Chương 3: Hồng vận tầm hắc vận Chân kim hoán giả châu
Cổ nhân có câu: “Đường ở cửa miệng”, nên dù chẳng biết gì, Tử Khuê cũng vẫn có thể tìm về cố quận, mỗi ngày một gần hơn.
Non nửa hạ tuần tháng mười một, Tử Khuê đến nghiệp thành và chỉ còn cách Hứa Xương bảy tám ngày đường.
Lãnh thổ Trung Hoa rộng mênh mông nên việc có những địa phương trùng tên là không thể tránh khỏi. Ngay trong tỉnh Hà Nam đã có hai vùng đất mang tên Nghiệp, một là đây và một ở phía đông nam thành An Dương.
Đất Nghiệp phương Nam sầm uất hơn đứa em cùng tên phương Bắc.
Đường trong thành thẳng tắp, cắt nhau như ô bàn cờ, rộng hai chục bước chân, mặt lát đá phẳng phiu, hai bên là hàng cây cao vυ"t hơn trăm tuổi.
Trên phố chính bắc nam, đông tây, lầu quán, thương hiệu rất nhiều nằm xen kẽ với những tranh viện cổ kính và tráng lệ. Du khách khá đông nhưng số thương lái còn đông hơn.
Nghiệp thành là đầu mối buôn bán nông sản và hàng thủ công đi khắp nơi. Nghiệp ở đây có nghĩa là nghề, nên địa phương này đông nhung nhúc phường hội, làng nghề, làm ra đủ thứ trên đời.
Song có một nghề cao quý đến nỗi bậc nghệ nhân cũng chẳng bao giờ tiết lộ ra ngoài. Đấy là nghề làm đồ giả.
Tử Khuê ghé Nghiệp thành để tìm đệ nhất cao thủ của nghề ấy là Ngụy Công Tử Tề Thúc Như, theo lời dạy của sư thúc.
Họ Tề tuy mới bốn mươi hai song tay nghề tinh xảo bậc nhất thiên hạ. Gã đã làm giả vật gì thì ngay chủ của nó cũng không thể phân biệt được.
Ngụy Công Tử Tề Thúc Như tài hoa xuất chúng song tính tình cổ quái, kiêu ngạo, suốt đời chỉ chịu khâm phục có mình Cửu Hoa Thánh Y Cổ Sĩ Hoành là cậu ruột Thúc Như và cũng là người chữa khỏi cái bệnh “liệt dương” quái ác của gã.
Đàn bà là thứ tuyệt vời nhất mà lão trời già vụng về kia đã làm ra được.
Cho nên, thân nam nhi mà không có khả năng thưởng thức sự tuyệt diệu ấy quả là đáng tiếc. Tề Thúc Như đã hối tiếc nhiều đến mức định treo cổ tự tử chết cho xong, may mà Cửu Hoa chân nhân về thăm chị đúng lúc.
Giờ đây, Cổ Sĩ Hoành sai Tử Khuê đi tìm Tề Thúc Như để nhờ gã làm một viên “Tỵ Lôi thần châu” giả. Và Tử Khuê sẽ mang viên ngọc giả ấy bán cho Minh chủ võ lâm Âu Dương Mẫn. Chỉ cần hình dáng bên ngoài giống như thực là quá đủ vì công dụng thì chẳng thể kiểm tra. Khi Âu Dương Mẫn biết mình mua lầm thì cũng đã bị sét đánh chết tươi rồi.
Tử Khuê đến nghiệp thành lúc đầu giờ Ngọ, chẳng tiện ghé thẳng Tề gia trang vì đang là thời gian dùng cơm trưa. Do vậy, chàng đi dọc phố chính Bắc Nam, tìm phạn điếm bán đồ chay.
Vào thời nhà Minh, Phật giáo rất hưng thịnh và đạo giáo cũng chưa suy tàn nên số người trì trai trong xã hội khá đông đảo. Vì vậy các phạn điếm thường bán cả mặn lẫn chay.
Tử Khuê tình cờ dừng cương trước Hồng Vận đại phạn điếm, nơi không hề có tiểu nhị đứng ngoài cửa níu kéo, mời chào như những quán khác.
Nhưng khi chàng vừa hạ mã thì có hai gã hầu chạy ra, một đỡ đầu lưng ngựa một khom lưng tươi cười:
- Kính thỉnh thiếu gia.
Bộ áo mũ lông cừu đã che kín đạo bào và làm cho Tử Khuê có dáng dấp của một gã con nhà giàu.
Dù tuyết chỉ rơi nhẹ song cũng bám đầy y phục, Tử Khuê phải dùng chiếc chổi rễ tre dựng cạnh cửa phạm điếm, phủi sạch tuyết rơi rồi mới bước vào.
Khi gã lột mũ lông, búi tóc đạo sĩ lộ ra khiến họ giật mình, mỉm cười bí ẩn.
Gã hớn hở đưa khách vào tận giữa quán, nơi có ba chiếc bàn trống, gần lò sưởi ấm áp.
Trong mùa đông rét mướt, vị trí này rất được ưa chuộng mà chẳng có ai ngồi cả. Gã tiểu nhỉ tủm tỉm nói:
- Mời thiếu gia tùy chọn bàn nào cũng được.
Tử Khuê gật đầu, bước đến chiếc bàn tương đối xa lò sưởi. Chẳng phải chàng sợ khói than mà là thói quen khiêm tốn, không muốn chiếm tiện nghi hơn những kẻ đến sau.
Tám chiếc ghế xếp quanh bàn với một cư ly lý tưởng để khách có thể ngồi xuống ngay mà chẳng cần xê dịch.
Tử Khuê đặt tay nải và bảo kiếm lên mặt bàn rồi khoan khoái an toạ. Nào ngờ vận đen chẳng buông tha nên chàng lại thêm một lần chọn trúng phóc cái ghế gãy. Hai chân sau của chiếc đôn lập tức đoạn lìa và bầu không khí êm ắng của phạn điếm vỡ toang bởi những tràng cười khoái trá.
Nãy giờ, thực khách ở những bàn chung quang đã nín thở chờ đợi, khi thấy có người rơi vào bẫy của Hồng Vận đại phạm điếm.
Trò xảo quyệt này mới bày ra độ gần tháng và chỉ dành cho khách phương xa độc hành là kẻ tu hành, cả tăng lẫn đạo, nhưng từ ngày mở đến nay chưa có ai xui xẻo đến mức chọn đúng chiếc ghế bị cưa chân trong hai mươi bốn chiếc ghế của ba bàn, nên Tử Khuê trở thành nạn nhân đầu tiên.
Nhưng những tiếng cười khả ố kia bỗng tắt lịm vì thân hình chàng đạo sĩ trẻ kia không bật ngửa rơi xuống nền gạch như họ đã hình dung.
