Quyển 1 - Chương 8: Hỏa nhãn

Cuộc nói chuyện giữa Ngọc Lam và ông Halem cứ thế diễn ra, chẳng mấy chốc mà đã đến tối. Thấy trời đã muộn, Ngọc Lam bèn đứng dậy và xin phép ông Halem ra về. Trước khi ra về, ông Halem còn căn dặn Ngọc Lam khi rảnh phải lên mạng tìm truyện tâm linh của một người chiễn sĩ trong ngành để đọc và thấm nhuần tư tưởng "nhân quả", đọc được càng nhiều càng tốt, và khi nào đọc xong thì quay lại gặp ông Halem, ông ta sẽ bắt đầu khơi dậy tiềm thức trong thâm tâm cô và giúp cô đánh thức được sức mạnh của Hỏa Thiên Phụng. Ngay sau khi Ngọc Lam vừa ra về, ông Halem ngồi trên ghế đưa tay lên trước mặt múa vài đường, sau đó ông ta thổi hơi ra cửa. Liên đứng đó bên cạnh ông Halem mới lên tiếng:

- Tại sao thầy phải phái âm binh đi theo bảo vệ cô ấy vậy?

Ông Halem đặt hai tay lên thành ghế, ông ta nói:

- Tuy biết rằng cô ta là hiện thân của Hỏa Thiên Phụng, nhưng hiện giờ chưa đánh thức được tiềm năng. Thêm vào đó bên cô ta luôn có một con hỏa phụng bảo vệ, chỉ có điều sức mạnh của cô ta chưa đủ mạnh nên con phụng tiên này lúc ẩn lúc hiện. Chính vì lý do đó, bản thân tính mạng của cô ta trong lúc này đang rất nguy kịch, vì thế cần nhờ tới âm binh canh gác tại Quốc Tự Giám đi theo bảo vệ vẫn là hơn.

Liên sau khi hiểu vấn đề thì cũng chỉ biết đáp dạ.

Quay trở về với Ngọc Lam, sau khi từ nhà ông Halem về, cô nghe theo lời ông và lên mạng search cho ra tên của cuốn sách như lời ông Halem nói, cuốn sách có tên "Bên Kia Của Sự Sống". Sau một hồi lần mò, cuối cùng Ngọc Lam đã lần ra được hẳn một fan page trên faccebook, chỉ có điều là có vẻ như cái fan page này đã bị bỏ hoang quá lâu rồi, lần cuối cùng mà admin của trang này post lên là cách đây đã mấy năm rồi. Ngọc Lam cứ ngồi đó ôm lap mà lần mò, sau một hồi mò mẫm và đọc lại những gì mà admin của page nói chuyện với cả đọc giả thì Ngọc Lam biết rằng cần phải đọc từ trong album ảnh và sau đó là tới phần note. Cứ như vậy, ba đêm liên tục Ngọc Lam dành thời gian ra để đọc hết tất cả những truyện mà người tác giả bí ẩn này viết ra, càng đọc Ngọc Lam càng cảm nhận được một điều rằng những gì mà tác giả của truyện viết lên có vẻ như mơ hồ lắm, nhưng nếu suy ngẫm cho kĩ lại thì từng lời văn, từng câu nói trong những câu truyện trên gần như là rất thật và rất cận kể, cứ như thể là tác giả đang kể lại trực tiếp những gì đã diễn ra trong cuộc sống và chính mắt cậu ta nhìn thấy vậy. Ngọc Lam mỗi lần đọc xong truyện nào thường qua chơi với ông Halem và đàm đạo với ông về những câu chuyện mà cô ta đọc xong. Bên cạnh việc đàm đạo, Ngọc Lam còn thường xuyên thúc giục ông Halem việc khơi dậy sức mạnh của mình và dạy cho cô ta trở thành hỏa phù thủ, nhưng những gì mà cô nhận lại được từ ông Halem chỉ là lời khuyên kiên nhẫn và chưa đến lúc. Không hiểu ông Halem thực sự không biết rằng đại họa vẫn đang diễn ra đối với nhà Ngọc Lam hay đó là chủ ý của ông bắt Ngọc Lam phải đợi và khoanh tay đứng nhìn người nhà của cô từ từ từng người phải bỏ mạng một. Ngọc Lam mấy hôm đầu còn cảm thấy khó chịu vì cô rất lo lắng cho gia đình, nhưng ngồi đàm thoại với ông Halem được mấy ngày thì cô cũng dường như quên hẳn cái đại họa trước mát mà bị lạc lõng vào cái cõi tâm linh, những triết lý sống trên cuộc đời mà ông Halem đang ngấm ngầm chuyền đạt cho cô. Và rồi cứ như thế, Ngọc Lam như quên mất một điều rằng cái mối đại họa vẫn đang luẩn quẩn và ám lấy gia đình cô, bây giờ chỉ còn có thể đếm từng ngày một cho đến khi người trong nhà tiếp theo của Ngọc Lam sẽ phải bỏ mạng.

