinh chỉ là người giả.

Vân Yến Phi ngẩng đầu lên thất thanh ấp úng :

- Cái ấy... cái ấy làm sao biết...

Thiếu nữ áo đen gằn giọng :

- Chẳng lẽ ta lại bịa đặt chỉ trích ngươi ư?

Vân Yến Phi biến sắc mặt vội cúi gầm đầu xuống :

- Thuộc hạ không dám, nhưng thuộc hạ đã ở chung với y ba ngày đêm...

Thiếu nữ lạnh lẽo :

- Tiếc rằng ta mới thả y đi rồi, nếu không người đã nhìn thấy tận mặt tên mạo xưng là Cầm Kiếm thư sinh ấy.

Vân Yến Phi run rẩy :

- Thuộc hạ xin chịu phân xử...

Thiếu nữ áo đen giận dữ :

- Ngươi có biết Cầm Kiếm thư sinh đối với bản giáo quan trọng nhường nào không?

Chỉ xin chịu phân xử mà được thôi ư?

Thêm Bình Luận