- 🏠 Home
- Cổ Đại
- Xuyên Không
- Bá Chủ Thời Tiền Sử
- Chương 15: Quần Áo
Bá Chủ Thời Tiền Sử
Chương 15: Quần Áo
Kỳ Phong đi tới giàn thịt hun khói, nhấc một miếng thịt đã lên màu nâu sậm, bóp nhẹ bằng tay thử độ đàn hồi sau đó xé đôi miếng thịt ra, bên trong đã khô nhưng thớ thịt vẫn hồng, ăn một miếng thịt thơm mùi khói, dai, ngọt đậm đà. Hắn cho người tắt lửa, phơi thêm thịt hai nắng nữa là yên tâm bảo quản.
Hơn một trăm tấm da thú đang được cha của Nanh Sói chỉ huy thuộc để sử dụng, vấn đề này Kỳ Phong là gà mờ, còn đối với bộ tộc là sở trường tiệm cận thời hiện đại, họ chỉ có khác biệt lớn nhất đối với sau này là dùng hoàn toàn chân tay lao động. Miếng da được ngâm vào nước tro sau đó nạo tỷ mỉ không dính chút nào thịt mỡ của con mồi, lông cũng được cạo cẩn thận, tiếp theo dùng những cành cây lớn nhỏ đều có căng ra phơi nắng, khá ra hình dạng này nọ.
Khi đảm bảo da đã khô không bị thối rữa, họ lại pha chế một loại dung dịch được tạo bởi nước và một số loại rễ, vỏ cây, lá cây đập dập. Ngâm da vào trong đó, đảo trộn mất thời gian khá dài hàng tuần. Toàn bộ công đoạn này đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật nên chủ yếu người lớn tuổi của bộ lạc làm việc.
Da thuộc xong lại tiếp tục đem đi phơi khô, lúc này da không còn mùi của con thú nữa mà lại thơm nhè nhẹ mùi thảo mộc, chất da cứng hơn tưởng tượng của Kỳ Phong nhưng nghe người già nói, khi sử dụng một thời gian da sẽ mềm mại.
Da của bầy dê dày hơn so với da sói, muốn mỏng đi quá đơn giản, chỉ cần dùng dao xương nạo phía trong mặt da đến độ dày ưng ý là được.
Thời gian này bộ lạc rất yên bình, đội thợ săn thường đi tối đa 3 ngày, mang về nào là thỏ, gà rừng, lợn rừng, hươu nai đủ loại, bữa ăn rất phong phú
Kỳ Phong gọi Sơn Ca - vợ của Nanh Sói, Gió Đông và Trăng Non tới nói chuyện với họ một lúc, hắn muốn may quần áo cho bộ lạc, kiểu dáng khá đơn giản, che những chỗ cần che là ổn, vừa đảm bảo sức khoẻ khi khí hậu thay đổi giữa đêm ngày, theo mùa. Mấy người phụ nữ khác là vợ của anh em thợ săn, cũng có người còn là thiếu nữ, họ đều không mặc áo, làm Kỳ Phong ngại nói chuyện. Mấy người còn lại tuy kín đáo hơn nhưng chỉ là miếng da quấn chéo ngực, bên dưới là lá cây đóng thành váy. Dù sao da thú quá có giá trị ở thời đại này, đồ ăn còn không có, da thú ở đâu ra đây?
Đám thợ săn được mặc quần da đóng khố áo da sói vắt từ vai chéo ngực buộc dây bên hông, trông rất có phong vị núi rừng. Giống cái được phân phát áo da hở cổ và hai vai, buông dài chớm gối. Một số thiếu nữ còn biết sáng tạo buộc một sợi da làm dây lưng nhìn rất uyển chuyển, thấp thoáng những đường cong chết chóc. Đám trẻ con dạo này được ăn uống đầy đủ, có quần áo mới nữa, không còn quấy khóc mà kết bè chạy nhẩy đuổi bắt đủ cả, đôi khi còn đi nhặt được trái dại, quả dại mang về cho Thầy Cúng kiểm tra xem loại nào hắn đang tìm kiếm. Nếu được Thầy Cúng khen bữa ăn sẽ có thêm cái đùi gà thơm phức, phần thưởng quá có ý nghĩa rồi
Nanh Sói sau hơn hai tháng đã có thể tháo nẹp đi lại nhẹ nhàng. Kỳ Phong rất ngạc nhiên với tốc độ bình phục này, không cho hắn đi săn, chỉ ở hang Dơi nắm tình hình chung. Qua những cuộc trò chuyện lúc nhàn rỗi, Kỳ Phong biết được Hoang Vực là vùng ít tài nguyên nhất ở phiến lục địa này. Tiếp giáp với hoang vực là vùng đồng cỏ rộng lớn có các loài thú lớn như voi, báo, trâu sừng dài, cá sấu hà mã ở lưu vực các con sông, chủ nhân nơi đây chính là bộ lạc Xương Khô nổi tiếng ăn thịt người tàn bạo. Đi về phía Bắc là vùng bình nguyên rộng lớn nơi có chiến tranh giữa bộ lạc Báo Đen và Linh Cẩu, mỗi bộ lạc có tới một vạn người, hết sức hùng mạnh. Phía Tây trên những đỉnh núi còn có một bộ lạc bí ẩn. Đi xa hơn hết bình nguyên là cao nguyên Cánh Cung, nghe những người già nói bên kia cao nguyên chính là nơi ở của các vị thần.
- 🏠 Home
- Cổ Đại
- Xuyên Không
- Bá Chủ Thời Tiền Sử
- Chương 15: Quần Áo