Trên chú út của gia đình Ngọc Lam còn có một người dì nữa tên là Vân, và người dì này làm nghề may vá. Dì Vân đã may mắn tiết kiệm đủ tiền để mở một tiệm vải nhỏ trên đường Phùng Khắc Khoan. Nếu nói về con đường này thì đúng là chỉ chuyên về bán vải chứ không phải là để may vá, chính vì thế mà cửa tiệm của dì Vân hay như của bao người khác cũng chỉ đủ kiếm tiền lời để sống qua ngày mà thôi. Từ ngày căn nhà thờ tổ này mới bắt đầu xây lên cho tới khi chú út chết thì dì Vân cũng bận việc gia đình mà bỏ bê hết cả cửa hàng vải của mình. Và rồi cứ như thế, tiệm vải của dì Vân ngày một đi xuống đâm ra nợ nần, đến khi mọi việc trong gia đình tạm thời êm xuôi và dì Vân đã có thời gian để quay lại chăm nom tiệm vải cùa mình thì có lẽ mọi việc đã quá muộn. Nhưng ngay khi mà dì Vân cứ tưởng rằng mình sẽ phải đóng cửa hàng vì không đủ tiền thuê nhà thì kì tích đã xuất hiện. Chỉ trong vòng có một tuần mà tiệm vải của dì Vân bỗng đông nghẹt, vải nhập về bán đến đâu là hết bay đến đó, với số tiền lời mà dì Vân thu lại về được thì có thể nói là dì ta dễ dàng mở ra thêm được ba cửa hàng vải nữa cũng nằm ngay trên phố Phùng Khắc Khoan. Đối với dì Vân mà nói thì bây giờ dì ta vui lắm, vì nghĩ rằng mình sống tốt và thật thà bấy lâu nay cuối cùng cũng đã được ông trời ban phát lộc cho, dì ta nào đâu có ngờ được rằng, đó lại là điềm báo của một tai họa sắp xảy đến với dì ta.

Đó là vào một đêm mưa tầm tã ngày chủ nhật, đêm đó đích thân dì Vân phải ở lại tiệm để kiểm kê vải mà xe sẽ đưa tời. Một mình dì Vân ngồi trong tiệm đang ngồi thống kê lại sổ sách giấy tờ và số lượng vải sẽ nhập về, bên ngoài là mưa rơi tầm tã, gió rít lên từng cơn. Đèn trong tiệm thì vẫn sáng trưng nhưng đèn biển hiệu đã tắt và cái cửa sắt đã được khép lại một nửa do cửa hàng đã đóng cửa. Dì Vân đang ngồi trong đó vùi đầu trong sổ sách thì bất ngờ ở ngoài cửa, nơi mưa gió đang gào thét kia là một bà lão ăn mày đang tiến tới bên cạnh cửa sắt. Người bà ta mặc một bộ quần áo rách nát bẩn thỉu, trên đầu là cái nón lá thủng lỗ chỗ và nát tươm. Bà lão có dáng vẻ ăn mày này cứ đứng ở đó lặng thinh mà nhìn vào trong tiệm nơi dì Vân đang ngồi làm sổ sách. Dì Vân thì vẫn ngồi đó úp mặt vào sổ sách mà không hề hay biết rằng có một bà lão ăn mày đang đứng ở cửa lặng lẽ nhìn dì ta. Có lẽ là dì Vân sẽ không bao giờ ngẩng đầu lên để nhìn bà lão ăn mày đó nếu như bất thình lình không có một cơn gió lạnh lùa vào. Dì Vân đang cầm bút viết lách thì bỗng toàn thân dì run lên bần bật khiến cho dì ta đánh rơi cả cây bút xuống cuốn sổ thống kê. Như một phản xạ tự nhiên, bất thình lình dì Vân ngửng đầu lên nhìn, cái hình ảnh bà lão ăn mày đang lấp ló bên ngoài giời dông bão khiến cho dì Vân phải thót tim. Nhưng rồi dì Vân nghĩ lại bèn nói lớn:

- Bà ơi, tiệm con đóng cửa rồi.

Bà lão ăn mày vẫn đứng đó không nói gì, chỉ đưa mắt nhìn dì Vân. Trong vòng mấy giây, dì Vân như định thần lại và nhìn ra được đây là một người ăn mày. Nghĩ vậy dì Vân rút tờ một trăm nghìn ra, vốn dĩ dì ta rất hay đi từ thiện, nhất là bây giờ lại đang bán được hàng nên dì Vân hào phóng lắm. Dì Vân cầm tờ một trăm nghìn đứng lên ra mở rộng cái cửa và đưa tờ một trăm nghìn và nói:

- Bà ơi, con biếu bà.

Bà lão ăn mày này vẫn không nói gì, không buồn đưa tay ra đỡ lấy tờ một trăm nghìn mà dì vân đưa ra. Dì Vân bây giờ mới để ý kĩ bà lão ăn mày này, bà ta dáng gầy gòm ốm yếu, trên người là bộ quần áo rách nát với cái nón lá tả tơi. Càng nhìn dì Vân càng cảm thấy thương sót hơn cho bà lão tội nghiệp này. Thế nhưng dì Vân vô cùng ngạc nhiên hơn nữa khi mà bà lão ăn mày này ngửng mặt lên nhìn dì với đôi mắt đã mờ, bà ta nói:

- Cô cho tôi vào chọn vải được không?

Dì Vân mới đầu nghe bà lão này nói thì như á họng, trong đầu dì nghĩ rằng làm sao mà một bà lão ăn mày lại có thể có tiền để mua vải được cớ chứ. Nhưng cứ đứng trời trồng như vậy nhìn vào cái khuôn mặt nhăn nheo và đôi mắt già nua kia thì dì Vân cảm thấy trong lòng như không phải lắm. Dì Vân đứng lùi qua một bên và nói:

- Vâng mời bà vào ạ...

Bà lão từ từ bước từng bước chậm rãi run rẩy vô tiệm. Dì Vân đợi bà lão bước hẳn vào trong tiệm, thế rồi cô tiếp đãi bà lão ăn mày này như một người khách bình thường:

- Bà ơi, bây giờ tiệm con đang hết vải, đêm nay họ mới đưa một lọat hàng mới về, có gì sáng mai bà quay lại chọn vải bà ha?

Bà lão ăn mày đứng giữa tiệm nhìn lên những kệ vải chỉ còn lác đác vài cuộn, thế rồi bà ta chỉ tay về phía cuộn vải đen không to lắm ở kệ thứ ba mà nói:

- Tấm vải đen kia có bán không cô?

Dì Vân ngước mắt nhìn lên trên kệ mà đáp:

- Dạ có ạ.

Bà lão nói:

- Cô có thể lấy xuống cho lão xem được không?

Vân kéo ghế ra và đáp:

- Bà ngồi xuống đấy, để con lấy vải cho bà coi.

Bà lão từ từ ngồi xuống cái ghế nhựa, còn di Vân thì kéo ghế đừng lên lấy cuộn vải đó xuống cho bà lão. Dì Vân cầm cuộn vài đưa cho bà lão coi:

- Bà ơi, loại vải này chỉ để may áo tang thôi bà ơi, với cả chất liệu không được tốt lắm. Tẹo nữa con có mấy mầu đen óng may áo đẹp lắm, sáng mai bà ...

