Chương 7-8
Qua khỏi cửa, chúng tôi nhìn thấy vợ chồng bác Chương. Diễm Chi và Sao Ha. Bác Chương đang nắm chặt vai Sao Ha lắc mạnh:
- Mày là con quỷ! Mày không đem con dê ra trả tao, tao lột da mày!
Sao Ha vừa khóc vừa vùng vẫy. Tôi buồn cười vô cùng vì nghe bác Chương bảo Sao Ha là con quỷ. Chỉ có đàn bà mới dùng chữ đó để chửi người khác, vả lại làm mất một con dê có gì đáng đâu mà mắng là quy? Bé Sao Ha nằm gọn trong tay bác Chương như con gà nằm gọn trong tay người sắp làm thịt nó. Mặt nó tái mét vì sợ hãI, nó cầu cứu với bác Châu bằng ánh mắt, và miệng vẫn van xin ông Chương:
- Đừng đánh con! Đừng đánh con ông chủ ơi!
Bác Châu không đành lòng:
- Anh Chương, thôi tha cho nó đi, chắc nó không cố tình làm mất đâu!
Ông Chương rít lên:
- Đừng có che chỏ cho nó! Cũng chính vì lòng quãng đại của em mà mỗi năm chúng ta tiêu hao hết bao nhiêu là tài sản.
Cánh tay ông Chương lắc mạnh Sao Ha:
- Phải không, có phải mày đã đánh cắp đem về nướng ăn rồi hay không?
Bé Sao Ha khóa òa:
- Không, không có, con không có!
- Không có thì mày phải mang ra đây, ông bỏ tiền mướn mày chăn dê cho ông, mày không giữ được thì mướn mày làm gì? Có phải mày đã ăn cắp đem cho bố mày rồi phải không?
- Dạ không! Không có! Con thật tình không có làm như vậy.
- Còn nói không có nữa à?
Bác Chương thẳng tay tát vào má nó làm nó chúi nhủi. Nó bắt đầu khóc to, nó càng khóc bác Chương càng giận dữ. Ông lại cho nó thêm mấy cái tát. Bàn tay to lớn kia đã để lại trên má con bé những lằn nhỏ ngang dọc. Bác Châu bước tới, ngăn chồng lại:
- Anh Chương, anh đừng đánh nó như vậy. Chưa có bằng cớ chắc chắn mà đánh thế tội nó.
- Chúng ta tốn tiền mướn nó để làm gì? Dù nó có trộm hay không có trộm, nó đều phải chịu trách nhiệm cả.
Bác Châu ôm Sao Ha vào lòng, con bé co rúm người lại Bác bảo chồng:
- Anh Chương, nó chỉ là đứa con nít, anh không thể nào mong mỏi đứa con nít phải chu toàn như người lớn được. Đó là chưa nói chúng ta không thể tự xem mình là chủ rồi muốn đánh đập tôi tớ lúc nào cũng được
- Bỏ ba cái luân lý rẻ tiền của bà đi! Tôi chỉ cần biết tôi bỏ tiền ra mướn nó là để giữ dê, nếu mất dê là tôi có quyền phạt, có quyền rầy nó. Bà làm gì phải bênh vực nó?
Nói như bà chỉ có nước giao luôn nhà cho nó cho rồi! Ông Bạch đứng bên tôi có vẻ khó chịu, ông bước tớt đặt tay lên vai bác Chương can:
- Thôi được rồi, anh Chương, mất có một con dê con có gì mà phải nổi giận. Tha cho con bé đi, tôi thấy nó cũng thật thà chứ chẳng dám tham lam đâu.
Bác Chương quay sang ông Bạch, bất bình ra mặt:
- Còn anh nữa, anh Bạch! Sao lại bênh vực con bé này. Tôi bực nó lắm rồi. Mùa đông năm rồi, nó để cho một con dê con rơi xuống suối chết. Mấy tháng trước lại mất thêm một con, rồi bây giờ nữa. Thật tôi không thể tin cậy người chung quanh tí nào.
Ông Bạch chậm rãi:
- Người ta ở đây họ không bao giờ ghé mắt đến tài sản của anh đâu. Khi chưa hiểu rõ được họ anh đừng nói vậy. Họ nghèo thật, nhưng họ vui với cái nghèo của họ chứ không có tham như anh nghĩ đâu.
Bác Chương có vẻ giận hơn:
- Anh Bạch, bộ họ là gì của anh hay sao mà anh bênh chúng nó quá vậy?
Mặt ông Bạch đổi sắc ngay. Khẽ liếc sang bác Châu, ông bắt gặp tia mắt van lơn của người đàn bà. Cơn giận đột nhiên tan biến. Quay đầu đi, ông thở dài:
- Anh Chương, đến bao giờ anh mới thay đổi bản tính thô bạo kia?
