Trong buổi họp mặt bạn bè, mọi người vui vẻ trò chuyện, chỉ có N rầu rĩ ngồi một mình, mọi
người bèn ân cần hỏi cô ấy gặp vấn đề gì.
N nói, công ty của cô ấy đang thành lập một bộ phận mới, lãnh đạo có ý định chuyển cô ấy
tới phụ trách, họ đã đề xuất cô ấy rồi, bộ phận mới được thành lập để bắt kị0 xu hướng
thương mại điện tử, tương lai khá khả quan, hơn nữa lương cũng được tăng lên khá nhiều.
Sau khi N kể xong, tôi thấy đây là một cơ hội hiếm có, nếu làm tốt có thể mở ra một chân trời
mới ở công ty, chắc chắn trong hai năm tới cô ấy sẽ được thăng chức thành giám đốc bộ
phận. Quan trọng hơn là N từng nói với tôi không chỉ một lần rằng cô ấy rất muốn có cơ hội
để phát triển sự nghiệp.
Ai cũng tỏ vẻ khó hiểu, vì cơ hội tốt như thế đương nhiên không thể để vuột mất rồi!
N băn khoăn nói với chúng tôi về nỗi lo âu của mình. Bộ phận mới đúng là có sức hút, nhưng
vì mới thành lập có rất nhiều nghiệp vụ cần mở rộng, lãnh đạo nói rõ vị trí mới yêu cầu phải
đi công tác thường xuyên, nên muốn N suy nghĩ thật kĩ rồi đưa ra câu trả lời chắc chắn.
N muốn nắm chắc trong tay cơ hội này, nhưng lại sợ thường xuyên đi công tác sẽ rất mệt
mỏi, bèn về nhà hỏi ý kiến gia đình. Nhưng cô không nhận được sự ủng hổ, chồng cô ấy sợ
cô ấy thường xuyên đi công tác thì không thể chăm lo cho gia đình, con họ mới học tiểu học
thôi, đang ở thời kì rất quan trọng. Còn con cô ấy càng phản đối mạnh mẽ hơn. Nó không
muốn mẹ thường xuyên vắng nhà, bởi như vậy thì không có ai tắm rửa và kiểm tra bài tập
cho nó. Nhúng năm ngoái vì muốn cho con được học ở ngôi trường tốt nhất, nên vợ chồng đã
dốc toàn bộ vốn liếng để mua một ngôi nhà gần trường học (*) tới nay vẫn còn nợ rất nhiều
tiền. Nếu chuyển tớ bộ phận mới thì có thể giảm gánh nặng sinh hoạt, mỗi lựa chọn đều có
mặt lợi và hại, bởi vậy N mới không biết nên lựa chọn thế nào.
"Vậy cậu cứ nghĩ kĩ đi!" Người trưởng thành biết nên dừng lại ở đâu, biết cách kiềm chế, biết
rằng không nên tham dự vào lựa chọn của người khác, dù trong lòng có rất nhiều đề nghị
nhưng chúng tôi lựa chọn im lặng.
N đưa mắt nhìn tôi, tôi chỉ nói " Hãy tôn trọng lựa chọn của cậu, dù cậu lựa chọn thế nào tớ
cũng ủng hộ cậu"
Chuyện này làm tôi rất khó xử, nếu tôi đề nghị N chọn chuyển bộ phận, chắc chắn sẽ đối đầu
với chồng và con cô ấy, ngộ nhỡ gia đình cô ấy xảy ra vấn đề thì chúng tôi không thể làm bạn
được nữa, còn nếu tôi đề nghị N tiếp tục sống như hiện tại, vậy tôi không thể giúp cô ấy giảm
bớt gánh nặng sinh hoạt, càng không thể vỗ về tâm trạng đang xao động của cô ấy. Vì vậy tôi
quyết định im lặng.
Xã hội ngày nay yêu cầu cao về phụ nữ hơn bất kì thời đại nào. Ở cổ đại, một cô gái chỉ cần
chăm chồng chăm con, lo việc nhà là đã hoàn thành bổn phận của mình. Nhưng thời hiện đại
thì như vậy chưa đủ, phụ nữ vừa phải chăm chồng chăm con, lo việc nhà vừa phải gánh vác
trách nhiệm xây dựng gia đình, không hoàn thành tốt việc nào cũng bị chỉ trích.
Bởi vậy tôi hiểu tại sao N lại băn khoăn, nhưng là một người trưởng thành, trước tiên chúng
ta phải biết lựa chọn, thế gian này không có chuyện gì vẹn cả đôi đường, nếu có được thì ắt
phải trả giá và hi sinh. Nếu chọn phát triển sự nghiệp ắt phải đối mặt với nỗi lo gia đình. Xã
hội không mấy khoan dung với nữ cường nhân. Dù một phụ nữ có sự nghiệp thành công tới
đâu, song nếu không chăm lo gia đình thì cha mẹ chồng, chồng, con, thậm chí những người
không liên quan đến cô ấy- đều sẽ chỉ trích cô ấy không làm tròn trách nhiệm, thậm chí dù sự
nghiệp của cô ấy có thành tựu rực rỡ, nhưng nếu cô ấy có hôn nhân thất bại thì thành công
của cô ấy không còn giá trị gì nữa, cô ất sẽ phải gánh chịu sự chỉ trích từ cả đàn ông và phụ
nữ.