Dì Vân chưa kịp nói hết câu thì bà lão ăn mày này đã đưa tay đón lấy cuộn vải đen đó. Bà lão từ từ mở ra, bà đưa một tay vuốt lên mặt vải chậm rãi, không hiểu sao dì Vân đứng đó nhìn bà lão ăn mày vuốt cái bàn tay nhăn nheo lên tám vải đen mà xương sống dì ta như ớn lạnh lắm. Bất ngờ bà lão ngửng mặt lên nói với dì Vân:

- Dì có thể may giúp tôi một bộ quấn áo ngủ ở nhà được không?

Dì Vân hỏi:

- Dạ được ạ...

Thế rồi dì lấy cuộn thước dây và cuốn sổ ra, dì tính là cứ may cho bà lão một bộ, cho dù là bà ta không có tiền để trả đi chăng nữa thì dì ta cũng coi như là bố thí cho bà lão này luôn. Thế nhưng mà dì Vân còn chưa kịp bảo bà lão ăn mày này đứng lên để lấy số đo thì bà lão đã nói:

- Dì hãy cứ may một bộ cho dì mặc vừa là được rồi.

Dì Vân nghe xong cái câu đó thì ớn lạnh vô cùng, bên ngoài trời là sấm chớm mưa bão vẫn ầm ầm, chỉ có dì Vân là như bất động đi mấy giây. Trong đầu dì thì cảm thấy kì cục lắm và không hiểu được ý đồ của bà lão lắm, nhưng dì vẫn đáp:

- Dạ vâng, có gì ba ngày sau bà quay lại lấy nhé.

Bà lão gật đầu, thế rồi bà đứng lên móc từ trong cạp quần ra một túi vải nhỏ cũ nát đặt lên bàn. Bà vừa quay người bước từng bước chậm rãi ra cửa, bà ta nói:

- Cô yên tâm, sau này con cái và chồng cô sẽ sống sung túc, gặp nhiều may mắn. Nhưng cái gì đến thì vẫn phải đến mà thôi.

Nói rồi bà lão ăn mày lưng gù từ từ tiến ra ngoài cái màn đêm mưa gió ào ạt kia. Dì Vân vẫn đứng đó chết lặng đi mấy giây, thế rồi gì tiến tới cầm cái túi vải cũ nát nhỏ kia lên, gì Vân mở ra thì gì vô cùng ngạc nhiên, trong túi vải đó là hai thỏi vàng nén rực sáng khắp cả tiệm. Dì Vân vội vã cầm hai nén vàng lao ra ngoài trời mưa bão như để trả lại cho bà lão ăn mày kia, thế nhưng mà bà lão ăn mày như thể đã biến mất vào cái màn đêm đen rồi.

Mấy ngày hôm sau, không hiểu là vì cái gì mà mỗi lần di Vân ngồi ngoài cửa hàng, dì đều có cái cảm giác ớn lạnh gì đó khác thường, một cái cảm giác mà có lẽ từ bé đến giờ dì ta chưa từng trải qua bao giờ. Cứ nghĩ rằng bộ quần áo mà bà lão ăn mày đặt sẽ làm nhanh lắm, thế nhưng mà đã một tuần trôi qua mà dì Vân vẫn chưa làm xong, có vẻ như dì ta vẫn chưa hề ưng ý lắm thế nên dì cứ làm hoài, làm xong lại bỏ. Quay trở lại với Ngọc Lam, có lẽ ông Halem đã nhận thấy rõ rằng Ngọc Lam đã khá am hiểu về những thuyết nhân quả và tâm linh sau khi cô đã đọc hết cuốn "Bên Kia Của Sự Sống". Buổi chiều hôm đó, ông Halem hẹn Ngọc Lam đúng một giờ đêm có mặt ở cổng chính của Quốc Tử Giám, ông sẽ khai thông sức mạnh tiểm ẩn cho Ngọc Lam và giúp Ngọc Lam trở thành một hỏa phù thủy thực thụ. Ngọc Lam biết vậy thì vui lắm, cô tính hỏi ông Halem coi có thể đưa Khánh đi cùng được không thì ông Halem đã gạt đi và nói rằng chuyện ông Halem giúp cô trở thành hỏa phù thủy tuyệt đối không được cho người thứ ba biết, vì nếu chuyện bại lộ thì hậu quả sẽ còn khó lường hơn nữa. Ngọc Lam thấy ông Halem nói vậy thì cũng chỉ còn biết buồn bà mà nghe theo.

