Bàn Có Năm Chỗ Ngồi

8/10 trên tổng số 1 lượt đánh giá
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
Tác giả quen thuộc của thiếu nhi, của tuổi ô mai. Những tập truyện của anh luôn dí dỏm, hài hước, đem lại nhiều cảm xúc, nhiều bài học nhẹ nhàng cho lứa tuổi học trò. Hãy đọc để cùng gặp những nhân vậ …
Xem Thêm

Năm ngoái cũng chính nó là đứa hung hăng nhất trong ban chỉ huy chi đội không đồng ý kết nạp tôi vô đội, với lý do là tôi thường xuyên bỏ trực lớp, còn những buổi làm vệ sinh sân trường thì tôi chỉ cầm chổi huơ hai, ba cái cho có lệ và không bao giờ có mặt đến phút chót. Chính vì nó mà bây giờ thằng Tin lại vô đội trước tôi . Ba tôi bận rộn suốt ngày it để ý đến chuyện đó, nhưng mỗi lần thấy thằng Tin mang khăn quàng đỏ lượn qua lượn lại trước mắt, thì ông lại rầy tôi:

- Ở trường, mày sinh hoạt ra sao mà đến giờ cũng chưa được kết nạp vô đội, thằng to đầu kia ?

Dĩ nhiên là tôi chẳng sung sướиɠ gì về sự qua mặt của thằng Tin. Ngay từ đầu năm nay tôi định bụng sẽ phấn đấu vô đội . Nhưng tôi chưa kịp phấn đấu thì đã xảy ra chuyện xui xẻo này . Nghe Hùng "phan" tới tấp, tôi giận muốn ứa gan nhưng đành cứng họng. Bởi vì nó nói đâu có đó, chuyện rành rành giữa ban ngày ban mặt, ai chẳng biết.

Nhưng tôi giận Hùng chưa bằng giận Kiến Lửa . Nhân chuyện này, nó lại bò lên bản tin đốt tôi một phát. Vẫn một thứ thơ dỡ ẹc:

Cây mình chẳng lo rào

Để cho gà ăn trụi

Lại đào cây người khác

Đánh tráo cây của mìnhHơn nhau vì sóc vì chămKhông ai hơn nhau vì chôm vì chĩa .

Lần này, Kiến Lửa đặt thơ năm chữ, cũng chẳng có vần điệu gì ra hồn. Đã vậy, phần cuối lại thêm vô hai câu ngang phè. Rõ ràng là nó bắt chước câu tục ngữ "Bà con vì tổ vì tiên, không ai bà con vì tiền vì gạo" trong bài "Tục ngữ, ca dao về gia đìng và xã hội" học hồi đầu năm.

Người ta thì nói "chăm sóc" còn ở đây nó lại viết "vì sóc vì chăm" nghe trái lỗ nhĩ không thể tả. Nhưng tức nhất là nói kêu tôi "chôm chĩa", làm như tôi là đồ ăn cắp chuyên nghiệp không bằng !

Kỳ này không chỉ mình tôi tức. Bài thơ của Kiến Lửa chạm nọc đến toàn tổ năm. "Cậu ông trời" bênh tôi ra mặt. Bài thơ xuất hiện vào đầu tiết thứ nhất thì đến giờ ra chơi, Đại đã to tiếng phản đối:

- Tờ báo của chúng ta đăng bài này là không đúng. Bạn Huy đã nhận khuyết điểm trước lớp và đã được góp ý kiến trong chi đội rồi, do đó bài thơ của bạn Kiến Lửa là không cần thiết và thiếu tinh thần xây dựng.

Sự công kích bài thơ của "cậu ông trời" khiến tôi hả hê, mặc dù theo tôi đáng lẽ Đại phải "phang" vào hai chữ "chôm chĩa" mà Kiến Lửa đã cố ý dùng một cách bừa bãi để bôi bác tôi . Nhưng thôi, vậy cũng được.

Nhỏ Kim Liên, chủ bút bản tin, lộ vẻ hoang mang khi thấy cả lớp không ai có ý kiến gì khác Đại . Chỉ có thằng Chí bép xép là lên tiếng, nhưng lần này nó bép xép nghe được:

- Tôi đồng ý với bạn Đại ! Kỳ này Kiến Lửa đốt bậy !

Kim Liên càng lúng túng. Nó chưa biết phải đối đáp ra sao thì Hùng bồi luôn một phát:

- Tôi cũng đồng ý với bạn Đại . Đáng lẽ tờ báo không nên đăng bài thơ vừa rồi !

Ý kiến của Hùng kết thúc luôn câu chuyện. Ra chơi vô, tôi không thấy bài thơ đáng ghét đó nằm trên bản tin nữa . Có lẽ Kim Liên xé đi rồi .

Hôm nay, thiệt tôi hên hết biết ! Cả Đại, Chí lẫn Hùng, những "đối thủ" của tôi xưa nay, bỗng dưng đứng về phe tôi khiến tôi ngại nhiên một cách thú vị. Nhưng dù sao đi nữa, điều đó cũng không làm tôi quên được nỗi ấm ức với "kẻ thù giấu mặt" là Kiến Lửa, mày là ai mà mày đốt tao hoài vậy ?

Tôi bỏ công cả tuần lễ để truy tìm tông tích Kiến Lửa nhưng chẳng có kết quả gì. Tôi hỏi dò nhiều đứa nhưng chẳng đứa nào biết Kiến Lửa là ai . Đứa biết thì lại không chịu hé miệng. Kẹt quá, tôi đành hạ mình đi hỏi Kim Liên. Nó sầm mặt vẻ quan trọng:- Đó là bí mật báo chí, tôi không nói được !

Tức thiệt tức !

