Quyển 3 - Chương 70

Tờ mờ sáng hôm sau, thì cả 4 người tới nơi dựng trại,. Ngồi trên viên gạch, cạnh đống lửa là ông Tường đang châm điếu thuốc, tay kia cầm cốc cà phê mới pha xong.Nghe có tiếng chân người thì ông Tường đứng dậy thì thấy bác và 3 người kia đang đi vào.Nhìn thấy bác, ông Tường đặt cốc cà phê xuống rồi đi tới, nét mặt điềm đạm, vui vẻ, nắm lấy vai bác rồi nói lớn:

- Về rồi hả Cổ? Mày làm bác với mọi người lo lắm đấy. Thôi ngồi xuống đây, đợi trời sáng thì đi với lên báo với chính quyền rồi làm rõ vụ tai nạn kia. Để họ khỏi cử người đi tìm kiếm

Bác cười nói:

- Bác Tường nói đúng, lát nữa cháu đi với bác. Sẵn tiện cháu có thông tin nơi ẩn nấp của bọn cướp kia luôn.

Ông Tường lắc đầu rồi nói:

- Tao biết mày là thầy pháp, nên có kể thì tao cũng không hiểu đâu. Miễn mày còn sống là tốt rồi, để tao còn ăn nói với ba mẹ mày nữa. Mấy hôm nay, tao phải giấu kín chuyện của mày đấy, Đây ngồi xuống đây làm hớp cà phê đi, tụi mày lại thức cả đêm nữa chứ gì

Bác cười cười rồi ngồi xuống đón lấy cốc cà phê, 3 người kia cũng ngồi xuống rồi. Chú Tư nói:

- Hàng hóa đem đi lần này cũng bán gần hết rồi, chắc ngày mai là lên đường về lại Bình Định thôi mọi người

Bảy Ếch ném khúc củi vào đống lửa:

- Tiếc thật đó, mà thôi em cũng nhớ vợ con ở nhà lắm rồi, đúng không anh Tư

- Mày chỉ được cái nói đúng.

Bác nghe tới đây liền nói:

- Thế chuyến này buôn bán lời lỗ thế nào vậy Tư?

Chú Tư cũng phấn chấn nói:

- Buôn bán thì khấm khá hơn mấy lần trước, mà vừa rồi tụi em bán xác con nưa cũng được món lớn, rồi e bàn với mọi người mua thêm số lâm sản đem về Bình Định bán lại kiếm lời.

Bác nghe vậy thì cũng gật gù, rồi quay sang Tuệ Linh thì thấy cô ta đang trầm tư, bác mở lời:

- Cô định như thế nào?

Tuệ Linh nhìn bác rồi nói:

- Tôi muốn sống hòa nhập với con người, nếu có một nơi tu luyện thì càng tốt.

Bác liền nói:

- Nếu thế thì hay rồi, tôi định về quê xây dựng một nơi để dưỡng cổ và tu luyện, cô không chê thì tôi có thể dựng cho cô một nơi đủ để cô ở và có thể tu luyện. Cô coi được không?

Tuệ Linh chỉ im lặng rồi cười, gật đầu. Khi mọi người trong đoàn tỉnh dậy, đi ra rửa mặt cũng nhìn thấy bác, thì ai nấy đều sửng sốt rồi chạy tới vỡ òa. Liên tiếp là những cái nắn, véo, sờ vào mặt bác coi bác có phải người không. Sau một hồi thì mọi người mới tin là bác vẫn còn sống, tinh thần phấn chấn hẳn lên:

- Đấy, dễ gì Hai Cổ nó chết, nó trời vật thì may ra

- Hè hè, em đã nói ảnh mạng lớn lắm mà

Khi gần 8h thì bác và ông Tường cũng đi lên chính quyền rồi trình báo. Bác chỉ nói đây là một vụ cướp xe của bọn cướp đang lẫn trốn. Sau khi lên xe, bác với người phụ nữ đó đi tới nhà chị ta, nhưng được một đoạn thì chị ta bảo bác dừng lại rồi bảo có việc, rồi nhờ một người đàn ông là người quen với ả, dẫn đường cho bác. Và sau đó thì bác bị chỉ đến nơi tai nạn, bác có nghi ngờ nhưng gã đàn ông đó đã khống chế và cướp sạch tư trang, trong lúc xô sát thì tay lái bị lệch dẫn đến việc rơi xuống vực. Còn bác thì may mắn thoát chết, nhưng lo sợ bị đồng bọn trả thù nên bác lánh vào rừng rồi chờ người tới cứu. Bác nói thêm là biết nơi chúng đang lẩn trốn. Dù lời khai báo của bác vẫn còn nhiều nghi ngờ nên người cán bộ giữ bác ở lại rồi thông báo địa điểm bọn cướp đang lẩn trốn. Và ngay sau đó thì chỉ tới buổi chiều thì đám cướp đã bị tóm gọn tại hang ổ. Và sau khai nhận thì chúng cũng nói là định cướp xe của bác và bỏ trốn khỏi địa bàn. Ngày hôm sau, bác được trở về đoàn buôn. Về tới thì thấy mọi người đang dọn dẹp đồ đạc chuẩn bị rời đi. Nghe tin đoàn buôn sắp đi, người dân cũng tới chia tay, họ quý vì người trong đoàn buôn dễ nói chuyện, buôn bán thì giá rẻ hơn những đoàn khác. Lại hay cho đồ ăn, bánh kẹo cho con họ nữa. Và rồi tiếng động cơ nổ giòn dã, bánh xe từ từ lăn đi, mọi người đưa tay vẫy vẫy chào tạm biệt người dân ở đây.Trải qua một chặng đường dài, đi hết Quảng Ngãi thì đã tới Bình Định. Ngồi trên xe, chú Tư nói với bác:

- Anh Cổ ơi, sao em thấy chóng mặt quá. Chắc em phải nằm ngủ một chút đây

Bác nghe vậy thì liền hỏi:

- Mày có bao giờ say xe đâu, chắc hôm qua lại uống nhiều rượu. Mày ngủ đi, lát tới nhà anh gọi dậy

1 giờ sau, thì mọi người đã về tới làng Cát Hải. Dân làng nghe tin chạy ra đón đông lắm, người phụ chuyển đồ, người tìm chồng con, trẻ con cũng kéo nhau ra xem, đông và vui như ngày hội. Tại nhà văn hóa của làng thì ông Tường nói với người dân:

- Cảm ơn bà con đã ra đón chúng tôi, chuyến này buôn bán khấm khá, lại có mua thêm ít đồ rừng mang về. Đây là thằng Tư nó mua về rồi chia cho mọi người coi như chút quà

Bác quay lại thì thấy chú Tư đang gục trên ghế, nằm ngủ li bì, bác vỗ vai thì chú Tư ngã xuống sàn, nằm yên bất động. Thấy vậy thì mọi người hoảng hồn, đỡ chú dậy, vợ chú chạy tới, lo lắng:

- Anh ơi, đừng làm em sợ mà

Ông Tường mới dùng tay bấm những huyệt trên người chú, rồi dùng dầu làm ấm người nhưng vẫn không tỉnh lại. Bác thấy vậy thì liền đi tới,rồi vạch mắt của chú Tư ra thì thấy bên trong là một màu trắng dã, những đường tơ máu bầm tím bên trong. Bác cầm cổ tay chú Tư lên rồi đưa lên dùng hai ngón tay đè lên, sau một hồi sắc mặt bác thất thần rồi cởi cái áo của chú Tư đang mặc trên người, rồi cẩn thẩn quan sát. Chợt bác dừng lại ở sau gáy chú Tư, ở đó là một vết đỏ có hình của một con hình nhân, có thể nhìn thấy chỗ đó đang phồng lên rồi hạ xuống, như có hơi thở ở l*иg ngực. Bác nói mọi người mau đưa chú Tư lên bệnh viện. Ngay sau đó, chú Tư được đưa lên bệnh viện, sau một hồi cấp cứu, nhưng vẫn chỉ nhận những cái lắc đầu:

- Chúng tôi đã cố gắng nhưng cậu nhà e rằng khó qua khỏi. Còn đây là bệnh gì thì chúng tôi cũng không thể chuẩn đoán được.