- 🏠 Home
- Bách Hợp
- Thanh Xuân
- Bạn Thân
- Chương 7: Khúc hát của biển cả
Bạn Thân
Chương 7: Khúc hát của biển cả
Một tân sinh viên khi bước chân vào trường có ba chuyện trọng đại cần làm. Ngoài học hành đàng hoàng, tìm kiếm cơ hội việc làm tốt ra, thời gian còn lại là để giao lưu với bạn bè, mở rộng các mối quan hệ, kiếm cho bản thân một đối tượng tốt để đi đến hôn nhân.
Trái ngược hoàn toàn với thái độ xét nét, quản từng giờ từng phút khi con còn là học sinh cấp ba, sinh viên được các bậc phụ huynh khuyến khích giao thiệp, kết bạn, thậm chí nhiều người còn khuyên con cái mình nên đi chơi nhiều hơn chứ tối ngày ru rú trong phòng làm gì.
Trải qua kỳ thi tốt nghiệp đầy cam go, đa số sinh viên năm nhất như chim sổ l*иg, học hành là chuyện phụ, ăn chơi mới là chuyện chính. Nhưng đâu đó cũng có những thành phần lạc loài như Lam Hạ, ngày ngày đều đặn đi học, đi làm, sinh hoạt câu lạc bộ, chưa từng chểnh mảng dù chỉ một khắc.
Đêm nay đã là ngày cuối cùng các cô ở kí túc xá, sáng sớm ngày mai người ra bến xe, người lên máy bay để trở về quê. Thời gian từ đây tới sáng chưa tới mười tiếng mà Lam Hạ vẫn có thể tranh thủ họp online cùng với các thành viên câu lạc bộ.
Hải Yến bội phục tinh thần làm việc không quản giờ giấc của Lam Hạ. Trong lúc chờ cô bạn họp hành, Hải Yến gục lên gục xuống hết mấy lần. Tới khi không còn nghe thấy tiếng nói chuyện phát ra từ loa nữa cô mới ngẩng lên.
- Bà buồn ngủ thì lên giường ngủ đi. Nhìn hai con mắt như thể sắp sụp xuống bất cứ lúc nào của Hải Yến, Lam Hạ khuyên cô. Nhưng Hải Yến đâu chịu, cô lắc đầu ngoày nguậy.
- Hồi chiều bà hứa với tui cái gì bà quên rồi hả?
Vẻ mặt Lam Hạ đăm chiêu một hồi, như thế cố nhớ ra Hải Yến đang nói tới chuyện gì. Sau đó cô ngồi xuống bên cạnh cô bạn, nhỏ giọng hỏi.
- Tưởng bà nói chơi thôi. Tính làm thiệt luôn?
Hải Yến gật đầu, bày tỏ sự chắc chắn.
- Làm thiệt. Hôm nay chơi xả láng, cho bà tùy ý hết.
Lam Hạ nghe thế bật cười, nói giỡn.
- Bà nhớ bà nói gì nha, một hồi không chịu nổi khóc lóc xin tha tui cũng không nể mặt bạn bè mà dừng lại đâu.
Hải Yến biết Lam Hạ nói chơi, nhưng biết đâu cô bạn làm thật. Lát nữa nếu cô thực sự không chịu nổi cũng sẽ đánh cho cô tới mức phải chịu nổi mới thôi. Hải Yến không thích đau, nhưng cô nghĩ mãi cũng không ra cách nào khác.
Muốn hiểu Lam Hạ, chỉ có thể thông qua con đường này.
Để cho bản thân trải nghiệm những gì mà Lam Hạ đã trải nghiệm.
Hải Yến dứt khoát cởi chiếc quần vải mỏng manh ngắn tới bắp đùi ra, sau đó tới qυầи ɭóŧ màu trắng bên trong, xếp gọn gàng để qua một bên. Sau đó leo lên giường nằm sấp xuống.
Lam Hạ nhìn động tác thuần phục của Hải Yến, không biết nên nghĩ gì. Cô lẳng lặng leo lên thang, lấy trong vách giường ra một cái thước gỗ và cây roi mây. Sau khi để chúng lên bàn, cô quay lại ngồi bên mép giường, dặn dò.