Bác Chương trợn mắt:
- Tại sao tôi phải thay đổi?
Ông Bạch đặt tay lên đầu bé Sao Ha xoa nhẹ:
- Nông trại này không phải là trại lính, họ cũng không phải là lính của anh, nếu anh cứ tiếp tục đối xử với họ thế này, tôi nghĩ có lẽ anh sẽ bị cô lập
Bác Chương nói xéo, chẳng suy nghĩ:
- Tôi không cần họ nói tốt cho tôi, cũng như tôi không cần phải bảo vệ chiếc ghế hiệu trưởng của tôi mà!
Mặt ông Bạch tái mét, quay người định bỏ đi:
- Có lẽ tôi nên về, sự hiện diện của tôi ở nơi này là một lầm lẫn lớn!
- Ông hiệu trưởng!
Tiếng bác Châu gọi to, làm bước chân ông Bạch dừng lại.
Trên gương mặt xanh của bác, đôi mắt vẫn long lanh:
- Anh đã biết tính của ông nhà tôi thế anh còn giận làm gì? Mấy ngày liền anh không đến chơi, sao không vào nhà dùng tách nước rồi hãy về.
Ông Bạch do dự, nhìn bác Chương rồi nhìn bác Châu, đôi mắt ông hằn lên vẻ bối rối. Bác Chương cảm thấy mình nói lỡ lời, nên buông bé Sao Ha ra, nhưng cũng không quên đe:
- Cút đi! Trước mặt ông hiệu trưởng tao không đánh mày, nhưng lần sau mà còn tái phạm, tao không lột da mày, tao không phải là thằng Chương nữa.
Sao Ha loạng choạng suýt ngÃ, có người bước đến giữ con bé lại, đó là Tú. Không biết Tú đã đứng bên tôi từ bao giờ mà tôi chẳng hay. Chàng bất mãn nhìn cha nhưng vẫn yên lặng. Bàn tay vững chắc xoa lên vai Sao Ha vỗ về, Tú dịu dàng hỏi cô bé:
- Sao Ha, để anh đưa em xuống nhà bếp rửa mặt, rồi tìm một cái gì ăn nhé?
Bác Chương định bước tới định la Tú, nhưng bác Châu đã ngăn chặn kịp thời, bà năn nỉ:
- Anh Chương, bỏ qua đi chứ?
Bác Chương dừng chân lại, nhìn theo Tú dìu Sao Ha bước đi, một lúc quay lại bảo bác Châu:
- Cái gì bà cũng che chở, bà làm riết rồi cả con cái nó cũng phản tôi đấy thấy không?
Quay lại nhìn chung quanh, bác Chương vẫn chưa hết cơn giận:
- Sao, mọi người lại đứng hết ngoài cửa thế, không chịu vào nhà ngồi hay sao?
Bác Châu thở dài:
- Thôi được rồi, mời tất cả quý vị vào nhà.
Chúng tôi vừa định bước vào thì Phong cũng từ trong rừng trở về. Hắn có vẻ vui và yêu đời lắm. Nhưng vừa cảm thấy bầu không khí có vẻ căng thẳng và thấy sự hiện diện đông đủ của chúng tôi, hắn ngạc nhiên, nhìn quanh hỏi:
- Sao vậy? Có chuyện gì vậy?
Bác Châu mệt mỏi:
- Có chuyện gì đâu, con Sao Ha vừa đánh mất con dê con.
- Dê con à? Phong ngạc nhiên.
- Ờ, mày có thấy đâu không?
Phong nhún vai, liếʍ mép, hắn cố gắng tạo nụ cười:
- Tôi thấy, nhưng mà chỉ có con dê con thì quan trọng gì?
Bác Châu nhìn vẻ ngượng ngập của PHong bác có vẻ giận:
- Nếu mà thấy, mày chỉ cho người ta tìm. Tại sao mày không mang về luôn thể, không lẽ cả dê nhà mình cũng không biết hay sao?
Phong lại nhún vai:
- Khỏi nói con cũng biết là dê nhà mìinhh, chính vì thế mà con đã nướng nó một cách an tâm.
- Sao, anh nói sao?
Lần này Diễm Chi buột miệng. Bác Chương và bác Châu đều tròn xoa mắc nhìn hắn. Tôi bất giác quay mặt sang. Phong cười hì hì bảo:
- Như thế này này. Tôi gặp anh Nam trong rừng, anh ấy đang vẽ phong cảnh. Bức họa dở dang, chúng tôi mới bắt chuyện nhau. Bắt đầu là nói về nghệ thuật rồi qua văn học, từ văn học lại qua tới triết học, hai đứa đang hứng thì Sao Ha lại dẫn dê đến bờ suối. Chúng tôi cảm thấy đói, nên thừa lúc Sao Ha ngủ mới bắt con nhỏ nhất, đem đến bên Hồ Mộng nướng ăn.
