Balzac Và Cô Bé Thợ May Trung Hoa

1/10 trên tổng số 1 lượt đánh giá
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
Câu chuyện kể về hai chàng thanh niên thành thị bị đưa về nông thôn cải tạo năm 1971 trong cách mạng văn hoá... Một tiểu thuyết vui vẻ,cảm động ,tinh quái và trên hết là làm ta say mê... Dù thấm đẫm s …
Xem Thêm

Chương 3
Bốn Mắt có cái va li bí mật nó giấu rất kỹ.

Nó là bạn chúng tôi. (Nhớ không? Chúng tôi trên đường tới gặp nó lúc tình cờ gặp ông thợ may trên sơn đạo). Làng Bốn Mắt đi cải tạo trên núi Phụng Hoàng ở dốc thấp hơn làng chúng tôi. Lạc và tôi thường qua nhà nó vào chiều tối để nấu ăn, nếu chúng tôi xoay được miếng thịt, chai rượu địa phương, hay rau tươi từ vườn của nông dân. Chúng tôi chia sẻ chiến lợi phẩm, như thể mình là tam nhân bang. Nó không thở một lời với bọn tôi về cái va li bí ẩn của nó khiến chúng tôi hoàn toàn ngạc nhiên.

Gia đình nó sống cùng thành phố với cha mẹ chúng tôi. Cha nó là văn sĩ, mẹ nó là thi sĩ. Gần đây, bị nhà chức trách ruồng bỏ, họ để lại cho đứa con trai yêu quí cũng một gánh nặng đáng sợ như Lạc và tôi: ba phần ngàn khủng khϊếp. Vì thế chúng tôi đồng hội đồng thuyền, nhưng Bốn Mắt lúc đó mười tám tuổi sống trong lo sợ triền miên.

Với nó, mọi thứ nhuốm màu nguy hiểm. Ở nhà nó, chúng tôi cảm thấy như ba phạm nhân đang hội ý âm mưu quanh ngọn đèn dầu. Bữa ăn chẳng hạn: một tiếng gõ cửa cũng đủ làm nó sợ mất khôn giữa mùi thơm ngon ngạt ngào của đĩa thịt bọn tôi đã nấu xong (mùi nấu nướng làm cả ba đứa chết đói chúng tôi điên cuồng). Nó sẽ nhảy dựng, giấu vội cái chảo vào góc như đồ lậu, và thay vào đó là đĩa rau xào sền sệt gớm ghiếc: ăn thịt đối với nó là tội ác điển hình của giai cấp tư sản nhà nó.

Sau hôm trình diễn của tôi cho bốn bà phù thủy, Lạc thấy đỡ hơn. Nó nói nó đủ khoẻ để đi về, và cô bé thợ may không nài nỉ giữ chúng tôi. Tôi tưởng tượng cô kiệt lực.

Sau bữa điểm tâm, chúng tôi lên đường dọc sơn đạo vắng vẻ. Không khí ban mai ẩm dễ chịu làm tỉnh táo bộ mặt nóng bừng của chúng tôi. Lạc vừa đi vừa hút thuốc. Lúc đầu con đường dẫn xuống một lối nhỏ, rồi lại lên dốc. Khi dốc ngược, tôi nắm cánh tay của đứa bạn bịnh hoạn. Mặt đất mềm và ướt, cây cối giao cành trên đầu. Băng qua làng Bốn Mắt ở, chúng tôi bắt gặp nó đang làm việc trong cánh đồng lúa. Nó đang cày với con trâu.

Chúng tôi không thấy các luống cày của nó, vì lớp đất màu dầy ngập trong nước tù. Trần tới lưng, bạn chúng tôi tiến chậm chạp, vì mỗi bước ngập bùn đặc tới đầu gối, trong lúc con trâu đen gắng sức kéo cày. Tia nắng sớm chiếu nghiêng lấp lánh trên đôi kính của nó.

Con trâu cỡ trung bình, nhưng cái đuôi dài ngoại khổ, vẫy mạnh như cương quyết vấy bùn lên ông chủ nhút nhát thiếu kinh nghiệm của nó, càng bẩn càng tốt. Dù cố tránh những cú quất không ngừng, chỉ một khoảnh khắc vô ý là đủ cho Bốn Mắt nhận một cú đuôi trâu ngay mặt làm văng cặp kính lên không. Nó chửi rủa, thả cương khỏi tay phải và buông cày khỏi tay trái. Giơ tay che mặt, nó tuôn một tràng chửi bới, như thể bị mù.