Còn nếu phụ nữ lựa chọn một dạ chăm sóc cho gia đình, cũng sẽ gặp rất nhiều rủi ro. Ngoài
việc sau này có thể không có tiếng nói chung với chồng, dẫn đến gia đình rạn nứt,thì cô ấy có
khó thể thích nghi với xã hội và không còn năng lực mưu sinh, đó là vấn đề lớn cần suy
ngẫm. Rất nhiều phụ nữ vì gia đình mà nghỉ việc, hoặc chuyển tới những chức vụ nhàn nhã
hơn. Họ giải quyết mọi chuyện trong nhà đâu ra đó, nhưng thường không được tôn trọng, bởi
trong mắt người khác đó là một công việc tần phào, chồng không nhận ra cô ấy đã vất vả thế
nào, còn con cái thì chê cô ấy lắm lời. Đôi lúc cô ấy cũng sẽ hối hận, vì ngày xưa lại từ bỏ
một cơ hội tốt như vậy chứ ?
Nhưng bạn thân yêu ơi, dù xã hội này có bất công tới đâu, có đối xử vô lý với phụ nữ tới đâu
thì chúng ta vẫn phải chọn một hướng đi cho cuộc sống phải không ? Khi trở ngại ập tới thì
mọi băn khoăn lo lắng đều không có ích gì, chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào vấn đề và cố
gắng đưa ra cách giải quyết phù hợp.
Giống như N, nếu cô ấy chọn chuyển bộ phận, cô ấy có thể vừa làm tốt công việc vừa cố
gắng trao đổi với chồng và con để họ hiểu và giúp đỡ cô ấy. Nếu cô ấy đã làm mọi đều mà họ
vẫn không thể thông cảm chi sự lựa chọn này, vậy cô ấy nên chấp nhận kết quả đó, hoặc là từ
bỏ cơ hội. Nhưng nếu chọn không chuyển bộ phận, vậy cô ấy sẽ phải tiếp tục gánh chịu áp
lực từ việc trả nợ tiền nhà, dù tạm thời chồng con đều hài lòng cô ấy, nhưng cô ấy vẫn sẽ phải
đối mặt với những nỗi lo chực chờ trong tương lai và nội tâm xao động của mịn. Lựa chọn
nào của có mặt lợi và mặt hại, rất nhiều người thầm cảm thán : Sao không gộp hai lựa chọn
thành một ? Đừng nằm mơ giữa ban ngày nữa, thế gian kiếm đâu ra chuyện vẹn cả đôi đường
như thế, chúng ta phải liên tục gánh vác, liên tục trưởng thành, trong quá trình này chúng ta
sẽ đánh mất, sẽ phải bỏ lại rất nhiều thứ, đó là con đường mà mọi người trưởng thành đều
phải đi qua.
Có lẽ sẽ có phụ nữ cân bằng được hai yếu tố gia đình và sự nghiệp, nhưng đâu ai biết cô ấy
phải nỗ lực hơn người khác bao nhiêu lần ?
Hai ngày trước, có một người tớ gặp tôi bàn về việc hợp tác. Cô ấy là dân văn phòng, thấy tôi
kinh doanh ngọc bích rất phát đạt nên cô ấy cũng muốn thử, nhưng vì yêu cầu kiến thức
chuyên nghiệp và trình độ kiểm nghiệm ngọc bích quá cao nên không thể tự đi chọn hàng
được. Phương án hợp tác của cô ấy như sau: Cô ấy lấy hàng từ chỗ chúng tôi, mang về tiêu
thụ, nếu bán được thì cô ấy sẽ chia thêm một tỷ lợi nhuận nhất định cho tôi, dựa trên số vốn
trước đó. Còn nếu không bán được, cô ấy sẽ đổi một số hàng khác để mang về tiêu thụ tiếp.
Tôi từ chối đề nghị này một cách uyển chuyển nhưng rất kiên quyết. Thấy cô ấy tỏ ra khó tin
" Cậu có thêm một người bám hàng giúp, có tổn thất gì đâu?"
Tôi mỉm cười cũng không nói cho cô ấy biết, bởi vì cô ấy lấy đi một số hàng hóa, nên tôi sẽ
phải tốn thêm cả triệu tệ để có hàng bàn bán cũng không nói với cô ấy rằng làm vậy thì tôi
chẳng cần hợp tác với cô ấy, tôi thà tuyển một nhân viên sale còn hơn.
Nhưng lí do thực sự khiến tôi từ chối đề nghị là bởi tôi viết, một người chỉ muốn hưởng
lợi mà không đối mặt với nguy hiểm thì nhất định không phải đối tác tổ, còn tôi không phải
thánh nhân mà đi gánh chịu nguy hiểm thay người khác. Bên cạnh đó, trong tình huống nguy
hiểm, sự nỗ lực và nhiệt huyết của một người chắc chắn sẽ giảm đi rất nhiều.
Thực ra trong xã hội này rất công bằng, bạn muốn thành tựu lớn bao nhiêu, bạn phải đối mặt
với nguy hiểm và áp lực lớn nhường nào, bạn sẽ nhận được thành tựu lớn nhường ấy. Trên
đời này không có "con cưng" Thượng đế, bạn không thể chiếm hết mọi thứ tốt về mình được
đâu.