Những chiếc ghế gãy đã ám ảnh Tử Khuê suốt một thời niên thiếu nên trong tiềm thức chàng đã hình thành một bản năng đề phòng, khi ngồi xuống bất cứ chỗ nào. Những bắp thịt đều rắn chắc, mạnh mẽ của chàng đã căng cứng, giữ cho cơ thể treo lơ lửng như người đang ngồi trên một vật bằng pha lê trong suốt vậy.
Tử Khuê đứng lên, quay lại nhìn chiếc đôn gãy, phát hiện dấu cưa rất bằng bặn, hiểu rằng mình bị chơi khăm. Lửa giận tuổi thanh xuân bùng lên khiến ánh mắt chàng sáng như dao và lạnh tựa phủ sương. Trong huyết quản Tử Khuê, dòng máu của Băng Tâm Ma Nữ đang cuồn cuộn chảy. Bà là người cương trực, quyết liệt, khả sát bất khả nhục, nên Tử Khuê cũng thế. chẳng qua số mạng đen đủi đã biến chàng thành người nhút nhát thận trọng đấy thôi.
Nhưng dần dà, những tính cách mà chàng thừa hưởng của mẫu thân sẽ lộ ra.
Song may thay, những lời giáo huấn của Vu Mộc chân nhân trong bảy năm đã có tác dụng. Tử Khuê bình tâm lại, lay thử chiếc đôn kế bên rồi ngồi xuống.
Chàng hiền hòa nói với tiểu nhị xảo trá, kẻ đã đưa mình vào bẫy:
- Phiền thí chủ sắp cho bần đạo một mâm cơm chay và nửa cân rượu ngon.
Gã đang tái xanh mặt vì ánh mắt uy nghiêm đáng sợ của chàng lúc nãy, vội vàng vái dài rồi tất tả rảo bước.
Chỉ lát sau, từ trong vọng ra tiếng cười sảng khoái, cao hứng là một lão nhân tuổi thất tuần xuất hiện, bước đến bàn Tử Khuê.
Ông ta có thân hình phốn pháp bệ vệ, mặt đỏ hồng đầy nét trưởng giả, râu tóc hoa da^ʍ, mặc trường bào gấm xanh, ngoài khoác áo cừu ngắn.
Đi bên cạnh lão nhân là một hán tử áo cừu đen lực lưỡng, tay bưng thay gỗ son lấp lánh ánh vàng.
Lão nhân mặt đỏ ôm quyền thi lễ và tươi cười nói với Tử Khuê:
- Lão phu là Tống Nhiên, chủ nhân của phạn điếm này và cũng là người bày ra trò thử thách lúc nãy. Lão phu xin thành thật tạ lỗi đạo trưởng và cũng xin chúc mừng đạo trưởng đã đoạt giải thưởng trăm lượng vàng của tệ điếm.
Lão vừa dứt lời thì hán tử áo cửu đen đặt khay gỗ son xuốnh mặt bàn.
Trong khay là chục nén vàng mười lượng vô cùng hấp dẫn.
Tử Khuê đã hiểu ra, thản nhiên nhặt vàng bỏ vào tay nải. Trên đường thiên lý, chàng đã chứng kiến biết bao cảnh cơ cực của bách tính, những kẻ bần hàn đang run bần bật vì bụng đói và áo không đủ ấm. Đối với họ, những bông tuyết trinh trắng kia quả là đáng nguyền rủa chứ chẳng hề đẹp đẽ hay thơ mộng như các văn nhân thi sĩ thường ca tụng.
Tử Khuê đã bố thí gần hết số vàng trong người, chỉ còn chừa lại đủ lộ phí về Hứa Xương. Con đường phía trước chắc còn nhìu người cần giúp đỡ và trăm lượng vàng kia sẽ rất hữu ích. Người nghèo chỉ cần vài ba lượng bạc là có thể sống sót qua mùa đông chết tiệt này.
Viễn cảnh ấy làm lòng chàng ấm áp, vui vẻ hỏi lại:
- Này... Tống lão thí chủ. Nếu lúc nãy bần đạo ngã bể đầu thì có được nhiều vàng hơn không?
Tống nhiên cười mát:
Nếu đạo trưởng ngã ngửa thì chỉ được năm chục lượng và nếu còn nóng nảy chửi bới thì chẳng được xu nào cả.
Chợt lão cau mày hỏi lại:
- Chẳng hay đạo trưởng lai lịch ra sao và đang đi về đâu?
Tử Khuê thận trọng đáp:
- Bần đạo là Vu Diệp chân nhân, đệ tử Thiên Sư giáo, đang có việc cần phải đi đến đạo quán của bổn giáo ở Hứa Xương.
Tống lão lộ sắc mừng:
- Thế thì may quá. Lão phu đang muốn gửi thư cho một bằng hữu ở đấy, phiền đạo trưởng mang giúp hộ, lão phu sẽ hậu tạ hai mươi lượng vàng.
Tử Khuê mau mắn gật đầu:
- Việc nhỏ ấy bần đạo có thể giúp lão thí chủ mà không cần nhận thù lao.
Tống lão ngạc nhiên cười hỏi:
- Lúc nãy Chân nhân hoan hỉ nhận trăm lượng vàng sao giờ lại chê vàng?
Tử Khuê bình thản đáp:
- Trăm lượng kia là thí chủ phải trả cho trò tai quái của mình, song việc bần đạo mang thơ thì lại không xứng với số vàng 20 lượng.
Tống Nhiên lắc đầu khâm phục, vái dài:
- Quả là cao luận của bậc Chân nhân. Lão phu xin bái phục. Lát nữa dùng cơm xong, mời đạo trưởng quá bộ vào trong để bần đạo trao thư, ngoài này đông người e không tiện.
Tử Khuê nghe cũng phải nên gật đầu. Chàng cắm cúi ăn vội mấy bát cơm vì ái ngại ánh mắt tò mò, ganh tỵ của bọn thực khách. Họ còn xầm xì bàn tán, chê chàng là kẻ ngu đần, sĩ diện hão lên mới chê hai chục lượng vàng thù lao đưa thư.
Tử Khuê ăn xong, uống chén trà thơm rồi bảo gã tiểu nhị đang đứng chờ:
- Phiền thí chủ đưa bần đạo vào trong nhận thư.
Gã cười toe toét đưa tay mới chàng rồi rảo bước. Gã dẫn chàng đi xuyên qua khu nhà bếp tấp nập phía sau phạn điếm, ra một vườn hoa lớn. Giờ đây, những nét đẹp hữu tình của hoa viên đã biến mất dưới màu trắng tiêu điều của tuyết. Cỏ cây sơ xác, non bộ ngậm ngùi, nước khe đóng váng chẳng buồn chảy nữa.
Hai người vượt qua những lối quanh co, vài cây cầu gỗ, đến bức tường cao cuối vườn. Bức tường này chưa phải giới hạn chiều sâu của khuôn viên phạn điếm, nó chỉ che chắn cho một quần thể kiến trúc khác mà thôi.
