Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Ao Nước Tròn, Cái Giếng Méo, Cây Thị Vẹo, Cây Khế Khòng Khoeo

Chương 5: Truyện ông kể

« Chương Trước
Ông em, theo phong cách chuyện kể trước khi đi ngủ, mỗi đêm thường khề khà với điếu thuốc lào ấm nước chè, ôm em vào lòng ngồi trên võng và kể những câu chuyện như này cho em nge. Thường là ma làng, ma xóm, Tôn Ngộ Không, thậm chí cả Tam Quốc. Em vẫn ko hiểu sao kho tàng truyện của các cụ lại nhiều như thế, và một điều là thật sự em rất nhớ ông

Dốc Chìa Vôi

Đầu tiên là truyện dốc Chìa Vôi, bác nào ở Yển Khê vào confirm em với ạ, hoặc các bác có người quen lái xe đường dài hay đi qua đây, hỏi họ câu chuyện này chắc chắn là người ta biết

Con dốc chìa vôi dài chưa đến 2km, chạy qua địa phận xã Yển Khê, Thanh Ba, Phú Thọ, theo hướng đi tỉnh Yên Bái. Gần chục năm nay nó trở thành nỗi ám ảnh, sợ hãi cho những người dân ở nơi này, mỗi khi có dịp đi ngang qua vào ban đêm. Người dân ở đây kể, con dốc Chìa Vôi trở thành nỗi ám ảnh cho mọi người, bởi lẽ đây là 1 con dốc ma. Sau 10h đêm, những người đi qua con dốc ma này thường thấy 1 cô gái mặc quần áo trắng toát, trên tay cầm chiếc nón lá vẫy tay xin đi nhờ. Và đó là hồn ma của 1 cô gái bị gϊếŧ chết ở dốc Chìa Vôi hàng chục năm trước.

Con đường nhỏ gồ gề chạy giữa cánh đồng xã Yển Khê thường trở nên quá tải vào ban đêm vì cánh tài xe yếu tim muốn đi đường này để tránh qua con dốc Chìa Vôi. Mà kể cả ko có ma thật, con dốc này vẫn nguy hiểm vì có quá nhiều khúc cua tay áo nối liền nhau, đã vậy độ ngiêng và dốc lại quá lớn. Bên dưới chân dốc là 1 bãi tha ma, ngày trước những người chết đói thường được mang ra đấy để chôn. Thế nhưng câu chuyện kinh hãi lại chính từ hồn ma của 1 cô gái trẻ, bị bọn cướp hϊếp, gϊếŧ chết, rồi chặt tứ chi và thân mình ra riêng rẽ rồi vứt xác ngay cạnh vệ đường vào đúng ngày mưa gió một ngày những năm 198x. Còn như những lời kết luận của cơ quan chức năng năm ấy thì cô gái chết là do bị đói, trước khi chết mắc bệnh truyền nhiễm bị lở loét hết người, còn bị phân thây là do bị thú rừng ăn thịt (???)

Mà chết vì nguyên nhân nào đi nữa, cái chết của cô quá đau thương và kinh khủng, thế nên linh hồn cô vẫn lang thang lẩn khuất dốc Chìa Vôi như muốn nhắn gửi đến nhân thế điều gì đó.

Ông Hoan đêm ấy đi ăn giỗ trên Đoan Hùng về muộn, lúc đầu ông định đi đường vòng qua làng để về nhà nhưng vốn ko tin chuyện ma quỷ nên thử đi để kiểm tra. Bất ngờ đến ngay đầu dốc đã bắt gặp 1 cô gái vẫy xe xin đi nhờ thật. Bình tĩnh lại 1 chút, ông ngĩ: đã vậy cho ma đi nhờ xem có phải thật ko ! Ông đạp thật chậm, tất cả vẫn bình thường, trong lòng hồi hộp nhưng cũng ko quá sợ hãi. Ánh trăng mờ mờ soi tỏ con đường, bất chợt ông nhìn xuống 2 cái bóng đang đổ trên mặt đường mà nãy h ông ko để ý, bóng của cô gái ngồi sau ko có đầu, thật sự ko hề có đầu. Thầm kinh hãi trong đầu “MA” !!! Ngoái đầu nhìn lại đằng sau, ông chỉ thấy cô gái ngồi sau xe đội xùm xụp chiếc nón lá, vẫn ko thể thấy rõ mặt, bỗng cô gái cất tiếng, tiếng nói nge mơ hồ, giật cục, như thể từ chốn xa xăm:

“Bácccc ơi…cháuuuu… rơi mất chân rồi… bácccc…cho cháu xuống cháu tìm lại…”

