Chương 6: Ô Tô Đất Sét Của Tôi

19. Công cuộc tái định cư và hòa nhập cộng đồng nhà quê cũng khiến tôi tất bật mấy ngày, trong mấy ngày ấy tôi chỉ có một lần theo bà ra chờ đầu làng, người dân gọi là chợ Cầu Đình, có lẽ đặt như vậy là do nó nằm xung quanh đình làng và cây cầu bắc qua con mương, tôi có mua bánh đúc, kể ra trẻ con ở tầm tuổi đó tiền bạc rủng rỉnh như tôi là cũng thuộc dạng giàu có đấy.

Chị ma xinh đẹp tôi từng gặp trong mơ không thấy xuất hiện nữa, có lẽ do mới về tôi bận đi khám phá xung quanh làng cả ngày nên tối về là lăn ra ngủ như chết.

Bà Già xuất thân từ nông thôn, sống hơn nửa đời người với làng quê nên căn nhà mau chóng có nhiều đồ đạc, chẳng trống không như năm trước tôi về với bố mẹ. Có vài thứ lần đầu tôi thấy như mâm ăn cơm bằng gỗ mít, mâm đồng, chõ đồ xôi... hóa ra hơn 10 năm trước bà đã mang đi gửi ở nhà người thân trước khi rời làng, có đầy đủ đồ đạc thì căn nhà cũng ấm cúng hẳn lên, mỗi tội điện vẫn chưa được mắc nên cái đài cassette Nam Triều Tiên màu đỏ tôi được mang về vẫn chưa có cơ hội dùng, nếu dùng pin mau hết lắm, tôi chỉ để dành lúc nào cần mới dùng.

Tôi nhập học vào cùng lớp chị họ, chị ấy tên H. hơn tôi 2 tuổi (do tôi đi học lúc 5 tuổi), ngày đầu tiên đi học, chị chở tôi đi trên chiếc xe đạp nữ cà tàng không có chắn bùn trước sau, đến cổng trường rất sớm, chiếc xe bỗng nhiên gãy rời càng trước! Hai chị em ngã lăn lóc ngay cổng trường.

Thế đấy, tôi đã ra mắt các bạn cùng lớp với bộ quần áo lấm lem màu vàng của đất, đứng trên bục giảng giới thiệu bản thân mình, lúc ấy tôi thấy giống như trò cười vậy. Do thấp bé nên tôi được xếp ngồi đầu bàn thứ hai, trước mặt bàn giáo viên, ngay sau lưng con bé lớp phó học tập, tóc nó rất dài, có răng khểnh và là một con bé xinh đẹp, tôi thích nó suốt mấy năm.

Ấn tượng của tôi về ngày đầu nhập trường chỉ còn được như vậy.

.....

Tôi khám phá ngôi làng của mình và biết thêm rằng không chỉ đất nhà tôi mới có miếu thờ!

Ngôi miếu đầu tiên tôi phát hiện ra lại là gần nhà chị H., nhà chị ở cuối làng nếu tính ngôi đình là đầu làng, miếu nhỏ nằm khuất lấp trong những bụi cây, lúc chơi trốn tìm tôi vô tình thấy.

Ngôi miếu thứ hai lại chính là ở nhà bà ngoại tôi! Ngôi miếu này lớn với mái vòm cong cong phủ đầy rêu xanh mốc meo, bên cạnh miếu là một cây duối mà tán của nó phủ gần kín phía trên miếu. Tôi bất ngờ vì lần trước về không phát hiện ra chỗ này, rồi tôi cũng phát hiện thêm một việc là cách miếu chừng 30m, sau lũy tre là cánh đồng lúa, vậy là nhà bà ngoại tôi nằm ở rìa làng.

Một chiều rảnh rỗi như bao chiều khác, tôi dùng que củi, ngắm theo hướng mặt trời buổi chiều và vẽ ra một hình vuông. Đình làng nằm giáp quốc lộ nằm ở hướng Nam nên ngôi miếu gần nhà chị H. cuối làng là hướng Bắc, miếu cũ nhà tôi nằm hướng Đông và hướng Tây chính là cái miếu ở nhà bà ngoại tôi, ở tuổi lên 10, với mớ kiến thức "uyên thâm" cóp nhặt từ bà Già hay kinh nghiệm biết được khi đi theo người ta bắt rắn đã giúp tôi đưa ra nhận định rằng ranh giới của làng bao năm qua vẫn không thay đổi, nhưng một thời gian sau tôi đã biết, ở làng tôi, miếu thờ có đến gần 20 cái!