Khoảng cách giữa hai bức tường ấy là khung cửa rộng với hai cánh gỗ dày sơn đen. Gã tiểu nhị cầm vòng đồng trên cánh cửa đập mạnh và cửa được mở ra.
Người đã mở cửa là một lão già thân thấp to ngang, râu ngắn, nằm cụt ngủn. Trên gương mặt vuông vức, cương nghị của lão ta có hai nét đặc biệt là đôi mắt diều hâu sáng quắc và chiếc mũi lân đỏ ửng.
Lão oai vệ báo gã tiểu nhị:
- Ngươi đã hết nhiệm vụ.
Gã ta vội nở nụ cười cầu tài rồi rút lui ngay. Lão nhân râu ngắn đóng cổng, cài then cẩn thận và lầm lũi đi trước dẫn đường cho khách.
Tử Khuê lơ đãng quan sát cảnh vật qua làn mưa tuyết, nhận ra quanh chiếc sân gạch rộng mênh mông này là ba dãy nhà lợp ngói lưu ly xanh. Trên sân không hề có chậu kiểng, bồn hoa, chỉ có những gốc tùng cổ thụ, cành lá đọng tuyết loang lổ.
Hai người vừa đi đến giữa sân thì lão nhân râu ngắn bất ngờ quay lại, múa quyền tấn công Tử Khuê với nét mặt cực kỳ hung dữ.
Thân thể lão không cao nhưng song thủ khá dài thích hợp với quyền thuật. Quyền phong vù vù chấn động không gian cuốn theo những bông tuyết thổi về phía Tử Khuê như bão tố.
Tử Khuê hốt hoảng đảo bộ tránh đòn thét lên:
- Sao lão thí chủ lại đánh bần đạo?
Lão ta chẳng nói chẳng rằng, lầm lì xông lên tấn công tiếp, cứ như chàng là người cướp vợ của lão vậy.
Tử Khuê vừa sợ vừa kinh ngạc, thi triển Thao Quang thân pháp mà chạy quanh. Càng rầu rĩ nghĩ thầm:
- Sao số ta luôn rơi vào những tình cảnh khó khăn, ngang trái thế này chứ nhỉ!
Khinh công của chàng rất linh diệu khiến đối phương không sao tiếp cận được. Lão bực bội quát:
- Con bà nó! Ngươi mà không đứng lại bồi tiếp vài trăm chiêu thì lão phu sẽ lôi tổ tông phụ mẫu của ngươi ra mà thóa mạ đấy.
Tổ tông thì quá xa lạ song Tử Khuê chẳng thể để lão chửi bới cha mẹ mình được. Hào khí tuổi thanh xuân và lòng hiếu thảo đã khiến chàng phẫn nộ trước thái độ ngang ngược của kẻ địch. Tử Khuê lập tức buông tay nải rồi xuống đất rồi trụ tấn chờ đợi.
Lão nhân râu ngắn mừng rỡ lao đến, vươi đôi tay vượn đánh liền mười sáu đòn vừa quyền vừa trảo, uy hϊếp tám đại huyệt trên thân trước Tử Khuê.
Đường quyền của lão nhanh nhẹn và dũng mãnh phi thường, chứng tỏ một bản lĩnh cao cường, thâm hậu.
Khi đã lâm trận thì Tử Khuê chẳng còn là một chàng trai thận trọng, nhút nhát nữa. Chàng cũng hiểu rõ chẳng khác gì sư phụ, nên giờ đây ánh mắt rực rỡ niềm hứng khởi, khoan khoái giải phá chiêu thức ác liệt của đối phương.
Quyền pháp đạo gia hình thành trên nền tảng tư tưởng Đạo giáo, chủ trương nhu thắng cương. Cho nên về hình thức, pho Thao Quang thần thức không có được vẻ đẹp cương mãnh oai phong như Thiếu Lâm Trường Quyền.
Song thủ Tử Khuê giờ đây mền mại như hai dải lụa ẻo lả đang cố chịu đựng những đòn công phá hung hãn của kẻ địch.
Nhưng thực ra, lực đạo âm nhu của ở hai bàn tay chàng rất mạnh mẽ, và tốc độ xuất chiêu cũng nhanh hơn đối thủ trong cùng một thời gian.
Mười sáu thế thức sấm sét của lão nhân râu ngắn áo cừu đen lập tức bị ngăn chặn. Không những thế, lão còn phải thoái bộ để tránh một cước như điện của Tử Khuê vào đùi trái.
Gương mặt lão nhân lộ rõ vẻ ngạc nhiên vì phát hiện chàng đạo sĩ trẻ kia có công lực khá cao và quyền thuật thì ảo diệu khôn lường. Lão luyện quyền cước năm chục năm thừa bản lãnh để nhận ra Tử Khuê đã thi triển yếu quyết tá lực đả lực Tứ Lượng Bạt Thiên Cân. Nghĩa là, chàng đã đạt đến trình độ bám theo đường quyền của lão và dùng một lực tương đối nhỏ để xô lệch tay quyền khỏi quỹ đạo.
Tuy ngạc nhiên song lão bội phần cao hứng, hân hoan vì gặp kẻ địch xứng tay. Lão hăm he dồn thêm sức, đánh tiếp chiêu thứ hai.
Lão nhân tấn liền ba mươi tám thế, gồm ba mươi hai quyền và bốn cước.
Không phải ngạc nhiên mà người ta dùng quyền thuật để chỉ phép sử dụng tay chân. Trong võ thuật Trung Hoa, đòn chân rất ít và thường chỉ được sử dụng bất ngờ, mang tính cách ám tập.
Lực đạo của đòn chân mạnh mẽ hơn tay quyền, tầm sát thương chẳng dài hơn. Nhưng ngược lại, khi xuất cước, người võ sĩ để lộ sơ hở rất lớn. Ngay ở chân ra đòn đã có những yếu huyệt để kẻ địch tấn công. Chẳng hạn như các huyệt Phục Thổ, Lương Khâu, Độc Ty, Túc Tam Lý, Giải Khê.... thuộc kinh Túc Dương Minh Vị.
Do vậy các quyền thủ luôn phải rút chân về thật nhanh, dù có đá trúng mục tiêu hay không.
Lão nhân râu ngắn này cũng thế, thỉnh thoảng lão quét nhanh một cước chứ không dám lạm dụng chỉ sợ bàn tay thép của đối phương điểm trúng yếu huỵêt.
Nhưng về những thế quyền thì lão không hề ngán ngại, ung dung va chạm và tự tin sẽ chiếm thượng phong. Lão dồn hết tám thành công lực nên quyền kình ào ạt khí thế tựa sóng dữ Hoàng Hà.
Nếu xét về tương quan lực lượng thì Tử Khuê không tài nào chống nổi.
