Có một câu nói thường được mọi người nhắc đến khi nói về thành công của thương nhân Do Thái trong thời hiện đại: “Tài sản của người Mỹ nằm trong túi của người Do Thái, tài sản của người Do Thái nằm trong não của họ”. Chúng ta có thể nghi ngờ về mức độ chính xác của vế đầu, nhưng dùng vế sau để giải thích và so sánh trí tuệ cùng sự thông minh của người Do Thái trong hoạt động kinh doanh là hoàn toàn xác đáng.
Nếu bạn hỏi người Do Thái điều gì là quan trọng nhất, câu trả lời chắc chắn sẽ là “trí tuệ”. Tri thức đương nhiên quan trọng, nhưng nó chỉ là thứ được dùng để rèn luyện trí tuệ. Trí tuệ là tài sản theo bạn suốt đời, nó sẽ luôn luôn trợ giúp, bảo vệ bạn. Còn tri thức lại không như vậy, nó có thể mang đến cho bạn vận may, mang đến sự giàu có, nhưng nó không thể làm được điều này mãi mãi, vì nó sẽ trở nên cằn cỗi, lạc hậu cùng với sự biến đổi của thời gian. Vì vậy, cần phải không ngừng tìm kiếm những nguồn tri thức mới. Trí tuệ là của cải đáng giá hơn cả tiền bạc.
Trong xã hội Do Thái, phần lớn mọi người đều cho rằng một vị học giả luôn vĩ đại hơn một vị quốc vương, học giả mới là trung tâm tôn kính của mọi người.
Bằng trí tuệ kinh doanh đáng kinh ngạc, các thương nhân Do Thái đã trở thành những con tàu tiên phong trong biển rộng kinh doanh đầy phong ba bão táp. Họ tôn trọng tri thức, khao khát học tập, xem trọng giáo dục, tôn sùng trí tuệ. Tất cả những yếu tố đó đã giúp họ có được một nền tảng tinh thần và một tố chất văn hóa trác việt. Đó chính là lý do giúp cho thương nhân Do Thái trở thành những ông chủ lớn trong giới kinh doanh hiện đại. Có điều, muốn chuyển hóa tri thức thành của cải, còn cần phải có một bản lĩnh hơn người. Bản lĩnh hơn người đó chính là ngộ tính, là trí tuệ của con người. Người Do Thái xem tri thức là của cải, nhưng càng xem trọng trí tuệ hơn nữa, vì nó chính là chiếc chìa khóa vàng mở ra cánh cửa hạnh phúc và của cải.
Người Do Thái xem trọng của cải là điều ai ai cũng biết. Họ luôn có một động lực mạnh mẽ trong việc tìm kiếm của cải và tiền bạc. Tuy nhiên, họ chưa bao giờ sa vào vũng lầy không thể cứu vớt của vật chất, mà luôn biết đối đãi với của cải, với cuộc sống bằng một thái độ ôn hòa. Đó mới thực sự là trí tuệ trong việc tìm kiếm của cải, hưởng thụ cuộc sống.
Vậy, trí tuệ của người Do Thái đến từ đâu? Họ cho rằng, trí tuệ bắt nguồn từ kinh nghiệm sống, đó là quá trình nhận thức và cảm ngộ đối với các vấn đề trong cuộc sống, đồng thời còn có mối quan hệ mật thiết với vốn tri thức. Không có tri thức, con người khó lòng có được trí tuệ. Muốn thu được tri thức, trước tiên phải tôn trọng tri thức, tìm kiếm tri thức, sau đó nỗ lực học tập, không ngừng khám phá. Học tập không những có thể thu được tri thức, mà còn có thể giúp con người luôn ở trong một trạng thái luôn luôn đổi mới, đồng thời còn có thể rèn luyện tâm trí để duy trì một sức sống dồi dào. Vì vậy, trí tuệ của người Do Thái là một ngôi nhà tinh thần được xây dựng trên nền tảng tri thức, lấy việc hoàn thiện tri thức, nâng cao tâm tính và năng lực làm mục đích.
Người Do Thái từ xưa đã có truyền thống tôn trọng tri thức, tôn vinh giáo dục và kính trọng bậc trí giả. “Talmud” chính là hóa thân cho trí tuệ và tri thức của người Do Thái. Các vị Giáo sĩ là những người được kính trọng nhất trong xã hội Do Thái, giáo dục được xem là một hoạt động nghiêm túc và thần thánh không kém gì việc tôn kính và phụng thờ Thiên Chúa.
Trong “Talmud” có viết: “Thà chấp nhận bán đi tất cả những gì mình có, cũng phải gả được con gái mình cho một vị học giả. Nếu cha cùng ngồi tù với một vị Giáo sĩ, kẻ làm con trước tiên phải cứu lấy vị Giáo sĩ”.
Sở dĩ người Do Thái có thể dùng trí tuệ tuyệt vời của mình để tung hoành ngang dọc trên vũ đài thế giới, đó là nhờ truyền thống hăng say tìm kiếm tri thức. Dân tộc Do Thái xem tri thức là tài sản mà họ thực sự có thể nắm trong tay. Họ có một tinh thần nhiệt thành tìm kiếm tri thức như chính lòng nhiệt thành đối với tôn giáo duy nhất của dân tộc. Tinh thần ấy đã giúp dân tộc Do Thái trở nên vượt trội trong mọi lĩnh vực của thế giới hiện đại: Khoa học kỹ thuật, tư tưởng, văn hóa, chính trị hay thương nghiệp.