Tối hôm đó như đã hẹn, đúng một giờ đêm thì Ngọc Lam đã có mặt ở ngay trước cửa chính của Văn Miếu Quốc Tử Giám. Vào giờ này thì quanh đường này rất vắng, gần như là chỉ còn có một mình Ngọc Lam, bên ngoài gió thổi nhè nhẹ, ánh trăng vằng vặc soi xuống cả một vùng đất, Ngọc Lam đứng đây một mình mà cô như cảm thấy cô đơn lạnh lẽo đến tột cùng. Còn đang đứng đó một mình thì bỗng mùi hương thơm hoa sen phảng phất. Một lúc sau, Ngọc Lam có thể nhìn thấy bóng hai người đang thấp thoáng tiến lại, đó là Liên và ông Halem. Hai người tiến gần tới Ngọc Lam, Liên nhìn Ngọc Lam mỉm cười, còn ông Halem thì như không cần người dắt mà tự đi, cứ như thể là đôi mắt của ông ta đã sáng lại vậy, ông Halem nói:

- Con đúng giờ quá ha.

Thế rồi ông Halem dẫn đầu đưa cả Liên và Ngọc Lam vào thẳng bên trong Văn Miếu Quốc Tử Giám, cả ba người đứng trước cánh cửa chính, lập tức cánh cửa tự động từ từ mở rộng ra như thể có người đứng hai bên mở bung cánh cửa ra vậy. Ông Halem và Liên bước vô trong thì không sao, vậy mà không hiểu sao ngay khi Ngọc Lam vừa bước vào thì bỗng cổ cô như nghẹt thở. Ngọc Lam kêu lên mấy tiếng "ặc ặc" sau đó cô quỵ xuống dưới mặt đất bằng hai đầu gối, hai tay thì cứ như thể đang cố gỡ một cái gì đó vô hình siết chặt lấy cổ của cô. Liên thấy vậy vội hốt hoảng kéo ông Halem quay lại. Ông Halem như nhìn thấy hết cảnh đó ông ta vội chắp tay lại cúi người mà nói:

- Xin các binh tướng dừng tay, cô gái này đi theo lão.

Vừa nói dứt câu, ngay lập tức Ngọc Lam đã không còn nghẹt thở nữa, cô ta run rẩy đứng dậy. Ngọc Lam nhìn quanh thì rõ ràng không có ai ngoài ông Halem, với Liên và cô cả. Ngọc Lam dịnh hỏi ông Halem thì ông ta đã đi vào trước, chỉ còn lại mỗi Liên đang đứng đó nhìn cô và ra hiệu cho đi theo ông Halem ngay. Cả ba người đi một vòng quanh vườn vào đến giữa gian chính của Văn Miếu Quốc Tử Giám. Ngọc Lam có một cái cảm giác như thể bị soi mói vậy, cứ như thể là có hàng ngìn con mắt đang dõi theo cô khi mà cô cùng mọi người đi ngang qua chỗ những tượng rùa vậy.

Cả ba người bước vào gian chính của Văn Miếu Quốc Tử Giám, mặc dù cả gian phòng tối om, thế nhưng mà Ngọc Lam vẫn có thể nhìn thấy rõ bộ bàn ghế sơn son thiếc vàng lộng lẫy kia. Ngay lập tức ông Halem và Liên vội quỳ xuống cúi đầu mà nói:

- Thần Halem, và đệ tử Vạn Liên xin cúi chào nữ thần trí tuệ.

