Trong xã hội hiện đại, mê tiền có lẽ đã không còn được xem là một điều gì kỳ lạ, độc đáo. Hơn 2000 năm trước, “Talmud” đã ghi lại những câu ngạn ngữ như sau:
“Tiền không phải là tội ác, cũng không phải là lời nguyền, tiền là người chúc phúc”.
“Tiền sẽ cho chúng ta cơ hội mua bán lễ vật với thần linh”.
“Tất cả bộ phận trên cơ thể đều sống nhờ vào tim, mà tim thì sống nhờ vào túi tiền”.
Cuộc sống lưu tán dai dẳng khiến người Do Thái không thể xem nhẹ tiền bạc. Bởi vì, mỗi khi tình hình biến động căng thẳng buộc phải chuyển đi nơi khác, tiền là thứ dễ mang theo nhất, và cũng là phương tiện quan trọng nhất bảo đảm cho mạng sống của họ trên đường di chuyển.
Việc bị kỳ thị của người Do Thái cũng khiến họ không thể xem nhẹ tiền bạc, bởi tiền không có mùi vị, không có màu sắc, là vật duy nhất không mang “sắc thái dị đoan” khi người Do Thái cần giao thiệp với các tín đồ tôn giáo khác.
Thân phận sống nhờ của người Do Thái cũng khiến họ không thể xem nhẹ tiền bạc, bởi họ phải dùng tiền để mua lấy quyền lợi trong quốc gia mà mình sinh sống. Khoản thuế đầu người và những khoản thuế đặc biệt khác mà người Do Thái giao nộp cho đất nước sở tại của mình là rất lớn.
Một lý do nữa khiến người Do Thái không thể xem nhẹ tiền bạc, đó là vì cuộc sống phân tán khắp nơi, tiền là phương thức tiện lợi nhất để tương trợ nhau khi cộng đồng này hay cộng đồng kia gặp phải những cảnh không may.
Truyền thống hoạt động kinh doanh của người Do Thái cũng khiến họ không thể xem nhẹ tiền bạc, vì trong tay những người bình thường, tiền chỉ là vật môi giới và phương tiện, nhưng đối với một thương nhân, tiền là mục tiêu cuối cùng trong mỗi cuộc giao dịch làm ăn, và cũng là biểu hiện cuối cùng cho thất bại hay thành công của họ.
Vì vậy, đối với người Do Thái, tiền không chỉ dừng lại ở ý nghĩa của cải. Tiền nằm giữa sống và chết, tiền được đặt ở trung tâm cuộc sống, là tiêu chí đánh giá thành công trong sự nghiệp của họ. Như vậy tất yếu tiền đã trở thành một vật mang “tính chất thần thánh” – tiền vốn là vật để đối phó với những tình huống phát sinh ngoài ý muốn, có tiền đồng nghĩa có thể tránh được những chuyện không hay đó; tiền càng nhiều, đồng nghĩa khả năng phát sinh những chuyện ấy sẽ càng nhỏ. Vì vậy, kiếm tiền, tích lũy tiền không phải là để thỏa mãn nhu cầu thuần túy, mà là để thỏa mãn nhu cầu của bản thân về sự an toàn. Đến nay, trong các gia đình Do Thái vẫn có một thói quen – để lại tài sản cho con, chí ít cũng không thể ít hơn số tài sản mà mình đã được thừa kế.
Tất cả những điều trên đã chứng minh được một vấn đề, trong khi các dân tộc khác vẫn còn mang một thái độ oán ghét không rõ ràng, thậm chí là sợ hãi đối với tiền bạc, thì người Do Thái đã bước qua ngưỡng mang ý nghĩa kinh tế học đơn thuần đối với tiền bạc, để tiến lên một tầng cao hơn, mang ý nghĩa văn hóa học và xã hội học. Tiền đã trở thành một thước đo độc lập. Một thước đo không lấy các thước đo khác làm tiêu chuẩn, mà ngược lại có thể xâm nhập vào những thước đo khác.
Vì vậy, đối với dân tộc Do Thái, tiền đã mang một tính chất thần thánh, điều đó mang một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình phát sinh, hình thành, tích lũy và tăng trưởng của nguồn vấn.