...

Khu Si nằm kẹp giữa khu đình và khu Giữa, ước chừng có khoảng 30 nóc nhà san sát nhau, cái tên gọi khác biệt ấy có lẽ bắt nguồn từ cây si già cỗi với bộ rễ lâu năm đã trùm hẳn lên ngôi miếu cổ, làm hư hại một phần mái của miếu, miếu này lớn tương đương ngôi miếu tôi đã thấy trên nhà bà ngoại nhưng độ cũ kỹ rêu phong gấp bội phần, xung quanh miếu là một khoảnh đất rộng chừng 40m², gần đó vẫn là những bụi tre quen thuộc làm cho không gian trở nên tĩnh mịch, buổi trưa nắng gắt có việc đi qua hẳn sẽ rất mát nhưng chỉ cần chập tối trở đi, không ai muốn phải đi qua vì cảm giác rùng rợn mà nó mang lại. Xung quanh ngôi miếu có khoảng 7 căn nhà nhưng bỏ hoang đến 5 căn, 2 căn còn lại có ông bà R. và ông bà Tr., đang ở, họ đều là người già. Tôi chưa bao giờ thấy lũ trẻ con rủ nhau đến khu này chơi kể cả vào ban ngày.

Ông bà R., là bố mẹ chồng của cô tôi cho nên tôi cũng tính là người quen, tôi sẽ kể về cái cổng nhà ông ở một lúc khác, khi trong câu chuyện của tôi đứa em họ xuất hiện.

Còn ông Tr. là thầy phù thủy, người ta nói ông có nuôi ma xó ở trong căn buồng quanh năm suốt tháng không bao giờ thấy ánh sáng, con cháu ông cũng không bao giờ được phép bước chân vào, căn buồng ấy là một bí ẩn. Chuyện ông nuôi ma xó thì không ai biết thật giả đến đâu nhưng việc ông luyện phép và điều khiển âm binh thì người già trong làng nhiều người truyền tai, người ta kháo nhau rằng ruộng lúa nhà ông Tr. không bao giờ bị chuột quấy phá, có người đã thấy ông loay hoay nhiều lần trên những thửa ruộng nhà ông.

Thời còn trẻ, ông Tr. có lang bạt một thời gian rồi về làng lấy vợ khi đã ngoài 20, xem như cũng là chậm, ông đi học làm pháp sư ở đâu đó miệt Cao Bằng hay Bắc Cạn, trong lúc trà dư tửu hậu ông có nói vậy nên người làng cũng chỉ biết đến thế mà thôi.

Việc ông Tr. luyện âm binh là vì một số người bắt gặp ông hay ra bãi tha ma vào giữa đêm hoặc đôi khi nửa đêm rời nhà đi đâu mấy ngày mới trở lại, sau mỗi lần ấy người ta lại thấy ông cúng bái rất nhiều thứ, cũng có nhiều lần hàng xóm ngửi thấy mùi tanh hôi thoang thoảng trong gió. Ở quê, bạn muốn giấu mọi người việc gì thì cách tốt nhất là đừng làm, đôi mắt các bác nhân dân rất tinh và đôi tai nào cũng thính. Biết ông là thầy Phù thủy nhưng lại không thấy ông hại ai nên rồi chán người làng không quan tâm nữa, người ta còn bận việc đồng áng và để tiếp nhận những chủ đề mới hơn.

Một sớm kia khi trời mới tảng sáng, vài người phụ nữ trong làng vẫn quẩy gánh đi phiên chợ của của xã bên cạnh, băng ngang qua cánh đồng lúa đã qua mùa gặt và nghe thấy tiếng tát nước bì bõm, họ nhìn xung quanh nhưng không thấy ai. Trong ánh sáng mờ đυ.c của sớm tinh mơ, họ thấy phía xa xa cái Gầu múc nước đều đặn từ con kênh đổ nhỏ vào ruộng đều đều, việc tát nước thì có gì lạ đâu, nước đầy ruộng rồi họ sau đó xả ra để rửa sạch đất chuẩn bị cho mùa lúa mới. Việc lạ chính là họ không nhìn thấy ai nhưng gầu nước cứ tát đều đều, họ không tin nên hạ quang gánh đánh liều rủ nhau bước xiêu vẹo trên những bờ thửa đến gần xem sự lạ.