Nó giận tới mức không nghe tiếng gọi vui mừng của chúng tôi. Nó cận thị nặng, không phân biệt nổi chúng tôi với các nông dân đang chế nhạo ở ruộng lúa gần đó.

Nó cúi xuống, thọc tay vào nước, mò trong bùn. Vẻ thất thần trong cặp mắt lồi của nó luống cuống.

Bốn Mắt rõ ràng đã đánh thức bản năng tàn ác của con trâu. Con vật ngừng lại, rồi kéo sang hai bên, hết sức giẫm ruộng bùn, như định xéo nát cặp kính chìm trong đó bằng móng hay lưỡi cày lắc lư.

Tôi cởi giầy, vén quần bước xuống ruộng lúa, để Lạc ngồi bên vệ đường. Bốn Mắt không muốn tôi giúp tìm kính, vì sợ tôi gây cản trở, nhưng cuối cùng chính tôi vô ý đạp lên cặp kính lúc mò trong bùn. May mắn là nó còn nguyên vẹn.

Khi nhìn lại rõ như cũ, Bốn Mắt sửng sốt vì tình trạng của Lạc. Nó nói:

"Mày ốm như con chó!"

Vì Bốn Mắt không thể bỏ việc, nó đề nghị chúng tôi đến chỗ nó nghỉ tới khi nó về.

Nó trú ở giữa làng, với vài vật dụng cá nhân, và nóng lòng muốn chứng tỏ lòng tin cậy hoàn toàn vào nông dân cách mạng nên nó chả bao giờ khoá cửa. Căn nhà sàn như nhà chúng tôi, là kho lương thực cũ, nhưng có hiên nhô ra chống bằng cột tre vững chắc để phơi ngũ cốc, rau hay gia vị. Lạc và tôi ngồi trên hiên hưởng nắng. Lát sau, mặt trời khuất sau đỉnh núi và không khí lạnh buốt. Khi đã ráo mồ hôi, Lạc lạnh như nước đá. Tôi tìm một cái áo len chui đầu cũ của Bốn Mắt đắp lên lưng nó, buộc ống tay qua cổ như khăn quàng.

Dù trời nắng lại, nó tiếp tục than lạnh. Tôi lại vào trong lấy chăn trên giường, và chợt nghĩ có thể còn cái áo len nữa nằm đâu đó. Tôi nhìn dưới gầm giường, thấy một rương gỗ lớn. Chất đống bên trên là mớ giầy cũ và dép đứt lấm bùn.

Kéo rương tới vệt nắng lốm đốm bụi, tôi mở ra và thấy chứa nhiều áo quần. Tôi lục lọi hy vọng tìm cái áo len nhỏ vừa với thân thể khẳng khiu của Lạc. Ngón tay tôi bỗng chạm một vật mềm, dẻo và láng, khiến tôi nghĩ ngay đến chiếc giầy da nai của phụ nữ.

Nhưng không phải là chiếc giầy mà là một cái va lị Tia sáng phản chiếu trên nắp bóng loáng. Cái va li tao nhã, hơi sờn nhưng làm bằng da tốt, và toát ra một mùi văn minh.

Nó có vẻ khá nặng so với kích thước, nhưng tôi không đoán được bên trong có gì. Va li có khoá ở ba chỗ.

Tôi nôn nóng đợi đến tối, lúc Bốn Mắt sẽ được giải thoát khỏi việc vật nhau hàng ngày với con trâu, để hỏi thứ kho báu gì nó cất kỹ trong chỗ giấu bí mật của nó.

Nó không trả lời câu hỏi của tôi làm tôi ngạc nhiên. Suốt lúc bọn tôi nấu ăn nó im lặng khác thường, và khi nói nó thận trọng không nhắc tới cái va li.

Lúc ăn tối, tôi khơi lại đề tài. Nhưng nó vẫn không nói.

Lạc phá tan im lặng:

"Tao chắc là sách. Cách mày khoá va li cất đi đủ tiết lộ bí mật của mày: mày giấu sách cấm."

Một tia hốt hoảng trong đôi mắt thằng bạn cận thị, rồi biến mất sau cặp kính lúc nó trấn tĩnh dưới mặt nạ tươi cười. Nó nói:

"Mày nằm mợ"

Nó đưa tay sờ trán Lạc.

"Trời ơi, sốt quá! Vì vậy mày mới có ý điên khùng, nó làm mày sảng. Nghe nè, mình là bạn, có những lúc vui chung, cũng tốt, nhưng nếu tụi mày tiếp tục chuyện tào lao như sách cấm, thì tiên sư nó... "

Sau đó không lâu, Bốn Mắt mua ổ khoá đồng của hàng xóm, và từ đó nó luôn luôn khoá kỹ cửa nhà bằng sợi xích.

