Theo những gì tôi nhớ, lần đầu tôi gặp Azusa là tại một cửa hàng kính trong vùng, khi kì nghỉ hè cuối cùng của những năm cấp ba sắp kết thúc.Kính. Suốt mười bảy năm nay, tôi chưa từng nghĩ mình sẽ có duyên với món đồ vật này.
Phần đông con người vẫn luôn tin tưởng một cách mù quán rằng dù có thiên tai tràn qua thế giới này thì bản thân mình cũng sẽ sống sót. Tôi cũng đã nghĩ về kính như thế. Trong lớp tôi luôn tồn tại những đứa đeo kính mà tôi cứ tưởng như một chủng tộc khác chẳng liên quan đến mình. Chính vì thế, khi nhận ra thị lực mình giảm sút đến mức không thể bỏ qua, tôi đã bị sốc nặng.
Tôi vẫn còn nhớ đó là thời điểm đi học hè tại lớp ôn thi dành cho học sinh chuẩn bị thi đại học.
Dãy bàn trên mà tôi hay ngồi bị ai đó chiếm mất, vậy nên tôi chẳng còn cách nào khác phải chuyển xuống dưới một hàng. Thế nhưng, vừa ngồi xuống, tôi phát hiện ra mình không nhìn được chữ trên bảng. Những dòng chữ tiếng Anh trông chẳng khác gì một tổ hợp các chữ tượng hình lạ mặt. Điều đó làm tôi giật mình sửng sốt.
Chẳng hiểu sao, tôi thường hay mơ mất mình không còn nhìn thấy gì. Trong giấc mơ, tôi thấy mình đang ở giữa ban ngày nhưng đột nhiên trước mắt tôi lại tối xầm, mất hết ánh sáng. Tôi hét lên nhưng chẳng thể thành tiếng, và khi tỉnh giấc thấy ngoài trời vẫn tối đen còn cả người tôi ướt đẫm mồ hôi.
Nỗi sợ hãi khi phát hiện mình không đọc được chữ trên bảng thật ra cũng gần như thế. Tôi sợ rằng mắt mình cứ thế mờ đi và đến một ngày nào đó, nó sẽ tắt hẳn ánh sáng như trong giấc mơ của mình.
Thật may, dù thời gian trôi qua, thứ duy nhất tôi không nhìn rõ chỉ có những dòng chữ trên bảng mà thôi. Từ cuối lớp, tôi vẫn nhận ra cái trán tội nghiệp của thầy Yazawa đang rộng dần theo từng mảnh hói.
Mặc dù vậy, đây chắc chắn là vấn đề đáng báo động. Thậm chí còn mang tính sống còn với tôi. Nói một cách thẳng thắn, thật ra tôi là đứa rất chăm học.
Tại ngôi trường mang danh tiếng Shuishi của chúng tôi, học sinh dược phân thành ba nhóm lớn. Nhóm thứ nhất gồm những đứa học gạo, lúc nào cũng chỉ quan tâm xem mình có đang ở một thứ bậc cao hay không. Nhóm thứ hai lên lớp như đi chơi nhưng về nhà thì liều mạng ôm bàn học, cày ngày cày đêm. Cuối cùng là những người hùng luôn rêu rao rằng mình chẳng học gì hết và đúng chẳng học gì thật.
Tính ra tôi dược xếp vào nhóm thứ hai, nhưng ngay cả trong nhóm này, mức độ chăm chỉ "liều mạng" của tôi cũng được xếp hạng cao. Không phải tôi tỏ vẻ lười biếng để dụ mấy đứa xung quanh chủ quan khinh địch. Chỉ là tôi ghét bị người ta chú ý.Cũng có thể nói đây là một kiểu thể hiện ngầm.
Học hành như vậy, nên mắt tôi kém đi cũng là chuyện đương nhiên. Nhưng dù sao chuyện cũng đã qua rồi, tôi nghĩ mình nên nhanh chóng chấp nhận sự thật này. Lần đầu đeo kính đến lớp, để không lộ chuyện bản thân đang đâm đầu vào học như điên để chuẩn bị cho kì thi, tôi đành giả bộ đổ lỗi cho việc chơi điện tử.
