Chương 29: Trả Thù Nhẹ Nhàng Là Được Rồi

Mười mấy năm trước sau khi xem phim truyền hình "Băng dính hai mặt" tôi chưa từng có

cảm tình với "Phượng hoàng nam" (*) tôi luôn cho rằng nếu hoàn cảnh lớn lên hai người quá

khác biệt, quan niệm sống hoàn toàn khác nhau thì làm sao mà hạnh phúc được? Trong phim,

mỗi khi cha mẹ A Bình đưa ra yêu cầu vô lý thì A Bình luôn tìm đủ mọi cách ép Lệ Quyên

phải nghe theo, lý do là " Cha mẹ anh quá vất vả." Phim truyền hình phải trải qua thẩm định

nên cuối cùng họ đã đưa ra cái kết có hậu nhưng cái kết ban đầu là A Bình bóp cổ Lệ Quyên

tới chết.

Thế nên tôi luôn tránh xa Phượng Hoàng Nam. Cô bạn Tiểu Khiết của tôi còn bài xích hơn cả

tôi, cô ấy từng căm phẫn nói với tôi " Phượng hoàng nam đều là loại ngu hiếu, ích kỷ, chỉ

muốn phụ nữ hi sinh vì anh ta, nếu phải lấy Phượng hoàng nam thì thà chết còn hơn"

Nhưng điều khiến tôi kinh ngạc là cuối cùng Tiêu Khiết lại ngại ngùng nói với tôi, người cô

ấy lấy là Phượng hoàng nam. Thấy tôi tỏ vẻ ngạc nhiên, cô ấy bèn biện giải cho Phượng

Hoàng Nam " Trước đây bọn mình chưa từng tiếp xúc với Phượng hoàng nan, nên đều bị

phim truyền hình lừa phỉnh, mọi tuýp đàn ông đều có người tốt kẻ xấu, Phượng hoàng nam

cũng vậy, ít nhất thì người tớ yêu rất nhiệt tình với bạn bè, lại dễ tính, rất tốt với tớ, còn chăm

chỉ cần tiến, bỏ xa đám thành phố dày ăn mỏng làm cả kilomet"

Tôi nghĩ không thể phủ nhận mọi quan niệm về phượng hoàng nam, song nếu quan niệm của

Tiểu Khiết đã thay đổi lớn như vậy thì hẳn là người đó rất tốt.

Nhưng hai năm sau, Tiểu Khiết kể vớ

i tôi, cô ấy và người chồng Phượng hoàng nam của

mình đang làm thủ tục li hôn. Tôi lại kinh ngạc một lần nữa, Tiểu Khiết chua chát nói " Tớ cứ

tưởng anh ta là người cầu tiến, tốt tính, nhưng giờ thì tớ hiểu rồi, anh ta chẳng có gia thế cũng

chẳng có tiền của, nếu không tỏ ra cầu tiến tốt tính thì có ai chịu lấy anh ta ? Hồi trước tớ đã

quá ngây thơ nên không thể hiểu thấy điều này. Sau khi kết hôn tớ mới biết, lấy một người

chồng như vậy thì sẽ phải trả giá bao nhiêu"

Tiểu Khiết kể cho tôi suốt một buổi trưa, tường tận từng chi tiết về cuộc sống hôn nhân suốt

hai năm qua của cô ấy.

Lúc mới kết hôn, cô ấy đãbiết điều kiện của gia đình chồng không tốt mỗi tháng chồng cô ấy

đều phải gửi cho một ngàn tệ về quê, Tiểu Khiết nghĩ cha mẹ nuôi lớn một người con trai

cũng không dễ dàng gì, nên hành đọng này là nên làm. Nhưng dần dần, cô không chịu nổi

nữa, vì gia đình chồng đòi hỏi quá nhiều, hết yêu cầu mua thứ này rồi lại thứ kia, rồi yêu cầu

đăng ký khám bệnh, lại yêu cầu ở nhờ nhà cô ấy để đi học, chồng cô ấy không những thấy

chịu đó là đương nhiên mà còn cho rằng Tiểu Khiết là một thành viên trong gia đình, nhất