- Đau quá hoặc không chịu nổi phải la lên liền nha.
Nói xong cô lấy cái gối lót dưới mông cô bạn. Hải Yến ậm ừ một tiếng, có thêm gối lót khiến cho cặp mông bị đẩy lên cao, người phía sau chắc chắn sẽ nhìn thấy không sót thứ gì. Được rồi, tốt nhất là không nên nghĩ sâu xa hơn nữa. Bằng không mọi sự dũng cảm mà cô gom góp bấy lâu nay sẽ sớm bị mài mòn đi hết.
Hải Yến vùi mặt vào cánh tay, nhắm mắt lại, tưởng tượng bản thân là cái bao cát, vô tri vô giác, ai đấm ai đá gì cũng mặc kệ, không phản ứng lại.
Đầu ngón tay Lam Hạ như có như không, nhẹ nhàng lướt trên da mông Hải Yến. Cảm giác trơn láng, ấm áp truyền đến khiến cô thích thú, càng muốn vuốt ve nhiều hơn.
Da Hải Yến trắng trẻo, mềm mại hơn da cô, dáng mông căng tròn thích mắt, ấn ngón tay vào chỉ thấy hơi lún xuống đôi chút, buông ra liền này lên, khôi phục lại như ban đầu. Lam Hạ xòe tay, lòng bàn tay vừa vặn bao lấy hai khối thịt nảy nở, thử xoa bóp vài cái, cảm nhận độ săn chắc cũng như đàn hồi của thịt mông.
Nghịch mông Hải Yến chán chê rồi Lam Hạ mới chịu buông ra, cô cảm thấy không cần thiết phải bôi kem dưỡng làm gì bởi cô không có ý định đánh mạnh. Vì thế trực tiếp khép năm ngón tay lại, từng phát từng phát một lần lượt đánh vào hai mông cô bạn.
Hải Yến mơ mơ màng màng, ước chừng Lam Hạ đánh cô tầm 40 - 50 cái rồi mà chỉ cảm thấy hơi tê tê. Cô bắt đầu lo ngại nếu còn tiếp tục đánh cái kiểu này không khéo lát lại ngủ gục mất. Vì thế Hải Yến quay đầu lại, chỉ cây thước gỗ nói.
- Đánh tay đau với mau mỏi lắm, nhiêu đó được rồi, bà xài cây thước kia kìa.
Lam Hạ nhìn cặp mông phớt hồng của Hải Yến, sau đó gật đầu, đi lại bàn lấy cây thước gỗ. Cô nhịp nhịp thước lên cặp mông cô bạn. Sau đó nâng tay, hạ xuống một lực vừa phải, không quên để ý quan sát phản ứng của Hải Yến.
Sau chừng mười thước, Hải Yến buồn ngủ cỡ nào cũng phải tỉnh lại hơn phân nửa. Cảm giác nóng rang lan dần ra hai cánh mông và ngày một tăng lên theo thời gian. Chưa đến mức không chịu đựng được, nhưng cũng không thể hoàn toàn xem như không có chuyện gì.
Mỗi mười thước Lam Hạ lại tăng lực trên cánh tay một lần. Ở lần thứ ba tăng lực đánh, cô chú ý thấy Hải Yến hơi nhúc nhích người, mới dừng lại, hỏi.
- Bà thấy sao rồi?
- Còn sống. Hải Yến hơi nghiêng người nhìn cô, bông đùa đáp.
Thấy cô bạn còn giỡn được chắc không sao. Vì thế Lam Hạ tiếp tục tập trung chuyên môn. Từng thước một đều đặn rơi xuống mông người nằm trên giường, sau một trăm thước đã đem làn da trắng trẻo ban đầu nhuộm đỏ hồng lên, ẩn hiện vài đốm đỏ đậm li ti.
Lam Hạ để thước gỗ xuống bàn, cầm roi mây lên. Bình thường cô cũng ít khi dùng món này, bởi đánh khá đau, không xài thì thôi, chứ lần nào xài tới cũng lấy của cô không ít nước mắt.