Thét lên 1 tiếng kinh hãi, ông Hoan vứt hẳn xe ra đất. Nhưng cô gái thì không thấy đâu chỉ có 1 chiếc dép nằm chỏng chơ giữa mặt đường. Ông lấy xe rồi chạy thằng, nhưng dù thế nào đi nữa, ánh trăng vẫn soi tỏ cái bóng cô gái ko đầu vẫn đang ngồi sau xe. Đến chân dốc Chìa Vôi, ngay cành cây cạnh đường ông thấy cái chân người đầy máu lòi cả xương đang vắt vẻo trên cành cây. Ông Hoan chột dạ toát mồ hôi lạnh rồi chạy thẳng về nhà. Từ đó tuyệt nhiên ông Hoan ko bao giờ đi ra ngoài vào ban đêm nữa

Cách đây khoảng 2 3 năm, cánh tài xế đường dài vẫn kháo nhau câu chuyện. Đêm ấy đang chạy xe thì 1 tài xế gặp cô gái vẫy xe đi nhờ. Nữa đêm mà có phụ nữ lang thang đón xe đi 1 mình nên người tài xế cũng động lòng thương. Đi cùng anh còn có một người phụ xe nữa. Khi cô gái lên cabin ko cầm đồ đạc gì ngoài 1 cái nón lá. Điều lạ lung là khi chạy xe lêи đỉиɦ dốc Chìa Vôi thì bất ngờ cô gái đòi xuống. Vừa dừng xe, anh quay đầu lại gế sau cabin nhìn thì đã ko thấy người đâu cả, hướng về trước, anh lại thấy cô gái đã đi về phía cánh rừng từ lúc nào, chiếc nón lá vẫn cầm trên tay, chân ko chạm đất đi tà tà như bay rồi mất hút vào cánh rừng. Quá hoảng sợ, anh tài xế ko dám đi Yên Bái nữa mà lập tức quay xe về.

Bà Ngự mù

Những năm 70 của thế kỷ trước, nước nhà lạc hậu, nông nghiệp kém phát triển, quê em cũng như bao vùng quê khác vài nhà lại có 1 chiếc cối xay lúa. Ông em vẫn kể thời ấy thỉnh thoảng vẫn có tốp thợ 2 3 người đi làm cối xay tứ xứ khắp miền Bắc. Tốp thợ này đa phần xuất phát từ 1 làng ngề chuyên làm cối xay ở Phú Xuyên Hà Nội bây giờ. Họ sẽ đến nhà nào cần làm, ăn ngủ tại nhà người ta rồi đến khi làm xong sẽ lấy công 2 3 đấu thóc.

Lại kể về bà Ngự, là con gái út trong 1 gia đình đông con, bà lớn lên như bao đứa trẻ bình thường khác trong xóm. Khi tròn 7 tuổi, chẳng biết vì lý do gì, mọi người thường thấy bà đi lơ ngơ ngoài đường, thỉnh thoảng lại cười nói vu vơ. Nhà vốn đông người, cha mẹ lại là người dân tộc thiểu số nên tất cả chỉ lớn lên như cây cỏ, tất cả chỉ trông chờ vào trời đất nên biết bà Ngự như thế mọi người cũng ko quan tâm lắm đến những hành động ngu ngơ của đứa trẻ 7 tuổi.

1 năm sau, năm bà Ngự 8 tuổi bỗng nhiên bỏ đi khiến cả nhà nháo nhác đi tìm. Dân làng em cũng hò nhau, trèo đèo lội suối, vào tận rừng núi gọi tên bà mãi mà ko ai trả lời. Triền miên từ ngày này qua tháng khác, tin tức bà đã bặt vô âm tín. Nhớ thương, ân hận vì đã để mất con gái, người cha già tiều tụy đi trông thấy, ông trở nên ủ rũ, khuân mặt lúc nào cũng buồn rười rượi, đi đâu ông cũng hỏi về đứa con gái nhỏ của mình như một người thần kinh.

Cuối cùng 16 năm sau, năm 1970, bà Ngự đột nhiên về làng, chẳng ai biết bà đi đâu và đã làm gì để sống. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, 1 năm sau cả cha và mẹ bà đột ngột mất. Nhớ lại ngày đưa tang, nhiều người trong làng kể rằng hôm ấy trời mưa tầm tã, bà Ngự không khóc đưa tiễn cha mẹ mà cứ tru lên từng hồi như chó sói gọi bạn dưới ánh trắng khiến những người yếu bóng vía khϊếp hãi.