Phong dứt lời, gian phòng rơi ngay vào không khí ngột ngạt. Tôi có cảm tưởng bác Chương lại sẽ nổi cơn thịnh nộ mà lo lắng giùm cho Phong. Bác Châu ngồi im nhìn thằng con nghịch ngợm. Câu kết luận thuật ngoài sự tưởng tượng của mọi người. Ông Bạch thì tựa người vào cửa. Một lúc thật lâu, tôi mới nghe bác Chương lên tiếng, nhưng có điều là không quát tháo như tôi tưởNg. Giọng nói bác có vẻ hơi ngỡ ngàng:
- Mày bắt mất con dê, mà lại chẳng cho nhà biết tiếng nào cả. Tao mong rằng từ đây đừng có chuyện thế này nữa. Thôi bây giờ mời mọi người vào nhà, bỏ qua chuyện đó đi!
Bác Châu định nói điều gì, nhưng rồi lại thôi, bà nhìn Phong với vẻ bất mãn rõ rệt. Quay người lại, bà là người đầu tiên đi vào trong. Bác Chương, Diễm Chi, ông Bạch và tôi nối gót theo sau. Phong nhìn tôi, chiếc váy rách và vẻ xơ xác của tôi không qua khỏi ánh mắt lém lỉNh của hắn:
- Lệ Thu, cô vừa gặp chuyện bất ngờ à? Nhìn cô tôi tưởng như cô mới đánh nhau với sư tử chứ?
Tôi nói như chỉ để mình nghe:
- Một con dã nhân!
Phong không hiểu:
- Cái gì?
Tôi bực mình:
- Đừng hỏi nữa, cũng tại con dê con anh bắt đi đó.
Sự đối đáp giữa tôi và Phong khiến bác Châu chú ý. Bác sực nhớ ra nãy giờ đã quên để ý đến tôi, bác lo lắng:
- Sao, nãy giờ Thu đi đâu? Ăn cơm chưa?
Tôi biết có lẽ mọi người đã dùng cơm hết rồi nên nói:
- Dạ không sao, để con xuống bếp chiên hai cái trứng là xong.
- Con gặp chuyện gì mà xem bơ phờ thế?
Ông Bạch giúp tôi giải thích:
- Một sự hiểu lâm nhỏ. Cô ấy đi vào rừng gặp cha của Sao Ly. Cố ấy sợ quá nên bỏ chạy, trong khi cha Sao Ly lại tưởng cô ấy là con gái mình nên rượt theo. Chỉ có thế thôi.
Lời tường thuật của ông Bạch thật đơn giản, nhưng cũng khiến cho mọi người chú ý. Bác Chương "hừ" một tiếng trong miệng, rồi nói:
- Đồ khùng!
Tôi không biết bác ấy mắng ai, nhưng nhìn gương mặt của ông thật khó chịu. Bác gái lo lắng khẽ liếc về phía ông Bạch như ngầm van ông ấy đừng kể nữa. Diễm Chi đưa mặt lấm lét nhìn cha. Chỉ có Phong là làm ra vẻ an nhiên tự tại, hắn cao hứng nói:
- Cái gì? Sao Ly à? Tôi mới gặp cô ấy ban sáng đây! Cô ấy đẹp như mặt trời buổi sáng, trông muốn chói cả mắt.
Mặt trời buổi sáng, mây buổi sáng, trời buổi sáng. Lúc nào tôi cũng nghe hắn sử dụng những tiếng ví von kia. Bác Chương vẻ giận dữ thét Phong:
- Trong nhà này tao cấm không cho nhắc đến tên con nhỏ đó!
Phong làm bộ thở dài:
- Được rồi, vậy là con không nhắc đến, nhưng nếu chỉ vì cô ấy là gái sơn cước mà cha khinh khi thì cũng không phải.
Sinh ra đời, con người bình đẳng như nhau cả. Mấy ngàn năm về trước, tổ tiên chúng ta chẳng hơn họ sao? Bác Chương gầm lên:
- Mày học cái thói bắt bẻ cha mày ở đâu đấy?
Đỡ lấy chén cơm của cô Hương đưa cho, tôi nói cám ơn, xong quay lại định nói tiếp, thì không thấy bóng Tú đâu nữa. Chỉ có Sao Ha đứng nhìn ra cửa.
- Ủa? Anh Tú đi đâu rồi?
- Anh ấy mới ra cửa, chắc ra ruộng.
Ra ruộng? Giờ này ra ruộng làm gì? Đưa mắt nhìn ra bên ngoài, rừng trúc dưới ánh trăng có vẻ bí hiểm làm sao. Bóng cây chập chờn trong làn sương mỏng. Giờ này đâu phải là giờ làm việc? Tôi hơi ngạc nhiên. Ở nhà này hình như người nào cũng có một tật riêng. Thôi thì mặc họ, lo ăn cho no trước cái đã.
