Chương 7: Dùi Lỗ Lấy Nhọt - Nhai Xương Mυ'ŧ Tủy

Cao tiên sinh tuổi hơn 40. Thể cách tráng kiện, làm nhân viên bảo vệ tại một công ty lớn. Ba năm trước, do hay vì bị nhức đầu, nên đi bệnh viện kiểm tra thì mới phát hiện trong đầu có cục bướu não đè dây thần kinh, dẫn đến chứng nhức đầu. Thế là bác sĩ dùi một lỗ hổng trên đầu để lấy mụn nhọt ấy ra. Hai năm sau lại phát hiện trong đầu có một mụt to, bất đắc dĩ lại phẫu thuật lần nữa. Năm nay bác sĩ kiểm tra nói tại chỗ dùi lần trước lại mọc ra một cái mụt còn lớn hơn. Bác sĩ phán là lần này không thể dùi đầu được nữa, vì làm vậy sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Trước tình huống nan giải này, ông liền đến thỉnh cầu Hòa thượng Diệu Pháp khai thị.

Hòa thượng nói:

– Ông ngày trước có công tác trên biển phải không? Ông đã từng gϊếŧ rất nhiều rùa, hơn nữa còn bắt rất nhiều cá sống to bự, đóng đinh trên ván rồi mới đánh vảy, moi ruột nó.

Cao tiên sinh nghe thế thì giật mình

– Dạ, đúng vậy, con từng đi Hải quân ba năm, trường kỳ sống trên đại dương. Hằng ngày đều bắt cá ăn. Biển sâu nên cá đặc biệt to, có con dài hơn một mét, cá bự mà giãy dụa dữ quá, con liền dùng cây đinh to, đóng đầu nó dính trên ván, sau đó mới bắt đầu đánh vảy, moi ruột. Sư phụ, sao Ngài có thể nhìn thấu cả một thời quá khứ của con tài như thế?

Hòa thượng chậm rãi trả lời:

– Bởi vì, ngày xưa ông đóng đinh vào đầu cá, cho nên bây giờ ông bị bệnh cứ phải dùi đầu để chữa trị. Cá sống bị đóng đinh trên ván đau đớn giãy dụa, nó đang còn sống mà bị ông đánh vảy, mổ ruột, moi nội tạng…cảnh ấy cực kỳ tàn nhẫn. Vậy nên báo ứng cũng đến với ông từng lần, từng lần một. Tôi e rằng trên đầu ông không chỉ khoan hai, ba lỗ mà thôi, nếu như bị chết liền thì tuyệt không đáng sợ. Đáng sợ là suốt năm phải triền miên bị thống khổ dày vò trên giường bệnh, sống không bằng chết, không được thiện chung.

Lời Hòa thượng nói như sấm động, lay người tỉnh dậy từ cơn mê.

Cao tiên sinh khẩn thiết

– Sư phụ, Ngài thần thông quảng đại, xin hãy cứu đệ tử.



Sư phụ hiền hòa nói:

– “Bồ-tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”. Đến nay thì phải trả báo tội lỗi ngày xưa, chính ngươi buộc là kẻ phải tháo gỡ. Chỉ cần ông thành tâm sám hối, thệ dứt hẳn sát sinh, phát tâm ăn chay hẳn và niệm Phật thật nhiều, thì có thể chuộc được lỗi xưa.

Cao tiên sinh ngay hôm đó lập tức bắt đầu lễ Phật, tụng Kinh Địa Tạng, và tại Phật tự lập bài vị cầu siêu cho những loài ông đã gϊếŧ. Mãi đến hơn hai năm sau lúc ông tạ thế ông đều luôn tụng kinh niệm Phật. Ông đã không còn bị khổ não hành hạ. Chỉ đáng tiếc là ông qua đời lúc chưa đầy 50 tuổi.

Niệm kinh bái Phật cố nhiên có thể giúp cho tiên sinh không bị thống khổ dày vò tiếp tục, nhưng do nghiệp sát của ông quá nặng, nên bị giảm thọ. Phật lực dù quảng đại, cũng không qua nổi nghiệp lực chúng sinh. Cho nên chỉ có thành tâm sám hối, nguyện đoạn nghiệp sát, không ăn đồ mặn tanh hôi, ngăn tuyệt nhân gieo tội, mới là căn bản cầu phúc, cầu thọ.

NHAI XƯƠNG Mυ"ŧ TỦY

Mùa hạ năm 1996, vợ một phú ông từ Đài Loan đến. Bà bị bệnh viêm xoang mũi ngót mười mấy năm chưa khỏi, nên phải sang Đại Lục, lên Ngũ Đài Sơn xin bái kiến Hòa thượng. Cầu Ngài chỉ ra nguyên nhân căn bệnh.

Sư phụ hỏi:

– Lúc bà kết hôn gia cảnh bên chồng không được tốt lắm?

– Dạ, đúng vậy! – Bà ta thưa

– Sau khi kết hôn sinh con đẻ cái nhiều, gia cảnh ngày càng tệ, đời sống rất chật vật gian khổ…

– Dạ, đúng vậy!

– Thỉnh thoảng bà đi chợ mua mấy con cá, nấu xong thì luôn đem món ngon nhất dâng cho mẹ chồng. Mình cá, đuôi cá cũng đem phân chia cho các con ăn. Còn lại xương đầu cá bà không đành quăng bỏ. Nên bỏ vào miệng nhai nát, mυ"ŧ tủy nó. Sau này, gia cảnh dù giàu có rồi, nhưng tập quán cũ bà đã huân sâu nên vẫn tái diễn. Cho đến nay thì lúc ăn cá, bà vẫn thích nhai xương nuốt tủy nó, phải vậy không?



