Chương 9: Kẻ lái buôn bí ẩn (2)

- Thế u nuôi của chú mày là ai?

- Dạ thưa anh, là bà cụ nhà kia, cụ ấy hay đi mò tôm bắt tép – Đán chỉ tay ra ngoài cửa sổ, vào chính căn nhà của bà cháu Cửu cho tên lái buôn nhìn thấy.

- Ồ! – Tên lái buôn gật gù, và hắn muốn nói thêm chuyện cho Đán được cảm thấy vui vui – Tôi quen bà cụ ấy đấy! Thế ra, tôi cũng làm ăn được cái nghề lái buôn thì chả khổ lắm, có cả con ả vợ tức trục cho tôi mỗi đêm, canh gác, kiểm tra để khỏi mất con thuyền lái buôn nữa cơ! Tôi khi không đi lái buôn suốt ngày ru rú ở nhà trò truyện với ả cho đỡ chán, hiu quạnh vì tôi xa u ruột tôi bấy lâu năm rồi. Thế nào, ả nhà của chú mày đi chợ đấy hả? Sao không thấy?

Đán nghe đến đây, anh rơm rớm nước mắt. Anh cố lấy bình tĩnh đáp lại:

- Thưa anh, em đã đi hỏi bao nhiêu đám, bao nhiêu con gái nhà người ta rồi, mà bây giờ em vẫn chưa có vợ.

- Kìa, sao chú ế thế?

- Không đâu ạ, ông thầy lang Vương làng kia có hỏi con gái của thầy ấy cho em rồi. Đang sắp sửa cưới gả, anh ạ.

- Ừ, như thế là cũng tốt cho chứ mày rồi đấy! Từ nay, tôi sẽ ở lại cái làng này. Chú đừng vội bảo ai, hay có vẻ quá ngạc nhiên quá nhá! Tôi là người thân của u nuôi chú mày mà!

- Vâng! Anh có mệt lắm không ạ? Em kê võng ra góc nhà cho anh nằm ngủ trưa tạm nhé?

- Cũng được! Nhưng mà như thế, thì chú mày lấy cái gì ra mà nằm, hả thằng tiều phu kia? – Tên lái buôn thắc mắc.

- Dạ, em chỉ nằm trên chiếc chiếu ngắn này thôi. Còn võng thì em nhường anh nằm!

- Ờ, chứ tốt lắm, Đán ạ! – Tên lái buôn lại gật gù cái đầu nóng nảy của hắn thêm một lần nữa, rồi hắn đặt lưng xuống võng nằm. Rồi người hẳn toát ra tiếng thở, tiếng kêu nhè nhẹ nhưng có vẻ khá mạnh. Còn thân người của Đán run cầm cập trên chiếc chiếu, anh thở ra tiếng kêu yếu ớt, y như sắp muốn đi thầy lang chữa trị vậy. Nhưng mà thật ra, hôm nay đi lên rừng đem gánh củi to về, anh cảm thấy mình mệt quá, và cần cho cả mình và khách nghỉ ngơi.

Đán tự nhủ sẽ không kể chuyện tên lái buôn về làng cho bất cứ ai nghe. Nhưng bà con trong làng hễ thấy bóng dáng của tên lái buôn là lại xì xầm, bàn tán náo loạn cả lên, hệt như hắn là người quen của tất cả mọi người trong cái căn làng không hề có bóng dáng nào của một tên địa chủ này.

Ở đầu chợ, mụ bán cá vẫn đi rong đi đây tất tưởi, rao bán:

- Ai...mua...cá...tôi...không? Cá...tươi, cá...ngon...đâyyy!

Hóa ra, chính cái hôm ấy, ả khách nọ cũng vác mặt đến, không chỉ để mua cá, mà còn nói chuyện chị chị em em, tâm sự cho đời nó vui (đó là theo ý riêng của ả đó).

Hai người đàn bà ngồi quây quần bên nhau với cái giỏ cá còn đầy ắp – chả là mụ bán cá vừa mới ra chợ, nên mụ mới chưa bán được mấy cá.

- Nè, bác có biết tên gì chưa? Nhà cậu chàng tiều phu Đán, vốn nghèo hơn, sống thui thủi độc thân, nay chào đón một ông khách quý rồi đấy! – Chị khách khẽ reo lên.

- Biết rồi biết rồi, một gã lái buôn chứ gì? – Mụ bán cá hỏi lại ả khách, ra vẻ mụ ta biết tuốt

- Đúng đấy! Nom tên này nghiện rượu đâu kém mấy gã Ung và Hên làng kia!

