Chương 25: Tùy hứng (3)

Ta tới truyền lời thôi mà, đừng có nhét chữ vào mồm nhau như vậy chứ. Làm như bệ hạ muốn tới là do ta lôi kéo vậy.

Tuy những lời này quả thật rất dễ nghe, nhưng Tần Phi Mang đã sớm thành tinh rồi, gã ngay lập tức đánh hơi thấy điểm bất thường, dường như Mạnh Tích Chiêu cũng không phải dạng thiếu niên vô tri như mình nghĩ. Cái khả năng nịnh bợ này có khi sắp đuổi kịp gã rồi.

Vài giây suy nghĩ qua đi, tuy Tần Phi Mang có tăng thêm cảnh giác, nhưng cũng không đặt chuyện này ở trong lòng. Rốt cuộc trong mắt gã Mạnh Tích Chiêu vẫn chỉ là tên nhóc choai choai, hơn nữa cậu còn có danh hiệu "tiểu nhi tử phế vật đoản mệnh của Mạnh Cựu Ngọc" theo hơn 10 năm, muốn trong khoảng thời gian ngắn thay đổi ấn tượng về một người không phải chuyện dễ dàng.

Cung cung kính kính tiễn Tần Phi Mang đi, Mạnh Tích Chiêu mới thẳng người lại, thở phào nhẹ nhõm.

Cậu vừa quay đầu thì cùng lúc Kim Châu đi tới.

Trao đổi qua ánh mắt một chút, cả hai đều hừng hực khí thế quyết tâm dốc toàn lực.

Thành công hay thất bại chính là ở một bước này, bắt đầu thôi!

……



Đương kim hoàng thượng......

Là người có tính cách đặc biệt mà không một từ ngữ nào có thể diễn tả được.

Muốn hiểu rõ nhân vật này, chúng ta cần đi qua sơ lược về lịch sử của các vị tổ tiên trước đó một chút.

Trước khi Đại Tề xuất hiện, triều đại cai trị đất nước này là triều Càng. Ban đầu vốn là người Hung Nô làm chủ thảo nguyên, nhưng chỉ được vài thập niên, tầm 40 năm sau liền bị Hoàng đế triều Càng đẩy lùi về thảo nguyên.

Nhưng chuyện này cũng dẫn tới một hệ quả là triều Càng mỗi năm đều phải innova với Hung Nô, quốc khố tuy nghèo nàn nhưng được cái cực kỳ hiếu chiến, bá tánh phải sống lay lắt qua ngày. Chính vì thế mà Thôi gia - quý tộc đứng đầu thời bấy giờ đã vùng lên tạo phản, tự lập ra triều đại mới.

Hoàng đế lập quốc của Đại Tề không phải dạng tốt lành gì. Sau khi bắt được hoàng tộc còn sót lại của triều Càng, thay vì dứt khoát xử tử, coi như giải thoát cho bọn họ thì ông ta lại cho người tìm kiếm một mảnh đất phong thủy, chôn sống toàn bộ. Chỉ vì ông ta cảm thấy làm vậy có thể tận dụng được long khí còn sót lại trên người đám hoàng tộc kia giúp cho Đại Tề ngày càng phát triển.

Nhưng còn chưa kịp kiểm chứng chuyện này thì ông ta đã lìa đời.

Hoàng đế đời thứ hai là một người vô cùng sùng bái phụ hoàng của mình. Ông ghét nhất là đám đại thần lúc nào cũng lải nhải chuyện phụ hoàng chôn sống hoàng tộc tiền triều, tổn hại công đức mà mất sớm. Lúc đầu ông còn chịu đựng, sau khi đăng cơ thì không nhịn được nữa, đem mấy tên lắm mồm, nói bậy nói bạ gϊếŧ hết.

Mặt khác đám đại thần thấy vậy liền cảm thấy bất bình, sôi nổi dâng tấu sớ khiển trách hành vi của ông. Nhưng một người đến nghe chút tiếng xấu của cha đã không chịu nổi, giờ có kẻ dám đứng ra chỉ vạch tội mình, thì sao mà tha cho được. Thế là lại một trận gió tanh mưa máu, đám đại thần một lần nữa ngã xuống thêm vài vị.

Người nọ cũng là kẻ tàn nhẫn...... Một phát gϊếŧ sạch 2/3 triều đình, quốc gia thiếu chút nữa tê liệt. Về sau ông đề bạt một đám chỉ biết nịnh bợ lên, nhưng nhóm này cũng không dễ sống, suốt ngày nơm nớp lo sợ, bởi vì không ai dám chắc rằng lời nói của mình sẽ luôn được lòng vị bệ hạ kia, sai một li là đi luôn cái mạng nhỏ.

Nếu không phải vị hoàng đế này cũng niệm sớm thì chắc bây giờ Đại Tề chỉ còn là cái tên thôi.