Tay quyền của chàng sẽ bật ra khi chạm vào đối phương và để lộ sơ hở. Hơn nữa, lão nhân râu ngắn lại là cao thủ trong làng quyền cước, đôi tay cứng rắn như thiết mộc. Nhưng may thay, xương cốt, da thịt Tử Khuê cũng chẳng đến nỗi yếu mềm, nhờ linh thủy của mẫu thân và bảy năm mẫn cán đánh vào đám cây du tội nghiệp. Song, điều quan trọng nhất trong quyền pháp của chàng là Tứ Lượng Bạt Thiên Cân và pháp Cương Ty Phất Huyệt.
Tử Khuê nghe quyền phong mà biết đối phương đã nặng tay, chàng liền xuất chiêu Hoa Ảnh Triều Phong, hai bàn tay lúc xòe lúc cụp, quyền ảnh chập chờn tựa như trăm bông hoa lay động trước gió, hóa giải ba mươi tám thức quyền cước hung mãnh và độc địa của đối thủ.
Kẻ tấn công không thành đương nhiên sẽ lộ sơ hở. Đấy là khi dứt chiêu này và chuyển sang chiêu khác. Đối với đại cao thủ thì khoảnh khắc ấy rất ngắn và thường được lấp đầy bằng lối đánh liên hoàn, chiêu nọ nối chiêu kia tựa sóng xô.
Nhưng trong trường hợp của lão nhân râu ngắn hôm nay thì hơi khác.
Thức quyền mà lão nhắm vào ngực trái Tử Khuê không bị ngăn chặn. Chàng đạo sĩ trẻ thản nhiên đổi mạng, vươn hữu trảo chụp vào song thất đối phương.
Lão nhân râu ngắn chắc mẩm rằng tay mình sẽ chạm mục tiêu trước. Nào ngờ chợt phát hiện hai huyệt Linh Khư, Bộ Lang ở ngực trái khẽ nhói lên, mặc dù trảo của Vu Diệp chân nhân còn ở cách xa hơn gang. Lão ta thất kinh hồn vía, lập tức hoán vị về mé hữu để tránh đòn, trước khi lực đạo vô hình quái dị kia xoáy sâu đến đáy huyệt. May mà lão công lực thâm hậu có lớp cương khí hộ thân, vì mặc áo lông cừu dày nên sự hình chưa đến nỗi tệ hại.
Hiểu rằng đối phương đã luyện thành tuyệt kỹ Tụ Khí Chi Thành, Cách Không Phất Huyệt, lão nhân râu ngắn nản chí anh hùng chẳng còn muốn đấu nữa. Lão vừa chống đỡ chiêu công của Tử Khuê, vừa lùi dần và ngoác họng gọi lớn:
- Nhị ca mau ra tiếp chiêu, tiểu đệ không phải là đối thủ của tiểu tử mũi trâu này.
Thế là trong một phòng nào đó của dãy nhà hướng đông có bốn bóng người lao vυ"t ra. Một trong bọn họ rút kiếm tấn công Tử Khuê.
Lão nhân râu ngắn thấy vậy tung mình rời khỏi đấu trường chứ không liên thủ với người cầm kiếm.
Tử Khuê cũng mặc kệ lão, lo rút gươm để đối phó với tay kiếm thủ mới xuất hiện.
Đó là một lão nhân mặc khinh cừu trắng muốt, râu cằm đen nhánh dài và mượt. Mặt lão xương xương, lưỡng quyền cao nhọn, lông mày lưỡi mác rậm rì.
Cộng với chiếc mũi ưng và đôi mắt dài nhỏ, dung mạo lão đầy vẻ khắc nghiệt và hung dữ.
Chiêu kiếm của lão cũng bội phần độc ác, vun vυ"t xé tan màn không gian lạnh lẽo, tĩnh mịch của buổi trưa mùa đông, phát ra những âm thanh lạnh buốt rợn người.
Tử Khuê trẻ người non dạ, cho rằng mình đã rơi vào bẫy của Minh chủ võ lâm Âu Dương Mẫn, lòng vô cùng lo sợ, liền tính kế đào tẩu. Hiện tại phe đối phương mới có năm người, nếu để họ kéo ra đông hơn nữa thì nguy to. Do đó quyết định kết thúc cuộc đọ kiếm này thật sớm rồi vượt tường bỏ chạy.
Vì chủ ý ấy mà Tử Khuê xuất chiêu Mạc Mạc Trần Ai (mịt mờ bụi bặm)
một trong những chiêu lợi hại nhất của Thanh Long kiếm pháp.
Chiêu này công thủ vẹn toàn và cực kỳ ảo diệu. Nó gồm đến ba trăm sáu mươi thế thức, tạo nên một màn kiếm ảnh dày đặc khiến đối phương phải hoang mang. Hơn nữa tuyết đang rơi như trời mưa, quyện vào kiếm phong càng phát huy diệu dụng của kiếm chiêu. Kết quả là lão nhân râu ngắn cảm thấy như mình đang đối diện với cơn bão tuyết cuồng nộ, mịt mờ. Thép chạm thép vang rền, song phương xoắn lấy nhau rồi tách ra. Kẻ chịu thiệt thòi là lão nhân râu dài và chính lão đã phải nhảy lùi, rời xa đối thủ để tránh thương vong.
Bốn người đứng ngoài “ồ” lên kinh hãi khi thấy thân trước chiếc áo lông cừu trắng của đồng đảng bị rách toạc. Nghĩa là chỉ xém chút nữa là lão ta toi mạng.
Tử Khuê đang định bỏ chạy thì ngẩn người bởi những tràng vỗ tay tán thưởng của kẻ thù. Riêng lão nhân râu dài thì giơ ngón cái cất lời khen ngợi:
- Hảo thiếu niên! Không ngờ Thiên Sư giáo lại có thể sản sinh ra một bậc kỳ tài như túc hạ. Lão phu xin khấu đầu bái phục.
Nhưng một trong bốn người đã cải chính:
- Nhị ca sai rồi! Y không phải là đệ tử Thiên Sư giáo. Võ công y là của Huyền Hư phái, một chi nhánh đạo giáo đã từng tồn tại ở núi Nga Mi trước khi phật giáo truyền vào Trung Hoa.
Tử Khuê vô cùng kinh ngạc, không ngờ kẻ kia lại tỏ tường lai lịch sư môn của mình như thế. Chàng quay sang nhìn thì thấy người ấy là một Hán tử tuổi độ bốn mươi, dung mạo tuấn tú và có một nốt ruồi son trên gò má trái.
Tử Khuê mừng rỡ bước đến chắp tay, cúi đầu thi lễ và hỏi:
- Bần đạo là Vu Diệp. Còn thí chủ phải chăng là Ngụy Công Tử họ Tề?
Gã ta cau mày gật đầu:
- Tại hạ chính là Tề Thúc Như. Nhưng tại sao đạo trưởng lại nhận ra?