Sau bữa cơm, tôi không đến phòng khách mà trở ngày về phòng riêng, bật đèn bàn lên tôi ngồi vào ghế định viết thư cho me. Nhưng cầm thơ của mẹ lên đọc lại mấy lần, tôi không biết phải viết thư thế nào mới phải. Báo cáo cuộc sống trong những ngày vừa qua chăng? Bao nhiêu việc rối rắm hiện ra trong óc tôi khiến tôi không biết phải bắt đầu bằng cái gì. Hai tiếng đồng hồ trôi qua mà mảnh giấy trước mắt tôi vẫn trắng tinh.
- Gấp giấy lại, tôi bỏ ý định viết thư. Nhưng trong óc tôi, trong từng mạch máu tôi, sự cảm hứng cuồn cuộn chảy, có nhiều điều cần nói, cần phải tuôn ra, tôi phải viết một cái gì mới được. Kéo quyển " Khu nhà trầm mặc yêu dấu" ra tôi cầm bút suy nghĩ. Cảm hứng dâng tràn mà lời văn thì tắt nghẽn trong tôi.
Đêm càng lúc khuya, đồng hồ tay đã chỉ một giờ hai mươi phút. Tôi giật mình đứng dậy. Ở cao nguyên bắt đầu từ mười giờ khuya là đã nửa đêm rồi. Xếp vở lại bỏ vào ngăn kéo, thay áo, tắt đèn định đi ngủ. Khắp khu nhà trầm mặc không còn một ánh đèn nào cả. Ánh trăng ngoài trời thật tỏ, thật đẹp, khiến tôi bỏ ý định đi ngủ. Đứng tựa vào song, chống tay lên cằm, ngắm rừng trúc trong đêm tối. Vẽ tĩnh mịch của khu rừng trông thật đẹp. Đêm âm thầm trong giấc mơ bình yên.
Đột nhiên tôi giật nẩy mình. Từ tối trùng điệp của rừng trúc, có một bóng đen di chuyển. Lúc đầu, tôi cứ tưởng là ảo giác, nhưng khi nhìn kỹ, bóng đen vẫn hiện rõ trước mặt. Đó là dáng người đàn ông. Hắn đã đứng lại, tựa thân vào một cây trúc, yên lặng như một linh hồn cô độc. Tôi rùng mình, nổi dà gà. Không nhiểu đây là người hay là quỷ.
Có tiếng chân sột soạt, rồi một bóng đen khác xuất hiện, dáng dấp nhỏ thó của một người đàn bà. Hai bóng người kia dính vào nhau rồi đi dần ra ngoài bìa rừng biến mất trong bóng đêm.
Một lúc thật lâu tôi nín thở. Cảnh bất ngờ xuất hiện trước mắt làm tôi bàng hoàng. Đôi trai gái này gan quá, nhưng họ là ai? Một thứ trực giác bén nhạy lóe nhanh qua óc, tôi rùng mình. Diễm Chi! Diễm Chi và tình nhân của nàng? Kề tai sát vào phòng của Diễm Chi, tôi nghe ngóng, mong sẽ nghe được tiếng động gì ở phòng bên, nhưng chỉ đón nhận được sự yên lặng.
Trở về giường ngồi xuống, lòng tôi hoang mang. Có thật đấy là Diễm Chi không? Nàng hiền lành, nhu mì như thế mà! Không!... Không, tôi không tin là như vậy. Có thể.. có lẽ là một trong hai anh của cô ấy. Phải rồi! Tia sáng lóe ra trong đầu. Tại sao không phải là Tú hay Phong được chứ? Mối tình của Tú biết đâu chẳng đến hồi kết thúc? Phong lại là tên lăng nhăng hạng nặng, nhưng người con gái kia là ai? Có phải thiếu nữ người Thượng suốt ngày long nhong ngoài rừng? Lắc đầu, tôi biết mình lại định viết tiểu thuyết nữa rồi. Có lẽ câu chuyện chẳng có gì là bí mật, chỉ tại tôi quan trọng hóa. Biết đâu đó chẳng là Hương hẹn hò với vị hôn phu của cô tả ( Tôi biết Hương đã đính hôn với một người Thượng ở dưới chợ). Đúng rồi, chỉ có thể như thế.
Tôi không thèm nghĩ thêm gì nữa, ngả lưng xuống giường ngủ một mạch.
