Chương 38: Trở về

Bao nhiêu năm được ông thầy Ngưu dạy dỗ, bảo ban, Cửu đã trở thành một anh thanh niên khoẻ mạnh. Cơ bắp to, rắn chắn. Thân hình vạm vỡ, làn ra rám nắng, đó lã kết quả bao nhiêu năm khổ luyện dưới tay của người thầy dạy Vật tài ba. Thầy dạy Vật cho anh và các bạn học đi thi rất nhiểu giải đấu Vật. Đi đến làng nào là ai cũng phải hâm mộ tài năng và sức khoẻ của anh. Ai cũng gọi anh một cách thân mật là “Trạng Cửu”. Cái thời ấy thì giai cấp địa chủ đã biến mất từ lâu lắm rồi, vua đã ra chiếu chỉ để dẹp bỏ cái giai cấp ám ảnh ấy. Nhưng nạn nghèo đói thì vẫn còn. Vẫn còn những người khố rách áo ôm không nương tựa. Mỗi lần đi đánh Vật mà Cửu nhìn thấy họ, lòng anh rất xót xa và anh luôn biếu cho họ chút tiền để từ thiện.

Từ đó, những người dân ở làng nào ai cũng được bình đẳng. Cửu xa chốn quê, anh tính chuyện thăm thầy u ruột và cả người bà năm xưa. Lòng anh mang máng nhớ lòng bà, rồi những lần bật khóc. Càng nhớ da diết là anh lại càng muốn về thăm làng. Cửu mặc áo đô vật lộng lẫy ngồi trong xe do những anh trai trẻ khác khiên gcáng về lại ngôi làng nơi chôn rau cắt rốn của anh, thăm thầy u và anh chị của anh theo như sự chỉ dẫn của Uông – người bạn học thân thiết nhất của Cửu suốt bao năm qua.

Bây giờ, ai ai người ta cũng gọi anh với cả người bạn học Uông là “Trạng Cửu” với cả “Trạng Uông” cả, vì hai anh đánh vật đã thắng rất nhiều trận, nên danh tiếng cứ vang xa khắp bao nhiêu ngôi làng quê, giờ thì làng The đang rạo rực đón hai anh “vinh quy bái tổ” như những người trạng nguyên ngày xưa vậy!

Trên xe, Cửu nói chuyện với Uông:

- Này Uông, anh lại được về làng chốn rau cắt rốn thì thích lắm ấy nhở?

- Sướиɠ lắm cơ chớ, lâu rồi không gặp thầy u với anh chị, nhớ họ da diết quá! – Uông đáp – Chỉ tiếc là bà tôi mất rồi, không còn được thấy mặt cháu trai trở về.

- Ồ... - Cửu gật đầu tỏ vẻ thông cảm.

- Thế còn Cửu này, bữa nọ về thăm thầy u ruột thế nào?

- Xúc động lắm, lần đầu gặp lại thầy u ruột thì khó tả lắm. Nếu anh là tôi thì anh sẽ biết tôi nghĩ gì đấy! – Cửu nói – Và tôi còn nhớ người bà của tôi năm xưa lắm, cứ mỗi khi tôi lên cơn thèm thịt nướng, thèm khoai sọ là bà với cả u nuôi tôi mua cho tôi ăn, nhưng rồi tôi cũng hiểu và thương bà lắm nên mới không dám đòi ăn thịt nướng nữa. Nông dân nghèo mà mơ hão được ăn bữa thịt no nê thì chắc là nằm mơ rồi! Giờ thì tôi cũng không biết bà tôi còn sống hay không nữa. Với có thầy u nuôi của tôi cũng có một đứa con, nhưng lúc tôi phải xa nhà đi học Vật thì đứa bé chưa sanh ra nên tôi không biết là ai được.

- Ừm, chuyện này về rồi thì anh sẽ biết! Cả làng sẽ mừng rỡ chào đón chúng ta như người thân đi xa gặp lại vậy! Ngày xưa tôi có thấy làng ta đón mấy ông Trạng Vật về làng rồi đấy, vui như trẩy hội ấy Cửu à!