Tử Khuê hớn hở đáp:
- Bần đạo thừa lệnh sư thúc là Cửu Hoa Thánh Y, đến Nghiệp thành này tìm thí chủ.
Chủ nhân phạn điếm là Tống Nhiên cũng có mặt nơi này, lão cười ha hả bảo:
- Té ra là chỗ quen biết, mời mọi người vào trong đàm đạo cho ấm áp.
Chiều mùng sáu tháng chạp, Tử Khuê bồi hồi lỏng tay cương, chậm rãi qua cầu Bá Lăng. Dẫu cho tuyết rơi mù mịt, từ trên cầu này chàng vẫn nhìn thấy thấp thoáng bong dáng Quách gia trang, nơi có những người thân đang trông ngóng mình. Trong thư gửi về nhà hồi tháng tám, chàng đã nói rằng sang xuân mới có thể hạ sơn. Nay chàng về sớm thế này chắc song thân sẽ vui mừng lắm.
Dường như chính lá thư ấy đã khiến Âu Dương Mẫn không đặt phục binh ở dọc đường. Lão đã có nội gián là Nhâm Đức Tín, anh rể Tử Khuê, nên chẳng sợ bắt hụt con mồi.
Ngoài ra còn một số yếu tố khác khiến cho Tử Khuê được an toàn, đó là việc đối phương không biết dung mạo của chàng, sau bảy năm, một đứa bé trở thành người lớn và đổi khác. Giờ đây chỉ có song thân và hai bào tỷ của chàng mới có thể nhận ra, vì đã gặp vài lần trong mấy năm qua. Nghĩa là Nhâm Đức Tín muốn mô tả hoặc vẽ lại gương mặt vóc dáng của chàng cũng chẳng bắt được. Tất nhiên, gã không thể yêu cầu vợ mình giúp đỡ.
Cầu hẹp, Tử Khuê không thể phi nhanh chứ lòng chàng nôn nao, sôi sục chỉ muốn mau chóng trở lại chốn cũ dấu yêu. Cho nên vừa sang đến bờ bên kia, Tử Khuê lập tức rẽ trái ra, rồi giục ngựa phi nhanh. Nửa dặm chẳng là bao, lát sau chàng đã tới nơi.
Nhưng chàng chẳng dám gõ vào cánh cổng khép kín im lìm nọ, đứng lặng người một lúc rồi quay ngược trở ra, đi vào thành tìm chỗ trọ.
Theo kế hoạch Cửu Hoa Thánh Y Cổ Sĩ Hoành, Tử Khuê phải âm thầm trừng trị Nhâm Đức Tín trước khi công khai quay về Quách gia trang. Có như thế thì Âu Dương Mẫn mới không nghi ngờ chàng là thủ phạm, vô hiệu hóa nội gián là điều kiện tiên quyết để đảm bảo an toàn cho Tử Khuê và gia quyến.
Dĩ nhiên Tử Khuê chẳng thể gϊếŧ anh rể để bào tỷ phải góa bụa, ba đứa cháu phải mồ côi. Cửu Hoa chân nhân đã dạy sư điệt một thủ đoạn phi thường, dầu Diệu Thủ Trần Cơ cũng phải bó tay.
Không những thế, Chân nhân còn tặng Tử Khuê một quyển Y Cảo, tâm huyết của cả một đời để chàng trở thành người thừa kế trọn vẹn tuyệt học của Huyền Hư phái. Khác với Vu Mộc chân nhân và Thanh Long chân nhân, Cổ Sĩ Hoành nuôi chí trùng hưng môn phái, không chịu để tông môn mai một. Có lẽ ý tưởng nảy sinh khi ông gặp gỡ Tử Khuê, nhận ra chàng là bậc kỳ tài, đủ sức dương danh Huyền Hư phái trên chốn võ lâm.
Hơn nữa Tử Khuê đã tình cờ vào thế đối đầu với Minh chủ Âu Dương Mẫn, tức Huyết Mai hội chủ, công địch của Võ Lâm. Chàng không thể rời xa Tỵ Lôi thần châu và đối phương thì quyết chiếm cho bằng được. Do đó, Tử Khuê bắt buộc phải chiến đấu để sinh tồn và trở thành vị tướng tiên phong trong sự nghiệp giáng ma.
Nếu chàng thành công, thanh danh sẽ lẫy lừng kim cổ. Lúc ấy, việc thu nhận đệ tử, khôi phục lại phái Huyền Hư dễ như trở bàn tay.
Bản thân Tử Khuê thì vốn không có ý định ấy vì sư phụ chàng, Vu Mộc chân nhân chưa hề đề cập đến. Nhưng chàng cho rằng đây là cách tốt nhất để báo công ơn như trời biển của ân sư. Vì thế, chàng nhất nhất nghe theo lời dạy bảo của tam sư thúc Cổ Sĩ Hoành. Hơn nữa, học võ để làm gì nếu không nuôi chí trừ gian diệt bạo. Nhắc lại đầu canh ba hôm ấy, Tử Khuê mặc bộ võ phục màu trắng, rời quán trọ tìm đến Nhâm gia trang trên phố chính bắc nam của thành Hứa Xương. Lúc tối, chàng đã ra ngoài sắm sửa y phục để thực hiện kế hoạch đã định sẵn.
Cơ ngơi này được mua bằng số vàng hồi môn của đại tỷ Tử Khuê là Quách Thu Dung, nhưng gái theo chồng nên trở thành tài sản họ Nhâm. Tử Khuê rất quen thuộc nơi đây vì thuở nhở thường lui tới chơi đùa. Đại tỷ chàng không có con trai nên thường tìm cách lôi kéo đứa em trai kháu khỉnh đến nhà mình bằng những món bánh kẹo ngon ngọt.
Tử Khuê biết rõ khuê phòng của chị mình nằm trong dãy nhà hướng bắc liền vượt tường sau, nhảy xuống vườn hoa rồi áp sát vách hậu, ghé mắt qua khe cửa mà quan sát.
Chàng rất hồi hộp và lo lắng khi lần đầu làm kẻ dạ hành, chỉ sợ bọn gia nhân phát hiện. May thay trong tiết trời lạnh giá này mọi người đều ngủ sớm và bọn gia đinh tuần tra cũng tìm chỗ kín gió mà ngồi chứ không đi qua đi lại. Họ có thể lơi là nhiệm vụ vì những cơ ngơi của nhà họ Quách được quan quân thành Hứa Xương ưu ái trong việc bảo vệ. Tổng binh Hứa Xương là cháu ruột của Quách trang chủ tức em thúc bá với Tử Khuê, gã được làm Tổng binh cũng là nhờ vàng bạc và thế lực của Quách Thiên Tường. Vì vậy Quách Tử Xuyên đã bắt bọn quân sĩ dưới trướng đêm đêm đội tuyết dầm sương rảo quanh nhà của hai biểu tỷ Thu Dung, Xuân Hương. Đối với Quách gia trang ở ngoại thành, gầm cầu Bá Lăng, việc tuần tra bảo vệ còn được thực hiện nghiêm ngặt hơn.