Gầu nước tự động tát nước, không có người!

Hai đầu dây thừng chùng xuống khi lấy nước rồi lại căng ra kéo nước đổ vào ruộng y như có 2 người ở 2 đầu đang tát nước vậy, một bãi phân của trâu hay bò đã khô đang nổi dập dềnh trên mặt ruộng, nước cũng đã tràn sang những ruộng bên cạnh, thậm chí tràn ngược lại nơi cái gầu đang múc.

- Ma!!!

Tiếng ai đó trong nhóm bỗng hét lên, dường như bừng tỉnh, tất cả ù té chạy bán sống bán chết, băng ngang đồng chạy ngược về làng, cắm đầu cắm cổ chạy không ngoái đầu, vừa chạy vừa thở vừa la hét không thành câu. Nhiều người trong làng đổ ra xem vác theo cả đòn gánh vì họ không tin điều mà mẹ/vợ/chị họ nói, vô thức cầm theo đòn gánh để phòng thân vậy thôi.

- Đây là ruộng của nhà ai?

- Tôi không biết

- Hình như của nhà ông Tr. khu Si nhỉ?

- Ruộng nhà tôi không ở đây nên tôi không biết.

- Đúng ruộng nhà ông Tr. rồi, Đ.M ma thật à?

- Ma, ma thật đấy chạy mau

- Sáng rồi làm sao phải sợ, đúng ruộng nhà ông Tr. không?

Đám người mỗi người mỗi câu râm ran cả cánh đồng làng vào sáng sớm.

- m binh đang tát nước đấy!

Một bà chừng 60 đầu chít khăn mỏ quạ, miệng nhai trầu bỏm bẻm lên tiếng, bỗng nhiên tiếng ồn ào lắng xuống.

- Chúng mày mắt tinh nhìn xem kia có phải cứt trâu không?

Bà chỉ tay hỏi:

- Đúng rồi bà ơi, nhưng đã khô.

Bà già ấy nhổ toẹt bãi nước trầu xuống chỗ đang đứng rồi bảo.

- Ai chạy về báo cho nhà ông ấy đi, khiển âm binh tát nước mà không trông chừng thế này lại đi đâu.

Có ai đó nhanh chóng chạy về làng...

Nhưng mặt trời cũng vừa hừng đông...



Gàu nước đang đều đều múc nước tự nhiên rơi tõm xuống, chỉ còn nghe tiếng nước chảy tràn róc rách.

Ông Tr. thổ huyết cứ vậy mà chết trên tràng kỷ trong lúc còn đang ngủ, không kịp nói lời nào với vợ con.

Đấy là truyện của chừng 10 năm trước.

.....

- Nhưng làm sao ông ấy lại chết bà nhỉ?

Tôi xoay núm cái đèn dầu cho ánh sáng tăng lên, tò mò hỏi bà Già.

- Tao đoán là đêm hôm ông ấy chỉ bãi cứt trâu làm mốc, tát ngập vãi phân ấy thì nghỉ nhưng cứt trâu khô nó nổi nên tát mãi chả đầy.

Bà với lấy cái xô để nhổ bã trầu phì phì, tay vuốt miệng rồi nói tiếp.

- m binh nó bị người thấy nhiều hay do trời sáng bị lộ, nó về nó vật chết tươi chứ làm sao.

- Bà tài thật, chuyện gì cũng biết.

- Ấy là tao đoán vậy, bố tao là trưởng họ nên đã kể nhiều thứ lúc tao còn bé, làng này thì chưa có nhiều chuyện lạ lắm đâu. Này! Mày đi đâu đấy?

Bà hỏi khi tôi định bước ra cửa.

- Cháu đi tiểu thôi mà...

- Mày có đi đâu buổi tối thì cẩn thận mấy cái ao chuôm ở làng này, chơi bời gì thì tránh mấy chỗ miếu mạo ra nghe chưa!