Những tưởng cuộc sống như vậy đã quá bất hạnh với những người con trong ngôi nhà ấy, nhưng chuỗi bi kịch kéo dài vẫn chưa dừng lại. Đau đớn thay khi lần lượt tất thảy 7 người anh chị của bà lần lượt ra đi, để lại 1 mình bà bơ vơ. Nỗi ám ảnh về cái chết của 9 người trong ngôi nhà ấy, khiến mọi người lo ngại. 1 đồn mười, mười đồn trăm, cả làng xôn xao vì những cái chết ấy. Mọi người mời thầy Biên đến để trừ tà cho gia đình bà. Sau 1 hồi làm phép rồi lấy máu chó vẩy khắp nhà, thầy Biên chỉ lắc đầu rồi nói: “Nhà này bị trời hành rồi, phải chịu thôi”

Và rồi cũng không quá khó hiểu khi 1 người ngu ngơ như bà Ngự sau đấy lại ra bờ tre đầu làng để ngủ, có lẽ bà tâm trí bà ko bình thường nhưng vẫn nhớ rằng căn nhà đau thương ấy có quá nhiều kỷ niệm. Ở đời có những người nghèo muốn có căn nhà che mưa che gió, nhưng bà Ngự, những hôm trời hè nắng như thiêu như đốt hay gặp hôm mưa xối xả như trút nước bà vẫn ngồi đó, dưới bụi tre, im lặng chịu trận rồi lại nhăn răng ra cười hề hề mỗi khi có ai bắt gặp

Dân làng em ái ngại và tận sâu trong lòng, ai cũng lo lắng cho bà. Những năm ấy các bác ạ, mà chắc đến tận bây giờ, làng quê miền bắc, hàng xóm hay người cùng làng, cái tình, lúc nào cũng sâu đậm trong mỗi người. Bà thường đến nhà mọi người trong làng say gạo hộ, cái cối say bằng tre vẫn kẽo kẹt từng ngày theo bà để rồi người làng lại trả công 1 bữa ăn, mặc dù khi ấy đói khổ, nhưng cái đói cái ngèo vẫn ko ngăn được người ta đùm bọc thương yêu nhau. Dân làng cũng làm cho bà cái chòi lá ngay bờ tre ấy nhưng được 1 hôm thì bà lại phá tan tành. Người ta lại mang cho bà chiếc võng thì bà cũng gỡ xuống. Bao nhiêu năm rồi bà vẫn ngồi như thế để ngủ, nhiều lúc thì đứng, cúi mặt xuống đất mà ngủ. Vài năm sau mắt bà mờ dần rồi mù hẳn. Cũng 1 kiếp người, bà cứ sống lay lắt như vậy trong sợ thương hại của người làng cho đến 1 ngày…

Khi ấy là tiết xuân, vào thời điểm này, lại có tốp thợ làm cối xay gạo đến làng, ăn ngủ tại nhà gia chủ rồi khi xong sẽ lấy công. Bà Ngự vẫn sống cuộc sống như trước, đi say gạo hộ trong làng rồi về ngủ dưới gốc tre. Không ai hiểu có chuyện gì mà 1 vài tháng sau bụng bà Ngự dần dần to lên. Bà có thai, dân làng vẫn kháo nhau về tốp thợ đến vào mùa xuân kia vì người làng chắc có lẽ chẳng nỡ lòng làm thế với bà. Ai hỏi bà cũng ko nói, có người ái ngại dẫn bà về nhà mình ở nhưng bà nhất quyết ko chịu.

Mùa hè năm ấy, 1 đêm mưa rào, sáng, người ta thấy bà Ngự treo cổ ở gốc tre, miệng nhớt nhểu dãi, cái bụng to lùm lùm thâm tím. 1 người 2 mạng, cũng là chấm dứt cái kiếp sống khổ đau của đời bà. Không ai hiểu tại sao người ngu ngơ như bà lại có ý định và thực hiện cái hành động tự tử ấy được, nhưng người làng cũng chép miệng bảo với nhau: thôi, coi như hết kiếp này đi, để kiếp sau nó sung sướиɠ hơn, chỉ tội đứa bé…

Và rồi vẫn gốc tre ấy, thỉnh thoảng đi qua mọi người lại nge thấy tiếng cối xay kẽo kẹt, rồi thấy bà Ngự khi ngồi khi đứng, chỉ khác là trên lưng bà lúc này 1 đứa trẻ đang bám chặt vào cổ và đôi mắt bà, chỉ là 2 hốc mắt trống hoác mà ko hề thấy tròng.

1 con ma khiến lòng người đầy thương cảm…

và đến tận bây giờ, rằm mùng 1 dân làng em vẫn ra gốc tre thắp hương và khấn cho mẹ con bà Ngự…

(em cũng đã tận mắt thấy mẹ con bà 1 lần vào năm lớp 7 khi đi qua gốc tre )
« Chương Trước