Chuyện đăng ký học võ của Diệp Trúc chỉ giấu ba mẹ được bốn ngày.
Cũng không có gì để ngạc nhiên lắm. Vì Diệp Trúc tự gay giặt bộ võ phục rồi đem phơi trên sân thượng!
Chị Hương ca cẩm:
– Trời ơi!? Thiếu gì môn cho con học mà lại chọn học võ hả? Con gái đi học ba cái thứ đánh đấm thì còn gì là dịu dàng nữa chứ?
Anh Điền trầm tĩnh hơn. Anh nhẹ nhàng:
– Nói ba mẹ nghe đi Diệp Trúc! Có chuyện gì mà con đi học võ?
Diệp Trúc đáp tự nhiên:
– Thì người ta vẫn nói học võ để tự vệ mà ba.
Anh Điền xoa cằm:
– Con nhất thiết phải tự vệ bằng những cú đá và nắm đấm hay sao?
Diệp Trúc phàn nàn:
– Thời này lũ con trai mười thằng thì có đến chín thằng rưỡi là cà chớn. Mà đối với tụi cà chớn ấy nói bằng lời lẽ đàng hoàng phí lắm ba ạ.
Anh Điền đoán:
– Ở trường có đứa nào ức hϊếp con nên con mới nảy ra ý học võ đặng trả thù phải không nào?
Diệp Trúc còn đang lúng túng thì mẹ cô xen vào:
– Nghe mẹ nói đây Diệp Trúc. Bây giờ con muốn mua sắm gì mẹ cũng chiều theo hết! Chỉ xin một điều kiện duy nhất là ...con đừng học võ nữa, nhé?
Diệp Trúc mím môi, lắc đầu dứt khoát:
– Không được đâu mẹ à. Con đã đóng học phí trọn khóa rồi. Vả lại, con thật sự thích học võ.
Con quyết tâm rồi mẹ ạ. Sau này nhất định con phải học giỏi võ mới được!
Thế là anh Điền chị Hương đành lắc đầu nhượng bộ. Tuy nhiên hai người cũng hơi lo. Họ đang chuẩn bị mời cơm ông bà Vạn Đại, nếu ông bà sui gia tương lai mà biết Diệp Trúc đi học võ thế này thì sẽ nghĩ sao đây không biết!?
Riêng Diệp Trúc, đang hăm hở với viễn cảnh tự mình hạ nốc aó kẻ thù nên ngoài học phố thông là chuyên tâm ở võ trường. Cô bé mong mau chóng giỏi võ nên dự định hỏi võ sư phụ trách xem khoảng bao lâu thì có thể thi đấu. Nhưng Diệp Trúc đã may mắn khi chưa hỏi điều này. Đúng là may mắn? Trong một buổi giải lao, Diệp Trúc vô tình nghe một đồng môn ở lớp trên hỏi võ sư:
– Sư phụ à, em năn nỉ thầy mà ! Thầy không thể dạy em mấy ngón đòn hiểm ư? Chỉ cần em hạ được hắn, em thật sự không nhịn được lâu hơn nữa thầy ạ.
Võ sư nhìn cô học trò như nhìn một sinh vật lạ. Một hồi lâu ông nói nghiêm khắc:
– Tôi cho em ba ngày để suy nghĩ. Nếu vẫn còn muốn học võ để trả thù thì tôi không thể dạy em được nữa. Võ công là gì? Mục đích chúng ta học võ công là gì? Những điều này tôi đều nói rõ ngay buổi học đầu tiên rồi mà. Em quên rồi ư?
Nghe chuyện người khác mà Diệp Trúc hú hồn!? Thế là cô bé quên đi dự định gặp võ sư. Thay vào đó, Diệp Trúc tâm niệm cần phải có thời gian. Hãy kiên nhẫn và cố gắng. Mà nếu vậy thì có lẽ cô phải nhịn nhục nếu bị thằng tiểu quỉ ấy phá rối.
Không khí mấy ngày sau đó có phần lắng dịu hơn. Tuy vậy mấy nhỏ trong nhóm và nhỏ Thùy Linh thì hỏi Diệp Trúc:
– Sao rồi? Mày vẫn chưa tìm ra lối sách để hạ thằng quỉ đó à?
Diệp Trúc lừng khừng:
– Gấp gáp gì? Nó chưa phá phách tiếp thì mình cũng thư thả hẳn tính.
Thùy Linh gục gặc:
– Ừ, kể cũng lạ ! Hổm rày sao nó hiền quá !
Một đứa trong nhóm lanh chanh:
– Không dám hiền đâu! Mày quên là đang vô đợt thi đua học tập à? Mới vô đợt đương nhiên nó phải co vòi lại dè chừng chứ.
– Có lý há !
Chiều hôm đó trong tiết sinh hoạt cô giáo chủ nhiệm thông báo sắp tới lớp sẽ phải tham gia chương trình văn nghệ với vở kịch câm mang tên cô bé có tim đèn .
Cô giáo nói:
– Ngày mai Diệp Trúc và Thùy Linh đến họp để nghe phân vai và báo lịch tập dợt nhé !
Diệp Trúc và Thùy Linh là hai thành viên trong ban văn nghệ của trường.
Oái ăm là không có thêm một đứa nào dù nó là con trai. Vì vậy sau buổi sinh hoạt,Diệp Trúc và Thùy Linh bị lũ bạn trai trêu ghẹo:
– Giá mà tao là thành viên ban văn nghệ thì hay quá !
– Tao cũng vậy nữa. Tao nhất định xin vai vua hoặc hoàng tử để có quyền ra lệnh nhỏ Diệp Trúc và Thùy Linh.
