Chương 52: Ngọc thô.

Trăng tỏ trên cao, ngân hà luân chuyển. Gió rừng thổi đi cái nóng bức của ngày, mang sự mát mẻ trở lại.

Hai người ngồi quanh đống lửa, Tống Tích ôm đầu gối, vùi khuôn mặt đỏ bừng vào đấy. Bùi Tu Vân ngồi cách nàng một cánh tay, chàng khuỵu gối, cầm một nhánh cây dích chồng củi gỗ. Tia lửa lách tách, phấp phới sáng ngời.

“Tiên sinh, sao cái gì người cũng biết thế…” Tống Tích rầu rĩ nói. Biết tiên sinh hơn bốn năm, có thể nói là nàng rất hiểu tiên sinh, nhưng cũng không hiểu gì về tiên sinh cả.

“Nếu không có tài thì sao làm tiên sinh của muội được?”

Nàng cụp mắt, cô đơn bảo: “Nhưng con chẳng biết gì cả…”

Bùi Tu Vân bỏ nhánh cây xuống, vẫy nàng lại.

Tống Tích vừa đến bên cạnh, chàng liền vươn tay ôm nàng vào lòng. Cơ thể của nàng hơi lảo đảo, cuối cùng nằm trên đầu gối của chàng.

“Cái gì tiên sinh cũng biết làm, còn đối xử với con tốt như vậy, thế mà muội không biết làm gì cả, không thể báo đáp tiên sinh…” Tống Tích sầu não nói. Tiên sinh giống như trăng sáng trên cao vậy, là người tinh thông văn võ, khác nào trăng tỏ giữa trời đâu?

Còn nàng lại bình thường đến thế, sao có thể sánh đôi với người đây?

“Vậy muội nói ta nghe thử, ta biết làm cái gì?” Bùi Tu Vân đặt tay trên đầu nàng, không khỏi vuốt ve.

“Tiên sinh có học thức uyên bác.”

“Ờ.” Bùi Tu Vân tuỳ ý đáp.



“Tiên sinh biết cưỡi ngựa, biết khinh công,” Tống Tích suy nghĩ một lát, “Còn biết làm gà cuộn lá sen nữa.”

Khoé môi của Bùi Tu Vân cong lên, “Nhưng ta không biết làm bánh hoa sen.”

“Muội cũng chỉ biết làm mỗi bánh hoa sen thôi…” Tống Tích lại rầu rĩ.

“Muội còn nhớ bài 《Trò giỏi hơn thầy》 [1] không?” Đôi mắt ấm áp của Bùi Tu Vân phản chiếu ánh lửa màu cam.

“Nhớ ạ, màu xanh được lấy từ màu xanh, màu lam cũng được lấy từ màu xanh; băng và nước đều bắt nguồn từ nước. Muội nói đúng không?” Tống Tích ngẩng đầu, mong chờ nhìn chàng.

Bùi Tu Vân gật đầu, “Tích Nhi, không phải muội chẳng biết gì. Muội là ngọc thô, ta mài dũa muội. Muội không cần an phận sống như chim trong l*иg, rồi sẽ có một ngày, muội học được tất cả tri thức của ta, thậm chí còn vượt qua cả ta.”

Đồng tử của Tống Tích ánh lên tia sáng, nhưng vẫn nghi hoặc hỏi: “Không phải tiên sinh đang an ủi muội đấy chứ?”

Bàn tay to rộng của chàng nắm lấy bàn tay nhỏ xinh của Tống Tích, một tay kéo về phía sau, tay còn lại kéo ra phía trước.

“Sáu năm trước, ta từ Trường An trở về Hội Kê thăm người thân có đi ngang thôn Vân Kiến. Muội còn nhớ khi đó, ta đã dạy muội cái gì không?”

Tống Tích khựng lại, khuôn mặt mơ hồ trong trí nhớ kia dần trở nên rõ ràng. Đôi mắt như sao của chàng rất lạnh, đôi môi khẽ mím.

Đó là một buổi sớm mùa thu, nàng ngồi xếp bằng trên nền gạch xanh bên đường, buồn chán nghịch ná cao su. Nàng cầm hòn đá, cánh tay kéo ra sau, nhắm chuẩn vào con phố trống trải rồi thả ra.

Không ngờ đúng lúc đó, có người cưỡi ngựa đến. Hòn đá chuẩn xác bắn vào bụng ngựa, con ngựa dưới thân thiếu niên bị đau thì hất móng trước. Chàng đành phải đứng lên theo con ngựa, một tay thít chặt dây cương, tay còn lại vuốt ve cổ nó. Vó ngựa đáp đất, lập cập tại chỗ vài lần rồi mới miễn cưỡng bình tĩnh lại.



Tống Tích vẫn còn nhỏ tuổi bị hoảng sợ, tuy do dự một chút nhưng vẫn rụt rè đi tới, ngẩng khuôn mặt tròn tròn lên, nói: “Xin lỗi… ta không ngờ sẽ có người đi ngang.”

Đồng tử tròn như quả hạnh, lại có sương mù mênh mông.

Thiếu niên mặc áo gấm hoa ngồi ngay ngắn trên lưng ngựa, phất tay áo sang, nhướng mày hỏi: “Rõ ràng có thể chạy trốn, sao còn đi đến nhận sai?”

“Ta…” Tống Tích siết góc áo của mình, không nói nên lời.

Không phải nàng không tính đến chuyện chạy trốn, chỉ là nàng không cất bước nổi.

“Lại đây.” Bùi Tu Vân vẫy tay với nàng.

Tống Tích đi đến phía trước. Bùi Tu Vân cúi người, nhấc đai lưng của nàng, đỡ nàng lên lưng ngựa. Chàng ôm nàng từ phía sau, lấy một đồng tiền trong ngực áo ra, sau đó nắm tay nàng, giương ná.

“Nhìn thấy con chim trên cành không?” Bùi Tu Vân lạnh nhạt hỏi.

Tống Tích ngẩng đầu, nhìn thấy một cái bóng màu nâu giữa mớ cành cây rậm rạp.

“Thả tay.” Chàng thả tay cùng lúc với Tống Tích. Đồng tiền bắt ra, hất thẳng con chim khỏi ngọn cây.

Tay chàng lại nhấc đai lưng của Tống Tích rồi đặt nàng xuống đất, liếc mắt nhìn nàng, nói: “Đừng bắn chơi, đã bắn là phải trúng mục tiêu.”

Đó là bài học đầu tiên Bùi Tu Vân dạy nàng. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, chàng đã biết Tống Tích là một nhân tài đáng bồi dưỡng.