định phải góp tiền góp công. Em chồng cô ấy muốn tới tìm việc làm định ở nhà cô ấy, cha mẹ

chồng bèn đưa người đến tận cửa, chẳng thèn thương lượng với cô ấy một cây, trong khi nhà



này là do cha mẹ Tiểu Khiết bỏ tiền ra mua. Cô ấy than phiền với chồng, chồng cô ấy nói " Ở

chỗ tôi, lấy chồng là người nhà chồng, đồ của vợ là đương nhiên cũng là đồ trong nhà, cha

mẹ chồng có quyền xử lí"

Tiểu Khiết suýt nữa thì tức chết, trong cơn giận dữ, cô ấy về nhà ba mẹ đẻ. Thế là nhân lúc

này, không chỉ em chồng mà cha mẹ chồng cũng chuyển tới ở nhà cô ấy. Nửa tháng sau, Tiểu

Khiết quay về, thấy nhà mình hoàn toàn thay đổi, ngoài ban công còn nuôi gà, cô ấy giận dữ

đến phát điên, quẳng hết thứ ấy ra ngoài. Cha mẹ chồng về thấy vây thì n ̣ ổi khùng, kêu gào

đuổi cô ấy đi. Tiểu Khiết giận dữ đến cùng cực " Đây là nhà tôi, kẻ phải đi là các người mới

đúng. Nhà này cha mẹ tôi mua cho tôi, các người ở đâu thì biến về nơi đó đi"

Cha mẹ chồng cười lạnh " Của cô ? Trên sổ đỏ cũng viết tên con trai tôi đấy"

Tiểu Khiết hối hận vô cùng. Sau khi nghe chuyện này, chồng cô ấy cãi nhau với cô ấy một

trận, nói cô ấy sỉ nhục cha mẹ mình, anh ta không thể chấp nhận người vợ như vậy, nên kiên

quyết li hôn. Tiểu Khiết nói " Tôi chịu đủ rồi. Ly hôn thì ly hôn, đồ cha mẹ tôi mua cho tôi

thì trả cho tôi, còn đâu các người thích làm gì thì làm"

Không ngờ chồng và cha mẹ chồng cô ấy liền bắt tay nhau, ép cô ấy phải nhượng nhà cho họ

thì mới được li hôn, đồng thời còn phải lấy ta một tờ giấy nợ trị giá một triệu tệ bắt Tiểu

Khiết phải gánh một nửa số nợ đó, không gánh cũng được, nhưng phải dùng một nửa căn nhà

để thế chấp. Tiểu Khiết giận đến suýt nôn ra máu, cô ta đòi kiện ra tòa, nhưng cha mẹ chồng

lại ngày ngày tới nhà cha mẹ cô ấy gây sự, đổi trắng thay đen, bẻ cong sự thật, khiến cha mẹ

cô ấy mất hết mặt mũi, một người huyết áp cao, một người phát bệnh tim. Để cha mẹ có thể

an hưởng tuổi già, Tiểu Khiết nuốt hận trong lòng, cắn răng từ bỏ căn nhà, rời khỏi cái gia

đình khiến cô ấy ghê tởm kia.

Sau khi ly hôn, Tiểu Khiết tới gặp tôi, cô ấy đập bàn nói " Vãn Tình à, tớ không phục, tớ rất

phẫn nộ, tớ thấy như có ngọn lửa đang bùng cháy trong ngực tớ, tớ nguyền rủa gia đình kia,

tớ rất muốn trả thù bọn họ, suy nghĩ này đang hành hạ tớ sắp phát điên rồi"

Tôi ngẫm nghĩ rồi lại đáp " Cậu muốn trả thù cũng được, nhưng phải tuân thủ mấy điều sau.

Thứ nhất, tuyệt đối đừng vi phạm phát luật, thứ hai đừng liều mạng, cậu phải nhớ, mạng sống

của chúng ta đáng giá gấp trăm ngàn lần mạng sống của tên khốn đó, thứ ba cậu nên bình tâm

lại, đừng chìm đắm trong thù hận, mau chóng tiếp tục cuộc sống thường nhật của mình. Nếu

có thể tuân thủ ba điều trên, thì khi tìm được cơ hội thích hợp, cậu hãy giải hận cho bản thân

đi"

Tiểu Khiết do dự nhìn tôi " Cậu nói thật hay đùa đấy ? Tớ tưởng cậu sẽ khuyên tớ từ bỏ thù

hận, bắt đầu một cuộc sống mới"

Nếu có thể từ bỏ thù hận mà bắt đầu một cuộc sống mới thì còn gì bằng nhưng khi gặp phải

những kẻ khốn khϊếp, bị tổn thương và ghê tởm, mà vẫn phải bao dung từ bỏ thù hận thì

chẳng mấy ai làm được, ít nhất cũng khó làm được ngay.