Thực ra Tử Xuyên chẳng lỗ lã gì vì vẫn nhận được những khoản ban thưởng của Quách gia trang. Ngay bọn lính tuần cũng có phần vui vẻ hoàn thành nhiệm vụ.
Nhưng sự mẫn cán của họ chỉ dọa được bọn đạo chính cò con, và vô dụng trước những cao thủ võ lâm. Lúc nãy, Tử Khuê dễ dàng qua mặt bọn lính tuần, vượt bức tường cao hon trượng chỉ bằng một động tác nhún chân.
Trở lại với kẻ dạ hành bất đắc dĩ là Tử Khuê, chúng ta sẽ thấy chàng đang rầu rĩ khi chứng kiến cái cảnh gia đình bào tỷ bị xào xáo, bất hoà. Thì ra, Nhậm Đức Tín vừa từ thanh lâu trở về, người nồng nặc mùi rượu và son phấn.
Khi bị Quách Thu Dung cằn nhằn, trách móc thì họ Nhậm hùng hổ nạt:
- Nàng chớ nhiều lời, Nhâm mỗ không có con trai nối dỗi tông đường nên lòng chẳng vui, phải chơi bời để giải khuây thế thôi.
Quách Thu Dung cười nhạt:
- Tướng công là thứ nam, trong khi cháu đích tôn họ Nhâm đã có rồi, thì việc tiện thϊếp có sinh con trai hay không nào có quan trọng gì?
Đức Tín đuối lý, trả đũa một cách đểu cáng. Gã nhếch mép mỉa mai:
- Thực ra ta đến thanh lâu vì quá chán cái thân thể nhão nhẹt, béo phệ cũng như gương mặt xấu xí của nàng đấy.
Đối với nữa nhân, chê bai nhan sắc là câu mạt sát nặng nề nhất. Quách Thu Dung tái mặt, dòng lệ tủi hổ trào tuôn, ôm mặt chạy ra khỏi khuê phòng, sang ngủ với các con.
Nhâm Đức Tín cười đắc ý, lảo đảo đi theo, đóng sầm cửa phòng lại rồi trở vào, leo lên giường. Gã đã say mèm nên không nghĩ đến chuyện cài then cửa và chỉ lát sau đã ngáy khò khò. Tử Khuê thương cho hoàn cảnh của chị mình, liền thay đồi chút ít thủ đoạn. Theo kế hoạch của Cửu Hoa chân nhân Cổ Sĩ Hoành thì Tử Khuê phải dùng phép tỏa kinh bế mạch biến họ Nhâm thành kẻ bại liệt, giống như người trúng gió vậy.
Tử Khuê mau chóng nhảy lên mái ngói, chuyển ra phía trước, vào bằng cửa chính. Chàng thận trọng điểm Thụy Huyệt của gã say khốn kiếp rồi mới hạ thủ.
Phất huyệt là phần quan trọng nhất của pho Thao Quang thần thức, nên sau bảy năm khổ luyện, Tử Khuê vẫn có thể nhắm mắt mà vẫn điểm huyệt chính xác, chẳng sai một ly. Sáng mai, khi thức dậy, Nhâm Đức Tín sẽ nghe đau ở hai khớp gối, hai cùi chỏ và xương hàm, gã chỉ có thể đi thật chậm như một lão già chín mươi, còn hai tay thì chỉ đủ sức để bưng chén cơm hoặc chùi đít. Gã cũng sẽ thôi chửi bới vợ con vì nói năng khó khăn.
Nhưng có một thứ vẫn nguyên vẹn là khả năng dục tình. Lúc ấy, họ Nhâm sẽ phải lạy lục, van xin người vợ già xấu xí của mình.
Xế trưa mùng chín tháng chạp, Tử Khuê dừng cương trước cổng Quách gia trang. Chàng nôn nao gõ dồn dập vào cánh cửa gỗ khiến gã gia đinh ra mở cửa phải bực bội.
Gã nhăn nhó trách:
- Túc hạ là ai mà sao lại có cái lối gọi cửa vô lễ như vậy?
Tử Khuê nhận ra gã là Tiểu Toàn, con của lão đầu bếp Quách gia trang.
Tiểu Toàn bằng tuổi chàng, và thuở nhỏ hai người rất thân nhau. Giờ đây Tiểu Toàn đã trở thành một tráng đinh lực lưỡng, râu mép lún phún, Tử Khuê mừng rỡ nói:
- Tiểu Toàn đấy ư? Ta là Tử Khuê đây!
Gã giật mình nhìn chàng thật kỹ rồi rú lên:
- Ôi, thiếu gia!
Và gã ôm chầm lấy chàng, vỗ lưng bồm bộp theo cách mà bọn nam nhân thường làm.
Tiếng rú của gã đã đánh động một ả nữ tỳ đang quét tuyết ngoài cửa thuỳ hoa, cửa dẫn vào sân trong. Ả này vội quăng chổi chạy vào bẩm báo.
Cả nhà lập tức kéo ra, chủ tớ chẳng sót một ai. Tử Khuê và Tiều Toàn cũng dắt díu nhau vào đến, qua khỏi cửa thuỳ hoa thì gặp người thân.
Chàng vô cùng xúc động khi thấy song thân, liền phục xuống lạy:
- Bất hiếu nhi bái kiến huyên đường.
Quách Thiên Tường cười ha hả, ánh mắt rực rỡ niềm vui sướиɠ. Còn Kỹ nương bước đến đỡ ái tử dậy rồi ôm lấy mà khóc ròng.
Tử Khuê cũng mủi lòng song không dám để lộ vì sợ bọn tỳ nữ chê cười.
Họ đang dán những ánh mắt ngưỡng mộ vào gương mặt khôi ngô của cậu chủ trẻ, người sẽ cưu mang họ sau này. Họ không dám mơ trở thành vợ chàng song làm tỳ thϊếp thì có thể.
Bữa cơm trưa trở thành tiệc đoàn viên, vài món được nấu thêm dọn lên hơi trễ.
Lúc chuẩn bị tắm gội, Tử Khuê sực nhớ ra hỏi từ mẫu:
- Mẫu thân! Chiêm đệ đâu sao chẳng thấy?
Kỹ nương thở dài, nặng trĩu u buồn:
- Chiêm nhi mắc bệnh lạ đã hai tháng nay, các đại phu trong thành đều bó tay, nếu sống sót thì cũng trở thành phế nhân.
Tử Khuê bàng hoàng chết lặng, lòng dạt dào nỗi xót thương đứa em bé bỏng. Sực nhớ đến quyển Y Cảo mà Cửu Hoa Thánh Y đã tặng, chàng mừng rỡ an ủi mẹ:
- Mẫu thân chớ muộn phiền. Hài nhi đã gặp kỳ Hoàng sư thúc tổ, được người tặng cho quyển y kinh. Mẹ con ta nghiên cứu quyển sách ấy tất sẽ tìm ra cách chữa trị cho Chiêm đệ.