Chương 8
Ánh nắng sớm mai đánh thức tôi dậy. Nắng sáng nhuộm tươi màu lá xanh, sự tinh khiết của không khí đã xô đuổi đi bao ý nghĩ vơ vẩn ngày qua. Đứng dậy tôi đến bên cửa sổ, ngắm cành trúc mọc đều, chiếc thân nhỏ nhắn thẳng tắp, lá dài mỏng manh thản nhiên đu đưa trong gió, tôi nghĩ những hình ảnh mình thấy đêm qua chẳng qau chỉ là ảo giác mà thôi. Đó là chưa kể lúc bấy giờ tôi đang bận tâm về việc tiểu thuyết. Tâm hồn tôi có thể đang bị phân tán. Bỏ chuyện đó qua một bên, với lấy chiếc nón trên bàn, tôi đi ra. Tiếng chim hót líu lo, thiên nhiên gợϊ ȶìиᏂ thế kia mà giam mình trong phòng thì quả là lãng phí thái quá! Tôi phải đi bách bộ một tí.
Qua nhà bếp rửa mặt, tôi lục một chém cơm nguội rồi bảo với cô Hương thưa với bác Châu là tôi không ăn sáng. Xong tôi băng mình ra vùng trời ngập ánh nắng. Qua khỏi bờ ruộng, hàng giậụ.. tôi nhắm hướng mặt trời mọc mà đi, những giọt sương đọng trên lá chưa tan khiến cho bao nhiêu cọng cỏ non như đang được tắm mắt. Khu rừng trước mặt, hoa loa kèn quấn quanh những thân cây già. Tôi dừng lại, ngắt luôn mười đóa, và xỏ thành xâu mang vào cổ. Tôi chạy nhảy trong cánh đồng, n i chuyện với lũ kiến dương, phá tổ kiến đen, và đùa nghịch với cây dại. Tôi tưởng chừng như mình chính là một con hươu nhỏ, lòng vui lâng lâng.
Ra khỏi rừng, hồ Lụy Tình trước mặt, Hồ Lụy Tình! Hồ Mộng cũng là nó! Không khi thật thần tiên lôi cuốn tôi. Tôi không nhớ con đưo8`ng mòn lúc xưa mình đã đi là ở phía nào, tôi băng qua đồng cỏ đến mục tiêu càng nhanh càng tốt. Tôi đi như chạy, mặc cho cỏ gai quấn lấy chân tôi, miễn làm thế nào đến được bờ hồ ngay trong lúc lòng tôi đang rạo rực.
Đến được bờ hồ, tôi men theo những hàng cây, nước hồ trong xanh trên mặt hồ thoang thoảng một lớp sa mù như khói tỏa. Thiên nhiên làm tê liệt mọi cảm xúc của tôi. Ngồi xuống bãi cỏ, tôi mặc cho trí óc vẩn vơ. Tôi ngồi như thế không biết bao lâu, đầu óc vấn vương bao nhiêu là hình ảnh, từ hoa Tình Lụy đến hồ Lụy Tình. Người con gái man dại của rừng xanh suốt ngày rong chơi kia lúc còn sống có hay đến đây với người yêu không? Chắc chắn là có. Cứ nghĩ như thế tôi có cảm giác như linh hồn người con gái kia đang ở bên cạnh hay đang lơ lửng đâu đây. Cái ớn lạnh chạy dài theo xương sống, tôi rùng mình. Đảo mắt nhìn vào rừng, đột nhiên tôi thấy có một bóng người, bóng người đó biến nhanh sau hàng cây, gai ốc mọc lên trong từng chân lông tôi. Cố giữ bình tĩnh tôi nhìn về hướng đó. Không có một ai hết, tôi phì cười, thật là nhát gan! Đêm qua cũng bóng người rồi bây giờ lại bóng người. Tôi xoay hướng nhìn lại bờ hồ, nhìn bóng mình trong nước. Nước hồ trong quá, hình ảnh tôi hiện ra thật rõ ràng. Mái tóc ngắn, chiếc trán rộng, đôi mắt mở to. Tôi thấy mình không đẹp, nhưng vòng hoa trên cổ tôi thì khỏi chê. Hít mạnh khí trời vào l*иg ngực tôi đưa tay xuống định nghịch nước thì đột nhiên có vật gì rơi xuống hồ làm sóng nước vỡ nhe. Đóa hoa Tình Lụy! Tôi không thể nào nghĩ đước cánh hoa tự nhiên lại bay xuống nước? Chưa kịp nghĩ tiếp tôi lặng người đi vì một bóng người hiện ra trên mặt nước. Đó là gương mặt cô gái trẻ. Mái tóc dài xõa vai bị gió thổi tung trông thật man dại. Hai đóa hoa Tình Lụy đỏ thẳm nằm hững hờ trên mái tóc. Cô gái mặc áo đỏ không cài nút ngực, để lộ khoảng ngực trần nẩy nở. Mặt nước vẫn lạy động lung linh khuôn mặt của cô ta, nhưng tôi chắc chắn là rất đẹp. Tôi nín thở, nàng đã xuất hiện! Người con gái của mối tình lãng mạn, hoá thân của loài hoa tình lụy đây! Nàng đẹp thật, nét đẹp man dại của thời bán khai. Có điều ngạc nhiên là tại sao tôi chẳng thấy sợ tí nào, tôi tin có ma quỷ, nhưng làm sao ai lại có thể khϊếp sợ trước một sắc đẹp tinh khiết thế kia chứ? Tôi bình tĩnh quay lưng lại đối diện với linh hồn kẻ dám chết vì yêu. Mặt trời chiếu những tia nắng rạng rỡ lên tóc nàng.! Chúng tôi cứ thế nhìn nhau trong dò xét.
