Chương 39: Đến tận nơi uy hϊếp 1

Nhân tính chính là như vậy đó, thứ khiến chúng ta phải lo lắng chính là sự bất bình đẳng của cải.

Mọi người đều như nhau, đều sống trong thiên tai, tại sao bạn xinh đẹp gọn gàng còn người khác chỉ có một con đường là chết đói?

Hai người không những không có ai giúp đỡ mà thậm chí những người khác còn đang chờ hai người tới gần thì mới lao ra giành giật.

Khương Ninh mang theo hai con dao. Tay trái dao mổ lợn, tay phải dao róc xương.

Khuôn mặt cô lạnh lùng tách đám người ra, đứng bên cạnh cửa sổ không nhường đường.

Hai con dao sắc bén, bên trên còn vương lại những vệt máu khô khiến đám người bị doạ cho phải lùi về sau hai bước.

Có người không phục còn đang muốn giảng đạo thì ai ngờ Hoắc Dực Thâm cũng đi qua đó đứng.

Hai bọn họ giống như sát thần với khuôn mặt lạnh lùng, một đứng trái một đứng phải đối xứng với nhau.

Khương Ninh đảo mắt nhìn, quan sát vẻ mặt của tất cả mọi người sau đó lạnh lùng nói: "Đừng có nói đạo lý con mẹ gì ở đây, ai dám chửi chúng tôi, dám đi cướp đồ thì lên một người tôi chặt một người, lên hai người tôi chặt một đôi."

Uy danh hiển hách của tầng 18, tất cả dãy tầng không có ai là không biết.

Bản thân lũ súc vật này tham ăn tham uống, không muốn chia sẻ với người khác cái gì. Lần trước bị cướp bóc còn chém mấy người bị thương, trong đó có một người chết vì mất máu quá nhiều.

Hôm qua có người lén lút đi báo cáo với lính cứu hỏa, ai ngờ bọn họ chỉ đảm nhận trách nhiệm cứu viện, nói rằng sự việc này không thuộc sự quản lý của bọn họ, đợi nước lũ rút rồi thì có thể đi báo cảnh sát.

Dáng điệu này của Khương Ninh khiến những kẻ kia nhất thời không dám ho he.

Chỉ sợ nhỡ nói sai câu nào, mụ điên này sẽ ra tay chém người thật.

Trịnh Vỹ Lệ cũng chẳng phải ăn chay, cô ấy quật ngã vài gã đàn ông, sau đó cuối cùng hai người cũng chèo được đến phía dưới cửa sổ.

Khương Ninh đề phòng người ở trong toà nhà, Hoắc Dực Thâm thì chuyển đồ giúp.

Hai túi gạo lớn 10 cân, một túi bột mì 5 cân, một số loại mì sợi và rau khô đánh ẩm, hai gói nến, ba thùng cồn viên to, chao và tương ớt.

Không tính là nhiều nhưng là dùng mạng để đổi lấy.

Lục Vũ mệt đến mức chân không đứng vững, trên cánh tay của Trịnh Vỹ Lệ lại bị chém trúng một dao, máu tươi nhiễm trên quần áo.

Đám người tham lam xung quanh mất công tính kế nhưng lại không có ai dám xông lên trước cướp.

Dương Vỹ Thông và Tô Mộng Dao lẫn trong đám người, vẻ mặt phức tạp và chán ghét.

Hai người muốn lôi kéo làm quen nhưng cũng biết rõ Khương Ninh sẽ không để ý tới họ.

Cuối cùng vẫn có người không kiềm chế được, mở miệng xin mượn thuyền cao su, nói có thể trả tiền thuê.

Bốn người không ai để ý, mặt hung mày dữ ôm đồ đi lên tầng.

Sau lưng truyền đến tiếng chửi rủa của đàn bà, không ít người cũng hùa theo, mắng chửi tầng 18 máu lạnh vô tình, không có nhân tính.

Trịnh Vỹ Lệ mệt đến rã rời, ngay cả nói chuyện cũng chẳng còn sức nữa.

Về đến tầng 18, Khương Ninh tìm băng vải iodophor thêm một loạt thuốc kháng viêm.

Miệng vết thương không phải rất sâu, khử trùng sạch sẽ rồi băng lại.

Chuyến đi này khiến hai người đều bị khϊếp sợ, hồn vẫn còn đang lơ lửng trong không trung.

Tưởng rằng trong toà nhà đã đủ loạn, ai mà ngờ bên ngoài còn loạn hơn.

Hai người lội mưa đến rất sớm, sau khi cất thuyền cao su vào trong túi xong thì tiếp theo đó toàn người là người đổ tới.

Càng ngày càng tăng, chi chít toàn là người với người, vất vả biết bao mới chờ được đến lúc siêu thị mở cửa.

Giá gạo và mì tăng gấp hai mươi lần thì thôi, người còn không cuồn cuộn ngừng tràn vào, nhìn thấy đồ là tranh cướp, không quan tâm là trên kệ hàng hay là trong tay người khác.

Không có internet, siêu thị chỉ nhận tiền mặt. Có tiền mặt đương nhiên sẽ vui vẻ, không có tiền mặt thì chỉ có thể dùng dây chuyền, vòng tay vàng làm thế chấp, thu tiền vừa chậm vừa phức tạp. Những kẻ không có tiền thì chỉ có thể cướp lấy rồi bỏ chạy.

Hiện trường có cảnh sát nổ súng, mới đầu bọn họ còn bị khống chế lại nhưng những người không có tiền mặt thật sự quá nhiều.

Của cải thì cũng chỉ có từng đó, rất nhanh đợt nổi loạn thứ hai lại tới, lao vào cướp giật, cướp xong rồi bỏ chạy.

Ai ai cũng sợ, sợ mình khó khăn biết bao mới cướp được đồ nhưng lại bị người khác cướp đi mất.