– Đúng thế, thưa Sư phụ. Bởi vì đã thành thói quen rồi, con thấy xương cá ăn rất ngon. Nhưng con nghỉ thức con ăn là tam tịnh nhục (thịt nằm trong ba điều: Mắt chẳng thấy người gϊếŧ, tai chẳng nghe người gϊếŧ, chẳng phải là gϊếŧ cho mình ăn) mà? chẳng phải được phép ăn sao? – Bà có chỗ không hiểu nhên hỏi lại.

– Ăn tam tịnh nhục là cách giảng pháp dành cho người mới nhập môn theo Phật giáo. Bởi vì nếu bảo người bỏ ăn mặn liền, thì e rằng nhiều người không làm nổi. Vì vậy mới đề nghị họ không sát sinh. Ăn tam tịnh nhục – Chỉ là cách thức đức Phật phương tiện dẫn dắt chúng sinh – Tùy theo công phu tinh tấn không ngừng niệm Phật tụng kinh, mà tự nhiên họ không còn tơ tưởng tới chuyện ăn mặn nữa. Nếu nói rốt ráo thì ăn thịt chính là sát sinh! Bà cần phải sớm đoạn trừ và nghiêm trì giới sát mới đúng lý – Sư phụ giải thích.

– Sư phụ ôi, ăn xương cá, đầu cá mà cũng có tội ư? – Bà vẫn không hiểu, hỏi lại

– Thịt và xương – Đều là các phần trong thân thể động vật, và chúng ta thường dùng từ “rút gân, lột da, nhai xương, nuốt tủy”, nói như thế cũng để hình dung diễn tả tâm trạng của người đang sân hận nữa. Phải biết động vật trong lúc bị ta sát hại. Lòng tràn đầy niềm kinh sợ trước cái chết đến gần và đối với người sát hại nó, cũng như rất căm hận người ăn nuốt nó. Bởi vì tất cả chúng sinh, thông thường ai cũng đều chấp vào thân thể của mình, rất yêu quý thân mình, cho rằng cái nhục thể bị ăn đó là của mình, vì vậy dù chết, thần thức hoàn toàn không chịu lìa xa thân thể, bất kể là thân đương sự bị băm vằm, nuốt sống, hay đã làm chín như quay, nướng, chưng xào… chỉ có bậc giác ngộ, những vị tu hành mới không chấp thân, còn kẻ tu kém, tình chấp cao, sân hận nhiều. Do vậy, mà dù đã chết, thần thức con vật khi thấy thân xác mình bị băm vằm xào nấu, nhai nuốt nó cũng vẫn thấy vô cùng thống khổ, đau đớn… Do vậy khi người ăn thịt ra tay rút gân lột da động vật, nhai xương nuốt tủy, thậm chí lúc tàn sát động vật thảm thương, đâu phải chỉ vung đao là kết liễu xong nó? Mà thống khổ gieo cho con vật không ngừng gia tăng, nên lòng oán hận nó đối với ta rất sâu thâm. Chính vì nguyên nhân này mà bà phải mang bệnh vào thân, bệnh hoạn chất chồng, và hay gặp cảnh họa vô đơn chí.

Vì vậy mà người tu hành tín thờ Phật, không nên ăn tam tịnh nhục, càng không thể ăn nội tạng động vật như tim gan phổi, mắt, lưỡi, óc, tủy… Đừng có ngu muội tin là ăn gì bổ đó, đừng cho rằng ăn như thế mới có công dụng đại bổ dưỡng. Quý vị đâu biết rằng ăn nội tạng càng nhiều, là cùng các loài động vật gây oán thù càng sâu. Lâu ngày nội tạng trên thân mình phát sinh nhiều bệnh hiểm.

– Sư phụ, thế thì đáng sợ quá! Vậy bệnh viêm xoang của con có thể chữa lành không?

– Với điều kiện bà phải chân thành sám hối, thệ nguyện dứt hẳn ăn mặn, làm nhiều việc phúc thiện và cần phóng sinh cho nhiều vào.

– Nếu như mỗi ngày bà có thể tụng một bộ Kinh Địa Tạng, hồi hướng cho chúng sinh trong pháp giới, nhất định sẽ được cảm ứng lành. Phóng sinh thì phải thả chỗ nào cho cá dễ sống, không nên thả nó vào ao của người nuôi cá để chờ ăn thịt. Nên thả trong sông biển, ao hồ rộng lớn, để nó có thể thực sự đào sinh. Các loại điểu cầm, thú rừng cũng vậy, hãy thả nơi nào an toàn cho nó. Nếu như kinh tế khá, có thể phóng sinh ba ba và nhiều loài động vật khác, sẽ càng có nhiều công đức lớn, bù đắp lỗi sát ngày xưa. Chúng nó đều có tinh linh, không chừng đời nay cũng có thể báo đáp ân tình của bà, các báo đáp này chúng ta cũng thường thấy. Xong rồi, giờ bà đã có đủ niềm tin để giữ giới – Vĩnh viễn không sát sinh và vĩnh viễn không ăn mặn chưa?

– Dạ được, trở về con nhất định làm theo lời Ngài dạy – Bà nói có vẻ kiên quyết

Nhai xương nuốt tủy có thể chiêu bệnh tật đến, đây là lẽ đương nhiên. Lần này, tôi được nghe Sư phụ thuyết kỹ, nên có ấn tượng rất sâu. Vì vậy đã cẩn thận ghi chép lại. Hy vọng được các pháp lữ chú ý xem và cẩn trọng để cùng thu hoạch lợi ích.

Riêng phần bà nhà giàu ở Đài Loan kia, về sau bệnh viêm mũi đã dứt hẳn triệt để, bà còn quay trở lại Ngũ Đài Sơn để kể lể nỗi niềm tri ân và tha thiết bái tạ Hòa thượng.