Ngọc Lam nghe thấy vậy thì còn lạ lẫm hơn nữa, cô hết nhìn về phía bộ bàn ghế sơn son thiếc vàng, rồi cô lại nhìn qua ông Halem và Liên, không lẽ tuyệt đối chỉ có mình Ngọc Lam là không nhìn thấy một cái gì hết hay sao? Ngọc Lam còn đang đứng đó ngơ ngác, bất ngờ ông Halem nói nhỏ:

- Con còn không mau quỳ xuống.

Ngọc Lam lúc đầu còn lúng túng, nhưng thấy ông Halem giục giã, cuối cùng cô cũng vội quỳ xuống mà cúi đầu. Cả ba người cứ quý ở đó, Ngọc Lam quỳ ở đó thì lạ lắm, cô chỉ nghe thấy một mình ông Halem như đối thoại với một ai đó, thế nhưng Ngọc Lam không tài nào nghe thấy người kia nói gì, chỉ có một mình ông ta nói suốt từ đầu tới giờ. Cuối cùng ông Halem hô lớn:

- Xin tuân lệnh.

Thế rồi cả ông Halem và Liên đứng dậy, Ngọc Lam thấy thế cũng cuống cuồng đứng dậy theo. Ông Halem dắt Ngọc Lam ra lại ngoài khu vườn đằng trước,vừa đi ông ta vừa nói:

- Trước khi khai phong điểm ấn để hỏa lực có thể trỗi dậy trong con, nữ thần trí tuệ muốn thử thách con trước.

Ngọc Lam hỏi:

- Nữ thần trí tuệ?

Ông Halem đưa Ngọc Lam ra cửa gian chính và nói:

- Bây giờ con hãy tự bước ra vườn, không cần làm gì hết, việc của con chỉ có đứng đó và nhìn mọi việc diễn ra thôi.

Ngọc Lam mặc dù chưa hiểu gì lắm, thế nhưng cô cũng mạnh dạn bước xuống bậc thang để ra vườn. Bất thình lình ông Halem kéo tay Ngọc Lam lại nói nhỏ vào tai Ngọc Lam:

- Cho dù có là chuyện gì, con tuyệt đối không được ra tay, con nghe rõ chưa?

Ngọc Lam khẽ nói:

- Dạ.

Thế rồi ông Halem buông tay Ngọc Lam ra, một mình cô lặng lẽ bước xuống khu vườn đó, mắt nhìn quanh khắp chốn như đẻ coi cái sự lạ gì sẽ xảy ra.

Chỉ trong chốc lát, trời đất bỗng kéo mây đen tới ngùn ngụt, sấm chớp ầm ầm. Ngọc Lam một mình đứng giữa vườn gió thổi đến cóng người. Ngay khi cô ta vừa kịp quay đầu nhìn lại gian nhà chính thì cả gian nhà đó đã không cánh mà bay. Ngọc Lam càng hoảng sợ hơn nữa, cô quay đầu nhìn khắp lượt thì chỉ trong chốc mắt mọi thứ đã biến mất, tất cả chi còn là một mặt đất tối trống trơn và bầu trời mây đen kéo tới. Thế rồi bỗng chốc một loạt hình ảnh về việc một ngôi thành ở đâu đó trên Việt Nam đang bị đánh phá, Ngọc Lam rùng mình kinh hãi khi cô có thể nhìn thấy rõ ràng những chiến sĩ bộ đội đang cố gắng chống cự, dưới chân thành là người dân đang chạy thục mạng, xa xa là những con quỷ, những con quỷ đội nón răng nhọn đang mặc sức chém gϊếŧ. Ngọc Lam đứng đó nhìn mà cô cảm thấy rùng mình ghê sợ cái cảnh loạn lạc này lắm. Bỗng chốc quang cảnh lại thay đổi, hiện giờ cô đang đứng trong một căn phòng ngủ thời xưa. Ngọc Lam rùng mình khi cô để mắt thấy trên cái giường bẩn thỉu là một người con gái xấu xí do mắc bệnh cùi. Cô ta cứ nằm trên giường mà nói lảm nhảm mà vừa khóc vừa cười, cuối cùng cô gái bị bệnh nằm trên giường này hét lên một câu cuối:

- Con hận cha!!!