Hai tuần sau, món "Mảnh chén" của cô bé thợ may chứng tỏ có hiệu quả, chứng sốt rét của Lạc thuyên giảm. Lúc gỡ băng khỏi cườm tay, nó thấy một vết giộp cỡ trứng chim, bóng loáng và trong suốt. Rốt cuộc nó xẹp đến khi chỉ còn vết sẹo đen nhỏ, và cơn sốt rét ngưng hẳn. Chúng tôi nấu một bữa ở nhà Bốn Mắt để mừng Lạc hồi phục. Tối hôm đó, cả ba chúng tôi ngủ chen chúc trên giường. Lúc sờ dưới gầm giường, tôi thấy rương vẫn còn đó, nhưng cái va li da đã mất.

*

Bốn Mắt để lộ ngờ vực và cảnh giác cao độ, bất kể tình bạn giữa chúng tôi, dường như chứng minh cho giả thuyết của Lạc, và chúng tôi càng tin cái va li quả thực đầy sách cấm. Lạc và tôi thường thảo luận riêng chuyện này, đoán mò loại sách gì trong đó. (Dạo ấy, mọi sách vở đều bị cấm, ngoại lệ duy nhất là những cuốn do Mao hay thân cận của ông viết, và các tác phẩm thuần khoa học). Chúng tôi lập một danh sách dài những đề tựa có thể có: toàn bộ truyện cổ từ Tam Quốc Chí tới Hồng Lâu Mộng và Kim Bình Mai, vốn nổi tiếng là da^ʍ thự Trong danh mục chúng tôi cũng có thơ đời Đường, Tống, Minh, Thanh, và tác phẩm của các nghệ sĩ cổ điển như Chu Đạt, Sử Đào, Đổng Kỳ Thường... Thậm chí chúng tôi nghĩ tới Thánh Kinh cũng như Ngũ Thánh Thư, tác phẩm bị cấm hàng thế kỷ, trong đó ngũ đại tiên tri đời Hán trên thiên sơn đỉnh tiết lộ chuyện sẽ xảy ra trong hai ngàn năm tới.

Thông thường, sau khi tắt ngọn đèn dầu trong nhà sàn, bọn tôi nằm trên giường hút thuốc trong bóng tối. Tựa sách tuôn ra trên môi, những cái tên thần bí và lạ kỳ gợi lên thế giới vô danh. Như trầm hương Tây Tạng, chỉ cần nói tên Tàng Hương là ngửi mùi phảng phất, tinh khiết, và thấy nén hương nhỉ các hạt thơm dưới ánh đèn, như giọt vàng lỏng.

Một hôm Lạc hỏi tôi:

"Mày có biết gì về văn chương tây phương không?"

"Chả mấy. Mày biết ba má tao chỉ chú ý tới công việc. Ngoài y khoa ra ổng bả không biết gì nhiều."

"Ba má tao cũng vậy. Nhưng một bà dì của tao có mấy cuốn sách nước ngoài dịch sang Hoa văn. Hồi đó trước Cách mạng Văn hoá. Tao nhớ bả đọc cho tao nghe cuốn sách tên Don Quixote, về một hiệp sĩ già lang thang, truyện rất haỵ"

"Sách của bả giờ ra sao?"

"Thành khói. Vệ binh Đỏ tịch thu, rồi lập tức đốt trước công chúng, ngay trước toà chung cư của bả."

Kế đó, chúng tôi bập thuốc lá trong bóng đêm, nhụt chí và câm nín. Nói chuyện văn chương thế này làm tôi nản. Chúng tôi thật bất hạnh. Lúc biết đọc thì không còn gì để đọc. Trong nhiều năm, khu "Văn học Tây phương" trong các hiệu sách dành hết cho toàn tập của nhà lãnh đạo cộng sản Albany, Enver Hoxha: hết bộ này tới bộ khác bìa mạ vàng mang chân dung ông già đeo cà vạt loè loẹt, tóc bạc chỉnh tề, cặp mắt nghiêm khắc mòng mọng - mắt trái màu nâu, mắt phải hơi nhỏ và bóng nâu nhạt hơn đổi sang hồng ở viền mắt.

Tôi hỏi Lạc:

"Cái gì làm mày nghĩ tới văn chương tây phương?"

"Ôi dào, tao chỉ muốn biết. Rất có thể Bốn Mắt có mấy thứ đó trong va lị"

"Có thể mày đúng. Ba nó là văn sĩ, má nó là thi sĩ, nhà họ phải có nhiều sách, cũng như nhà mày với nhà tao có nhiều sách tây ỵ Nhưng làm sao mà cả một va li đầy thoát khỏi sự chú ý của Vệ binh Đỏ?"