- Cháu biết rồi!

***

20. Gần một tháng vẫn chưa mắc được điện, cũng may nhà tôi rìa làng, cửa sổ mở toang gió thổi vù vù, tuổi ăn tuổi ngủ nên không bận tâm nhiều, bà tôi cứ sợ muỗi nhưng tôi thì không. Nếu tôi ngồi cạnh ai, muỗi cắn người đó, nếu tôi ngồi trong cả đám thì muỗi cũng trừ tôi ra, rất ít khi tôi bị muỗi đốt, cũng có thể người tôi hôi chăng? Mùi thơm ai cũng thích, muỗi cũng thế thôi.

Cuộc sống thời điểm này của tôi rất buồn chán vào các buổi chiều sau bữa cơm trưa, cả cái khu Giữa ở mé này chỉ có 2 đứa con trai trạc tuổi tôi còn đâu toàn bọn nhóc con chưa đi học và một chị hơn tôi 3 tuổi. 2 thanh niên thôn tốt bụng này là anh em ruột cách nhau 2 tuổi, thằng anh tên L đẻ sau tôi mấy tháng, đứa em là M, nhưng tôi thật không thích chơi với 2 đứa này lắm, đầu tiên vì chúng nó cứ xưng anh với tôi, sau nữa là chúng nó chửi bậy nhiều như ăn cơm.

Như tôi đã kể, tôi là dạng "con nhà người ta" nên mãi đến 17 tuổi tôi mới bắt đầu biết chửi bậy, 18 tuổi mới tập hút thuốc nhưng món bia rượu đến nay vẫn chưa biết mùi. Về cách xưng hô, với đám con trai thì lúc ở Hòa Bình toàn xưng mày tao, về xứ đồng lúa này xưng anh em, chú cháu... Tôi chưa quen kịp, sở dĩ tôi phải làm em là vì bà nội chúng nó là chị em họ với bà nội Cả của tôi, ở quê mà, chúng nó cũng có cái lý của chúng nó, cãi không được. Dù sao thì tôi cũng chỉ không thích chúng nó chứ không hề ghét, thích và ghét là hai khái niệm khác nhau mà.

Trong mắt tôi hai thằng hàng xóm này là những đứa khá nhiệt tình nhưng lại học dốt đặc cán mai (L. hết lớp 4 còn M. tới lớp 7 thì nghỉ đi chăn Trâu nuôi lợn) nhưng chúng nó lại giỏi ở những lĩnh vực khác ngoài học. Tôi không coi thường mấy đứa học dốt, bằng chứng là bạn tôi đầy đứa học dốt, bà trẻ tôi chữ còn chẳng biết mà vẫn kiếm ra nhiều tiền đó thôi.

Còn tôi là một thằng ngu đầy kì lạ trong mắt chúng nó.

- Mày biết bơi không? Thằng L. hỏi tôi.

- Em không, trên núi thì toàn đồi thôi.

- Cưỡi trâu thì sao? Mày thích cưỡi tao cho mày cưỡi mỗi ngày.

- Lần đầu em nhìn thấy con Trâu thật là năm ngoái em về chơi, còn đâu toàn trong sách.

- Ơ! Đm, thế mày biết cái gì?

- Chơi đánh khăng này, trốn tìm này, nặn ô tô đất sét này, nhảy dây này, đá cầu này.

Tôi vừa liệt kê vừa giơ ngón tay ra đếm để chứng minh sự biết nhiều các game của mình. Thằng L. và M. nhìn nhau, L. nhìn tôi rồi hỏi.

- Đm thằng này ngu, sao mày toàn chơi mấy trò của bọn con gái vậy?

- Cái này... - Tôi gãi gãi cái mũi của mình.

Tôi đã xuống đồng lúa, không còn ở đồng rừng nữa rồi, cùng cái game chơi khăng mà luật chơi cũng khác nhau.

Và rồi là những chiều tôi bêu nắng khắp các cánh đồng cùng L và M, chúng nó luôn cho tôi cưỡi trâu vì có vẻ thấy tôi đáng thương, còn với chúng nó, con trâu không có gì đặc biệt cả, mỗi khi Trâu lội qua kênh mương thì tôi vừa thích vừa sợ, không biết bơi mà, nhưng thằng L. là một đứa bơi giỏi, chạy nhanh, ăn khỏe... đúng chất lực điền tương lai.