Thực ra trong nghề võ cùng đồng bối với Kỹ nương, nhưng trước mặt từ mẫu vẫn gọi Cửu Hoa Thánh Y là sư thúc tổ.
Kỹ Thanh Lam vui mừng khôn xiết reo lên:
Đa tạ hoàng thiên. Ta đã nghĩ đến Tam sư thúc nhưng chẳng biết ở đâu mà tìm.
Bà hân hoan nhận lấy quyển sách thuốc dày cộm và nhìn con trái với ánh mắt chan chứa yêu thương.
Đến giữa giờ Ngọ thì hai chị và hai anh rể của Tử Khuê đã có mặt. Nhâm Đức Tín được vợ dìu đi, lê lết từng bước rất khổ sở, mặt nhăn như khỉ. Nhưng mắt gã sáng lên khi thấy viên ngọc tròn màu tía trên ngực em vợ.
Lúc Tử Khuê đến chào, gã thều thào bảo:
- Này tam đệ! Phải chăng.... đấy là viên Tỵ Lôi thần châu? Ngươi đưa tỷ phu xem thử.
Tử Khuê vui vẻ gật đầu, tháo dây tơ, trao viên ngọc giả cho họ Nhậm, miệng thì nói:
- Công dụng của thần châu cũng không lớn lắm, dù đeo nó mà tiểu đệ cũng mấy lần ngã lăn vì sét đánh, nhưng được cái là chẳng thể chết. May mà giờ tiểu đệ đã qua tuổi mười tám, chẳng còn cần đến Tỵ Lôi thần châu nữa.
Nhậm Đức Tín mừng húm, chỉ chực mở miệng ra xin, nhưng Nhị tiểu thư Quách Xuân Hương đã buột miệng:
- Ngu tỷ nghe đồn lão Minh chủ võ lâm Âu Dương Mẫn cũng bị Thần Lôi ám quẻ, đang cần mua Tỵ Lôi thần châu với giá vạn lượng vàng.
Nàng quản lý ba bốn tửu lâu nên chẳng thiếu thông tin.
Quách Thu Dung bật cười nói đùa:
- Thế thì hay quá. Chừng nào ngu tỷ thiếu vốn thì Tam đệ bán đi cho ta mượn.
Kỹ nương dịu dàng xen vào:
- Đấy là kỷ vật của sư phụ Tử Khuê, chẳng thể bán được.
Sau bữa tiệc tương phùng đầy ắp tiếng cười, Nhâm Đức Tín nôn nóng đòi về, mượn cớ chân đau chẳng tiện ngồi lâu. Quách Thu Dung liền sai gia nhân đánh xe đưa gã về trước, còn mình ở lại trò chuyện với đứa em trai cách biệt đã lâu.
Họ Nhâm về đến nhà lập tức viết thư sai gã gia đinh thân tín đi trao cho thủ hạ của Âu Dương Mẫn. Ở mỗi địa phương sầm uất, phồn vinh đều có vài tên thủ hạ của Minh chủ võ lâm cắm chốt. Nhiệm vụ của chúng là dò la tình hình giới giang hồ và các bang hội, báo về Tổng đàn bằng đường dây dịch trạm.
Do đó, chỉ sáu ngày sau là Âu Dương Mẫn gõ cửa Quách gia trang. Cùng đi với lão có Diệu Thủ Thần Cơ, ba mươi gã vệ sĩ và một lão nhân râu năm chòm.
Lão ta tuổi độ sáu mươi lăm, trán cao, mắt sáng, đầy vẻ thông tuệ, nếu mũi không quá tẹt và miệng không quá nhỏ thì cũng khá đẹp lão. Bác Cổ tiên sinh Lương Viễn Phương lừng danh trung thổ vì kiến văn uyên bác tinh thông nghề thiết kế cơ quan ám khí, và là một bậc thầy trong ngành khảo cổ.
Âu Dương Mẫn mời Lương Viễn Phương đi theo để thẩm định viên Tỵ Lôi thần châu. Dù đối với lão vạn lượng vàng không lớn nhưng nếu mua nhằm của giả thì mạng già sẽ ra ma.
Theo đúng lễ, khách đưa bái thϊếp cho gia nhân rồi đứng đợi. Gã Tiểu Toàn hộc tốc chạy vào báo cho Quách trang chủ.
Lúc này thì vợ chồng Quách Thiên Tường đã được Tử Khuê kể rõ ngọn ngành và có sẵn kế sách đối phó. Trang chủ thản nhiên bảo Tiểu Toàn ra mời khách nhập trang.
Ba mươi gã kiếm sĩ Tổng đàn đứng ngoài giữ ngựa, chỉ có Âu Dương Mẫn và hai lão nhân đi theo Tiểu Toàn.
Quách trang chủ một mình tiếp khách, vui vẻ bảo ả nữ tỳ Tiểu Cầm châm trà.
Sau khi nhấp vài hớp trà Long tỉnh thượng hạng, Âu Dương Mẫn trình bày mục đích của mình. Quách Thiên Tường chau mày ngạc nhiên:
- Tại sao tôn giá lại biết việc Quách gia trang sở hữu thần châu?
Âu Dương Mẫn ỡm ờ đáp:
- Có người tình cờ nhìn thấy lệnh lang đem ngọc đi dạo phố nên đã đến báo với lão phu.
Quách trang chủ gật gù chấp nhận lý do ấy rồi nói:
- Đúng là hiện nay khuyển tử đã khoát tai ương, không cần đến Tỵ Lôi thần châu nữa. Nhưng nó lại là di vật của sư phụ nên e rằng Khuê nhi chẳng chịu bán. Nay Âu Dương huynh đã khẩn khoản như thế, để lão phu cho gọi khuyển tử ra hỏi ý.
Diệu Thủ Thần Cơ cười mát, nói một câu đầy ẩn ý:
- Cứu một mạng người còn hơn xây bảy cấp phù đồ. Nếu Trang chủ cố khuyên lệnh lang nhường lại Tỵ Lôi thần châu thì công việc kinh doanh của nhà họ Quách sẽ ngày càng thịnh vượng. Lỡ quý hiện có bị ai cạnh tranh hay quấy rối thì Âu Dương minh chủ sẽ ra oai trấn áp giùm.
Quách Thiên Tương là kẻ lọc lõi chốn thương trường, thừa bản lãnh để thay đổi, sắc mặt giả vờ sợ hãi, bối rối trước lời nói hăm dọa của đối phương.
Ông đứng lặng người một lúc rồi thiểu não nói:
- Lão phu đã hiểu ý tứ Tư Mã lão huynh, sẽ tận lực thương lượng với khuyển tử.