Bên này Lam Hạ còn mãi đắn đo thì Hải Yến đang nằm dài như cá ướp muối trên giường đột nhiên lồm cồm bò dậy. Mông vừa tê vừa rát không nói nhưng cô cảm thấy nếu còn tiếp tục nằm trên giường sẽ biến thành rong rêu đóng trên đó mất. Sắp nửa đêm rồi, hai mí mắt cô có dấu hiệu díu lại, đòi đình công không làm việc nữa.
Vì giữ cho bản thân tỉnh táo, Hải Yến đứng bên cạnh giường, nghiêm túc giơ tay giơ chân tập vài động tác thể dục đơn giản. Mắt thấy Lam Hạ cầm cây roi mây to gần bằng đốt ngón tay út, dài tầm một mét, vỏ ngoài đã được tỉ mỉ chà láng, trong lòng không khỏi nghĩ nếu lấy thứ đó đánh lên người cảm giác sẽ thế nào.
Hải Yến đi đến bên cạnh Lam Hạ, lấy cây roi từ tay bạn, đánh vào lòng bàn tay thử mấy cái. Ngày xưa roi mây được ưa chuộng do hội tụ ba đặc tính bền, dẻo, đánh đau. Hôm nay Hải Yến coi như được tự mình trải nghiệm để xem sự lợi hại của loại roi này có trứ danh như lời đồn.
- Bà thấy đã đủ chưa? Hay còn muốn chơi tiếp?
Lam Hạ vừa nhìn Hải Yến đùa nghịch cây roi mây trong tay vừa hỏi.
Hải Yến đưa trả lại cây roi cho Lam Hạ, cô đi về phía bức tường trống, đứng đối diện, hai chân song song cách mặt tường chừng hơn nửa mét, sau đó đầy hông, gập người xuống, chân vuông góc với mặt sàn.
- Tiếp đi. Nãy bà lấy ra là tính xài mà.
Hải Yến bày xong tư thế thì mở miệng mời mọc.
Lam Hạ khẽ thở dài, bước qua theo, đứng sau lưng Hải Yến. Cô chọn vị trí thích hợp, sau đó thử di chuyển cánh tay cầm roi lên xuống từ trên không đến giữa mông Hải Yến, kiểm tra xem có khả năng bị lệch hoặc vô tình đánh nhằm vào vị trí không mong muốn hay không.
- Bà đứng yên nha. Nhúc nhích tui đánh trúng chỗ nào đau ráng chịu.
Lam Hạ dặn dò, sau đó nâng cánh tay, hạ bàn tay đem roi đánh xuống.
Hải Yến nghĩ có thể Lam Hạ dùng lực không mạnh lắm nên ngoại trừ hơi đau ra cô cũng không thấy có gì không ổn. Hoặc có lẽ loại roi này là kiểu mưa dầm thấm lâu, ăn một roi không thấy gì nhưng ăn một trăm roi rồi sẽ thấy cảnh.
Lam Hạ vẫn giữ lệ cũ, sau mười roi sẽ tăng lực một lần. Tuy nhiên tốc độ hạ tay có phần chậm hơn so với khi dùng thước gỗ, cách tầm vài giây mới đánh xuống một cái.
Qua chừng đâu đó bốn mươi roi, Hải Yến bắt đầu cảm thấy chân hơi mỏi, nhưng quan trọng hơn cô biết mình thấm đòn roi. Cơn đau đã tới mức nhức nhói chứ không chỉ đơn giản là tê tê, nóng rát nữa.
Nhưng dù là cô hay Lam Hạ đều không có ý định dừng lại.
Hải Yến không biết Lam Hạ còn muốn đánh thêm bao nhiêu roi nữa, nhưng miễn Lam Hạ còn muốn tiếp tục thì cô vẫn sẽ tiếp tục cùng cô bạn.
Khi Hải Yến nói muốn Lam Hạ đánh mình, trong lòng cô đã quyết, bất kể nỗi buồn và đau thương trong tim Lam Hạ lớn đến nhường nào, cô cũng sẽ không để Lam Hạ phải một mình trải qua chúng.