Trong nắng mai, người thiếu nữ đẹp hơn bóng nàng dưới nước. Đôi mắt sắc bén, mi cong vυ"t, mày sậm. Đúng là nàng! Hồn thiêng của Hồ Mộng? Chiếc áo đỏ như màu hoa Tình Lụy. Đôi chân trần thản nhiên bước tới vùng đất đã bao lần đặt chân đến. Tôi bâng khuâng không hiểu ở thế giới của nàng, đời sống có tràn ngập sự u hoài buồn bã như thế giới tôi hiện sống nay không? Nhưng rồi khi bước chân e dè của người con gái đến gần hơn, tôi nghe có tiếng thở nhe. Như thế thì đây không phải là ma quỷ, ma quỷ làm gì có hơi thở, và.. sống động như vậy? Thế thì cô ta phải là người, như tôi! Người con gái đột nhiên mở miệng:
Người con gái đột nhiên mở miệng:
- Tôi biết chị, chị là khách ở nông trại Lệ Thanh phải không?
Giọng nói cô ta thật quen thuộc. Hình như tôi đã nghe qua tiếng nói nàng ở đâu đây. À đúng rồi!
- Tôi cũng biết chị, chị là Sao Ly phải không?
- À! Bàng cười to, nụ cười thật hấp dẫn:
- Sao chị lại biết tên tôi?
- Hôm qua tôi đã gặp cha chi.
Nụ cười trên môi Sao Ly chợt tắt, ánh sáng đột nhiên như tối sầm hẳn lại. Một lúc sau nàng mới ngẩng mặt lên:
- Cha tôi dữ lắm phải không chị? Đưa tay chỉ vòng hoa trên cổ tôi, Sao Ly khen:
- Đẹp quá!
Tôi cởi vòng hoa xuống, choàng vào cô? Sao Ly:
- Cho chị đấy!
Sao Ly cúi xuống ngắm, rồi ngẩng lên cười. Nụ cười lún đồng tiền thật tươi và đẹp.
- Bây giờ tôi mới biết tại sao họ lại thích chị!
- Ai?
- Anh Tú, anh Phong!
- Tại sao?
Sao Ly lục lọi trong trí, cố tìm một hình dung từ thích hợp:
- Vì...chị như thế này .. như thế này .. Chị văn minh...
Lần này đến tôi cười, tôi thích thích người thiếu nữ rừng xanh ngây thơ giản dị thật thà, nàng tự nhiên như sông núi, cỏ cây.
- Chị ở thành phố lớn thật lớn, phải không?
- Ừ!
- Ở đó đẹp lắm hả chị?
- Không đẹp bằng nơi này.
Sao Ly gật đầu rồi ngồi xuống cỏ, bứt một nắm cỏ đưa cao lên cho từng cọng một rơi xuống qua kẻ tay. Tôi hỏi:
- Suốt ngày chị ở trong rừng làm gì mà cha chị phải đi tìm hoài vậy?
Sao Ly giận dữ:
- Ổng tìm tôi? Tìm tôi để bắt tôi về cho heo ăn, đuổi gà, đuổi vịt, bắt tôi làm đủ thứ công việc, lại đem gả tôị.. gả tôi cho cái thằng...!
Sao Ly nói thêm một tràng tiếng Thượng rồi nhún vai:
- Cha tôi dữ lắm, chị xem này.
Nàng chẳng e thẹn mở ngay nút áo kéo tuột xuống cho tôi xem những vết roi ngang dọc trên tấm thân nâu sậm rắn chắc.
Tôi hỏi ngơ ngẩn:
- Cha chị đánh chị đấy à?
Sao Ly gật đầu rồi kéo tay áo ngay ngắn lại:
- Tôi khôNg sợ, tôi không sợ ai hết, tôi cũng không thèm lấy thằng kia!