- Ồ, tôi cũng thấy thế, chắc lần đầu thì cũng vui biết mấy! – Cửu gật đầu đáp.

Sau đó, xe kéo của anh lại tới ngôi làng năm xưa mà anh ở với người bà nuôi yêu dấu. Về tới ngôi nhà ấy, nhưng nào đâu thấy ngôi nhà năm xưa, và cả cái ngôi nhà của chú Đán, người chú mà Cửu vẫn còn nhớ, thì biến đâu khuất. Thay vào đó là ngôi nhà lộng lẫy đầy tiện nghi, ngôi vườn rộng rãi. Cửu ghé vào, trong đó có cảnh ăn uống linh đình, rượu chè, bao nhiêu người nhà giàu (tất nhiên họ không phải là những kẻ độc ác như các lão phú ông thời còn có giai cấp địa chủ, họ hiền tất thảy) chúc phúc nhau. Hôm nay, trong làng Cửu có ngày hội để rước anh về mừng, người ta gọi cái hội đó là “Hội rước Trạng Cửu về quê làng”. Thảo nào mới ăn uống vui như thế.

Vừa nhìn thấy bóng dáng của Trạng Cửu, tất cả ai cũng nói:

- Ôi! Trạng Cửu! Trạng đã về làng rồi! Mọi người ơi! Đón Trạng Cửu vào nhà mời ăn uống đi.

Nhưng Cửu ngại lắm. Anh không rõ sự tình thế nào cả. Có một người đàn ông già ngồi đầu chiếu liền bảo với anh:

- Cửu à, hôm nay cháu trở về làng là một điều may mắn. Ngôi nhà này được sửa sang lại cách đây mấy năm rồi, đó là do ổng Lân thuê mấy người trong làng đó. Cháu thấy thế thì đừng có ngại, cứ vào trong nhà để cô Hậu dọn ra cho cháu.

- Dạ... Hình như chú là... – Cửu lắp bắp như chợt nhận ra đó là ai.

- Chú Quý bán rau đây còn gì, chẳng phải u cháu năm xưa toàn mua rau của chú không à. Người quen cả mà cháu, thôi cháu vào trong nhà đi.

Cửu vẫn chưa thể hiểu hết sự tình. Bước vào căn nhà khang trang, anh bỡ ngỡ hỏi những người trong ngôi nhà:

- Thưa các vị, các vị đang ăn uống gì thế?

- Thưa Trạng Cửu, chúng tôi ăn mừng anh về làng vinh quy bái tổ! – Họ đáp.

Lại có một gã lại chen vào:

- Bọn tôi nói đùa đấy, lâu năm rồi chưa vè làng, mở hội tí cho nó vui làng vui xóm, có gì đâu mà!

- U của ông Lân giờ ở đâu vậy? Sao tôi không trông thấy cụ ấy? – Cửu ấp ủng hỏi mọi người.

- Cửu à, rất tiếc thay, cụ ấy mất lâu lắm rồi. Kia kìa, tranh vẽ chân dung của cụ dán trên bàn thờ ấy – Một gã giàu có chỉ tay lên bàn thờ. Cửu xúc động nhận ra đó chính là khuôn mặt hiền hậu của bà nuôi mình. Anh khóc nấc lên, định chạy ra khỏi căn nhà ấy. Nhưng có người kịp thờ bám lấy áo anh và ngăn anh. Đó là bà mụ Lân - ả vợ tên Lân năm nào. Hoá ra mụ vẫn ở căn nhà này thôi, mụ ở với con gái của mụ. Thỉnh thoảng mẹ con mụ làm từ thiện giúp người nghèo trong các làng. Mụ ấy nói:

- Lúc mày về thì u cũng địng giấu mày chuyện đau buồn này. U không muốn mày bị ám ảnh như u vì hôm nay là ngày vui, thế mà u quên mất dặn người làng là... Thôi vào nhà đi con.