Người Do Thái say mê tiền bạc, đó là đặc trưng dân tộc được quyết định bởi hoàn cảnh sống đặc thù của họ. Tuy nhiên, người Do Thái vẫn luôn giữ được một tâm thái bình thường đối với tiền bạc. Họ không tôn kính nó như thần, mà cũng không oán ghét như quỷ, càng không có tâm lý vừa muốn kiếm tiền lại vừa cảm thấy xấu hổ khi đυ.ng phải những rắc rối do tiền bạc gây nên. Tiền hoàn toàn trong sạch, hết sức bình thường, kiếm tiền là một việc làm hết sức tự nhiên và có thể thực hiện một cách đường đường chính chính.
Xem tiền là cuộc sống, đó là phương thức sống hết sức thuần phác và tự nhiên của người Do Thái.
Một nhà vô thần luận đến gặp một vị Giáo sĩ.
“Chào ngài!”, nhà vô thần luận cất giọng cung kính.
“Chào ngài!”, vị Giáo sĩ đáp lễ.
Nhà vô thần luận lấy ra một đồng tiền vàng, trao cho vị Giáo sĩ. Vị Giáo sĩ không nói một lời, đưa tay nhận lấy đồng tiền và bỏ vào túi.
“Chắc hẳn là ông đang có việc cần đến sự giúp đỡ của tôi”, vị Giáo sĩ lên tiếng. “Chắc là vợ ông không có thai, và ông muốn tôi cầu nguyện cho bà ấy?”.
“Không phải, thưa Giáo sĩ! Tôi vẫn chưa kết hôn”, nhà vô thần luận đáp lời.
Nói xong, ông lại đưa cho vị Giáo sĩ một đồng tiền vàng. Vị Giáo sĩ vẫn không nói lời nào, thản nhiên cầm lấy đồng tiền vàng rồi bỏ vào túi.
“Tuy vậy, nhất định là ông đang có việc cần đến sự giúp đỡ của tôi”, vị Giáo sĩ tiếp tục lên tiếng: “Cũng có thể ông đã phạm một tội lỗi nào đó và muốn thượng đế tha thứ cho mình?”.
“Không phải, thưa Giáo sĩ! Tôi chưa từng phạm phải một tội lỗi nào”, nhà vô thần luận đáp lời.
Ông ta lại tiếp tục đưa cho vị Giáo sĩ một đồng tiền vàng. Vị Giáo sĩ cũng không nói lời nào, tiếp tục thản nhiên cầm lấy đồng tiền và bỏ vào túi của mình.
“Có thể công việc làm ăn của ông không được thuận lợi, nên muốn tôi cầu phúc cho ông?”, vị Giáo sĩ cất tiếng hỏi.
“Không phải, thưa Giáo sĩ! Đây là một năm làm ăn rất thành công của tôi”, nhà vô thần luận trả lời.
Ông ta lại tiếp tục đưa cho vị Giáo sĩ một đồng tiền vàng.
“Thế rốt cuộc thì ông muốn tôi làm gì?”, vị Giáo sĩ cảm thấy hết sức bối rối.
“Không gì cả, thực sự là không gì cả”, nhà vô thần luận trả lời. “Tôi chỉ muốn thử xem một người không làm gì cả, chỉ lấy tiền không của người khác, có thể chống đỡ được bao lâu!”.
“Tiền chính là tiền, không phải là một cái gì khác”, vị Giáo sĩ đáp lời. “Tôi cầm tiền cũng giống như cầm một tờ giấy, một hòn đá vậy thôi”.
Bởi luôn giữ được thái độ bình thản đối với tiền bạc, thậm chí có thể xem nó là một hòn đá, một tờ giấy, người Do Thái mới không đến nỗi xem nó như quỷ thần, và cũng không phân biệt nó là trong sạch hay dơ bẩn. Trong thâm tâm của họ, tiền chính là tiền, một vật bình thường như bao vật bình thường khác. Vì vậy, người Do Thái luôn cần mẫn thu gom tiền của (vì họ biết rõ giá trị của nó), nhưng khi đã mất nó, họ cũng không cảm thấy đau khổ, hối tiếc. Chính nhờ thái độ đó, mà thương nhân Do Thái vẫn luôn bình thản, tự tại trong những hoàn cảnh khốc liệt của thương trường, đạt được những thành tựu vĩ đại, khiến cả thế giới phải nghiêng mình kính phục.
Xem tiền là vật bình thường, đó chính là một trong những biểu hiện đặc trưng cho trí tuệ kinh doanh của người Do Thái.