Ánh mắt Sao Ly tóe lửa như muốn đốt cháy cảnh vật. Đây là một con sư tử, một con sư tử đẹp đang giận dữ. Tôi ngồi xuống ngắm Sao Ly đang thả tay xuống nước, nước ngập dần tới cườm tay, rồi nàng lại rút lên, lấy nước rửa mặt, đắp lên ngực. Những giọt nước chảy dài, lấp lánh trên lớp da nâu trông thật đẹp. Rồi Sao Ly lại nằm dài xuống trong một thế nằm thật khêu gợi, vẻ giận dữ ban nãy đã biến mất, nàng đã hoàn toàn trở lại nét vui vẻ hồn nhiên. Chuỗi hoa trên ngực kết hợp với màu xanh của rừng, khói sương mù của hồ, sự tinh khiết của nước tạo thành một dáng dấp thật liêu trai.
Tôi muốn tìm cách khơi chuyện với Sao Ly mà chẳng tìm được lời thích hợp. Nàng nằm đấy thật tự nhiên, không thèm quan tâm đến sự hiện diện của tôi.
Chậm rãi ngắt từng cánh hoa Lụy Tình đưa vào miệng, Sao Ly làm tôi liên tưởng đến hình ảnh nàng tiên sống bằng sương khuya trong truyện cổ tích. Rồi nàng cất tiếng hát. Tiếng hát thật nhỏ, điệu hát thật quen thuộc, lời Thượng. À đúng rồi đây là bản nhạc Phong đã hát cho tôi nghe. Sao Ly hát đi hát lại nhiều lần, tôi thấy bản nhạc giản dị này cũng hay hay, nhưng nếu nghe hoài cũng nhàm tai. Nhưng giọng hát dễ nghe.
Đột nhiên Sao Ly nhổm dậy nói:
- Thôi tôi đi!
Nói là làm, nàng đứng dậy thật nhanh, vẫy tay chào tôi rồi chạy vào rừng. Bước chân trần chẳng sợ gai góc. Trong đám lá xanh kia, chiếc áo đỏ thoắt hiện, thoắt mất. Tôi vẫn ngồi ngẩn ngơ như người ru mộng. Hơn nửa tiếng đồng hồ sau, khi đồng hồ chỉ tay mười một giờ, sắp giờ cơm trưa, tôi mới đứng dậy, ngắt một cánh hoa Tình Lụy, rồi nương theo lối cũ trở về. Đi xuống chưa được hai phần ba đoạn đường, tôi đυ.ng ngay Phong đang đi lên. Nhìn thấy tôi, hắn vui vẻ:
- Tôi đoán biết ngay là cô đến đây mà!
- Anh đi tìm tôi?
- Ờ! Phong đáp: - Cô Hương nói là trời vừa sáng là cô đã vào rừng. Đến bờ suối không gặp cô, biết ngay là cô đến hồ Mộng. Thật không đi khác đâu được.
- Anh tìm tôi có việc gì?
- Không có việc gì thì không có quyền tìm à!
- Câu trả lời của anh luôn luôn ngang ngược, sao lạ vậy?
Phong cười, bước đến nắm lấy tay tôi lắc lắc:
- Lệ Thu, cô có duyên lạ, ai thấy cô là bị lôi cuốn ngay. Thế mà lúc về đây tôi chẳng phát hiện sớm điều ấy, chỉ lo phải sống một mùa hè khô héo nữa ở xó xỉnh nầy.
Cái áo Phong xốc xếch, chiếc quần thì nhăn nhúm nhiều chỗ. Những cọng cỏ khô thì dính rải rác trên thân áo, chắc hắn vừa trải qua một cuộc ấu đả hay đập lộn gì đó chứ chẳng phải làm việc mệt nhọc ngoài đồng rồi ra tìm tôi đâu. Tôi hỏi:
- Anh vừa đánh nhau ha?
- Ha? Phong cười, nụ cười thật giòn.
- Sao cô lại thắc mắc? Bộ dáng tôi giống như mới đánh nhau lắm sao?
Tôi cười mà không nói gì cả. Rồi chúng tôi tiếp tục bước về nhà. Phong hỏi:
- Hôm nay hồ Mộng đẹp không?
- Đẹp! Tôi vừa gặp nữ chúa rừng xanh bên bờ hồ. Cô ấy đẹp như trong truyện thần thoại.
- Nữ chúa rừng xanh? Phong trợn mắt:
- Cô đùa à? Phải rồi, có phải đấy là một con rắn lục, con cào cào, con bọ rầy, con chuồn chuồn. Hay là một con bươm bướm?
- Anh lầm rồi, tôi bảo đó là một cô gái cơ mà. Cô ấy tên là Sao Ly, một thiếu nữ sơn cước, đẹp đến tôi nhìn cũng muốn tan thành nước luôn.
Phong yên lặng một lúc, rồi nháy mắt:
- Sao Ly? Cô đã gặp cô ấy rồi à? Vâng, cô ấy đẹp man dã, nhất là thân cô ấy như tóe lửa, có thể làm tan thành nước bao con tim sắt đá.
