- 🏠 Home
- Lịch Sử
- Quân Sự
- Bảy Viễn Thủ Lĩnh Bình Xuyên
- Chương 72
Bảy Viễn Thủ Lĩnh Bình Xuyên
Chương 72
Ðể đương đầu Với Thủ tướng Ngô Ðình Diệm, Bảy Viễn sát cánh với Trung tá Phòng Nhì Savani.
Bảy Viễn bảo Năm Tài:
- Binh pháp Tôn Tử dạy: Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Nay kẻ thù của mình là Ngô Ðình Diệm, mình phải biết rành rẽ chân tướng của nó, chỗ mạnh và chỗ yếu của nó để đánh trước. Từ khi nó mới về, chưa củng cố thế
lực "Tiên hạ thủ vi cường". Tôi giao cho chú bám sát Trung tá Savani và lượm lặt tất cả chi tiết về gia đình dòng họ Ngô này.
Năm Tài suốt ngày ở văn phòng Trung tá Savani, chiều về báo cáo đầy đủ những gì Bảy Viễn muốn biết về kẻ thù của Quốc trưởng Bảo Ðại mà éo le thay do áp lực của Mỹ, Cựu hoàng phải chỉ định làm Thủ tướng.
Ngày 10.10.1954, quân Pháp cuốn cờ rút khỏi Hà Nội. Theo sau quân đội Pháp là hàng vạn dân di cư vào Nam. Các chiến hạm Mỹ chở dân di cư lui tới như con thoi. Phi cơ nhà binh Pháp cũng chở các gia đình công chức và quân nhân làm việc cho họ. Nhiều tai nạn chết người khi các phụ nữ đội con trên vai bì bõm lội nước chạy theo các tàu chớ người di tản.
Công việc đầu tiên của Thủ tướng Diệm là giành đất cho dân Công giáo di cư an cư lạc nghiệp. Sau đó, Diệm bắt đầu siết các phe phái đối lập Diệm theo sách của quan thầy là thò củ cải ra mua chuộc các lãnh tụ giáo phái. Ðược thì tốt còn không được thì quơ cây gậy lên quất, thúc ép thiên hạ theo mình.
Bấy giờ Cao Ðài và Hòa Hảo mới thấy tiếc thời kỳ chung sống với quân đội Pháp. Nhưng hối tiếc thì đã muộn.
Diệm có cố vấn Mỹ theo sát, đó là Ðại tá tình báo Edward Lansdale chuyên làm "thầy dùi" cho các yếu nhân tranh ghế tổng thống. Ngay từ đầu, Lansdale được Mỹ phái làm "quân sư" cho Diệm.
Chuyện mỉa mai là Lansdale đã chống lại việc chọn Diệm làm thủ tướng. Hồ sơ không được công bố cho biết Lansdale đánh giá quyết định này là phi lý. Tuy nhiên chính phủ Mỹ quyết định chọn Diệm vì Diệm là "nghĩa tử" của Nghị sĩ Mike Mansrleld, một nhân vật có thế lực vào bậc nhất thời bấy giờ. Hai sứ giả Bill Gigson và David Banh
được phái tới Cannes thông báo cho Bảo Ðại biết quyết định này.
Bảo Ðại không đồng ý, tranh thủ thời gian cầu cứu Bộ trưởng các Quốc gia Liên hiệp Letourneau. Ông này khuyên: - Nay ngài đã được độc lập tùy ngài quyết định.
Bảo Ðại chống quyết định chọn Diệm làm Thủ tướng.
Nhưng Mỹ làm áp lực với chính phủ Pháp: "Các ông đã thua trận và mất một nữa việt Nam. Chúng tôi đã viện trợ quá nhiều tiền bạc và vũ khí để cứu vãn tình thế. Nếu các ông không cứu được miền Nam Việt Nam thì tránh xa ra, đừng cản trở chúng tôi ủng hộ ông Diệm."
Thế là Thủ tướng Bidault ra lệnh cho ông Letourneau nói với Bảo Ðại: "Không còn cách nào khác. Ngài phải ký vào quyết định bổ nhiệm Ngô Ðình Diệm".
Bảo Ðại nhận Diệm về nước làm Thủ tướng trong tình thế đó.