Cũng giống như quan điểm hiện đại, người Do Thái rất xem trọng việc đầu tư cho nguồn nhân lực, trong đó đầu tư giáo dục là nhân tố hàng đầu. Người Do Thái cảm nghiệm một cách sâu sắc: Đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho kinh tế, vì tri thức chính là một nguồn vốn đặc thù, nó có tác dụng phóng đại nguồn vốn của những lĩnh vực khác (đất đai, hàng hóa, tiền tệ, v.v). Tri thức bao gồm tri thức của trí não – tức học tập, và tri thức lao động – tức kỹ năng, là loại hình đầu tư đặc thù của người Do Thái. Trong quá trình định cư hoặc di cư đến những vùng đất mới, nguồn vốn tri thức đã có một tác dụng to lớn trong việc giúp cho người Do Thái nhanh chóng tìm được một vị trí thuận lợi, nhờ đó có thể đứng vững trên đôi chân của mình, khôi phục nguyên khí và phát triển ngày một lớn mạnh.
Ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, dựa vào nguồn tri thức “có thể mang theo bên mình”, người Do Thái có thể dễ dàng chen chân vào những lĩnh vực đòi hỏi tri thức và tính năng động cao, đặc biệt là trong các lĩnh vực tiền tệ, thương nghiệp, giáo dục, khoa học kỹ thuật, luật pháp, giải trí, truyền thông. Ở Mỹ, gần một nửa trong số các nhân vật nổi cộm của phố Wall mang huyết thống Do Thái, 30% luật sư hành nghề ở Mỹ là người Do Thái. Hơn một nửa nhân viên kỹ thuật là người Do Thái. Đặc biệt trong ngành nghề IT – công nghệ thông tin, người Do Thái luôn thể hiện được tài năng xuất sắc của mình. Người Do Thái nắm trong tay các tờ báo lớn như “Thời báo New York”, “Bưu điện Washington”, “Nhật báo phố Wall” và ba mạng lưới truyền hình lớn nhất thế giới là ABC, CBS và NBC. Chúng ta không thể không thán phục sức mạnh tri thức thần bí của người Do Thái – chính tri thức đã tạo ra một nguồn sức mạnh khổng lồ, cứu vớt và phục hưng một dân tộc vừa cổ xưa lại vô cùng mới mẻ như dân tộc Do Thái.
Chúng ta nhất định sẽ thắc mắc: Vì sao ở các dân tộc khác, tri thức lại không phát huy được tác dụng to lớn và sâu sắc như nó đã phát huy trong dân tộc Do Thái? Chúng ta thậm chí còn muốn biết: Dân tộc Do Thái đã làm cách nào để duy trì lâu dài được sức hấp dẫn của tri thức, đồng thời còn có thể giữ lấy cái cũ, tiếp thu cái mới, không ngừng phát triển?
Đáp án chính là có hay không có tinh thần cầu tìm tri thức!
Trong Do Thái giáo, cần mẫn hiếu học không chỉ là một phẩm chất tốt đẹp đứng sau việc tôn kính Thiên Chúa, mà còn là một bộ phận hợp thành trong nghĩa vụ tôn kính Thiên Chúa. Tinh thần ham học hỏi như một nhu cầu tôn giáo đã ăn sâu vào trong văn hóa thương mại, chuyển hóa thành tinh thần thực sự cầu thị và ý thức sáng tạo không biết mệt mỏi của người Do Thái. Với tinh thần cần mẫn, họ đã tích lũy được một nguồn tri thức phong phú trong biển học bao la, đồng thời còn phát huy được tác dụng to lớn của việc bồi dưỡng trí tuệ và mưu lược đặc biệt của mình.
Sở dĩ học tập là một điều thiện, vì bản thân nó là ngọn nguồn của mọi đạo đức cao đẹp nhất.
Maimonides, nhà triết học Do Thái thế kỷ thứ 12, “Aristoste” của dân tộc Do Thái, con người tinh thông y học, toán học đã nhận định rõ học tập là một nghĩa vụ:
“Mỗi người Israel đều phải nghiên cứu “Torah”. Thậm chí đến một kẻ ăn xin sống lang thang đầu đường xó chợ, một người đã già cả lẩm cẩm, cũng phải dành ra một thời gian để nghiên cứu nó”.
Truyền thống học tập đó đã thấm sâu vào trí tuệ độc đáo của người Do Thái, đồng thời còn kí©h thí©ɧ cho nguồn trí tuệ ấy ngày càng vươn cao, ngày càng lan tỏa.
Người Do Thái đã thể hiện một tinh thần cầu tìm tri thức triệt để. Hiểu biết hời hợt là điều mà họ ghét nhất. Bất kể chuyện lớn hay nhỏ, người Do Thái không bao giờ có thái độ “vờ như đã hiểu” hay “không cần hiểu rõ”, mà luôn luôn sẽ là “không biết phải hỏi”, hơn nữa còn “không thẹn khi hỏi người dưới”; không bao giờ xem hỏi là “nhục” mà xem hỏi là “vinh”. Tinh thần ham học hỏi ấy đã giúp họ tích lũy được một nguồn tri thức ngày càng phong phú, trở thành một dân tộc ưu tú, có học thức uyên bác, có đủ năng lực để tung hoành trên thế giới.