"Có lẽ ba má nó biết giấu đúng lúc."

"Họ giao cho Bốn Mắt giữ cũng liều thật."

"Như ba má mày và tao luôn mơ ước tụi mình là bác sĩ như ổng bả. Ba má thằng Bốn Mắt có thể muốn con họ là nhà văn. Họ nghĩ nó nên đọc sách, dù phải đọc trong bí mật."

*

Một bữa sáng rét mướt đầu xuân, bông tuyết rơi dầy và nhanh suốt hai giờ, mặt đất chẳng mấy chốc phủ một tấc tuyết xốp. Trưởng làng cho chúng tôi nghỉ hôm đó. Lạc và tôi lập tức lên đường đi thăm Bốn Mắt. Chúng tôi nghe nói nó gặp xui: chuyện phải xảy ra, tròng kính của nó bị bể.

Tuy nhiên, tôi tin chắc nó không để rủi ro này ảnh hưởng tới công việc. Nếu nông dân cách mạng coi tật cận thị của nó là dấu hiệu kém cỏi về thể xác, họ sẽ nghĩ nó là đứa lười biếng. Nó sống trong kinh hoàng triền miên vì ý kiến của nông dân, tùy họ quyết định nó có cải tạo tốt hay chưa, và do đó, về mặt lý thuyết, tương lai nó nằm trong tay họ. Trong trường hợp này, ngay cả khiếm khuyết nhỏ nhất về chính trị hay thể chất cũng là tai hoạ.

Không như làng tôi, dân trong làng bạn chúng tôi phải làm việc dù trời tuyết, họ phải vác các sọt gạo đầy tới kho của huyện cách đó hai mươi cây số, trên bờ sông bắt nguồn từ Tây Tạng. Đang lúc góp thuế làng hàng năm, trưởng làng chia tổng số gạo theo số dân, phần mỗi người vác khoảng sáu mươi ký.

Chúng tôi đến thấy Bốn Mắt đang đổ đầy sọt, sẵn sàng cho chuyến đi tới kho gạo. Chúng tôi ném tuyết vào nó, nhưng nó nhìn quanh quất mà không thấy chúng tôi. Không có kính, cặp mắt lồi của nó khiến tôi nhớ cái nhìn đờ đẫn, mê mụ của con chó Bắc Kinh. Dường như nó lạc lõng và nhụt chí, ngay cả trước khi nhấc sọt gạo lên lưng.

Lạc bảo nó:

"Mày điên. Không có kính mày không xoay xở nổi trên đường núi đó đâu."

"Tao đã viết thư cho má tao. Bả sẽ gửi cặp kính mới ngay, nhưng tao không thể ngồi đợi kính. Tao ở đây là để lao động. Ít ra là ông trưởng làng nói vậy."

Nó nói rất nhanh, như không muốn phí thì giờ với chúng tôi. Lạc nói:

"Khoan. Tao có ý này: tụi tao sẽ giúp mày mang sọt tới kho gạo, khi về mày cho tụi tao mượn mấy cuốn sách mày giấu trong va lị Chịu không?"

Bốn Mắt gầm lên:

"Đồ quỷ. Tao không biết mày nói gì. Tao không có sách cất giấu."

Lắp bắp giận dữ, nó vác sọt gạo nặng lên lưng và bước đi. Lạc gọi theo:

"Một cuốn thôi. Được không?"

Không trả lời, Bốn Mắt dấn bước.

Bất lợi thể xác ngăn trở nó. Chả mấy chốc, nó vướng vào thế khó xử thô bạo: tuyết khiến lối đi trơn trợt hơn thường lệ, ở vài chỗ nó lún chân tới mắt cá. Nó dán chặt cặp mắt lồi xuống mặt đất phía trước, nhưng không thấy các hòn đá nhô lên để đặt chân vào. Nó mù mờ tiến tới, lảo đảo và lắc lư như gã saỵ Tới chỗ lối đi hụt mất, nó thò chân tìm chỗ, nhưng chân kia oằn xuống không đỡ nổi sức nặng sọt gạo trên lưng, nó ngã khuỵu. Nó cố chống đỡ ở vị trí đó để không đổ sọt gạo trên lưng, dùng tay gạt tuyết để thấy đường, từng mét từng mét, tới khi nó xoay xở lồm cồm đứng lên lại.

Từ xa chúng tôi nhìn nó đi quanh co xuống con đường, chỉ mấy phút sau lại trượt chân. Lần này sọt va vào đá lúc nó ngã làm gạo vãi ra.