Cửu cuối cùng cũng nghe lời bà mụ Lân ngồi vào một góc buồng be bé trong căn nhà. Bà mụ Lân giải thích:

- Hồi ấy thì mày đi học Vật chốn xa mất rồi. Còn bà cụ mày thì không may ngã xuống sông, không ai cứu được cụ ấy. Chỉ có chú Quý bán rau phúc đức nhảy xuống định cứu, nhưng cũng chẳng cứu được. Thế là cụ ấy chết oan uổng như vậy đấy. Tiếc thay cho mày! Mày mất bà nuôi mày rồi, con ạ…

Ông Quý, lúc đó cũng đã ăn cỗ xong bước vào nói:

- Chị Lân à, hôm đó tôi sửng sốt nghe tin bà cụ té sông nên cũng chạy đến rồi bất chấp mọi người ngăn cản nhảy xuống nước, nhưng ai ngờ lại tới muộn. Một hồi không thấy xác bà cụ đâu, lại ở dưới nước lạnh gần như sắp chết đuối nên phải ngoi lên. Giờ tôi vẫn còn ám ảnh thay, thỉnh thoảng vợ con tôi cũng phải đưa tôi tới chỗ thầy lang vì tôi mơ lại thấy cảnh bà cụ té sông...

- Khϊếp quá! – Người khác trong nhà cũng lên tiếng.

Cửu nghe thế, anh lại khóc nức nở:

- Trời ơi! Sao không có ai cứu bà con hồi ấy chứ! Không ai cứu bà con sao? Con không thể tin nổi là bà con chết! Ôi, bà ơi!

Rồi anh lại quay sảng hỏi bà mụ Lân:

- Này u ơi? Thế thầy Lân của con đâu? Sao không thấy thầy ngồi trong nhà mừng con về?

Mụ ta lại ôn tồn đáp, tay xoa mái tóc Cửu âu yếm:

- Thầy con á, ổng uống nhiều rượu quá nên bị bệnh nặng rồi cũng qua đời năm trước thôi. Một mình u ở căn nhà này buồn và chán một tẹo. U có con gái đàng hoàng đấy chớ, thế nhưng u vẫn buồn ra sao ấy, u cũng không biết nói thế nào cả đâu con ạ. Khổ quá, mấy năm trước thầy lang Vương ổng cũng mất do tuổi già mà lại còn cố chữa chạy nhiều cho con bệnh, nên giờ vợ chồng của ổng Đán cùng lũ con cũng mới lớn chuyển đi chỗ nào không ai biết cả, thỉnh thoảng mới có tin của ổng Đán về làng thôi. Cứ nghĩ đến ông Đán, u lại thấy hối hận vì năm xưa o ông Đán được nuôi dạy con...

Bà mụ Lân chưa nói dứt lời thì đã có tiếng kêu lớn ngoài cửa nhà:

- Cửu! Cửu!

Cửu giật mình quay lại. Anh thấy một người đàn ông già bước vào nhà, theo sau có lẽ là vợ con của ông. Ông chừng sáu mươi tuổi, nhưng trông có vẻ già hơn nhiều. Nhìn thấy Cửu, vẻ mặt của ông lại bừng sáng lên rạng rỡ. Ông thốt lên:

- Ôi, Cửu! Đúng là cháu rồi! Cháu đã về rồi!

- Chú... Chú Đán! – Cửu ngạc nhiên hét lớn.

Anh vội vã chạy ra ôm chầm lấy người chú năm xưa đã hết lòng chăm sóc, dạy bảo cho anh, yêu thương anh không khác gì như với đứa con ruột thịt. Ông Đán cũng xúc động vô cùng. Những nếp nhăn trên trán ông dãn hẳn ra. Hai chú cháu ôm chặt nhau chẳng muốn rời. Mọi người tới nhà ăn cỗ, ai nấy chứng kiến cảnh đó đều thấy vô cùng cảm động. Cả bà mụ Lân và cô con gái Hậu đều không cầm được nước mắt.

- Cửu, thật không ngờ là suốt mấy chục năm trời chú có thể được gặp lại cháu... – Ông Đán sụt sịt – Chú cứ tưởng chú cháu mình chẳng còn cơ hội được gặp lại nhau nữa. Sao cháu vẫn nhận ra chú?