Ông đứng lên lật đật đi vào trong. Nửa khắc sau Quách trang chủ trở ra cùng con trai.
Từ ngày hồi trang, Tử Khuê bị song thân bắt phải trút bỏ cái lốt đạo sĩ, mặc y phục bằng gấm lụa, chàng cũng ăn mặn để từ mẫu được vui lòng. Chàng là người thừa kế hương hỏa dòng họ Quách nên không thể đi tu được Quách lão còn đốc thúc ái tử cưới vợ song chàng đã khất lần.
Hôm nay Tử Khuê mặc trường bào gấm xanh, ngoài khoác áo khinh cừu ngắn, trông như chàng công tử văn nhã chẳng chút gì giống kẻ học võ cả.
Quách trang chủ giới thiệu con trai với khách. Tử Khuê chắp tay thi lễ rồi ấp úng:
- Bẩm Âu Dương minh chủ. Nếu người thực sự cần đền Tỵ Lôi thần châu thì vãn bối chẳng dám tiếc. Có điều là viên ngọc này không thực sự công hiệu như lời đồn đãi. Gia sư bảo rằng nó chỉ giúp người đeo được toàn mạng chứ không tránh khỏi sự khϊếp sợ và tổn thương nho nhỏ. Sau này, mong Minh chủ chớ trách vãn bối không nói trước.
Tử Khuê chẳng quen nói dối nên lời lẽ ngập ngừng, ánh mắt đầy vẻ sợ sệt.
Nhưng Âu Dương Mẫn và hai đồng đảng lại cho rằng chàng muốn bán đâu mà phải trả. Nhà họ Quách giàu có đã mấy đời, chẳng tham vạn lượng vàng làm gì.
Âu Dương Mẫn nghe vậy lại càng tham tiết muốn mua. Da thịt lão rất bền chắc nhờ Thiết Sa Thần Công, hơn hẳn gã công tử yếu đuối kia, nên sẽ chẳng hề suy suyễn. Lão chỉ cần cái công dụng bảo mạng của Tỵ Lôi thần châu là quá đủ rồi.
Nghĩ vậy nên Âu Dương Mẫn đáp lời:
- Công tử thành thật như thế thì sao lão phu dám oán trách. Mong công tử cho bọn lão phu xem qua cái vật kỳ lạ ấy.
Tử Khuê tháo ngọc đặt xuống bàn rồi lui về, đứng sau lưng phụ thân chàng. Chàng là hậu bối, không được phép ngồi chung với khách của cha mẹ, trừ phi họ yêu cầu.
Âu Dương Mẫn cầm lấy, xem qua loa, thấy bề mặt của viên ngọc tía nhỏ cỡ hột nhãn này chi chít những chữ nhỏ như kiến. Không phải Hán tự tức có thể là chữ Phạn.
Lão mù tịt nên đưa sang cho Bác Cổ tiên sinh Lương Viễn Phương.
Lương lão xem xét bằng một mảnh pha lê trong suốt hình bán cầu, bằng cỡ nửa trái cam. Nó chính là kính phóng đại do người Tây Dương làm ra, đem đến Trung Hoa bán với giá đắt hơn vàng.
Người Trung Hoa phát minh ra nhiều thứ, trước các nước phương Tây cả mấy chục năm nhưng chẳng hiểu sao họ lại thất bại trong ngành thủy tinh, làm ra những sản phẩm chỉ đáng gọi là “ve chai”.
Việc chế tạo thủy tinh ở Trung Quốc đã có nguốn gốc từ thời nhà Thương.
Ngành này có quan hệ chặt chẽ với công việc làm đồ sứ và luyện kim. Thời Trung Hoa đã có những lò nung đạt đến đạt đến tới nhiệt độ một ngàn năm trăm ba mươi độ, đủ điều kiện làm thủy tinh.
Có lẽ, loại thủy tinh đầu tiên ở Trung Hoa là sản phẩm phụ khi đúc đồng.
Lúc thải bỏ xỉ, người ta ngẫu nhiên phát hiện ra thủy tinh.
Ngay đến tận thời nhà Minh, Trung Quốc vẫn chưa làm được loại thủy tinh trong suốt, chất lượng cao chứ đừng nói đến thủy tinh quang học.
Đầu tiên, khoảng thời Nam Tống, có thể kính mắt, tức kính lão được đưa từ các nước Ba Tư vùng Tây Vực vào Trung Hoa, giá đắt ngàn vàng.
Sau này, người Tây phương đã mang kính lão và những sản phẩm thủy tinh khác đến Trung Hoa. Kính cận thì tới thời nhà Thanh mới có.
Nghĩa là Bác Cổ tiên sinh vì nhu cầu nghề nghiệp mà đã phải cắn răng bỏ ra mấy trăm lượng vàng để mua cái cục thủy tinh nặng trịch ấy. Nhưng lão sẽ không bao giờ phải hối tiếc vì giờ đây những chữ Phạn nhỏ li ti kia lớn lên gấp mấy lần rõ ràng từng nét. Và không hổ danh uyên bác, Lương lão đọc được ngay câu thần chú trúc trắc, khó hiểu nọ. Tổng cộng gần ba trăm sáu mươi chữ, đúng như cổ thư đã ghi chép. Hơn nữa, có vài chục chữ đã hơi mờ và mòn đi bởi tay người, đúng là đồ cổ.
Lão không biết rằng Ngụy Công tử Tề Thúc Như thừa thủ đoạn để làm cho một vật già đi vài trăm tuổi. Làm mòn vẹt là dễ nhất, mài vào da trâu ít khắc là xong.
Hơn nữa Bác Cổ tiên sinh chưa hề thấy qua vật thực, thì làm sao phân biệt giả chân? Lão chỉ đinh ninh rằng chủ cũ chẳng có động cơ gì để đưa ra của giả, và nhà họ Quách chỉ bán vì bị hăm dọa.
Do đó Lương lão vững dạ tuyên bố với Âu Dương Mẫn:
- Chúc mừng Minh chủ mua được bảo vật.
Âu Dương Mẫn hân hoan móc ra xấp ngân phiếu vạn lượng hoàng kim, đẩy về phía Quách trang chủ rồi cảm ơn rối rít.
Quách Thiên Tường làm ra vẻ miễn cưỡng, sai Tiểu Cầm lấy văn phòng tứ bảo. Lão viết nhanh hai bản văn tự với đầy đủ những ý mà Tử Khuê đã nói, song phương ấn ký rồi chia nhau mỗi người một bản. Vậy là dẫu sau này Âu Dương Mẫn có bị sét đánh thọ thương thì cũng chẳng thể đổ thừa cho Quách gia trang.
Nước cờ này rất tuyệt diệu, đề phòng đối phương bị Lôi Thần thăm viếng lần nữa mà không chết. Còn như lão chết toi thì võ lâm thoát nạn và sẽ chẳng còn ai để kiện cáo.