Tôi đã từng gặp khá nhiều cô gái " Chị Vãn Tình ơi, chị nghĩ trên thế gian này có báo ứng

hay không ? Ông trờ

i có trừng phạt anh ta hay không?"

Thật lòng mà nó

i thì tôi không tin kiểu lí luận " Ông trời sẽ trừng phạt kẻ xấu" hay "Người xấu

sẽ không có kết cuộc tốt đẹp" đó chỉ là lời an ủi của những người không phản kháng được mà

thôi.

Thường thì khi phụ nữ tổn thương trong tình cảm nói với tôi rằng họ muốn trả thù, đa phần

tôi đều khuyên họ hãy sống thật thoải nái, sống tốt hơn đối phương mới chính là sự trả thù

mạnh mẽ nhất. Nhưng có những chuyện, tới tôi nghe xong còn muốn thay trời hành đạo, tôi

thực sự không thể khuyên người khác rộng lượng và lương thiện trong hoàn cảnh ấy, huống

chi hành vi của một số kẻ không còn giống con người nữa rồi nếu để liên lụy tới bản thân thì

tôi cho rằng không đáng.

Tiểu Khuyết nói cô ấy sẽ cân nhắc ý kiến của tôi, lúc từ biệt cô ấy nói " Cậu biết không ? Nếu

khi nãy cậu khuyên tới buông bỏ thù hận thì cũng chẳng có tác dung gì, t ̣ ớ chỉ muốn trả thù

hơn thôi. Nhưng những lời ban nãy của cậu lại khiến tớ phải suy ngẫm, có lẽ tớ sẽ sống thật

thoải mái, yêu quý bản thân mình hơn. Nếu có cơ hội, tớ cũng không ngại đòi lại công bằng

cho bản thân"

Thế rồi Tiểu Khiết kể với tôi. Sau khi ly hôn chồng cũ không cho cô ấy lấy lại đồ đạc của

mình, cô ấy bèn tìm một người bạn cảnh sát, cùng đi thẳng tới công ty chồng cũ, yêu cầu đối

phương thực hiện thỏa thuận ly hôn, trả lại cho cô ấy những thứ thuộc về cô ấy. Nếu không

cô ấy sẽ khiến anh ta phải vào đồn cảnh sát vì tội chiếm dụng tài sản người khác. Không ngờ

chồng cũ của cô ấy chẳng những không hung hãn như bình thường mà còn sợ hãi hoảng hốt.

Ngày tới lấy đồ, cô ấy cũng đi cùng người bạn cảnh sả nọ, cha mẹ chồng vốn nanh nọc nay

lại sợ tới im thin thít, trơ mắt nhìn cô ấy thu dọn đồ đạc rồi rời đi. Vì cảnh sát tới công ty nên

hình tượng nam thanh niên nông thôn cầu tiến chăm chỉ mà chồng cũ khổ công xây dựng

cũng hoàn toàn sụp đổ, sau đó anh ta gặp rất nhiều khó khăn trong công việc. Tiểu khiết ngỡ

chồng mình sẽ không chịu thua, ngờ đâu từ đó đàn ông này không dám gây sự với cô nữa.

Một ngày nọ tôi đi uống cà phê cùng Tiểu Khiết, cô ấy ung dung nói với tôi " Tớ đã hả giận

rồi, mọi chuyện đều đã qua, bắt đầu từ bây giờ tớ phải sống thật tốt"

Với những người bạn có ý định trả thù, tôi khuyên các bạn ba điều. Thứ nhất: Tuyệt đối đừng

vi phạm phát luật. Thứ hai đừng liều mạng, phải nhớ mạng sống của chúng ta đáng giá gấp

trăm lần mạng sống của tên khốn đó, thứ ba nên bình tâm lại, đừng chìm đắm trong thù hận

mau chống tiếp tục cuộc sống thường nhật của mình. Nếu có thể tuân thủ ba điều trên, thù khi

tìm được cơ hội thích hợp, bạn hãy giải hận cho bản thân đi