– Mở quà của chú Út ra xem đi Thủy Tiên?
Thủy Tiên vừa bước đến, A Cón ngăn lại:
– Không được mẹ, để con giới thiệu cái đã. Ðây này!
Vừa nói, A Cón vừa mở chiếc hộp ra, ánh sáng lấp lánh, một bộ khánh thật đẹp. A Cón tươi cười:
– Mẹ thấy không, con có hiếu tặng mẹ bộ khánh này mừng tuổi mẹ.
Bà cụ An mừng nói rộn rã. Vợ chồng ông Tính hơi buồn vì món quà nhỏ của mình đứng im. Bà cụ nói:
– Thôi mỏ quà của anh Hai đi các con.
Ông Tính bước đến nhẹ nhàng nâng chiếc hộp gỡ ra:
– Con chỉ có bộ đồ gấm tặng mẹ.
Nhìn xấp vải hoa trên tay ông Tính, bà cụ rơi nước mắt làm mọi người ngạc nhiên. A Cón lên tiếng:
– Anh Hai làm mẹ buồn rồi, sao mẹ lại khóc?
Bà Cụ An nắm tay A Cón lắc lắc đầu:
– Không phải mẹ buồn, mà mẹ đang vui, các con hiểu lòng mẹ.... mẹ rất vui.
– Có bộ đồ mua ở đâu mà chẳng có, nếu mẹ muốn con mua cho mẹ một chục bộ ngay. Tiểu Hà lên tiếng.
Ông Tính tỏ ra không hài lòng:
– Mẹ ơi! Con đã gởi mua bộ đồ gấm này ở tận Thượng Hải nổi tiếng... Loại gấm này mẹ ưa thích.
– Ðúng rồi! Từ ngày sang Việt Nam đến giờ đã hai
mươi năm... Hai mươi năm xa quê hương, mẹ nhìn bộ đồ gấm này mẹ nhớ đến
cha con ngày ấy... tặng mẹ một bộ đồ như thế này, rồi ông ấy mất. Mẹ xa
quê hương theo ông con sang đây lúc con nhỏ. Khi ấy gia đình ta rất
nghèo, vì cái ăn, sự sống mà phải đi xa quê hương. Tính! Con làm mẹ nhớ
nhà quá, nhớ ông ngoại con, nhớ cha con...
A Cón giận dỗi:
– Mẹ đang vui rồi tự nhiên buồn... Nếu mẹ nhớ nhà hôm nào con mua vé cho mẹ về thăm Thượng Hải nhé!
Ừ! Ðược rồi mẹ vui đây. Mẹ cảm ơn con. Thôi chúng ta nên nhập tiệc đi, trưa lắm rồi.
Mọi người đứng dậy theo cụ An quây quần bên bàn tiệc dọn sẵn rất sang trọng. Cả một bàn đủ các món Á Âu:
sườn nấu táo, vi cá, yến xào, món long ngư giao
đấu, chả phụng, cơm bát bửu... Mùi thức ăn thơm lừng hôm nay ông Tính
chuẩn bị rất chu đáo. Ông Tính nâng ly chúc mừng cùng mọi người. Bà Tỷ
khen lấy khen để.
– Chao ôi! Ai nấu món long ngư này ngon quá!
– Chị Hai cô đấy!
– Ðúng là nàng dâu thảo.
– Còn món này của ai?
– Của anh nấu... ông Tính trả lời.
Bà An cũng nhanh miệng:
– Món nào của nàng dâu Út? Lần mừng thọ năm sau... Các con nhớ tổ chức thi nấu ăn, ta sẽ thưởng cho.
– Dạ! Nhưng mà nàng dâu Út của mẹ chỉ nấu được món cóc chết mà thôi. Mẹ đừng có chờ cô ta.
– Anh thiệt, tự nhiên đi nói xấu em. Tiểu Hà bĩu môi... Làm như anh tài giỏi lắm không bằng.
– Thôi đừng có cãi, ăn đi rồi mẹ có chuyện này muốn nói với các con.
– Mẹ dùng thêm.
Mấy đôi đủa gắp đưa bà tới tấp. Bà cụ xua tay:
– Thôi các con dùng tự nhiên. Ta có chuyện này quan trọng.
A Cón vội buông đôi đủa xuống hỏi nhanh:
– Có phải chuyện chia tài sản không mẹ?
Bà cụ hấp háy đôi mắt gật đầu.
Mọi người lại rời bàn tiệc, ông Tính bảo với Thủy Tiên:
– Con cho người dọn dẹp, cha mẹ có chút chuyện.
– Dạ!
Thủy Tiên đi rồi. Ông Tính trở về phòng khách cùng bà Thủy. Bà An ra hiệu cho mọi người ngồi xuống, bà trịnh trọng tuyên bố:
– Hôm nay nhân ngày tập hợp gia đình đầy đủ, mẹ có quyết định như thế này:
Cả cái cơ ngơi ông ngoại con để lại và bao năm mẹ tần tảo ra sức dành dụm... Tất cả đều chia cho các con.
