Dịch: Phong Bụi Văn án Bắc Bình (1) năm 1933, là nơi náo nhiệt nhất toàn Trung Quốc. Sự náo nhiệt này khác hẳn với những nơi khác, không phải về ăn chơi trụy lạc, người Tây đông đúc, mà là một loại hu …
Dịch: Phong Bụi
Văn án
Bắc Bình (1) năm 1933, là nơi náo nhiệt nhất toàn Trung Quốc. Sự náo nhiệt này khác hẳn với những nơi khác, không phải về ăn chơi trụy lạc, người Tây đông đúc, mà là một loại huyên náo đẹp lạ thường, côn khúc Kinh kịch (2), bang tử (3) loạn đạn (4), Tần khang (5) đại cổ (6), khoái bản (7) bình thư, bất kỳ nghệ thuật truyền thống nào ta có thể tưởng tượng ra đều dung hợp tại nơi này —— đây là võ đài Lê viên (8)ngàn năm huy hoàng nhất, cũng là nơi cuối cùng một vị thủ khoa Lê viên Thương Tế Nhụy chiếm hết phong lưu.
Một tiếng gọi trên sân khấu, một buổi gặp mặt ngẫu nhiên, khiến Trình Phượng Đài Trình Nhị gia từ Thượng Hải tới, làm quen được vị danh linh(9) dường như sống ở trong lời đồn đãi cùng truyền kỳ này, hắn tháo xuống bông hồng mai trên vạt áo Thương Tế Nhụy, cười một tiếng, cắm vào nơi gài hoa trên âu phục mình. Giữa lúc hai mắt chợt nhắm chợt mở, người đã ở Trường Sinh điện. Thương Tế Nhụy hát, nào nào nào, tôi và Nhị gia cùng bước một lần. Trình Phượng Đài lại nói, chỉ cần em chịu, tôi sẽ luôn ở bên em. Hai người kết duyên bởi kịch, lời bày tỏ cũng nói giống như đôi câu kịch. Sau đó, có tài tử phong lưu thuật lại câu chuyện của hai người bọn họ, để các vị khán giả có thể tỏ tường, chính là vở “Bên tóc mai nào phải hải đường đỏ“ đây.
(1) Bắc Bình: Tên cũ của Bắc Kinh, thời Dân quốc, bắt đầu từ 1928.
(2) Côn khúc hay Ca kịch Côn khúc là một trong những loại hình cổ nhất của nghệ thuật Ca kịch Trung Quốc. Đây là loại hình nghệ thuật đầu tiên của Trung Quốc được UNESCO đưa vào danh sách Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.
(3) Bang tử, còn gọi là bang bản, nhạc khí gõ Trung Quốc. Khoảng cuối nhà Minh đầu nhà Thanh (thế kỷ mười bảy) Trung quốc, lưu hành khi hí khúc giọng gậy gõ nổi lên. Bang tử dược tạo thành bởi hai cây gậy gỗ thật, rắn, dài ngắn không bằng nhau, độ lớn nhỏ không bằng nhau. Một cây dài 25 cm hình trụ tròn, đường kính 4 cm, một cây ngắn khác to mà vuông, dài 20, chiều rộng 5-6, dày 4 cm. Một trong bốn loại giọng chính của Hí khúc, bởi vì dùng gỗ cứng gõ mà có tên vậy.
(4) Loạn đạn, hí kịch truyền thống của huyện Phổ Giang thành phố Đài Châu tỉnh Chiết Giang, TQ, một trong di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
(5) Là kịch dân gian Trung Quốc đại diện của tỉnh Tây Bắc Thiểm Tây, Trung Quốc, nơi nó được gọi là Tần cách đây hàng ngàn năm. Những giai điệu của nó bắt nguồn từ các vùng nông thôn của Thiểm Tây và Cam Túc cổ đại. Bản thân từ này có nghĩa là “giai điệu hoặc âm thanh của Tần.”
(6) Hát trống lớn. Một loại hình nghệ thuật.
(7) Khoái bản: là một hình thức biểu diễn kể chuyện bằng miệng rất phổ biến ở miền bắc Trung Quốc.
(8) Lê viên: vườn lê, tên gọi khác của gánh hát.
(9) Linh: 伶 dùng để chỉ người lấy hát kịch làm nghề nghiệp.
[Du Không mạng đánh giá] Tiểu Biên tuyệt đối muốn thổi bạo tiểu thuyết này, bất kể là từ hành văn bố trí hay là cách hành văn hoa lệ của tác giả, cảm khái duy nhất của Tiểu Biên khi đọc xong chính là: Có thể đây chính là một cây bút lão làng. Trong truyện từ nhân vật lớn như nhân vật chính, đến nhỏ như nhân vật trong phố chợ, tác giả cũng khắc họa rất tỉ mỉ, khiến cho người đọc có cảm giác nhập vào trong văn rất mãnh liệt, tựa như thông qua những câu chữ này liền có thể trở về một niên đại như vậy, cùng chia sẻ vui buồn yêu ghét cùng nhân vật. Về sau Tiểu Biên có cố ý đi thăm dò một chút, phát hiện tác giả từ lúc bắt đầu viết đến kết thúc, đã mất suốt bảy năm, có thể thấy là đã bỏ ra rất nhiều công sức. Một số tục ngữ, hí từ thậm chí là quy củ một số người trong nghề mới thông hiểu ở trong văn cũng tuyệt đối đã trải qua khảo cứu.
🤩🤩🤩