Cố vấn Lansdale đích thân "chiêu hồi" các lãnh tụ giáo phái.
Người được Lansdale tiếp xúc đầu tiên là Trịnh Minh Thế, chỉ huy Cao Ðài Liên Minh ở Bến Cầu, Tây Ninh. Từ lâu Thế tách khỏi ảnh hưởng Tòa thánh Tây Ninh, độc lập tác chiến và có xu hướng thân Mỹ.
Lansdale đã nhờ một tay phòng nhì tên là Nghĩa làm trung gian. Gặp Thế tại Bến Cầu, Lansdale nhờ Nghĩa phiên dich tiếng Việt ra tiếng Pháp rồi Ðại úy Redink dịch tiếng Pháp ra tiếng Anh cho Lansdale. Cuộc mặc cả lên tới hai triệu đô la.
Thế đồng ý kéo 2.500 lính Cao Ðài ly khai về với chính phủ Thủ tướng Ngô Ðình Diệm. Ðó là ngày 13.2.1955.
Trung tá Savani báo cho Bảy Viễn biết Diệm quyết dẹp giáo phái và Ðảng Ðại Việt ở miền Trung.
Pháp chỉ thị cho Bảy Viễn đứng ra lập Mặt trận Quốc gia Toàn lực quy tụ các giáo phái (Cao Ðài, Hòa Hảo, Thiên Chúa) và Bình Xuyên để chống Diệm, gọi tắt là Cao-thiên-hòa-bình.
Bấy giờ Cao Ðài Tây Ninh có quân đội dưới quyền tướng Nguyễn Thành Phương quân số đông gấp mười lần lực lượng Cao Ðài Liên Minh của Trịnh Minh Thế, và cũng đông gấp mười lần bộ đội Bình Xuyên của Bảy Viễn. Nhưng Bảy Viễn vẫn là nhân vật chủ chốt trong Mặt trận Quốc gia Toàn lực vì quân đội Bình Xuyên nổi tiếng thiện chiến nhờ ba năm sống trong vùng Việt Minh đã từng đυ.ng nhiều trận nảy lửa với quân đội Pháp.
Về sau, các lực lượng Ðại Việt ở miền Trung đang bị Diệm tàn sát cũng xin gia nhập Mặt trận Quốc gia Toàn lực. Nhưng sức mạnh đáng gờm của Cao-thiên-hòa-bình là quân đội Pháp ở đằng sau, bấy giờ Cao ủy kiêm Tổng tư lệnh là tướng bốn sao Ely.
Tương quan lực lượng giữa Mặt trận Thống nhất Toàn lực với quân đội Diệm rất chênh lệch. Diệm chỉ có hai tiểu đoàn người Nùng là lính đánh thuê cho ai trả tiền cao. Nhưng sau lưng Diệm là Mỹ với số tiền viện trợ ngày càng tăng lên thấy phát ngợp. Còn đáng sợ hơn hết là cố vấn Lansdale mệnh danh là "president maker" (người tạo ra các vị tổng thống) mà Magsaysay của Philippines là một ví dụ. Lansdale đã mua được Trịnh Minh Thế và lăm le mua Nguyễn Thành Phương. Phương được Mỹ mua với giá 3,6 triệu mỹ kim, hơn Trình Minh Thế 1,6 triệu vì quân số Cao Ðài Tây Ninh lên tới 25.000 người. Còn Năm Lửa - tên cúng cơm là Trần Văn Soái - được mua với giá 1 triệu cho riêng ông ta và 1 triệu cho quân đội Hòa Hảo ở Cái Vồn. Những con số này được ký giả John Osbone tiết lộ trên tuần báo Life của Anh ngày 13.5.1957.
Còn Bình Xuyên thì Lansdale ủy quyền cho Tướng O daniel qua Tổng hành dinh ở dạ cầu Chữ Y thương lượng. Chuyện mua bán này thật gay go vì Bảy Viễn là thủ lĩnh của Mặt trận Cao-thiên-hòa-bình đồng thời là nghĩa đệ của Bảo Ðại.
- 🏠 Home
- Lịch Sử
- Quân Sự
- Bảy Viễn Thủ Lĩnh Bình Xuyên
- Chương 72