Diệp Trúc đỏng đảnh:
– Xời ơi? Tướng tụi mày có mà đóng vai quân hầu cũng là may mắn lắm rồi!
Lũ con gái ré lên cười khoái trá ...
Nói vậy mà khi đi nghe thông báo mới hay Diệp Trúc được phân vai làm cô gái cỏ tim đèn. Nhỏ Thùy Linh trong vai bà già nấu ăn cho lâu đài của chàng quí tộc - chàng trai sau đó cưới cô có tim đèn làm vợ ...
Nghe tin này lớp đã cười Thùy Linh một trận. Nhưng Thùy Linh rất lo lắng bởi vai bà già nấu ăn là một vai không dễ, nó đòi hỏi cô bé phải diễn xuất thật tốt.
Diệp Trúc cũng bận tâm cho vai diễn của mình. vai chính của vở kịch. Cô được trao cho kịch bản và mấy bộ trang phục thật lộng lẫy. Trong đó có bộ váy áo mặc cho màn cuối, là váy dạ hội màu trắng đính cườm và kim sa lấp lánh thật đẹp.
Không chỉ tập dợt mà các diễn viên còn phải tự bảo quản trang phục của vai mình diễn.
Chuyện này không lớn lắm! Diệp Trúc nghĩ và hai hôm sau cô bé đi học sớm để tranh thủ thời gian giặt phơi mấy bộ trang phục diễn kịch.
Đúng lúc này thì kẻ thù tiền kiếp của Diệp Trúc xuất hiện. Có lẽ hắn sau này lớn lên sẽ làm cầu thủ đá banh. Vừa dồi banh hắn vừa nheo mắt cười cợt:
– Chào nữ diễn viên chính! Phen này cố mà diễn cho tốt nghen!
– Hừ! Tao không cần cỡ mày nhắc nhở đâu.
– Vậy à? Vậy thì tốt quá !
Hắn sút nhẹ rồi đuổi theo banh.
Thùy Linh đột ngột xuất hiện:
– Ê! hình như mày vừa nói chuyện với kẻ tử thù của chúng ta hả?
Diệp Trúc nạt khẽ:
– Mày có điên không? Tao thì có chuyện gì để nói với thằng quỉ đó. Chỉ có nó tự nhiên tạt ngang qua rồi cười cợt. Thấy mà muốn để một đấm vô giữa mặt nó cho đã !
Thùy Linh nhìn sào đồ:
– Phơi đồ ở đây à?
– Ừ, Có sao không?
– Chỗ này nắng ngon quá. Tao phơi phía sau thư viện, ít nắng chắc sẽ lâu khô hơn của mày.
Diệp Trúc rủ:
– Vậy thì đem qua đây phơi đi. Còn nhiều chỗ trống trên sào mà.
– Thôi, tao làm biếng lắm.
– Vậy thì thôi. Tụi mình cùng vô lớp nào.
Đôi bạn khoát vai nhau vui vẻ vào lớp.
Buổi học hôm nay có hai tiết toán, hai tiết giáo dục công dân và một tiết sử - toàn thầy cô nghiêm lạnh nên cả lớp im re.
Cho đến phút chuông cuối giờ reo vang cả lớp môi thở phào như vừa cất đi gánh nặng.
Diệp Trúc đi ra chỗ phơi đồ phục trang diễn kịch và khựng lại sững sờ!? Một bên vạt áo bị rách toạc ton ten dưới đất. Có cả dấu đất với những góc đa giác của trái banh in lên đó.
Là hắn! Diệp Trúc đoán chắc là vậy. cô bé nghe máu trong người sôi lên và cứ áo dài tha thiết như thế cô bổ nhào đi tìm thằng quỉ nhỏ mà cô đoán chắc là thủ phạm.
Nhưng Diệp Trúc không gặp hắn vì lớp hắn hôm nay học có bốn tiết nên về sớm!?
...Thùy Linh là người thứ hai biết sự cố xảy ra cho bạn. Cô bé khuyên Diệp Trúc báo với cô đội trưởng đội văn nghệ để xin ý kiến. Chỉ còn bảy ngày nữa là công diễn. Tuy nhiên bên cạnh vấn đề thời gian, còn vài khó khăn khác. Chiếc áo dành cho vai diễn của Diệp Trúc được đặt tận Sài Mộng Xuân - một trung tâm áo cưới nổi tiếng của Sài Gòn.
Chỉ còn cách duy nhất là dùng kim khâu tâm để chiếc áo liền lại. Cô giáo phụ trách văn nghệ hy vọng nhờ những hạt cườm và kim sa, người ta sẽ không phát hiện ra đường khâu vá !
Chiều tan học Diệp Trúc mang về nhà bộ mặt nặng như chì! Chưa lúc nào ý muốn trả thù trong đầu Diệp Trúc lại lớn đến vậy. nhất định cô phải dần cho hắn mềm xương!
Ăn vội mấy hộp cơm Diệp Trúc chuẩn bị đến lớp học võ.
Chị Hương nói với con gái:
– Diệp Trúc à, vài ngày nữa chúng ta mời gia đình bác Vạn Đại tới dùng cơm thân mật, con thấy thế nào?
Diệp Trúc lầm bầm:
– Khách người lớn của ba mẹ thì ba mẹ cứ liệu mà tiếp. Con không biết tới đâu.
Nhưng mà ...
– Mẹ à, con bận lắm. Chỉ ít ngày nữa là con phải dợt kịch rồi. Con không thể phụ giúp mẹ một tay đâu nha!
Chị Hương thoáng thất vọng rồi vụt tươi tỉnh:
– Hay quá! Con lại được chọn đóng kịch à? Vậy thì tới bữa đó ba mẹ cùng tới xem con diễn kịch nha?