Chương 12: Ngoại truyện 2: Tính chuyện trăm năm

...Nghe hắn nói thế, ả cảm thấy ngài ngại làm sao ấy!

- Tôi...ngại lắm!

- Ngại đấy à? – Hắn cười khẩy trêu ả - Nếu ngại thì chịu nằm rét đi nhé! Tôi đã hầu cô cho được như thế rồi còn gì? Và bây giờ thì cô còn chốn nào đâu để về nữa cơ chứ?

- Thôi được, vậy...cho tôi nằm với!

- Cũng được thôi! Nhưng đừng có mà ngọ nguậy, có biết chửa?

Ả khẽ khàng nằm lại gần hắn, trùm một phần bao tải lên cho ấm. Trong thứ ánh sáng ít ỏi từ con đom đóm, ả nói thêm với hắn:

- Lạ nhỉ, giờ thì tôi không thấy lạnh nữa rồi! Cám ơn anh!

Hắn mỉm cười, chỉ bảo:

- Nào cô ả, đi ngủ đi! Mai tôi sẽ đi tìm việc làm! Rồi còn cô, cô đi đâu được thì đi nhé!

- Này, anh định đuổi tôi đấy ư? - Ả hãi hùng hỏi.

- Ơ, thế cô muốn gì nào? – Hắn ngạc nhiên.

- Tôi...ơ...tôi...

- Thế cô muốn cái gì? Nói nhanh lên để tôi còn ngủ!

- Tôi...muốn ở cùng với anh cho đỡ khổ! Tôi không còn chốn về nữa rồi, anh đồng ý...cho tôi ở lại nhé? - Ả ngại ngần hỏi.

- Ơ, thế ra cô muốn...

Lân ngỡ ngàng bật dậy.

- Phải, tôi muốn... làm vợ anh! - Ả nói lại.

Lân không hề nghe nhầm. Cô ả Thoa này nói ả ta muốn làm vợ của hắn. Hắn quá đỗi bất ngờ.

- Sao cơ? Cô bị điên rồi à? - Hắn đứng dậy la lên

- Không, tôi không hề bị điên! - Giọng ả run run.

- Thế... Sao cô... sao cô lại muốn như vậy?

- Bây giờ, tôi chẳng còn chốn nào để trở về nữa. Thầy u tôi đã đuổi tôi ra khỏi nhà rồi, bà con họ hàng cũng biết chuyện nhà tôi là như thế nào, chắc chắn họ cũng sẽ không chứa chấp tôi! Nếu anh không cho tôi ở lại sống cùng với anh, thì chắc tôi chỉ có lao đầu vào chết mà thôi!

Hắn im lặng nghe ả nói. Lời lẽ của ả cũng hợp tình hợp lý ở chỗ giờ ả chẳng còn chốn dung thân nào. Nhưng...

- Nhưng mà... Cô đã hiểu hết gì về tôi đâu mà đòi muốn lấy tôi? Cô có biết hay không? Tôi là một thằng cha Lân nghiện rượu, một đứa con bất hiếu với mẹ già. Vì tôi, tôi đã khiến cụ phải khốn khổ. Cụ đã hết lòng nuôi dưỡng tôi, vậy mà tôi... tôi lại phụ công ơn của cụ ấy! Tóm lại, tôi là một thằng cha chẳng được tích sự gì cả! Tôi nghĩ, cô chỉ nên ở lại đây vài ngày rồi đi đi, tìm kiếm một nghề nào mà làm ăn sinh sống, rồi lấy một kẻ khác tử tế hơn tôi! Cô mà lấy tôi thì chắc tôi sẽ hại đời cô mất!

Vậy mà ả vẫn lắc đầu:

- Không, không được! Tôi không biết phải đi đâu giờ này cả! Anh thử nhìn lại tôi xem. Một con ả cũng chẳng làm được trò trống gì, thì có ai tử tế mà chấp nhận lấy tôi hay không? Cầu xin anh, hãy thương tình... Tôi thấy anh là một người tử tế lắm mà, anh Lân! Tôi thấy anh đâu có phải là kẻ vô tích sự! Giờ anh đã hoàn lương, ăn năn hối cải, vậy tại sao tôi lại không thể chấp nhận được anh chứ?

Lân nghe ả nói, im lặng suy ngẫm hồi lâu rồi lên tiếng:

- Không, tôi đâu phải là một kẻ tử tế! Tôi là một thằng cha tồi! Tôi không xứng đáng!