Chúng tôi đi xuống giúp nó hót gạo vãi. Không đứa nào mở lời. Tôi không dám nhìn vào mắt nó. Nó ngồi xuống cởi giầy, đổ tuyết ra, rồi xoa mạnh đôi chân sưng vù cho ấm

Đầu nó cứ lắc lư như thể quá nặng. Tôi hỏi nó:

"Nhức đầu hả?"

"Không, tai tao ù. Không sao."

Khi chúng tôi hót xong hết gạo vào sọt, cánh tay áo tôi bám đầy tinh thể tuyết. Tôi hỏi Lạc:

"Mình nên tiếp cho nó chứ?"

Nó nói:

"Ừ, phụ tao một tay với cái sọt được không? Tao thấy lạnh, có sức nặng trên lưng làm tao ấm.

Lạc và tôi cứ mỗi năm mươi mét lại thay nhau gùi sáu mươi ký gạo. Khi tới kho chúng tôi hoàn toàn kiệt sức."

Về lại đến nhà, Bốn Mắt đưa chúng tôi một cuốn sách - một cuốn mỏng, sờn cũ. Tên tác giả là Balzac.

*

"Ba-nhị-trát-khắc". Dịch sang Hoa văn, tên tác giả Pháp gồm bốn ký hiệu. Dịch thuật thần sầu! Hai âm tiết nặng cũng như âm rung hung hãn kiểu phát âm xưa của cái tên biến mất. Giờ đây bốn chữ - rất thanh tao, mỗi chữ chỉ vài nét - hợp lại tạo thành một vẻ đẹp khác thường, nức mùi ngoại lai, gợi cảm như mùi rượu vang nồng cất hàng thế kỷ trong hầm. (Nhiều năm sau tôi biết dịch giả cũng là một nhà văn lớn. Bị cấm xuất bản tác phẩm của mình vì lý do chính trị, ông dùng cả cuộc đời còn lại dịch tiểu thuyết Pháp).

Bốn Mắt có đắn đo nghĩ ngợi sẽ cho chúng tôi mượn cuốn sách nào không? Hay chỉ là ngẫu nhiên? Có lẽ nó nhặt cuốn đó chỉ vì so với cả kho tàng trong va li quý giá của nó, cuốn đó mỏng nhất, và nát nhất. Liệu nó có động cơ kín đáo nào chúng tôi không dò được? Bất kể nguyên do gì, lựa chọn của nó có ảnh hưởng sâu sắc trên cuộc đời chúng tôi.

Cuốn sách mỏng tựa đề Ursule Mirouët.

Lạc đọc cuốn sách ngay tối hôm Bốn Mắt cho chúng tôi mượn, và tới đoạn kết lúc trời hừng đông. Nó tắt ngọn đèn dầu và đưa sách cho tôi. Tôi nằm trên giường đến khi đêm xuống, không ăn, hoàn toàn cuốn vào câu chuyện Pháp về tình yêu và phép lạ.

Hãy hình dung một đứa mười chín, còn mơ màng trong tuổi niên thiếu, cả đời chưa từng nghe gì ngoài những câu cách mạng rỗng tuếch về chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa cộng sản, ý thức hệ và tuyên truyền, nay lao đầu vào một câu chuyện đánh thức lòng khao khát, cảm xúc, hành động thôi thúc, tình yêu, tất cả những đề tài cho tới lúc đó nó bị giấu.

Dù hoàn toàn không biết gì về vùng đất xa xôi gọi là Pháp đó (tôi có nghe cha tôi nhắc tới Napoléon vài lần thế thôi), chuyện của Ursule cũng thật như chuyện hàng xóm. Những rối rắm về thừa kế và tiền bạc xảy đến cho cô khiến câu chuyện càng đáng tin hơn, vì thế càng tăng sức mạnh của lời văn. Đến cuối ngày, tôi đã khá quen thuộc với Nemours, hình dung mình đứng cạnh lò sưởi trong phòng khách nhà nàng cùng với các bác sĩ và cha xứ... Ngay cả đoạn về nam châm và mộng du đối với tôi cũng đáng tin và mê hoặc.

Tôi không ra khỏi giường trước khi lật xong trang cuối. Lạc chưa trở về. Lúc nó lên đường khi trời vừa sáng, tôi chắc chắn nó đi thăm cô bé thợ may để kể cho cô câu chuyện tuyệt vời này của Balzac. Tôi đứng ở ngưỡng cửa nhà sàn một lát, vừa gặm mẩu bánh bắp vừa ngắm bóng đỉnh núi tối tăm lờ mờ phía trước. Làng cô bé thợ may ở quá xa không thể thấy đèn trong nhà, nhưng trong tâm trí mình, tôi có thể hình dung Lạc đang kể chuyện cho cộ Bất chợt tôi thấy nhói lên ghen tị, một cảm xúc cay đắng trước kia tôi chưa từng có.

