Chương 46: Nên Sống Chánh Nghiệp

NÊN SỐNG CHÁNH NGHIỆP

Trai cưới vợ, gái lấy chồng

Là do duyên ác hoặc duyên thiện!

Không duyên thì chẳng gặp!

Sinh con trai hay gái

Là đòi nợ hay trả nợ mà tìm đến

Không nợ chẳng đến lầm chi!

Mùa hạ năm 1994, có một nam cư sĩ hơn 50 tuổi đến ngôi chùa nọ, hướng Hòa thượng Diệu Pháp thổ lộ nỗi khổ sầu của mình.

Ông kể trước đây tình cảm mình và bà xã rất tốt. Nhưng từ lúc sinh đứa con thứ nhất thì tính khí bà vợ bắt đầu nóng nảy thất thường, hay kiếm chuyện gây gỗ làm khó, thường cãi lẫy ầm ĩ, có lúc còn đánh, cào cấu… làm ông bị thương khắp mình mẩy, mặt mày. Trong lòng ông dù rất tức giận, nhưng thuở giờ chưa từng đánh trả lại, giống như không hề có tâm giận oán chi bà.

Sau đó bà sinh tiếp đứa thứ hai, diễn tiến càng phức tạp, thê thảm, tới độ ông không thể bước vào nhà, vì luôn xảy ra cảnh xung đột ầm náo như trời nghiêng đất lở.

Bất đắc dĩ ông phải xin nghỉ hưu sớm. Trước đây quá phiền não, ông đã quy y Phật môn, nghỉ hưu ròi thì dọn đến chùa ở. Do lương hưu ít, trừ giữ tiền ăn ra, còn lại ông đều đưa hết cho bà để nuôi dưỡng hai con ăn học. Nhưng số tiền lương ít ỏi càng khiến bà nổi cáu hung tợn hơn. Hiện tại ông đang mang bịnh mà phải tự lo một mình, nhưng chẳng dám đi bịnh viện, vì không có tiền.

– Con cảm thấy thế giới này quá khổ, xin Hòa thượng từ bi chỉ giúp cho con đường sáng – Ông khẩn thiết nói.

Sư phụ im lặng lắng nghe rồi lên tiếng:

– Kiếp trước ông sổng bằng nghề buôn heo. Ông đem heo nái nhà mình đi phối giống, hễ sinh lứa heo con nào thi bán lấy tiền. Từng lứa heo sinh ra đều bị ông bán hết, khiến con heo mẹ nếm đủ nỗi khổ mang thai, luôn sinh sản và đau nhói lòng trong từng đợt vĩnh biệt con. Phải biết động vật và người đều có tình cảm giống nhau. Lúc đó heo mẹ đã ghim hận ôm lòng oán ông tận cùng, thêm nôi đến khi nó hết sinh sản được thì bị ông bán vào lò mổ.



Thử nghĩ xem, con cái nó tất cả đều bị ông bán lấy tiền, phút lâm chung lại bị gϊếŧ đau đớn thê thảm, nó có dễ dàng bỏ qua tội này cho ông chăng? Vi vậy mà đời nay nó đã tìm đến, cùng sống chung bên nhau để báo oán.

Vị cư sĩ lắng nghe chăm chú, tỏ vẻ hưng phấn, nói:

– Con phải làm sao để hóa giải mối oan cừu này? Vậy con xuất gia hẳn có được không?

– Xuất gia ư? ông không làm nổi! (Vì quá quyến luyến, quá yêu các con)… Chỉ cần vài ngày không gặp chúng là ông ăn không ngon, ngủ không yên, phải vậy không?

– Dạ đúng thế, thưa sư phụ.

– Mà con ông lại quan hệ thắm thiết với mẹ, nên dù có xuất gia thì ông cũng chạy về nhà thôi, lúc đó cảnh ngộ của ông sẽ còn thảm hơn hiện giờ.

– Thế… con phải làm sao?

Hòa thượng cười cười bảo:

– Có thực ông muốn hóa giải oán cừu chăng?

– Đương nhiên, xin sư phụ chỉ giúp cho.

Thế ông hãy dùng tâm vui vẻ mà đối diện, chắp nhận hết. Dù bị đòn cũng không đánh trả, bị chửi vẫn không mắng lại… Khi về nhà dù gặp cảnh nghịch hay thuận đến, thì ông hãy bình thản đón nhận, cam tâm tinh nguyện vì bọn họ phụng hiến, chân thành sám hối lỗi xưa, hầu hóa giải tội lớn đầy trời.

Ngoài ra hằng ngày ông phải kiên trì tụng niệm sớm tối, mỗi ngày tụng một bộ “Kinh Địa Tạng” hồi hướng cho “heo mẹ và các lứa heo con kiếp xưa từng bị ông bán đi”. Ngoài việc phụ giúp lo liệu việc nhà ra, ông phải dốc sức tụng kinh bái sám, làm được vậy thi cũng giống như xuất gia. ông có đủ lòng tin chăng?

– Dạ có!

– Vậy thi tốt! Kiên trì thực hành như thế bền lâu, ông sẽ giải được hận oán.