“Tuân thủ pháp luật cục bộ” là khéo léo lợi dụng một bộ phận có lợi, tránh né bộ phận không có lợi cho mình trong toàn bộ hệ thống pháp luật mà vẫn đảm bảo không phạm luật về mặt hình thức. Ngoài ra, còn có thêm một mánh khóe khác – “dùng ngược pháp luật”.
Khoảng năm 1968, kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển tăng tốc, cán cân mậu dịch quốc tế xuất hiện tình trạng xuất siêu. Đồng yên Nhật ngày càng giữ được vị thế vững chắc trên các thị trường tiền tệ châu Âu, trong khi đồng đô la Mỹ ngày càng trở nên yếu thế. Tỉ giá giữa đồng yên Nhật và đồng đô la Mỹ có sự biến đổi to lớn, đặc biệt là dự trữ ngoại hối của Nhật, tức dự trữ đồng đô la Mỹ của Nhật ngày càng nhiều.
Trước tình hình đó, người Do Thái đã tập trung tất cả tiền vốn, bán hết đô la Mỹ cho người Nhật. Bởi họ biết chắc rằng, sự tăng giá của đồng yên Nhật chỉ còn là chuyện sớm muộn. Các thương nhân Do Thái đánh giá: Sự chênh lệch quá lớn trong tỉ giá hối đoái giữa đồng yên Nhật và đồng đô la Mỹ sẽ là một cơ hội giúp họ phát tài. Vì vậy, thậm chí họ còn vay mượn ngân hàng, bán đồng đô la vào Nhật.
Sau đó, người Do Thái đã lợi dụng hai điều khoản thanh toán trước bằng ngoại hối và giải trừ hợp đồng, đường đường chính chính bán ra và mua vào đồng đô la Mỹ trong thị trường ngoại hối Nhật Bản tưởng chừng đã bị khóa chặt. Phương pháp mà họ sử dụng là: Trước tiên sẽ ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Nhật Bản, lợi dụng tối đa phương thức thanh toán trước bằng ngoại hối, bán đồng đô la cho Nhật. Bấy giờ, họ vẫn chưa thể kiếm lợi được gì. Phải đợi đến khi đồng yên Nhật tăng giá, họ lại dùng đến phương thức giải trừ hợp đồng, tìm cách mua đồng đô la trở lại. Vừa bán vừa mua, những người Do Thái lợi dụng sự chênh lệch về tỉ giá do đồng yên Nhật tăng cao để thu về cho mình những khoản tiền khổng lồ.
Đến khi dự trữ ngoại hối của Nhật đã lên đến mức 12,9 tỉ đô la, chính phủ Nhật mới như chợt tỉnh giấc mộng, ý thức được tính nguy hiểm của vấn đề. Khi nguồn ngoại hối đã lên đến con số 13 tỉ đô la, chính phủ Nhật không thể không tuyên bố đồng yên tăng giá, từ 360 yên đổi 1 đô la thành 308 yên đổi 1 đô la.
Đều này có nghĩa là, một người Do Thái bán ra và mua vào một đô la, sẽ kiếm được 52 yên Nhật, lời được hơn 10%. Chẳng trách trước khi sự việc xảy ra, một số người Do Thái đã mạnh dạn tuyên bố: Dù có phải vay tiền ngân hàng với lãi suất 10%, cũng vẫn có thể kiếm được một món hời!
Theo những thống kê sơ lược sau đó, tổn thất mà chính phủ Nhật Bản phải gánh chịu lên đến 453 tỉ yên, bình quân mỗi người dân phải chịu trên dưới 5.000 yên, tổng giá trị tổn thất tương đương với hạn ngạch tiêu thụ trong một năm của công ty thuốc lá Nhật Bản.
Theo đánh giá của nhà doanh nghiệp Den Fujita, số tiền ấy đã vào túi của những người Do Thái. Rốt cuộc người Do Thái đã kiếm được bao nhiêu tiền thì rất khó thống kê. Nhưng đúng như các thương nhân Nhật Bản đã nói, chỉ có người Do Thái mới có khả năng điều động nguồn tiền mặt lớn đến như vậy.
Người Do Thái đã nhận ra rằng, trong tình trạng biến động lớn, một quy định không có khe hở lại có thể tạo nên khe hở rất lớn.
Muốn lợi dụng khe hở đó, biện pháp tốt nhất chính là “dùng ngược luật pháp” của Nhật Bản.
Chính phủ Nhật Bản thực hiện chế độ thanh toán trước bằng ngoại hối và cho phép giải trừ hợp đồng là muốn giúp đỡ cho các thương nhân Nhật Bản làm ăn. Nhưng khi đến tay của người Do Thái, nó đã đảo thành “làm ăn để có thể thanh toán trước bằng ngoại hối và được giải trừ hợp đồng”. Người Do Thái khi ký kết hợp đồng và thanh toán trước bằng ngoại hối, đã có sẵn chủ ý của mình, đó là không cần hàng hóa, mà chỉ cần đô la. Nói một cách khác, để thu được càng nhiều đô la, họ đã thực hiện chiến lược bán ra và mua vào.
Trong cuộc giao dịch thua lỗ này của người Nhật Bản, chúng ta có thể nhìn thấy hình ảnh khác biệt của hai nền văn hóa.
Người Nhật bên ngoài luôn tỏ ra điềm tĩnh, trầm lặng, nhưng nội tâm lại luôn sôi sục, đυ.ng chuyện là có thể mổ bụng tự sát, tựa như không có phương thức hữu hiệu nào khác để giải tỏa căng thẳng bên trong con người mình. Một dân tộc như thế, về phương diện tâm lý, tựa như một con thỏ vừa thoát khỏi l*иg, chỉ biết cắm đầu chạy về phía trước mà không dám quay đầu nhìn lại.
Người Do Thái thì ngược lại: Trên một góc độ tương đối mà xét, đó là một dân tộc có nội tâm rất bình lặng, ổn định. Càng trải qua nhiều đau thương thử thách, họ lại càng biết tự an ủi mình. “Giảng ngược lịch sử” là một phương pháp thường dùng của họ.
Người Do Thái vẫn luôn nói Thiên Chúa đã ban cho dân tộc mình vùng đất Canaan làm cơ nghiệp, giúp họ đánh đuổi tất cả bộ tộc lân cận đó. Nhưng lịch sử đã chứng thực: Những bộ tộc đó vẫn tồn tại, bản thân người Do Thái lại trở thành những “tù nhân Babylon”.
Thế là người Do Thái quay ngược lại nói: Những dân tộc ấy, đặc biệt là những dân tộc thường xuyên mang lại tai ương cho người Do Thái, là do Thiên Chúa cố ý giữ lại, để tránh cho người Do Thái vì được hưởng hòa bình quá lâu, mà quên đi chiến sự, không còn luyện tập binh lực. Đối với lịch sử dân tộc còn có thể sử dụng phương pháp giải thích “đổi quả làm nhân”, thì đối với điều lệ của quốc gia khác, việc sử dụng phương pháp đảo lộn “mục đích – thủ đoạn” lại càng dễ dàng hơn, tâm lý cũng nhẹ nhàng, thanh thản hơn nhiều.