Trời lạnh buốt, tôi run rẩy trong chiếc áo khoác ngắn da cừu. Dân làng ăn, ngủ hay làm việc riêng trong hoàng hôn. Nhưng phía trước căn nhà sàn của chúng tôi lặng lẽ. Tôi thường lợi dụng sự yên bình ngự trị trên núi vào giờ này để tập vĩ cầm, nhưng lúc này dường như việc đó gây nản lòng. Tôi bước vào nhặt cây đàn, nhưng khi chơi, âm thanh chói tai và bất đồng, như thể tôi đã quên cách đàn. Rồi tôi chợt nghĩ: mình sẽ chép lại những đoạn ưa thích trong Ursule Mirouët, từng chữ từng chữ.

Lần đầu tiên trong đời tôi thấy khát khao chép lại những câu trong sách. Tôi lục khắp phòng tìm giấy, nhưng chỉ thấy vài tờ định dùng viết thư cho cha mẹ.

Tôi quyết định viết thẳng lên mặt trong áo khoác da cừu của mình. Cái áo khoác ngắn, tặng vật của dân làng lúc tôi đến, làm bằng da, sợi len dài ngắn đủ cỡ đủ loại bên ngoài, bên trong là lớp da trần. Khó tìm những đoạn thích hợp trong sách vì chỗ trống trên áo có giới hạn, càng ít chỗ hơn vì da đã nứt quá nhiều. Tôi chép lại chương Ursule mộng dụ Tôi ao ước như nàng: lúc nằm ngủ trên giường có thể nhìn thấy mẹ tôi đang làm gì trong căn chung cư cách năm trăm cây số, nhìn cha mẹ ăn tối, quan sát cử chỉ của họ, các món ăn trên bàn, màu bát đĩa, hít mùi thức ăn, nghe họ trò chuyện... Hơn thế nữa, như Ursule, trong giấc mộng tôi sẽ thăm những nơi mình chưa từng để mắt tới...

Viết trên tấm da con cừu già vùng sơn cước không dễ: mặt da ráp và gấp nếp, và để viết càng nhiều câu càng tốt vào chỗ có thể viết, tôi phải dùng chữ nhỏ, đòi hỏi hết sức tập trung. Lúc phủ kín hết bên trong áo, kể cả tay áo, ngón tay tôi nhức như gẫy xương. Cuối cùng tôi thϊếp ngủ.

Tiếng chân của Lạc đánh thức tôi. Ba giờ sáng. Tôi ngủ chưa lâu, vì ngọn đèn dầu vẫn còn sáng. Tôi thấy bóng nó lẻn vào phòng.

"Mày ngủ hả?"

"Không hẳn."

"Tao cho mày xem cái này."

Nó đổ đầy dầu vào đèn, khi ngọn bấc cháy sáng, nó cầm đèn trong tay trái, tới ngồi xuống mép giường tôi. Mắt nó sáng rực và tóc nó rối bù. Nó rút trong túi áo khoác ra một vuông vải trắng gấp gọn ghẽ.

"À, cô bé thợ may cho mày cái khăn taỵ"

Nó không đáp. Lúc nó từ từ mở ra, tôi thấy miếng vải xé từ cái áo, chắc là của cô bé thợ may - trên đó có một mảnh vá taỵ Bên trong có vài cái lá khộ Tất cả cùng một dạng đẹp, như cánh bướm, từ màu cam thẫm tới nâu sọc vàng nhạt, nhưng tất cả đều ố máu đen.

Lạc hổn hển nói:

"Lá bạch quả. Một cây cao chót vót lộng lẫy, mọc trong thung lũng kín đáo phía đông làng cô bé thợ maỵ Tụi tao làʍ t̠ìиɦ ở đó, dựa vào gốc cây. Cô nàng là trinh nữ, máu nhỏ xuống lá lác đác bên dưới."

Tôi không nói nên lời. Tôi cố hình dung: cái cây, thân cây quí phái, cành cây hùng vĩ, thảm lá cánh bướm, rồi tôi hỏi:

"Đứng?"

"Ừ, như ngựa. Có lẽ vì vậy sau đó cô nàng cười, tiếng cười chói tai, hoang dại, và vang xa ngay cả chim chóc cũng cất cánh vì hoảng sợ."

