Chương 58: Chứ Trọng Chi Tiết Và Hình Thức

Giáo lý Do Thái giáo răn dạy các tín đồ của mình như sau: Sự đãi ngộ mà một người nhận được nơi quê hương mình là do phong độ quyết định, tại một thành phố khác thì do trang phục quyết định.

Theo cách nói đó, tại quê hương, trang phục hoàn toàn không có ảnh hưởng gì đến sự đánh giá đối với một con người. Bởi vì những người đồng hương đã hiểu rõ về đạo đức, ngôn ngữ, hành vi của người đó. Một khi anh ta đi đến vùng khác, người ta muốn đánh giá, tất nhiên phải dựa vào ngoại hình, trang phục và cử chỉ, lời nói của anh ta. Vì vậy, thương nhân Do Thái rất chú trọng hình thức bên ngoài của mình và những chi tiết nhỏ nhặt trong mỗi cuộc đàm phán.

Khi đàm phán, thương nhân Do Thái rất chú ý đến phong cách ăn mặc của đối tác để phán đoán nguồn lực tài chính của họ. Nếu bạn ăn mặc quá nghèo nàn, giản dị, thương nhân Do Thái sẽ mất niềm tin đối với bạn, thậm chí không còn hứng thú đàm phán giao dịch với bạn nữa.

Ngoài chuyện ăn mặc, thương nhân Do Thái cũng rất xem trọng đến những yếu tố như thời gian, địa điểm, nhân viên phục vụ trong buổi đàm phán. Vì một nơi chật hẹp, đôi khi cũng làm ảnh hưởng đến kết quả của cuộc đàm phán.

Những cuộc đàm phán có tính chất quan trọng đương nhiên phải được tiến hành trong văn phòng, nhà khách hoặc phòng hội nghị. Những cuộc đàm phán có tính chất thông thường có thể được tiến hành trên bàn ăn, không khí sẽ càng thêm phần thân mật. Khi đàm phán, có hay không sự xuất hiện của tổng giám đốc hoặc chủ tịch hội đồng quản trị, sẽ tạo ra hiệu quả đàm phán hoàn toàn khác nhau.

Trong quá trình đàm phán, lời nói, cử chỉ nhất định phải thể hiện sự văn minh, lịch sự. Lời nói phải thể hiện được sự thông minh, cơ trí, dí dỏm. Tuyệt đối không được buông ra những lời thô tục, thiếu văn hóa.