- Chú Đán à, cháu có thể nhận ra chú mà... – Cửu nói – Chú như người thân ruột thịt của cháu vậy, làm sao cháu không thể nhận ra được chứ!

- Cửu, - ông Đán buông anh ta ra - nhiều năm không gặp... Trông giờ cháu trưởng thành, chững chạc lắm rồi! Bà cháu ở nơi kia có lẽ rất tự hào về cháu đấy, cháu yêu ạ!

Bà Trúc, vợ ông Đán ăn mặc giản dị bước lại gần phía họ.

- Mình à, quả đúng là như vậy! Cửu đã trưởng thành như thế này rồi, thật không thể ngờ!

- Cô Trúc ạ, thì ra cô cũng tới đây! – Cửu cũng tiến lại ôm lấy bà Trúc.

- Ừ, tất nhiên rồi, cháu Cửu của cô chú thì cô chú phải lên thăm chứ!

Một cô gái trạc tuổi cô Hậu cũng đến gần chỗ họ.

- Ôi, anh Cửu! Thì ra đây là anh Cửu mà thầy u vẫn thường nhắc đến cho chúng con biết đấy ạ?

- Đúng rồi! – Bà Trúc kéo cô con gái của bà lại gần – Cửu này, đây là Thụy – con gái lớn của cô chú. Cháu có thể coi nó là em gái cháu đấy.

- Vâng ạ! – Cửu gật đầu lễ phép.

Chợt nhớ ra điều gì, ông Đán vội vã lôi từ trong túi ra một gói đựng trầu và một cái bánh giày.

- Cửu ơi! – Ông Đán nhẹ nhàng, thân tình đưa nó cho Cửu – Đây là chút quà cô chú tặng cho cháu. Tiếc là nhà cô chú nghèo, nếu có nhiều điều kiện hơn thì cô chú sẽ tặng cho cháu món quà đáng giá hơn dành cho một trạng Vật như cháu. Trong này có đựng trầu với lại bánh giày đấy, mong cháu hãy nhận lấy.

- Dạ, cháu cảm ơn!

Nhận lấy gói quà, Cửu khóc nấc nghẹn một hồi. Nhìn chiếc bánh giày trong đó, anh lại nhớ về kỉ niệm năm nào ở chợ Tết được bà mua cho cái bành giày thơm ngon để ăn. Anh lại không kìm được để cho những giọt lệ chảy ra.

- Chú Đán à, chú có biết không! – Cửu nói trong nghẹn ngào – Nhìn thấy chiếc bánh giày trong này, cháu lại nhớ năm xưa cháu đi chợ Tết cùng bà cháu đấy. Cháu đã chia sẻ với bà một chiếc bánh giày để bà ăn cho đỡ đói. Cháu thấy hối hận vì quên bảo bà mua cho cả chú một chiếc bánh nữa...

- Cửu, cháu quả là một đứa cháu ngoan và hiếu thảo, có một tấm lòng nhân hậu đánh quý! – Ông Đán xoa đầu Cửu – Được gặp lại cháu hôm nay, cô chú mừng lắm.

Cửu đứng lại trò chuyện cùng gia đình ông Đán một lúc nữa, thì bà mụ Lân và cô Hậu đi tới. Ban nãy, mụ không muốn chen ngang cuộc trò chuyện cảm động giữa hai chú cháu sau nhiều năm mới gặp lại nhau. Mụ bấy giờ mới nói:

- Chà, gia đình vợ chồng chú Đán đã lên đây rồi thì thật quý hoá quá! Mời cả nhà vào trong ngồi ăn cỗ!

- Dạ vâng chị Lân, chúng em cảm ơn ạ!

Vợ chồng ông Đán đáp rồi dắt mấy người con vào trong nhà.

Lúc ấy, bà mụ Lân quay lại nói với Cửu và Hậu:

- Cửu, Hậu, mấy đứa đi cùng u tới chỗ bàn thờ thắp hương cho bà cụ với thầy Lân của con thôi.