*

Khi đã mở mắt, chúng tôi giữ lời trả lại Ursule Mirouët cho ông chủ chính đáng của nàng: Bốn Mắt, hay đúng hơn bây giờ là Hai Mắt vì đã mất kính. Chúng tôi ảo tưởng rằng nó sẽ cho mượn thêm sách trong cái va li bí mật, để đổi lấy những việc chúng tôi làm hộ nó vì mắt kém không làm được.

Nhưng nó không nghe. Chúng tôi thường tới nhà nó mang theo thức ăn, giúp vui cho nó, chơi vĩ cầm cho nó... Cuối cùng cặp kính mới mẹ nó gửi tới, nó không còn là đứa mù dở, và hy vọng của chúng tôi lúc này chấm dứt.

Bọn tôi cay đắng hối tiếc đã trả sách. Lạc cứ lập đi lập lại:

"Đáng lẽ mình đừng trả. Đáng lẽ tao đã có thể đọc từng trang cho cô bé thợ may để cô nàng tinh tế hơn, văn hoá hơn, tao tin chắc như vậy."

Nó bảo đoạn chép lại lên mặt trong áo khoác của tôi đã cho nó ý đó. Lạc và tôi có thói quen dùng chung áo quần, và một hôm nhằm ngày nghỉ, nó mượn áo da cừu của tôi để mặc lúc đi gặp cô bé thợ may ở gốc cây bạch quả trong thung lũng tình yêu. Nó giải thích:

"Sau khi nghe tao đọc từng chữ đoạn văn Balzac, cô nàng cầm áo mày lặng lẽ đọc lại hết. Âm thanh duy nhất là tiếng lá rì rào trên cao, và tiếng nước chảy nghe thoảng từ con thác xạ Trời đẹp, bầu trời thiên thanh, tươi và trong. Đọc xong cô nàng ngồi đó rất yên, miệng mở. Áo mày nằm trên lòng tay, như linh vật trong bàn tay tín đồ."

Lạc nói tiếp:

"Anh chàng Balzac này là phù thủy. Hắn chạm đầu cô sơn nữ này bằng ngón tay vô hình, và cô nàng biến đổi, cuốn đi trong mợ Mất một lúc cô nàng mới tỉnh. Cuối cùng cô nàng mặc cái áo tã của mày vào (phải nói là rất đẹp). Cô nàng nói có chữ của Balzac sát da thịt làm cô nàng cảm thấy thích, và cũng thông minh hơn."

Hưởng ứng sôi nổi của cô bé thợ may khiến chúng tôi càng bực hơn vì đã trả sách. Thật vậy, chúng tôi phải đợi tới đầu hè mới có cơ hội khác.

Hôm đó Chủ nhật. Bốn Mắt đốt lửa trong sân nhà để nấu vạc nước đặt trên hai hòn đá. Lạc và tôi ngạc nhiên thấy nó loay hoay quanh nhà.

Thoạt tiên nó không nói tiếng nào với chúng tôi. Dường như nó mệt và chán ngán. Khi nước sôi, nó cởϊ áσ khoác với vẻ chán ghét, bỏ vào vạc và lấy khúc cây dài dìm xuống. Hơi nước cuồn cuộn, nó cứ khuấy cái áo khốn khổ trong lúc bọt tăm đen, sợi thuốc lá và mùi hôi hám nổi lên mặt nước.

Tôi hỏi:

"Gϊếŧ rận hả?"

"Ừ, tao bị Ở Vực Ngàn Thước."

Chúng tôi đã nghe về vách núi này, nhưng chưa từng đặt chân đến. Nó khá xa làng chúng tôi, ít nhất nửa ngày đi bộ.

"Mày làm gì ở đó?"

Nó không đáp. Rất có phương pháp, nó cởi sơ mi, áσ ɭóŧ, quần và vớ, và ném vào nước sôi. Khắp thân hình xương xẩu của nó điểm những vết sưng đỏ, da rách chảy máu và đầy dấu gãi.

Bốn Mắt kể:

"Rận ở cái vực đá trời đánh đó, khổng lồ. Thậm chí tụi nó xoay xở đẻ trứng ở đường may trên áo quần tao."

Nó vào nhà tìm quần đùi, giơ ra cho chúng tôi xem trước khi bỏ vào vạc. Trời hỡi! Dọc theo đường khâu là hàng dãy trứng đen, lóng lánh như những hạt thủy tinh bé tí. Chỉ liếc nhìn cũng đủ làm tôi nổi da gà từ đầu tới chân.

