Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Bí Quyết Kinh Doanh Của Người Do Thái

Chương 18: Kỷ Sở Bất Dục, Vật Thi Ư Nhân (Phàm Những Gì Ta Không Muốn, Chớ Nên Làm Cho Người Khác)

« Chương TrướcChương Tiếp »
Khi giảng về chữ “nhân”, Khổng Tử từng nói: “Cái mình muốn gây dựng, thì cũng hãy gây dựng cho người khác, cái mình muốn đạt tới, thì cũng hãy giúp người khác đạt tới”; “Điều mình không muốn người khác gây ra cho mình, thì mình cũng đừng gây ra cho người khác”. Một vị Giáo sĩ nổi tiếng người Do Thái là Sirer cũng từng rút ra cốt lõi của văn hóa Do Thái giống như vậy.

Sirer xuất thân bần hàn, dựa vào tài năng thiên phú và sự cần mẫn mà có được tri thức uyên bác. Sau khi trở thành Giáo sĩ cao cấp nhất của người Do Thái, một lần nọ, một người không phải là dân Do Thái đến gặp ông và yêu cầu ông “nói hết những kiến thức về người Do Thái, trong thời gian ông ta có thể đứng vững bằng một chân”. Tuy nhiên, khi chân của người đó còn chưa kịp nhấc lên, Sirer đã thốt lên một câu:

“Không nên yêu cầu người khác làm việc mà mình cũng không muốn làm”.

Câu nói ấy rõ ràng là tương đồng với câu “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” mà đức Khổng Tử đã dạy cho dân tộc Trung Hoa cách đây hơn 2.500 năm.

Hai dân tộc cổ xưa và ưu tú dường như đã đúc kết ra được một giá trị cốt lõi, tinh túy về văn hóa của dân tộc mình. Từ khi sinh ra cho đến khi qua đời, con người luôn phải sống trong cộng đồng xã hội. Điều này có nghĩa là, quan hệ ban đầu của con người nhất định phải là mối quan hệ tương thân tương ái, giúp đỡ và tha thứ cho nhau, hơn nữa còn được đặt trên nền tảng cảm thông, chia sẻ lẫn nhau.

“Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” tự nhiên trở thành một nguyên tắc cần phải nắm bắt, ứng dụng trong mối quan hệ xử thế cảm thông với nhau.

Đương nhiên, đó chỉ là một nguyên tắc thuần phác thông thường, trong những hoàn cảnh cụ thể, cần phải vận dụng linh hoạt dựa trên tình hình thực tế.

Một ví dụ trong “Talmud” sẽ giúp chúng ta thấy rõ điểm này:

Một lần nọ, một vị Giáo sĩ mời sáu người đến thương lượng một việc quan trọng. Thế nhưng, ngày hôm sau lại có bảy người cùng đến. Trong số đó đương nhiên có một vị khách không mời mà đến. Nhưng vị Giáo sĩ cũng không có cách nào nhận ra người đó là ai. Thế là, vị Giáo sĩ đành phải nói với mọi người: “Nếu có người nào không được mời mà tự đến, xin hãy nhanh chóng rời khỏi đây.”

Kết quả, người danh tiếng nhất trong số bảy người có mặt, người mà mọi người đều biết chắc đã được mời, lại tức khắc đứng lèn, bước ra khỏi nơi họp.

Trong số bảy người có mặt nhất định phải có một người không được mời, nhưng khi đã đặt chân đến phòng họp, lại phải thừa nhận mình là người không đủ tư cách đến dự là chuyện không phải dễ dàng, đặc biệt là trước mặt nhiều người đức cao vọng trọng. Vì vậy, hành động nhượng bộ của người đàn ông danh tiếng nhất trong nhóm có thể nói là một quyết định hết sức khó khăn. Xét theo khía cạnh đó, chúng ta có thể nói, điều mà câu chuyện trên đây muốn đề xướng chính là tinh thần đạo đức “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”.

Có điều, người đàn ông được nhắc đến trong câu chuyện là một người có đức cao vọng trọng. Nếu là một người bình thường, ông ta có thể làm được điều này không? Vì vậy, người tự trọng không chỉ cần phải kiên trì nguyên tắc đạo đức này, mà còn phải biết cách áp dụng nó một cách chính xác trong một điều kiện không gian và thời gian thích hợp.
« Chương TrướcChương Tiếp »