Cũng có người thắc mắc tại sao tôi không đeo kính áp tròng, nhưng với kính gọng, kính áp tròng càng nằm ngoài lựa chọn của tôi. Trực tiếp đưa một vật thể lạ vào tròng mắt mình ư? Không thể nào! Sao mọi người có thể cho chuyện này là bình thường được nhỉ.
"Đúng là đồ hâm"
Thằng bạn thân Takemura Hiroto của tôi bảo vậy. Cậu ta cũng bắt đầu đeo kính áp tròng, nhưng là do chơi điện tử quá nhiều. Khác với tôi, Hiroto là một trong số anh hùng chẳng học hành gì hết.
""Gì mà trực tiếp đưa một vật thể lạ vào mắt. Đừng có nghĩ quá lên như thế"".
"Không phải cố tình làm quá lên đâu. Tôi chỉ nói sự thật thôi"
"Nhìn mọi việc đơn giản cho đời dễ sống hơn đi".
Tạm bỏ qua bài giảng triết lý cuộc đời của Hiroto, giờ tôi không còn lựa chọn nào khác là đi đo kính.
"Con chưa bao giờ đi đo kính, chắc chẳng biết cái nào tốt đâu. Để mẹ đi cùng cho.
Nghe mẹ tôi nói thế, toiolienef xanh mặt.
"Thôi, không cần đâu mẹ. Con chọn được mà".
"Được gì mà được. Những đồ mang theo người là khó chọn lắm đấy. Kính lại còn phải đeo hằng ngày nữa. Đến lúc ấy hối hận thì cũng muộn rồi. Có phải rẻ đâu cơ chứ."
Mẹ tôi nói đúng, mua một cặp kính mắt không rẻ đến mức tôi có thể mua bằng tiền tiêu vặt của mình. Những lúc thế này, tôi thật sự muốn nhanh tróng trở thành người lớn. Nếu có khả năng tài chính , tôi đã có thể một bước tránh được sự can thiệp của mẹ. Ít nhất là nếu tôi vào đại học, ở riêng rồi đi làm thêm, chắc sẽ được sống theo ý mình.
Tôi ước mình được như anh trai Kazuki. Sau khi đỗ đại học ở Kanazawa, anh ấy nghiễm nhiên được ở riêng một mình. Dù anh ấy lấy lí do là muốn học khảo cổ dưới sự hướng dẫn của giáo sư gì đó mới được dọn ra ngoài, nhưng tôi dám chắc anh áy chỉ đang lấy cớ để chốn khỏi bà mẹ nhiều chuyện nay thôi. Và chính anh tôi không ở nhà, mẹ lại càng muốn kìm kẹp tôi, khiến tôi chẳng còn cách nào, đành phải một mình chịu trận.
" Thay vào đó, mày đã được cho đi học trường tư tốn nhiều tiền như thế. Anh đây, cấp ba học trường công, đại học cũng là trường công, trước nay toàn tiết kiệm tiền cho bố mẹ. Giờ cũng được hưởng tự do tí chứ."" Anh tôi giải thích như vậy.
Biết là thế nhưng tôi vẫn không muốn bị mẹ dẫn đi mua kính. Chưa đi tôi đã biết rõ cái kính sẽ khiến mẹ tôi thốt lên ""cái này đẹp đấy"" nhét vào tay tôi trông thế nào rồi. Đó chắc chắn sẽ là một cái kính gọng bạc làm người ta liên tưởng đến các nhân vật ""anh tài"" trong truyện tranh ngày xưa.
Bằng tuổi này còn lẽo đẽo theo sau bố mẹ đã là chuyện mất mặt lắm rồi, giờ nếu bị bắt đeo cái kính xấu tệ như thế, tôi sẽ không chịu đựng nổi mất. Kết thúc cuộc tranh cãi, tôi buộc phải nói dối sẽ đi cùng Hiroto để thoát khỏi sự tra xét của mẹ.
"Được rồi, nếu con tự đi mua thì mẹ sẽ chỉ cho chỗ tốt mà mua. Ở đối diện phòng khám răng Terajima...""
Thấy mẹ còn chuẩn bị cả địa chỉ cụ thể về tên tuổi, địa chỉ cửa hàng, tôi vội vã chạy ra khỏi nhà. Tôi cũng phải có lựa chọn của riêng tôi.