Lạc và tôi ngồi bên nhau đốt đống lửa, trong khi Bốn Mắt đứng chồm trên vạc, khuấy áo quần bằng khúc cây dài. Từng chút từng chút, nó tiết lộ cho chúng tôi bí mật đằng sau chuyến đi tới Vực Ngàn Thước.

Hai tuần trước nó nhận thư mẹ, nhà thơ một thời lừng danh trong tỉnh chúng tôi vì những bài ngợi ca sương mù, mưa và hoài niệm thẹn thùng của mối tình đầu. Bà báo rằng một người bạn cũ của bà được chỉ định làm tổng biên tập tạp chí chuyên về văn chương cách mạng, tuy tình thế ông cũng bấp bênh, ông hứa sẽ cố tìm chỗ trong tạp chí cho con bà. Thật ra mà nói, để tránh vẻ thiên vị, ông đề nghị sẽ đăng trong tạp chí của ông lời một số ca khúc phổ thông, những bài dân ca chính gốc, đầy tính hiện thực lãng mạn mà Bốn Mắt sẽ gom góp từ các nông dân vùng sơn cước.

Sau khi nhận tin này, Bốn Mắt sướиɠ như tiên. Nó cảm thấy thay đổi hoàn toàn. Lần đầu tiên trong đời, nó tràn ngập hạnh phúc. Nó không chịu ra lao động ngoài đồng. Thay vào đó, nó để hết trí óc và tâm hồn vào việc một mình tìm kiếm các bài dân ca miền núi. Nó tin chắc sẽ gom góp thành công một sưu tập lớn, khiến người thưở xưa ngưỡng mộ mẹ nó giữ lời hứa. Nhưng cả tuần trôi qua, nó vẫn chưa có một câu hát nào đáng để đăng trong một tạp chí nhà nước.

Lau nước mắt vỡ mộng, nó viết thư kể cho mẹ về nỗi khó khăn của mình. Đúng lúc nó đưa bao thư dán kín cho ông bưu tá, ông nhắc tới một cụ già sống ở Vực Ngàn Thước. Ông cụ này là thợ xay nghèo, biết tất cả các bài hát trong vùng, và tuy mù chữ, ông nổi danh là ca sĩ vô địch. Bốn Mắt xé thơ cho mẹ ngay tại chỗ, và lập tức lên đường làm một chuyến thám hiểm mới.

Nó kể:

"Lão già nát rượu và rất nghèo. Trong đời tao chưa bao giờ thấy ai nghèo như vậy. Mày biết lão nhắm rượu với cái gì không? Sỏi! Tao thề trên đầu mẹ tao là thật. Lão nhúng sỏi vào nước muối, bỏ vô miệng mυ"ŧ rồi nhổ ra lại. Lão nói món này là "bánh bao ngọc chấm sốt máy xay". Lão mời, nhưng tao từ chối. Tao đâu biết mình đã chạm tự ái lão, nhưng sau đó lão rất khó chịu. Tao cố hết sức gạ lão hát, thậm chí đưa tiền, nhưng lão ngậm miệng như hến. Tao ở với lão hai ngày tại nhà máy xay cũ, hy vọng moi được lão. Tao ngủ trong giường lão, quấn trong cái chăn mười năm chưa giặt... "

Hình dung cảnh tượng chẳng khó: Bốn Mắt nằm trên cái giường lúc nhúc rận, cố thức, phòng khi trong giấc ngủ ông cụ bỗng hát những đoạn dân ca chân thực, trong khi chấy rận nhung nhúc từ hang hốc bò ra tấn công trong bóng tối, hút máu nó, trượt trên tròng kính trơn mà nó không tháo ra để đi ngủ. Mỗi cái trở mình nhẹ nhất, mỗi tiếng ậm ừ nhỏ nhất của ông cụ, thằng bạn Bốn Mắt của chúng tôi nín thở, sẵn sàng bật đèn pin bỏ túi và ghi chép như gián điệp. Nhưng sau một thoáng hồi hộp ngắn ngủi, mọi thứ trở lại bình thường, ông cụ ngáy đều theo nhịp guồng nước quay vô tận.

Lạc hờ hững nói:

"Tao có ý này. Nếu tụi tao gạ được ông thợ xay của mày hát mấy bài dân ca cho tụi tao, mày có cho tụi tao mượn thêm sách của Balzac không?"

Bốn Mắt không trả lời ngaỵ Nó chăm chú cặp kính mờ hơi nước vào vạc nước đen đang sủi bọt, như bị thôi miên vì lũ rận chết lộn nhào giữa bọt tăm và vụn thuốc lá.

Cuối cùng nó ngửng đầu hỏi Lạc:

"Mày định bắt tay vào việc thế nào?"

Thêm Bình Luận