Tuy Mặt trận Quốc gia Thống Nhất (cũng được gọi là Mặt trận Quốc gia Liên hiệp) bị Trung tướng Nguyễn Bình giải tán, Hộ pháp Phạm Công Tắc vẫn tiếp tục thúc đẩy quân đội Cao Ðài ráo riết đánh phá vùng rừng núi, lấn chiếm các khu giải phóng. Cái thế của Hộ pháp là "ky hổ nan hạ" đã lỡ leo lên lưng cọp rồi, nhảy xuống là bị thực dân "thịt" ngay.
Bên ta, Khu 7 và tỉnh Tây Ninh chủ trương mở rộng đoàn kết, nhiều dân tiếp xúc với các chức sắc cao cấp trong Tòa thánh, mời tham gia Việt Minh và vận động tín đồ Cao Ðài tham gia kháng chiến như những ngày đầu giành chính quyền. Nhưng các chức sắc cao cấp Cao Ðài ngả theo Hộ pháp chống đối Việt Minh và trở thành công cụ đắc lực cho thực dân. Ðược Pháp tiếp tế súng đạn, trả lương hàng tháng, quân đội Cao Ðài hành quân liên miên, gây khó khăn cho vùng tự do.
Trong tình thế đó, Khu 7 thành lập các liên quân đương dầu với quân đội Cao Ðài đang thọc sâu vào vùng tự do.
Qua tình báo, Khu 7 biết Pháp sẽ làm lễ giao súng ống cho quân đội Cao Ðài tại Tòa thánh Tây Ninh vào đêm giao thừa Tết Ðinh Hợi (nhằm ngày 21.1.1947).
Tham mưu trưởng Khu 7 Huỳnh Kim Trương chủ trương đánh ngay đầu não địch để phá vở lễ giao súng cho quân đội Cao Ðài. Nhưng cuộc tấn công không đạt được mục đích mong muốn về quân sự cũng như về chính trị.
Hộ pháp Phạm Công Tắc rải truyền đơn thanh minh rằng Tòa thánh trá hàng lãnh súng của Tây để sau này đánh lại Tây và yêu cầu Việt Minh giao chiến trường Tây Ninh cho họ, đồng thời Tòa thánh mời Việt Minh cử đại diện vô Tòa thánh hội đàm.
Khu chỉ định ba người: Dương Minh Châu, Nguyên Hữu Dụ và Trần Văn Ðẩu vô hội đàm với các chức sắc cao cấp Cao Ðài trong hai ngày.
Kết thúc, cuộc họp không đem lại kết quả nào.
Nhưng hậu quả thật là đáng tiếc: Vừa về tới căn cứ thì bị Pháp hành quân "chụp" đúng cơ quan, nên Luật sự Dương Minh Châu, Chủ tịch Uy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh, hy sinh!
Các cuộc thanh trừng ngày càng ác liệt. Dân vô tội ngã gục giữa hai thế lực giao tranh.
Ðó là những năm đen tối trên chiến trường miền Ðông.
Trước tình thế đó, Bảy Viễn càng tách rời Nguyễn Bình.
Năm Hà còn về Khu họp một lần, còn Bảy Viễn thì "hồn ai nấy giữ".
Xung đột Cao Ðài -Việt Minh chưa ngã ngũ thì lại xảy ra mâu thuẫn Hòa Hảo - Việt Minh.
Mâu thuẫn này bắt đầu từ tháng 9.45, khi giáo chủ Huỳnh Phú Sổ tới Lâm ủy Hành chính Nam Bộ yêu cầu đồng chí Nguyễn Văn Tây giao bốn tỉnh có tín đồ Hòa Hảo cho ông ta trông coi.
Ông Nguyễn Văn Tây chỉ lên bản đồ Việt Nam treo tường nói:
- Ðất nước Việt Nam là một. Không ai có quyền chia cắt. Tôi đâu có quyền làm theo yêu cầu của giáo chủ.
Sau đó, ngày 9.9, Trần Văn Thành là con Trần Văn Soái (tức Năm Lửa) cùng em giáo chủ là Huỳnh Sanh Mậu và cố vấn giáo chủ là thi sĩ Việt Châu Nguyễn Xuân Thϊếp cầm đầu nhóm tín đồ Hòa Hảo tấn công chợ cá Cần Thơ. Ðến tháng 4.47, Hòa Hảo được sự hỗ trợ của quân đội Pháp lại nổi lên chiếm được một số làng xã trong quận Tân Châu (Châu Ðốc), Chợ Mới (Long Xuyên) và Châu Thành (Sa Ðéc). Khu 9 lại tổ chức hai cánh quân tảo thanh Hòa Hảo.
Ðây cũng là những năm đen tối, đất nước chìm trong cảnh "nồi da xáo thịt" do âm mưu chia rẽ để trị của bọn thực dân.
Bảy Viễn học được cái khôn của người xưa là "tọa sơn quan hổ đấu", vừa xem vừa rút kinh nghiệm. Và Bảy Viễn đã tìm cho mình con đường "lội giữa hai dòng nước" - không theo Pháp, cũng không theo Việt Minh.
Ðây cũng là "cao kế" của quân sư Năm Tài.
Bảy Viễn nghe theo cố vấn Tư Thiên, chọn thế án binh bất động, không đánh Pháp trên hai sông Lòng Tàu và Soài Rạp - tất nhiên cũng không đυ.ng bộ đội Việt Minh - biến chiến khu Rừng Sác thành một căn cứ an toàn không có tiếng súng.
Cái lợi trước mắt là khỏe thân mà lại được tiếp tế đều đều. Ðúng là lãnh chúa sống đời đế vương trong thời loạn.
Nhưng tình báo của Khu đã phát hiện những dấu hiệu "đi đêm" của Bảy Viễn và khẩn cấp báo về Khu.