Hậu khẽ bước đi theo mẹ, ánh mắt cô cưa liếc nhìn Cửu vì cô rất tò mò về người anh trai lần đầu tiên mới được gặp mặt này. Còn Cửu đi theo sau chân bà mụ Lân như một con rối (vì Cửu chỉ nghĩ đến cái chết của người bà đáng thương). Bà mụ Lân cắm nhánh hương lên bàn thờ. Dưới khói lửa, mụ chắp tay, nói lầm bầm điều gì đó. Rồi quay xuống, mụ bảo Cửu:

- Đến lượt con đấy Cửu!

Cửu đứng trước bàn thờ. Anh cắm nhánh hương trước bức tranh chân dung của bà. Anh nhìn chăm chăm vào bức chân dung ấy như chẳng muốn rời đi. Rồi anh cầu khấn bà ở nơi ấy được bình yên. Xong xuôi, Cửu khẽ bảo Hậu:

- Hậu, tới lượt cô đấy!

- Vâng. - Cô đáp.

Chờ cho Hậu thắp hương xong, Cửu khoanh tay xin phép bà mụ Lân cho mình được trở về căn phòng cũ - nơi từng là phòng ngủ của anh với bà cụ.

- Sao, con mệt à? Không ra ăn cỗ với mọi người cho vui? Con là Trạng Vật vừa mới về làng, ráng ra ngồi trò chuyện chung vui với mọi người!

- Dạ xin lỗi u... - Cửu trả lời - Đi đường xa trở về mệt lắm u ạ. Con muốn được nghỉ ngơi u ạ. Nếu có gì thì u gọi con ra sau.

- Ừ, thế cũng được! - Bà mụ Lân cũng đành chiều Cửu - Con có cần u dẫn tới phòng ấy không?

- Không u ạ, con vẫn còn nhớ nó ở đâu mà!

Lần bước tới căn phòng hẹp đó, Cửu lại thấy trước mắt không gian quen thuộc. Vẫn một cái giường, một cái võng với một ít đồ đạc khác xung quanh. Dường như bây giờ chỗ này là phòng ngủ của cô Hậu.

Trong đầu Cửu lại hiện về cả dòng chảy kí ức, một thời thơ bé Cửu đã từng ngồi đó chơi những trò chơi cùng bà, được bà dạy học nói, được bà đút cho cơm ăn, được bà ru ngủ,... đều là ở nơi đó.

Nghĩ là giường em gái mình, Cửu không muốn vô phép. Ngôi bệt xuống sàn, anh chẳng thể làm gì được nữa. Hầu hết những món võ Vật mà thầy anh chỉ bay thành mây khói từ đâu, trong tâm trí anh còn lại chỉ có vỏn vẹn mỗi người bà...

Đêm ấy, bà mụ Lân ngủ ngon lành, còn Cửu thì cứ trằn trọc, không sao ngủ được. Thỉnh thoảng, những lúc mụ Lân đang ngủ say ngáy o o thì Cửu khóc nấc lên làm mụ ta giật mình tỉnh dậy, khẽ mắng anh:

- Gì thế? Còn nhớ bà cụ à! Mau nằm xuống cho tôi ngay! Anh hành hạ tôi không cho tôi ngủ đấy hử? Thế thì sang nhà khác ngủ đi! Người ta biết anh là Trạng Cửu cơ mà, thế nào cũng để cho anh vào ngủ! Nhưng sẽ có người cho là anh quấy rối giấc ngủ của người ta cơ đấy! Im lặng đi! Rồi sớm mai, tôi sẽ mang ra cho anh xem cái di chúc mà thầy nuôi anh để lại đấy!

Đúng là cái mụ Lân sau bao năm vẫn chưa bỏ được cái thói cũ thật. Mụ vẫn “ngựa quen đường cũ” giống lão chồng Lân của mụ, chứng nào tật ấy mà thôi!

Tiếng chó sủa cất lên trong đêm tối. Lá vàng từ từ bay xuống mái nhà ngói đỏ. Bầu trời mây xám xịt, che khuất cả trăng vàng. Nhưng riêng Cửu thấy ánh trăng vàng rõ ngời ngời trong mắt anh, và trong chiếc đĩa vàng thiêng liêng ấy là bóng dáng người bà anh, ăn mặc nhem nhuốc khổ sở…

(Còn tiếp)