Cho đến hôm học môn hóa của cô Hết thì bí mật mới tình cờ "bật mí".

Nhỏ Kim Hà, sau khi lên bản trả bài xong, lúc về chổ ngồi chợt làm rơi một tờ giấy trong tập xuống đất. Nó cúi xuống chưa kịp lượm thì thằng Chí ngồi đầu bàn đối diện đã nhanh tay chộp lấy . Kim Hà đòi cách gì nó cũng không chịu trả. Cũng như tôi, Chí vốn không ưa Kim Hà. Nó có tật bép xép, hay nói chuyện trong lớp, còn Kim Hà là lớp phó trật tự cho nên nó bị Kim Hà "chiếu tướng" luôn.

Đọc xong tờ giấy, Chí vo tròn lại, ném xuống chỗ tôi . Tôi tò mò giở ra coi . Thì ra đó là bản nháp của bài thơ "Nhắn ai".

Từ hôm phát hiện ra Kim Hà là tác giả của hai bài thơ "hại" tôi, trong đầu tôi lúc nào cũng loay hoay những ý nghĩ trả đũa.

Nhưng tính tới tính lui hoài mà tôi vẫn chưa nghĩ ra cách trả đũa nào thích hợp. Nó là con gái, không thể dùng vũ lực với nó như đối với thằng Chí được. Nó lại là lớp phó trật tự, lơ tơ mơ một chút là chết với nó liền.

Rốt cuộc, tôi chọn phương pháp trả đũa an toàn nhất: dùng vũ khí của nó để đập lại nó. Cái gì chớ làm thơ đối với tôi là chuyện dễ như bỡn. Thuở nhỏ, tôi đã từng say mê đọc Lục Vân Tiên bỏ ăn bỏ uống đến nỗi má tôi phải lấy cuốn sách giấu đi. Đọc Truyện Kiều, tôi khoái Từ Hải:

Râu hùm, mày én, mày ngài

Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao

Đường đường một đấng anh hào

Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài

Mỗi khi đọc lên, tôi nghe "đã" hai cái lỗ tai làm sao ! Nhưng tôi thích nhất là Chinh Phụ Ngâm. Tôi khoái những câu thơ như:

Chín tầng gươm báu trao tay

Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh.hoặc:

Giã nhà đeo bức chiến bào

Thét roi cầu Vị ào ào gió thu.

Nhưng cái làm tôi mê Chinh Phụ Ngâm là thể thơ song thất lục bát. Tôi thấy thể thơ này nó hay hay, ngồ ngộ, đọc lên nghe êm tai làm sao. Tôi cũng đã từng làm cả chục bài theo thể thơ

này gởi báo Khăn Quàng Đỏ. Tuy báo Khăn Quàng Đỏ chưa đăng của tôi bài nào nhưng đã ghi tên tôi vô mục "Hộp thư nhận được" mấy lần rồi. Chỉ riêng cái khoản đó, tôi cũng đã ăn

đứt nhỏ Kim Hà. Nó làm gì mà được đăng tên lên báo! Đó là chưa kể nhà tôi còn có cả một tập Thơ Ca Cách Mạng dày cộm, rồi nguyên một tập Thơ Tố Hữu của Nhà xuất bản Giáo Dục, in giấy trắng đàng hoàng.

Với "vốn liếng" dồi dào đó, tôi thừa sức tính chuyện phục thù.

Nhỏ Kim Hà thuộc tổ bảy. Nó ngồi ở đầu bàn dãy thứ hai bên kia, đối diện với thằng Chí, tức là ngay trong tầm quan sát của tôi. Nhưng muốn làm thơ "đập " nó thì phải tìm ra khuyết điểm của nó.

Ngày nào tôi cũng chong mắt về phía tổ bảy rà qua rà lại như máy rà mìn mà chẳng phát hiện được một sơ hở nào ở Kim Hà. Về trật tự, đương nhiên nó là "số một" rồi. Về học tập, nó lại là học sinh giỏi ba năm liền. Ở các mặt khác cũng vậy. Nằm trong ban cán sự lớp và ban chỉ huy chi đội nên việc gì nó cũng gương mẫu đi đầu. Khó ai moi được khuyết điểm của nó. Trong suốt mười ngày liền, tôi chẳng tìm được một đề tài nào về đối thủ để làm thơ.

Trong lúc tôi hoàn toàn tuyệt vọng, định gạt phắt chuyện phục thù ra khỏi đầu óc để tập trung vô việc học tập, thì bỗng xảy ra một sự kiện đáng mừng.

"Đối thủ" của tôi, khi bước ra khỏi bàn lên trả bài sinh vật của thầy Hiển, không biết lóng ngóng làm sao mà vấp phải chân bàn ngã "oách" xuống đất khiến cả lớp cười rầm. Trong khi nó lóp ngóp bò dậy, mặt đỏ tới mang tai thì tôi sướиɠ rơn trong bụng. Thế là tôi có ngay một đề tài: "Cô bé chụp ếch".

Ngay buổi học nhóm hôm sau, tôi lôi kéo Bảy và Quang vào âm mưu phục thù của tôi. Tôi đề nghị mỗi đứa sẽ lần lượt đặt một câu thơ cho bài "Cô bé chụp ếch".

Thoạt đầu Quang không chịu. Nó nói:

- Kim Hà đâu phải là đứa xấu mà đặt thơ châm chọc nó.

Tôi quắc mắt:

- Nhưng nó là Kiến Lửa. Nó đốt bậy! Quang khăng khăng:

- Nhưng bài thơ đó đã xé bỏ rồi!

Cái thằng tự nhiên lại đâm ra cứng đầu! Tôi đành phải thuyết phục nó bằng cách khác:

Thêm Bình Luận