- Vậy sao? - Ả lại nói - Nếu quả thực như thế, thì chắc cũng chẳng có cô nào thèm lấy anh, chỉ trừ... tôi. Tôi thương anh thật lòng mà, anh Lân! Mong anh hãy chấp nhận lấy!

Lân tỏ ra thương cảm, nước mắt hắn đã trào ra. Lại thêm một hồi rất lâu, cả hai người im lặng nhìn nhau. Thế rồi hắn nói:

- Tôi chỉ sợ sau này cô phải chịu nhiều đau khổ thôi. Nhưng nếu cô đồng ý thì... Được rồi, hãy sống với nhau vài ngày xem sao. Khi nào có được tiền, thì tôi sẽ mua sính lễ hỏi cưới cô!

Thoa nghe vậy, ả cũng run run rồi bật khóc vì mừng rỡ. Ả ôm lấy hắn vào lòng, nói:

- Anh Lân, cảm ơn anh rất nhiều! Tôi sẽ không bao giờ quên ơn anh đã giúp tôi!

***

Đứng trước mặt hắn là một người hảo tâm. Ông ta bảo hắn:

- Anh Lân, anh cần một nghề nghiệp ổn định phải không?

- Tôi... chỉ muốn ở nhà ông nghỉ một chút thôi!

- Nhà anh ở gần sông đúng không? – Ông ta nói rành rành như tỏ ra ông ta có hiểu biết nhiều vậy – Thế nên, anh rất tiện cho cái nghề lái buôn đấy! Mà làm nghề đấy là sẽ kha khá hơn được đấy!

- Vâng...tôi...

Hắn còn e dè, thì ông ta đã bảo:

- Nào, đi theo tôi, để tôi chỉ cho một con thuyền tốt, tôi sẽ mua hộ anh, coi như tặng anh để anh làm nghề lái buôn nhá! Không có nghề nghiệp thì anh sẽ định sống sao đây?

Hắn đành phải dò bước đi theo ông ta. Ông ta đến chỗ xưởng mộc nọ, đòi mua một chiếc thuyền vừa phải nhưng cần chắc chắn, tốt và bền. Ông chủ xưởng mộc gật đầu, lát sau, ông ta bê ra một chiếc thuyền mộc vừa phải tuyệt đẹp. Hắn nhìn mãi mà không chán. Từ khi sanh ra đời, hắn chưa bao giờ được thấy một con thuyền tốt đến thế.

“Thuyền tốt thế này thì đi lái buôn đương nhiên là được rồi!” – Hắn nghĩ thầm.

Người hảo tâm trả tiền cho ông chủ xương mộc, rồi quay lại bảo hắn:

- Anh chịu khó vác về nhà đi, tuy nặng nhưng chớ để xây xước hỏng thuyền, nếu đi trên sông có thể bị tai nạn, thương tích đấy! Thôi, tôi đi đây!

Từ trước đến nay, hắn chẳng quen cảm ơn ai. Nhưng từ miệng hắn thốt ra một tiếng khó nói:

- Cảm...cảm ơn ông! Tôi sẽ không thể quên ơn ông được đâu, dù có xuống suối vàng đi chăng nữa!

Hắn khó nhọc vác chiếc thuyền về nhà với sự giúp đỡ của hai tên trai tráng khác – hành xóm của hắn, tuy nghèo khổ nhưng rất thân thiện và hay lam hay làm. Hắn vác chiếc thuyền ra một góc sân để cho gọn, rồi gõ của gọi:

- Mình ơi! Tôi về rồi đây! Mình ơi!

Ả vợ hắn đang ở dưới căn bếp thiếu điều kiện để chuẩn bị nấu ăn, chẳng hay là ả mới đi chợ về, mua được in ít đồ tươi ngon. Thấy tiếng gọi cửa của hắn, ả vội chạy ra mở cửa.

- Mình về rồi đấy à? - Ả vợ hỏi nhỏ.

- Ờ, tôi vừa mới vớ được một con thuyền nho nhỏ của một ông lạ mặt hảo tâm cho đấy, với lại đang định đi làm nghề lái buôn đây! Dù sao thì nhà ta cùng ven sông cơ mà! – Hắn vui vẻ đáp – Thế hôm nay, mình mua được cái gì cho tôi ăn đây nào?

- Nào cơm, cá, thịt với rau này! - Ả ta xòe tay ra đếm – Thế thì vừa lòng mình chưa?

Hắn nghe xong liền hạnh phúc xoa đầu ả:

- Mua được ngần ấy là đủ no rồi đó mình! Không cần mua thêm làm chi cho mệt nữa!