Hoàng đế đời thứ hai thương phụ hoàng mình bao nhiêu thì hoàng đế đời thứ ba sợ phụ hoàng mình bấy nhiêu. Với những sự kiện nêu trên, đừng nói đám đại thần đến con ruột ổng cũng sợ chết khϊếp đi ấy chứ. Vậy nên sau khi đăng cơ việc đầu tiên vị tân hoàng này làm là thở phào nhẹ nhõm, rốt cuộc cũng thoát khỏi chuỗi ngày lo sợ bị gϊếŧ lúc nào không hay. Tiếp đó ông liền bắt đầu đao to búa lớn thực hiện cải cách, phụ hoàng là bạo quân (vị vua tàn bạo), ông sẽ làm hiền quân (vị vua nhân từ), phụ hoàng tàn sát đại thần, ông nói không với gϊếŧ chóc. Triều đình của phụ hoàng tất cả đều chỉ xoay quanh ý kiến của một người, triều đình của ông ai cũng có quyền nói lên suy nghĩ của mình.

......Nhìn qua thì ca này có vẻ khởi sắc, nhưng thực ra vị hoàng đế này là một người nhu nhược, tính tình mềm yếu như cục bột, không thể khống chế được đám đại thần. Rất nhanh, cung cấm liền trở thành nơi chướng khí mù mịt, các loại đấu đá ùn ùn chẳng dứt. Mấy vị trong Chân Hoàn Truyện mà thấy cảnh này có khi cũng phải lắc đầu ngao ngán. Kinh tế nhìn chung có phát triển nhưng quan hệ với các nước láng giềng thì ngày càng kém. Nguyên nhân chủ yếu là do võ thần muốn đánh trận thăng chức, văn thần lại muốn giẫm đạp lên bọn họ để thể hiện sức mạnh. Ai cũng chỉ nghĩ cho bản thân, không nghĩ cho đất nước, triều đại này sắp tàn rồi.

Nhưng cũng không biết có phải cái phong thủy kia phát huy tác dụng hay không. Trùng hợp là vị đời thứ ba này cũng sống không được lâu. Tuy con cháu như bị trúng lời nguyền không được chết già nhưng nhờ thế mà quốc gia lại được bảo vệ giữa vô vàn nguy cơ. Sau đó, ngôi vị được truyền tới cho hoàng đế hiện tại.

Đương kim hoàng thượng tên là Thôi Ngôn, niên hiệu là Thiên Thọ.

Mạnh Tích Chiêu vô cùng hoài nghi tác giả cố ý đặt cho vị kia cái niên hiệu này. Không biết bao nhiêu lần cậu đọc nhầm Thiên Thọ Đế thành Tổn Thọ Đế*.

*Bản gốc là Yêu/Yểu Thọ Đế (ý chỉ sống không được thọ nên mình để luôn Tổn Thọ Đế giống QT cho dễ hiểu)

*Chữ Thiên (天) và chữ Yêu/Yểu (夭) trong tiếng Trung nhìn khá giống nhau nên bạn thụ hay bị nhầm.

……

Tóm lại, Thiên Thọ Đế được chứng kiến tổ phụ và phụ hoàng cai trị thiên hạ mà lớn lên, tuy ông không có đánh giá gì về chiến tích của bọn họ, nhưng cũng rút ra được vài điều cho bản thân

Đó chính là, có ngai vàng là có tất cả, muốn làm gì cũng được, không cần tuân theo bất cứ quy củ nào.

Vì thế, ông ta trực tiếp trò giỏi hơn thầy, trở thành một hoàng đế thích gì làm nấy.

Ông ta không tàn bạo, không yếu đuối, nhưng tùy hứng. Mà cái sự tùy hứng này so với hai vị tổ tiên sát thương cao như nhau. Thời trẻ ngẫu nhiên muốn ngự giá thân chinh, vừa ra quyết định phát hôm sau đi luôn, không quá mười ngày liền bị quân địch bao vây, hơn sáu vạn tướng sĩ phải anh dũng chiến đấu mới có thể cứu hoàng thượng ra. Ông ta thì nguyên vẹn sống tốt nhưng sáu vạn người kia thì bị quân Hung Nô thảm sát.

Về sau lại nằm mơ thấy một con rắn ngậm thứ gì đó hình tròn tới đưa cho mình, ông ta cảm thấy đây là điềm lành, lập tức nảy sinh yêu thích với loài động vật này. Nghe nói rắn sinh sống ở Nam Chiếu nhiều nhất, còn đặc biệt xinh đẹp, ông ta liền hạ lệnh tấn công Nam Chiếu, đánh tới hiện tại đã ròng rã 12 năm, khiến vô số người thiệt mạng. Giang Châu, Ngạc Châu phụ cận Nam Chiếu thì đói kém, xác chất đầy đường. Khó trách về sau ở đó lại xuất hiện thế lực muốn tạo phản.