Xa tít ngoài cánh đồng phía bên kia con đường 17B (giờ đổi tên là đường 17B rồi, chả rõ đổi từ khi nào nhưng viết vậy cho nó dễ nhớ), đi qua một cồn đất có vài ngôi mộ gọi là bãi Mã Đình là sẽ tới một cái đầm sen thật rộng, khi chủ đầm rút cạn nước bắt cá thì đám trẻ chăn trâu xuống đào củ sen rất đông, bì bõm trong bùn moi lên từng củ sen, rửa bằng thứ nước bẩn ngoài cánh đồng rồi ăn ngon lành. Tôi nghe thằng L bảo rằng ăn củ này sẽ dễ ngủ, thế là một dạo tôi cứ rủ nó ra đào rồi mang về cho bà Già ăn, bà Già thì đâu có ăn nhưng tôi vẫn cứ đào mang về, còn thằng L, mỗi chiều đều dắt con Trâu mà tôi đang cưỡi đi đâu mà tôi muốn, dù sao chăn Trâu ở đâu cũng như nhau cả, có tôi đi cùng nó cũng đỡ buồn và có cơ hội để thể hiện.

Thể hiện bản thân tài giỏi và tận hưởng sự ngưỡng mộ của mọi người luôn là mong muốn của bất cứ ai và thằng L cũng thế.

.....

Một buổi chiều tà tôi không nhớ rõ, nhưng cũng bước sang tháng 12 rồi, vì dạo ấy trên đài hay nói về kỉ niệm 50 năm ngày Thành lập QĐNDVN, tôi về đến nhà thì bà tôi đang lùa đám gà lên chuồng. Đám gà này bà Già nuôi không phải để bán mà để dành khi nhà có đám giỗ hoặc bồi bổ cho tôi, tôi là cháu đích tôn mà.

- Bà ơi! Cái xe ô tô đất sét cháu phơi nắng lúc trưa bà cất đâu rồi?

- Mày để đâu thì ở đấy chứ tao đã cất đâu.

- Sao cháu không thấy? Rõ ràng lúc đi cháu để ngay chỗ bồn hoa này cho có nhiều nắng mà.

- Hay là chó nhà nào nó tha đi mất rồi?!



- Chán thế chứ lị, công cháu nặn cả tối hôm qua.

Tôi vẫn thích ô tô từ nhỏ và luôn ao ước sẽ có một cái ô tô đồ chơi bằng nhựa, trong khi chưa có thì dùng đất sét cũng tốt, phơi khô rồi nằm chơi đẩy qua đẩy lại hoặc thả trôi trên tấm ván nhỏ được kê trên bậc thềm.

- N. ơi!

Tiếng thằng L gọi ngoài cổng lúc tôi chuẩn bị ăn cơm.

- Gì thế anh?

- Cơm chưa mày? - Nó hất hàm hỏi tôi.

- Chuẩn bị ăn, anh chưa ăn thì vào ăn luôn, có thịt nạc kho đấy!

- Đm, Ăn uống đéo gì, tao đang đi tìm người tưởng mày ăn cơm rồi rủ mày đi cùng.

- Tối rồi còn đi tìm ai?

- Thằng X. Khu Trên bạn tao, mẹ nó mới xuống hỏi tao xong, trâu với nghé nhà nó người ta dắt về hộ còn nó không thấy mặt, mẹ nó tìm khắp rồi!

- Thằng X. trọc à? Hay nó mải chơi chưa về, mới có gần 7h mà?!

- Đm mày ngu lắm, cái thằng đấy nó đéo bao giờ rời trâu nhà nó đâu, năm ngoái trâu nhà nó gặm lúa nhà người ta, người ta đến bắt đền rồi rống tổ tiên nhà nó nên bố nó cạo đầu nó đấy, thằng đấy còn nhát gan hơn cả mày thì sao dám bỏ trâu đi chơi được.

- Thế để em lấy cái đèn pin rồi đi...