Ban đầu cô cứ cho rằng bản thân bị cuốn theo, sau này mới phát hiện thực ra đây cũng là ý nguyện của chính mình. Hai người sánh vai nhau đi dọc theo bờ biển bí mật. Nơi các cô hoàn toàn trung thực với cảm xúc trong lòng. Nơi các cô thật lòng thấu hiểu cho người kia. Dù cho phải phơi bày những phần yếu đuối nhất ra, lại mang đến cảm giác an tâm bởi không phải một mình đối diện.
Ít nhất trên đời này có một người hiểu mình.
Trong khoảnh khắc, một luồng gió mạnh mẽ đem cánh cửa tự do bật tung trước mặt.
Cuộc chơi này, các cô phải chơi cho đến cuối cùng.
Khi con số roi hằn lên mông Hải Yến đã vượt hàng trăm, Lam Hạ cuối cùng cũng dừng lại. Cô không nghĩ Hải Yến sẽ chịu đựng được lâu đến mức này. Tuy cô bạn im lặng nãy giờ nhưng nhìn cặp mông đầy đặc những vệt dài đậm màu, đôi chỗ xanh tím chắc cũng không dễ chịu gì.
Vốn ban đầu Lam Hạ không định đánh nhiều và mạnh như vậy. Nhưng theo đà của cuộc chơi, cô dường như bị cuốn vào lúc nào không hay. Nửa cuối trận đòn Lam Hạ không giữ lực nữa, ngay đến bản thân cô còn không dám chắc có thể chịu hết số roi đó mà không kêu tiếng nào. Cô cố tình đánh mạnh như vậy bởi hi vọng Hải Yến sẽ vì đau mà la lên.
Chỉ cần Hải Yến mở miệng, cô sẽ lập tức dừng lại ngay.
Lam Hạ không muốn Hải Yến phải trải qua những gì cô đã trải qua. Bản thân cô dùng đòn roi để giải tỏa những cảm xúc dồn nén trong lòng. Lam Hạ có thể bình thản đón nhận cơn đau nhưng đồng thời cũng hiểu rằng Hải Yến không giống cô.
Có lần Hải Yến đi đường không cẩn thận đập đầu gối vào cánh cửa, dù chỉ bầm chút xíu mà Lam Hạ nghe cô rêи ɾỉ mấy ngày trời.
Cô biết Hải Yến không thích, thậm chí sợ đau.
Cho nên dù cô bạn đã chấp nhận, thậm chí ủng hộ cách làm của Lam Hạ. Nhưng giữa các cô vẫn luôn tồn tại một bức tường ngăn cách chính giữa. Roi trên tay Lam Hạ như mây đen vần vũ trên bầu trời, cảnh báo những chiếc thuyền ngoài khơi nhanh chóng tìm đường quay về đất liền, tránh khỏi một cơn bão có thể dự đoán trước.
Nhưng Hải Yến lại cố tình bỏ qua tất thảy những dấu hiệu rành rành đó. Mặc kệ nỗi đau đớn mà cơ thể phải gánh chịu, giữa tiếng gầm rú ghê rợn của gió lốc và những giọt mưa như cắt da cắt thịt. Cô vẫn dũng cảm từng bước tiến về phía trước.
Về phía Lam Hạ.
Tuy cô bạn chưa từng nói ra miệng, nhưng Lam Hạ biết Hải Yến làm điều này, là vì cô.
Lam Hạ đặt roi mây lên bàn, kế bên thước gỗ. Sau đó vòng trở lại kéo tay, đỡ Hải Yến đứng thẳng dậy.
Hải Yến có thể không la, không rên tiếng nào nhưng đối với nước mắt cô cũng đành vô phương, không thể nén lại được. Khẽ ngước cặp mắt ngập nước nhìn người trước mặt, chỉ thấy lòe nhòe không rõ hình dáng.
Có lẽ đến tận giờ khắc này cô vẫn không thực sự hiểu được Lam Hạ, điều này khiến cô sợ hãi còn nhiều hơn cả nỗi đau trên thân thể. Bởi vì nếu không thể hiểu nhau, con người sẽ không thể đồng cảm với nhau được.