Một tiếng sét vang lên ngang tai khiến cho Ngọc Lam rùng mình ngã khụy xuống. Khung cảnh lại thay đổi, trước mắt ngọc Lam là cảnh ngoại ô và xe trở tù nhân đanng lao nhanh. Đột nhiên chiếc xe trở tử tù như bị hất văng lên, mấy chiếc xe gác dừng lại, một lọat lính đặc nhiệm mặc áo đen lao ra. Điều khiến ngọc Lam còn kinh hãi hơn nữa, đó là từ cái hố đất bỗng mọc đâu ra một đống lính mặt quỷ đội nón.Thế rồi từ trong xe hòm, bỗng chiếc cửa mở tung ra, một loạt sói đen lao ra. Và rồi cái người tù nhân đó đã anh dũng lao ra, chống cự để bảo vệ cho phía lính đặc nhiệm mặc áo đen, nhưng cuối cùng anh ta cũng bị một tên quỷ chém ngang mặt mà ngã gục. Không hiểu vì lí do gì mà khi nhìn mặt tù nhân này Ngọc Lam có cảm giác thân quen lắm. Nhìn cảnh tượng người tù nhân đó bị hạ gục, Ngọc Lam vẫn không chánh khỏi rơi lệ vì cảm động. Thế rồi cảnh vật lại đổi qua hình ảnh nhà của Ngọc Lam đang sửa, và chú út đã chết ra sao. Giờ này, đứng đây nhìn lại cảnh tượng này mà lòng cô ta vẫn quặn đau, bất ngờ Ngọc Lam tuôn rơi nước mắt. Thế rồi cảnh vật lại thay đổi, lần này là tiệm vải của dì Vân. Ngọc Lam cứ như thể đang bước vào tiệm, dì Vân kia rồi, đang đứng thử áo ngay trước gương, một bộ quần áo đen ngủ ở nhà đẹp lắm. Ngọc Lam thấy dì vẫn bình thường thì cô như nhẹ lòng lắm. Thế nhưng không được bao lâu, bất ngờ dì Vân ghào thét lăn lộn, hai tay dì ta cố cào cấu xé cái áo cái quần đang mặc vậy. Ngọc Lam đứng đó gào thét trong nước mắt:

- Dì!!! Dì ơi ...

Thế nhưng dì Vân chỉ quay cuồng giẫy giụa được một lúc thì dì ta đã ngã vật ra mặt đất, trên mình là bộ quần áo tựa như axit đã ăn vào thịt và thiệu trụi lớm da, một hình ảnh kinh dị hiện ra trước mắt. Ngọc Lam ngồi khựu xuống, cô ôm miệng khóc nấc lên nhìn dì hai mắt mở trừng trừng, toàn thân máu chẩy lênh láng, khói bốc lên từ chỗ thịt cháy bay nghĩ ngút. Ngọc Lam cứ ngồi ở góc phòng mà khóc nấc lên thút thít:

- Dì Vân ... dì ơi ... dì ...

Thế rồi bên cạnh dì vân một làn khói đen tỏa ra, chẳng mấy chốc mà người thanh niên ngày nào đã hiện lên bênh cạnh xác dì ta. Người thanh niên này cứ đứng đó mà nhìn Ngọc Lam. Ngọc Lam thấy người này thì cô như ngừng khóc, Ngọc Lam run rẩy đứng lên, hai tay cô nắm chặt, mắt long sòng sọc ướt đẫm nghiến răng nói:

- Mày ...

Bất ngờ hai mắt Ngọc Lam bỗng nóng rực lên, toàn thân người thanh niên kia như phát lửa cháy bừng bừng, chẳng mấy chốc mà người thanh niên đã bị thiêu thành khói. Ngọc Lam thì mắt do càng ngày càng nóng lên khiến cô cảm thấy khó chịu và đau đớn vô cùng, cái cảm giác như hai con mắt của cô như hai hòn than đỏ rực đang thiêu rọi khuôn mặt cô vậy. Ngọc Lam gào thét, đưa tay lên ôm mặt lăn lộn trên mặt đất, được một lúc thì cô cũng bất tỉnh.