6
Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa tôi và Thịnh Trạch không tính là tốt đẹp, nhưng thực sự là một điểm nhấn trong cuộc sống bình thường của tôi.
Nghỉ hè năm lớp 10, tôi được ba mẹ đưa đến trấn nhỏ ở chỗ bà ngoại. Trời tháng 7 vừa nóng vừa buồn chán, tôi mang rượu mà bà ngoại nấu đến nhà của bà Trương, sau đó nhanh chóng cầm theo giỏ trúc trở về nhà.
Ánh nắng chiếu xuyên qua kẽ lá xum xuê, đổ bóng lốm đốm trên con ngõ dài.
Khi tôi sắp về đến nhà, tôi đυ.ng phải một nam sinh ở góc phố và làm cậu ta ngã xuống đất.
Lúc đó tôi sững sờ một lúc, vội vàng đỡ cậu ta dậy rồi liên tục xin lỗi.
Cậu ta cau mày rồi mím môi:
"Cậu không nhìn đường à? Đau ch.ết tôi."
Tôi muốn phản bác lại, nhưng sự thật là tôi đã đυ.ng trúng cậu ta. Nhìn dáng vẻ yếu ớt gió thổi là ngã kia, tôi đoán có lẽ sức khỏe của cậu ta không được tốt lắm, thế là tôi nắm chặt cánh tay cậu ta:
"Cậu yên tâm, tôi sẽ không trốn tránh trách nhiệm."
Năm phút sau, tôi dìu cậu ta đến sân nhà bà ngoại, sau đó để cậu ta nằm trên chiếc chõng tre dưới bóng cây.
Nhưng vừa đυ.ng tới bả vai thì nghe cậu ta kêu lên một tiếng đau đớn, tôi sợ cậu ta bị thương nên vội xốc lên góc áo, sau đó nhìn thấy vết bầm màu xanh tím trên người cậu ta.
Tôi tròn mắt ngạc nhiên:
"Tôi chỉ đυ.ng nhẹ thôi mà, sao có thể bị thương lớn như vậy?"
Cậu ta nghiêng đầu sang một bên, khẽ nhướng mắt nhìn tôi, mặt không đổi sắc:
"Thân thể tôi yếu ớt, không được à?"
Tôi cắn môi rồi chạy về phòng lấy thuốc, bố mẹ tôi đều là bác sĩ, từ nhỏ tôi đã mưa dầm thấm lâu nên cũng biết dùng một số loại thuốc đơn giản.
Sau khi cẩn thận bôi thuốc lên tất cả các vết thương trên cơ thể cậu ta, tôi mới phát hiện cậu ta đã ngủ, lúc này mới bình tĩnh lại mà quan sát cậu ta một lần.
Mặt mày tuấn tú, đôi môi mỏng dưới sống mũi cao, dáng cao chân dài nhưng không lộ ra vẻ gầy yếu.
Bà ngoại không ở nhà, tôi cầm chai rượu ở bên gốc cây chờ cậu ta tỉnh lại. Không biết qua bao lâu, tôi nhận thấy có ánh mắt mãnh liệt rơi trên người, lúc này mới mở mắt ra. Cậu ta đã tỉnh và đang ngắm nhìn những bông hoa nhỏ từ trên cây rơi xuống.
Tôi đưa rượu cho cậu ta rồi khẳng định:
"Vết thương trên người cậu không phải là do tôi đυ.ng trúng."
Cậu ta tự nhiên nhận lấy chai rượu, uống vài hớp rồi thoải mái thừa nhận:
"Ừ, không phải tại cậu."
Tôi đứng dậy nhìn cậu ta:
"Cậu lừa tôi."
Chiếc thìa sứ màu trắng đập vào bát phát ra một tiếng "Ding...", cậu ta im lặng một lúc rồi nhàn nhạt cười:
"Xin lỗi, tôi không phải cố ý. Những vết thương này là do tôi đi làm thuê, bố mẹ đều mất nên tôi phải một mình đi làm kiếm tiền ăn học. "
"Vừa rồi tôi lừa cậu, chỉ vì hy vọng có người ở bên tôi một lúc, tôi rất mệt mỏi."
Cậu ta nói xong thì cười khổ, rất giống những đứa trẻ nghèo nhưng kiên cường trong các video từ thiện.
Tôi có chút mềm lòng, nhìn thấy cậu ta thành khẩn thì lại cho thêm chén rượu nếp, rồi lại tìm cơ hội mời cậu ta ăn uống, mua tài liệu học tập cho cậu ta.
Cho đến một tuần sau, tôi thấy cậu ta đ.ánh nhau với những người khác trong ngõ, trông cậu ta hung dữ như một con báo trên đồng cỏ.
Tôi mới phát hiện, cậu ta lại lừa tôi.
Thế là tôi lập tức quay đầu rời đi, nhưng chưa được mấy bước thì sau lưng liền truyền đến giọng nói của cậu ta:
"Xin lỗi, tôi…"
“Đừng giải thích, tôi sẽ không tin cậu.” Tôi ngắt lời cậu ta, tôi sẽ không lại bị lừa thêm lần nào nữa.
Nhưng tôi vẫn lấy hộp thuốc ra bôi thuốc cho cậu ta, rồi nghiêm túc nói cho cậu ta biết:
"Xem như là hết nợ nần. Từ nay coi như không quen biết đi."
Sau đó, cậu ta thường xuyên đến chỗ tôi, và mỗi lần đến thì đều mang hoa tươi, trái cây ngọt, hoặc những đồ trang trí thủ công mà trước đây tôi chưa từng thấy.
Vào cái đêm trước khi tôi rời thị trấn, cậu ta tặng tôi một chiếc vòng bằng hoa tự tay làm. Dưới ánh trăng, hình bóng của cậu ta hơi mờ ảo, giống như là một lời hứa:
"Giang Mạn, tôi sẽ tìm được cậu."
Tôi cũng không tin, bởi vì cậu ta luôn nói dối.
Cho đến năm nhất đại học, khi gặp lại nhau trong bữa tiệc của một người bạn, cậu ta mới nghiêng đầu cười với tôi:
"Thế nào? Tôi nói rồi, sẽ không lừa cậu nữa."