Một lần nữa Hải Yến lại chìm vào vực sâu của cảm giác mông lung mơ hồ, cô nên nghĩ gì, nên làm gì đây? Không ai nói cho cô biết. Bởi không có một ai ở đó hết.
Đôi khi Hải Yến cảm thấy ngay cả cái chốn vô định đó cũng không có chỗ cho cô nữa.
Người ta sống trên đời để làm gì? Để kiếm tiền sao? Để thành công sao? Để yêu sao?
Hải Yến không biết. Chưa ai từng nghiêm túc nói về cô về vấn đề này. Phải rồi, người ta có thể đưa cho cô một quyển sách dày đầy ắp các loại tiêu chuẩn, trong đó quy định sẵn cô nên và không nên nói gì, làm gì. Phải cư xử ra sao, vinh danh những thứ gì và ghét bỏ những chuyện chi. Ai đó sẽ nói rằng cô sẽ trở thành một người tốt nếu thật tâm làm theo những chỉ dẫn này. Đừng suy nghĩ gì cả, hãy cứ nghe theo chúng rồi cô sẽ được hạnh phúc.
Thật thế sao?
Đơn giản như vậy ư?
Rất nhiều lần Hải Yến tự hỏi bản thân. Nhưng như mọi khi cô không có câu trả lời nào. Cuộc đời cô giống như con cá nhỏ bơi trong đàn, nhìn cứ tưởng an toàn nhưng đâu biết lúc nào sẽ gặp phải một con cá lớn hơn với cái miệng rộng hoắc, chỉ cần một ngoạm của nó là đủ để cô cùng hàng trăm con cá ngây ngô khác tàn đời ngay.
Nhưng khi Lam Hạ xuất hiện trong cuộc đời cô, những rào chắn mang tên “lẽ thường tình” đó từng chút một phai mờ đi. Một Lam Hạ làm những gì mà cô ấy muốn làm, dám yêu thích những thứ mà người đời coi là bệnh hoạn, biếи ŧɦái.
Làm gì có người bệnh hoạn nào lại sở hữu nụ cười đẹp như thế? Đúng không?
Hải Yến lấy mu bàn lau đi nước mắt, cố gắng nhìn rõ khuôn mặt bạn. Nhưng Lam Hạ không để cô kịp có cơ hội đó đã vội vàng vòng tay ra sau lưng, đem Hải Yến ghì chặt trong lòng, để cô dựa vào bả vai mình.
Không hiểu tại sao Lam Hạ làm vậy nhưng Hải Yến đoán rằng, cô ấy muốn an ủi cô, xoa dịu một cảm xúc mà chính cô cũng không thể gọi tên được. Dường như Lam Hạ luôn dịu dàng như thế, kể cả khi nằm dưới làn roi dày đặc như mưa, Hải Yến chưa một lần cảm thấy sợ hãi.
Cô tin tưởng Lam Hạ. Và niềm tin ấy khiến cô cảm thấy sẽ không có việc gì xấu xảy ra cho bản thân.
Sau tất cả, có lẽ cô đã hiểu hơn một chút về người bạn này. Nếu cảm giác lúc này là đáng tin cậy, thì chắc chắn Lam Hạ cũng cảm thấy như cô đang cảm thấy bây giờ. Một chút, dù chỉ một chút thôi dường như các cô đã hiểu nhau hơn.
Hải Yến cảm thấy đây là một điều đáng mừng, bởi dù chỉ trong thoáng chốc dường như cô đã nhìn thấy trái tim của chính mình, biết đâu một ngày nào đó cô cũng nhìn thấy trái tim của Lam Hạ thì sao? Cô biết Lam Hạ mang rất nhiều gánh nặng trong lòng. Cũng biết cô bạn chưa sẵn sàng để chia sẻ, nhưng cô có thể đợi được.
Cô sẵn lòng đợi trong bao lâu ư?
Hẳn là rất lâu đi.