A Cón vội hỏi, đôi mắt mở to:
– Chia như thế nào, sao mẹ không bàn trước.
Ông Tính lên tiếng:
– Ðây là quyết định của mẹ, mẹ có toàn quyền quyết định, đâu cần bàn với ai, vả lại đâu còn ai để bàn.
– Thì anh em chúng ta?
Bà Tỷ xen vào:
– Theo chị thì không cần... Mẹ từ quyết định.
Cụ An gật gù:
– Con Ba, thằng Hai nói đúng. Vậy bây giờ các con nghe mẹ phán quyết.
Không được cãi.
A Cón và Tiểu Hà ấm ức trong bụng:
– Thì sao cũng được.
– Nghĩa là các con bằng lòng.
Mọi người lại im lặng. Bà cụ An lên tiếng:
– Ðây là phần của con, Út Cón vợ chồng con được
quyền sự dụng ngôi biệt thự ở Vũng Tàu. Căn nhà to lớn và đẹp của cha
con để lại đó. Con bằng lòng chứ!
– Bằng lòng, cám ơn mẹ!
Tiểu Hà sung sướиɠ vô vàn, cô mừng rỡ ôm cánh tay
chứ Cón định nói gì đó. Bỗng chú Cón đanh nét mặt lại vẻ như chờ đợi gì
không lộ vẻ vui mừng gì cả. Có vẻ nôn nóng, A Cón lên tiếng:
– Còn anh Hai, chị Ba?
Bà cụ An hắng giọng rồi tiếp:
– Chị Ba con là gái nên mẹ chỉ cho cô này 100 cây vàng tùy ý con sử dụng.
– Một trăm cây vàng? Oi chao hơi nhiều đó mẹ. Một trăm cây vàng thả sức mà tiêu xài. Tiểu Hà tiếc rẻ.
– Cô này thiệt là... Bao nhiêu đó chú Cón chỉ xài mươi ngày là xong.
Chú Cón nhăn mặt:
– Chị nói quá cho em rồi. Vậy chị đổi cho em đi... Chị lấy ngôi biệt thự ở Vũng Tàu.
Bà Tỷ bĩu môi:
– Chị kinh doanh vàng bạc đá quý. Mẹ cho chị như vậy là hợp lý rồi. Chị lấy biệt thự để làm gì? Cậu cho mướn cũng tốt vậy.
– Thôi đừng cãi nữa, nghe mẹ quyết tiếp kìa- Tiểu Hà bịt nhẹ miệng chồng.
Bà cụ Cười nói tiếp:
– Anh Hai nuôi mẹ, vả lại nó rất hiếu thảo. Mẹ cho hai vợ chồng khách sạn ở Vũng Tàu dành cho con bé Thủy Tiên sau này...
Bà An chưa dứt, A Cón đùng đùng ngồi dậy:
– Con phản đối, mẹ chia như vậy là không được rồi.
Bà cụ An chừng hửng:
– Vậy con muốn gì hở Út?
– Con muốn mẹ đổi khách sạn Thủy Tiên cho con, con nhường lại cái biệt thự ở Vũng Tàu cho anh Hai, mẹ đồng ý chứ?
A Cón nói một hơi chẳng cần suy nghĩ. Cụ An lắc nhanh đầu:
– Mẹ đã quyết không được đổi chát nghe chưa?
– Tại sao?
– Bởi vì điều này mẹ đã suy nghĩ rất kỹ rồi. Con hiểu chứ?
– Nhưng con không đồng ý. Mẹ thiên vị.... A Con hét lớn... Mẹ giải thích lại đi.
– Không! Mẹ không thể thay đổi lời nói của mình được.
– Ðược mà. Con chỉ muốn khách sạn thôi. Vì ở đấy dễ hái ra tiền.
Ông Tính bực mình, tỏ vẻ bất mãn:
– Chẳng lẽ cái khách sạn ấy tôi chẳng biết buôn bán hay sao? Cái gì mà giao cho chú giống như giao trứng cho ác. Chỉ mấy
ngày là nó đi theo ông theo bà.
A Cón tức tối cãi lại:
– Anh nói sao? Tôi làm tiêu tan sự nghiệp của ai? Bao giờ? Anh không được nói xấu nghe chưa. Nếu không tôi không nhịn anh...
ông Tính sừng sộ, mất bình tĩnh:
– Không nhịn tôi thì chú làm gì nào? Tôi chưa nói
với mẹ là chú từng ăn chơi, đàng điếm, chú tiêu bao nhiêu tài sản của
gia đình này của cha ông tạo ra chú biết chưa?
A Cón giận dữ long đôi mắt lên cố cãi:
– Anh Hai tôi nể anh, anh đừng ỷ làm anh mà ăn hϊếp tôi nhá, tôi nhịn anh nhiều rồi đó... Tại sao anh dám nói xấu tôi.
– Nói xấu mày à? Hay tự bản thân mình xấu. Chú có đến chỗ cờ bạc không?
Chú có làm tiêu tan xưởng dệt của mẹ tạo ra không?
Rồi mấy chiếc xe của gia đình này lần lượt vào tay của ông Nam Phát...