- Thế anh có bị cô ấy thiêu chưa?
Phong trợn mắt:
- Tôi à? Tôi cứng hơn cả đá cô ơi.
Tôi nhếch mép chẳng tin. Nhìn lên vai áo của hắn, tôi gỡ cánh hoa dại nào đó lại nằm trên cổ áo Phong. Cánh hoa vỡ vụn rơi lả tả qua kẽ tay trông thật tội. Tôi yêu nhất các cánh hoa màu xanh.
- Con người không ai có thể tự chủ động cái đẹp!
- Cô nói gì?
- Không có gì cả, tôi chỉ thấy tội nghiệp cho cánh hoa.
Phong chau mày, liếc nhanh tôi:
- Tôi không hiểu cô nói gì ca?
- Anh đừng giả vờ, tôi biết anh biết. Kể tôi nghe chuyện của Sao Ly đi, tại sao cô ấy suốt ngày lòng dòng trong rừng hoài vậy?
- Vì cô ấy là cô gái rừng xanh mà.
- Hứ! Tôi hơi giận, nhưng vẫn hỏi tới:
- Cha cô ấy định đem cô ấy gả cho ai vậy?
- Tôi làm sao biết được? Nhưng có điều là tất cả đàn ông chưa vợ trong vùng này, ai cũng muốn lấy Sao Ly làm vợ hết, kể cả..
. - Kể cả ai?
- Không biết.
Tôi đùa:
- Kể cả anh chứ gì?
- Cũng có thể. Thu không thấy cô ấy đẹp à? Ai mà lấy được nàng là có phúc đấy, chỉ tạị..? Nhưng cô ấy muốn tìm được người có thể làm cho đời sống của cô được yên ổn, được..!
Tôi tiếp nhanh:
- Được dừng bước chân hoang?
- Cộ định đọc thơ hay làm cái trò gì nữa thế?
- Tôi đọc câu ấy trong quyển tiểu thuyết nào đó tôi đã quên mất rồi.
- Cô thích đọc tiểu thuyết lắm à?
- Tôi cũng thích viết. Tôi định hôm nào rãnh rỗi tôi viết một quyển.
- Viết về vấn đề gì?
- Cũng chưa chắc, nhưng có lẽ là để ca tụng cái đẹp.
- Nhưng cuộc đời có gì là đẹp đâu?
- Nhưng cũng không đến nỗi tệ lắm.
- Dĩ nhiên. Theo tôi thì cô nên viết theo lối trừu tượng, như vậy người ta nhìn thấy được cả cái đẹp và cái xấu của nó. Bằng không thì chỉ là đưa ra một cái nhìn phiến diện, không thể tạo cho người đọc một cảm giác thật.
- Đời còn nhiều cái đẹp, còn cái xấu thì dĩ nhiên có nhiều. Tôi nghĩ rằng chúng ta chẳng cần phí công đi tả oán cái xấu, hay ca ngợi cái đẹp. Người bao giờ cũng chuộng đẹp hơn xấu. Đúng không? Tôi mong mình sẽ viết được quyển tiểu thuyết để cho người đọc, đọc xong chỉ có cảm giác như mình vừa uống được tách trà thơm và nóng, họ sẽ thấy thoải mái chứ không phải bực mình như khi đọc truyện quái đản như truyện Hút Máu Mèo.
- Hút Máu Mèo là sao?
- Đó là một truyện dịch, chuyện một gã mài dao chuyên môn cắt cổ mèo hút máu. Sau đó khi ông ta chết, bầy chó của hắn cũng bắt chước chủ cắn đứt cuống họng hắn, hút máu.
- Đó là một tác phẩm lừng danh của Đức. Tôi nghĩ rằng nếu đời có hạng người như gã mài dao kia, thì cả thế giới chắc chỉ có một người mà thôi. Còn nhưng người đàng hoàng thì nhiều. Vậy tại sao ta không viết về những người tốt mà lại đi khai thác một gã mài dao quái đản?
Phong gật đầu:
- Cô nói có lý, cô Thu, cô đã làm tôi bối rối. Tôi không ngờ một người con gái bề ngoài giản dị như cô, lại có những tư tưởng phong phú như vậy. Cho tôi biết quyển tiểu thuyết đầu tay của cô định viết thuộc về loại gì?
Tôi nhặt thêm cánh hoa kèn rơi rớt trên tay áo Phong:
- Tôi định viết về...Về "Chuỗi hoa màu xanh lục"
Nói xong tôi bỏ chạy về khu nhà trầm mặc. Phong đuổi theo gọi to:
- Lệ Thu!
Về đến nhà vừa kịp buổi cơm trưa.