Hải Yến cũng vòng tay qua lưng Lam Hạ, dịu dàng đáp lại cái ôm nhiệt tình kia. Nếu có ai hỏi Hải Yến hạnh phúc có cảm giác thế nào, cô sẽ trả lời là rất đau, đau tới phát khóc, nhưng sau đó sẽ cảm thấy tốt hơn rất nhiều.
Trên đời này có rất nhiều cách để biểu đạt cảm xúc của bản thân. Có người dùng thư tay, nắn nót từng câu từng từ gửi gắm nỗi nhung nhớ. Có người gọi điện thoại, hỏi thăm vài ba câu không đâu vào đâu chỉ để nghe giọng người đầu dây bên kia. Có người trực tiếp hơn, mua vé tàu xe hoặc máy bay, đi một quãng đường dài để quay về nhà, sum họp cùng người thân.
Cách truyền đạt cảm xúc của các cô có phần đặc biệt hơn chút, nhưng đâu ai có tư cách phán xét ai làm việc này hay việc kia là đúng hay sai. Dù cho họ nghĩ như thế đi nữa.
Không giống như Hiển Lâm một thân võ công đầy mình. Ra đường không sợ ai bắt nạt.
Hải Yến không nghĩ bản thân là người can đảm, nhưng đôi khi cô cảm thấy cần phải làm điều gì đó, không hẳn chỉ vì bản thân cô, mà còn vì mọi người chung quanh nữa. Cô dám kể câu chuyện này, bởi vì nghĩ biết đâu ngoài kia có ai đó cũng giống mình, mỗi ngày đều sống trong cảm giác vô định, không biết ngày tháng trôi qua để làm gì? Không biết có ai cần tới cô không? Sự tồn tại của cô liệu có ý nghĩa lớn lao nào đó hay cũng chỉ nhỏ nhặt chẳng khác nào nhành cây ngọn cỏ bên lề đường? Tùy ý để người ta chà đạp.
Có thể cô không phải kiểu người phóng khoáng, giỏi giao tiếp, thích gì làm nấy nhưng Hải Yến nghĩ bản thân cũng có giá trị riêng. Cô có ý nghĩa, đối với chính mình và cả những người chung quanh nữa. Sẽ có ai đó lắng nghe cô nói, miễn là cô bằng lòng kể cho họ. Một người bạn như Lam Hạ, sẽ ôm cô vào lòng khi nhìn thấy nước mắt và nỗi buồn trong đôi mắt cô.
Tuy Hải Yến không có nhiều tiền trong tay, không phải người thành công vẻ vang gì, thậm chí không sao hiểu nổi chuyện yêu đương, nhưng cô biết tình bạn giữa cô và Lam Hạ đẹp đẽ và quý giá đến nhường nào.
Hải Yến thường ngồi trên bờ biển, nghe tiếng sóng vỗ vào bờ cả buổi chiều, cho tới tận khi trăng lên. Nhiều người có thể không hiểu, cứ nghĩ rằng ngoài biển thì có cái gì hay đâu, trừ bầu trời thì chỉ còn mặt nước, nhiều lắm là thêm mấy con tàu đánh cá nho nhỏ ở ngoài xa. Nói chung thấy nhiều rồi bắt đầu đâm ra chán, cũng không muốn nhìn thêm nữa. Chỉ có Hải Yến kiên trì ngồi ở đó hàng giờ liền, hết ngày này qua ngày khác mới hiểu rõ khúc hát của biển cả mới diệu kỳ tới cỡ nào. Một khúc hát không thuộc về nhân gian, chỉ xướng lên cho những ai thực sự muốn lắng nghe. Hải Yến đã từng nghe thấy bài hát thần tiên ấy, đã say đắm trong giai điệu duyên dáng, yêu kiều kia hết lần này đến lần khác.
Hi vọng một ngày nào đó cô có thể mời Lam Hạ thưởng thức cùng, để rồi cả hai được hòa mình vào điệu nhảy vĩ đại của tự nhiên. Liên miên không dứt.
- 🏠 Home
- Bách Hợp
- Thanh Xuân
- Bạn Thân
- Chương 7: Khúc hát của biển cả