Tôi lếch thếch đi theo L., lúc đi lúc chạy tới nhà mấy đứa ở những khu khác tìm nhưng không thấy, có đứa nói nó dắt trâu về từ sớm, có đứa ở khu Trên thấy nó còn tắm cho trâu lúc gần nhá nhem tối ở cái ao gần chùa.

Đến 9h tối vẫn không thấy, lúc này thì nhiều người họ hàng của thằng X. cũng đổ đi tìm nó, họ nhảy cả xuống cái ao gần chùa mò vì sợ nó chết đuối nhưng không thấy, cái ao nước nông choẹt chưa tới đầu gối, mẹ thằng X. đứng trên bờ nước mắt ngắn nước mắt dài gọi tên con kiểu như nó đã chết rồi vậy.

- Giờ sao anh? - Tôi hỏi L.

- Đm, thằng này nó biết bơi kém đéo gì tao sao lại chết đuối được chứ. Bọn khu Trên còn nhìn thấy nó tắm trâu ở đây thì nhất định nó chỉ loanh quanh đâu đây, trâu với nghé nhà nó cũng thấy gần cổng chùa đằng kia.

L. thì thầm với tôi.

- Thôi đm, tao với mày về ăn cơm đã rồi quay lại, tao đói lắm rồi!

Hai chúng tôi ai về nhà nấy, hẹn nhau ăn xong thì lên xem tình hình tiếp, chạy lăng xăng cả tối đã thấm mệt nên tôi đánh ào hết luôn ba bát cơm.

- Thế tìm được chưa?

- Chưa bà ơi, có khi nó bị chết đuối ở cái ao gần chùa nhưng mà mò chưa thấy.

- Cái ao đấy làm sao mà chết đuối, hồi đào ao sâu có hơn 1m, hơn chục năm nay đất cát lở xuống thì còn sâu bao nhiêu đâu, lại còn có cả tre ngâm ở dưới nữa.

- Cháu không biết, nó bơi giỏi thế làm sao mà chết đuối được, có khi nó ngủ quên ở đâu rồi cũng nên...

- Có khi nó bị ma giấu đấy!

- Ma giấu là gì bà?

- Ma giấu thì là ma giấu, tao nhắc mày là đi tối thì nhớ tránh ao chuôm ra, vô tình hợp tuổi nó lại rủ mày xuống ao rồi chết chìm đấy cháu ạ!

- Bà cứ làm như ao nào cũng có ma không bằng, ao người ta đào chứ có phải tự nhiên có đâu...

- Đấy là tao cứ nhắc thế...

Bà tôi cất dọn mâm cơm, tôi vớ cái tích nước vối tu ừng ực một hơi.

- Cháu đi gọi thằng L rồi lên xem tìm được thằng X. chưa bà nhá!

Nhà tôi đã được mắc điện hồi tháng 11, có điện là cuộc sống khác hẳn, ánh sáng văn minh thương hiệu Rạng Đông 25W treo trên cao chiếu ít ánh sáng vàng vọt ra cả ngoài sân qua các ô thoáng và chấn song trên cánh cửa gỗ. Bước xuống bậc thềm tôi hơi sững người, cái ô tô đất sét lúc chiều biến mất nay lại yên vị ở bồn hoa đầu thềm. Tôi tưởng mình nhìn nhầm nhưng mà không, tôi cầm xe đồ chơi lên quay vào trong nhà.

- Ơ cháu lại thấy ô tô rồi bà ơi!

- Đấy, tao nói rồi, mày lại cất đâu giờ mới nhớ ra à?

- Không, làm gì có, cháu thấy nó ngay chỗ bồn hoa luôn!

- Hay đứa nào nó trêu mày chứ cái đồ đất sét này ai mà lấy làm gì.

Tôi cẩn thận để đồ chơi của mình lên cái phản rồi đứng nhìn hồi lâu, tôi lấy đèn pin ra soi thật kĩ, rõ ràng lúc chiều mang ra phơi thì đất sét đã bắt đầu khô sao giờ lại ẩm như tay ướt cầm vào, lại còn có dấu ngón tay in dưới gầm xe nữa.

Bước ra ngoài sân, tôi không đi luôn mà đứng chống nạnh nghiêng nghiêng đầu nhìn cây ổi trước mặt.

Chả có lẽ m...