Nói xong, hắn bước vào ngôi nhà, nhìn lại một lượt: Vợ chồng hắn đã mua được vài đồ dùng cần thiết để sống qua ngày trong ngôi nhà hoang này, ví dụ như cái nồi cũ, củi than hoặc một cái võng thô sơ đều có cả. Rồi trên cái kệ bằng tre cũ kĩ để chồng bát đĩa sứ ẩm mốc, mặc dù ả vợ của hắn luôn luôn chú ý lau cho thật kĩ lắm. Hắn đều cho ngần ấy là đủ. Thi thoảng thì hắn cũng mua được một vài chai rượu về uống, nhưng ả vợ hắn không thèm can ngăn gì cả. Có những lúc, ả còn phải chịu bị hắn mắng mỏ cho thậm tệ vì chỉ mua được thứ này thứ nọ, rồi không quét tước nhà cho sạch,... Nhưng chỉ có mỗi hai người ả với nhau, nên cả ả và hắn đều thương nhau thắm thiết, không muốn chia tay nhau đi đâu nữa cả.

Sau đó, hắn lại làm cái nghề lái buôn, nên thường thường đến tối muộn, hắn mới về nhà. Ả vợ hắn hay làm đồ ăn sẵn cho hắn lên đường đi buôn. Rồi hắn làm ăn được khấm khá, nên cuộc sống của hắn và ả trở nên được ổn định hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, vì hay đi lái buôn nên hắn vẫn đổi tiền lấy rượu về uống, rồi hắn lại nghiện như năm xưa. Chẳng hiểu mô tê thế nào mà ả vợ của hắn cũng chẳng hề hay biết là hắn lại lao vào nghiện rượu như năm nào hắn vẫn còn ở với mẹ già.

Có hôm nọ, biết hắn phải lên đường đi lái buôn ở xa, ả vợ hắn chuẩn bị cho hắn thật nhiều đồ ăn, rồi tiễn hắn đi buôn.

- Mình cứ đợi đấy, mai tôi mới về được, ở nhà tự lo cho mình đi nha mình, còn tôi thì chớ phải lo đâu!

Quả thật, hắn đi lái buôn rất xa, phải ngồi trú trong thuyền, đi sống rất mệt và tắm dưới ánh nắng gay gắt, hắn không làm sao chịu được. Thỉnh thoảng, hắn chửi rủa ông Giời cho đỡ khổ, đỡ nhục.

Khách ở làng xa hôm đó của hắn là hai tên xa lạ, hai gã đó cũng là những kẻ nát rượu giống hắn.

Vừa mới dừng chân ở ngôi làng ấy, hắn cảm thấy thật quen quen khác lạ. Hắn cảm giác:

- Có lẽ, đây là ngôi làng gần quê hương của ta! Chi bằng khi gặp khách thì hỏi họ giùm!

Hắn vừa tháo cái nón xuống thì cũng đương lúc, hai kẻ nát rượu cũng hay đến. Hai gã đó lần lượt tên là Ung và Hên.

Trao đổi, buôn bán một hồi lâu, cuối cùng thì hắn mới ấp úng hỏi hai kẻ lạ mặt:

- Này hai anh, ờm...

- Anh muốn hỏi chúng tui cái gì?

- Các anh có biết một ngôi làng nào ở gần đây mà không có địa chủ không?

- À? Cái làng nào mà không có địa chủ á? – Ung mặt ngơ ngơ hỏi lại. Nhưng hắn bị Hên – bạn thân của hắn hích vào vai. Hên đành trả lời thay:

- Có, tui biết, nhưng anh phải về nhà tụi tui nghỉ nhờ đã, rồi tụi tui chỉ đường tới cho?

- Mà các anh này, các anh có quen một ai tên là Lân năm xưa không?

- Tên lái buôn lại bẽn lẽn hỏi.

Ung bảo hắn:

- Anh hỏi tụi tui cái đó làm chi?

- Ờm, thì tôi là Lân đây còn gì? Năm xưa tôi có ở một cái làng không có địa chủ đấy! – Tên lái buôn đáp.

Hên trả lời Lân:

- À... Tôi có nghe người ta nói đến, nhất là cái mụ bán cá đầu chợ nọ, cái mụ mà hay nói nhiều với cô khách quen của mụ ấy đấy.

- Có, tôi biết cái mụ đấy! – Lân đáp – Thôi, mà các anh đưa tôi về nhà các anh giùm đi!

- Rồi, được rồi! - Ung và Hên đành phải thở dài đồng ý – Nhưng chớ quấy rầy chúng tui đấy nhá, anh bạn!

Chuyện gì sau đó xảy ra với Lân thì hẳn ai cũng đã biết được...