- Kìa, hắn còn tự xưng là người thân của cái bà mụ hay mò tôm bắt tép nuôi thằng Cửu, chứ tui chả đùa chị đâu! Với cả, trông hắn rất quen quen, có nét rất giống với gã Lân nhà con giai phú ông hồi nảo hồi nào đấy!

- Phải phải, ấy ấy! - Ả khách vỗ tay “bộp” một tiếng, ra vẻ hí hửng – Lại vui hơn nữa rồi đay. Dọa này gã bán rượu ế lắm bác à, chắc gã lái buôn đó sắp trở thành khách quý mua rượu đấy!

- Ừ, chị chỉ có cái là nói phải! Rồi thể nào, gã ta cũng sẽ ngao du kết bạn với hai gã Ung và Hên đây?

- Ế, bác ơi! - Ả mua cá lại hỏi – Hắn là cháu giai, hay con giai bà mụ của thằng Cửu cũng nên? Hay là, hắn ta là thầy (bố) ruột của thằng Cửu thế? Sao tự nhiên vác mặt về làng này làm chi? Đòi lại nuôi thằng Cửu đấy à?

- Gớm! – Mụ bán cá tru tréo như thôi rồi – Lão thầy ruột của thằng Cửu là đã có tất thảu sáu người con, tính cả thằng Cửu, thế ra đòi nó nuôi về cho thêm khổ à? Mà gã ta có phải là nhà giàu, hay hào phú đâu chị ơi!

Nhưng cuộc trò chuyện của hai người đàn bà buộc phải kết thúc, khi khách khứa vây đầy quầy bán hàng của mụ ta. Thật ra, mụ bán cá đó chẳng kịp nói ra cụ thể cho chị khách biết gã lái buôn ấy về làng rốt cuộc là như thế nào, nhưng mụ lại hiểu biết rất “mô tê” về hắn.

Quả thật, vào một bữa đọ, gã lái buôn cùng ả vợ hắn có mò đến nhà bá cháu Cửu gõ cửa, nhưng chẳng ai tiếp cả. Khi ấy, hai bà cháu Cửu đã đi vắng rồi.

- Ủa, có ai ở nhà không vậy?

Lát sau, vì chẳng có ai, tên lái buôn đánh nhún vai, dắt theo ả vợ ra quán rượu của gã bán rượu nọ, cũng gần ngay chợ mà thôi.

- Này, có rượu nào ngon hảo hạng, ờ ờ...

- Dạ, có đấy ạ, thế anh muốn...

- Đấy, cho ba chai rượu hạng ấy biết chửa? Nhanh lên nhớ, tôi còn phải đãi chú Đán nhà tôi nữa! – Tên lái buôn thúc giục.

Cùng lúc đó, hai tên say rượu Ung và Hên mặt mày đỏ ửng cũng đi qua, nom hai gã muốn mua rượu đây.

- Các anh cần gì, cần tôi mua hộ rượu, hả? – Tên lái buôn chào hai kẻ say xỉn đó ngay.

- Ờm...Ừm... – Ung ngập ngừng. Nhưng rồi, hắn bị Hên hích vào vai, thì thầm vào tai:

- Cái gã lái buôn mới về làng này ấy mà, nom mặt trẻ, lại hay vui tươi, chắc làm ăn phát đạt kinh khủng lắm cơ! Nào nào, cứ đồng ý đi!

Ung nghe xong, hắn đành phải gật đầu. Tên lái buôn nhe răng nanh cười khẩy:

- Thế tại sao anh lại không bảo tôi sớm?

Vừa khi đó, gã lái buôn mò ba chai rượu trong nhà ra, đặt lên quầy. Tên lái buôn vội vội vàng vàng giả tiền cho gã, rồi quay lại hai kẻ ấy, bảo:

- Vì các anh có công nhớn với tôi: Giúp tôi trở lại ngôi làng này, nơi chôn rau cắt rốnn của tôi, nên đây, hôm nay tôi biếu hai anh hai chai rượu hảo hạng này đấy, vác về mà uống thoải mái nhá!

- Ối, cảm ơn anh bạn hiền! – Hai kẻ nghiện rượu nhảy cẫng lên.

Vừa lúc hai tên Ung và Hên đi khỏi, bà cháu Cửu cũng hay đi qua quầy bán rượu. Nhìn thấy tên lái buôn, bà cụ hơi giật mình sửng sốt, lẩm bẩm: “Ai đây vậy nhỉ?”. Nhưng, vì hắn đang đứng quay lưng nói chuyện gì đó với ả vợ hắn, nên bà cụ vẫn chưa thể nhận ra là ai, đành cõng thằng Cửu quay gót trở về nhà...

(Còn tiếp)