Hai ngày sau, tôi tham dự tang lễ của Cận tiên sinh.
Tôi từng cho rằng cho đến lúc chết cũng
muốn
ở
một
mình
như Cận tiên sinh, tính tình chắc hẳn là rất cô độc, lầm lì, vì đến giờ phút hấp hối mà cũng
không
có
một
ai đến thăm ông.
Cho đến khi tham dự tang lễ của ông ngày hôm đó, nhìn thấy cảnh hàng nghìn người đứng trước linh đường của ông, vòng hoa xếp chật kín xung quanh, tôi mới hiểu, ông biết có quá nhiều người quan tâm đến ông, để ý đến ông, kính trọng ông, thế nên ông mới luôn giấu giếm bệnh tình của
mình. Ông
không
muốn
nỗi đau khổ của
mình
trở thành nỗi buồn của người khác,
không
muốn
làm phiền đến người khác bởi bệnh tật của
mình, càng
không
muốn
những người quan tâm, để ý đến ông khiến ông phải bỏ qua những “cuộc họp quan trọng”.
Sự giấu giếm này khiến ông cố chấp sống hết quãng đời còn lại, tuy nhiên, sự ra đi như vậy đối với những người đang đứng trước linh đường của ông đây thật qua tán nhẫn.
Trong tang lễ, tôi đứng giữa những người mà
mình
không
quen, lặng lẽ lắng nghe bài điếu văn về ông, đó là bài điếu văn xúc động nhất mà tôi từng nghe.
“Hôm nay, với lòng xót thương vô hạn, chúng ta đến đây tổ chức lễ tiễn đưa đồng chí Cận Lịch, giảng viên hướng dẫn luận án tiến sĩ, nhà khoa học vật liệu, người đã phấn đấu
không
biết mệt mỏi trong suốt cuộc đời
mình, người chiến sĩ trên mặt trận vật liệu thuộc kim tiên tiến của Học viện Khoa học Trung Quốc. Đầu tiên, cho phép tôi thay mặt các đồng nghiệp, bạn bè thân bằng cố hữu có mặt ngày hôm nay xin bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn với sự ra đi của đồng chí Cận Lịch, đồng thời gửi tới gia quyến của đồng chí lời thăm hỏi và chia buồn sâu sắc.
Ba mươi năm qua, trong công tác nghiên cứu khoa học, đồng chí Cận Lịch luôn cẩn trọng, tỉ mỉ, hoàn thành nhiều nhiệm vụ khó khăn mà nhà nước giao cho, âm thầm cống hiến cả tuổi trẻ và sinh mệnh của
mình. Mấy năm gần đây, đồng chí đã biết
mình
mắc trọng bệnh, nhưng lại càng phấn đấu làm việc. Bạn bè thân thiết thấy đồng chí ngày càng gầy ốm, khuyên đồng chí nên giảm lượng công việc, chú ý nghỉ ngơi, nhưng đồng chí nói: “Chỉ cần được làm việc là tôi
không
cảm thấy mệt chút nào.”
Có
một
dạo, để tăng tiến độ nghiên cứu hạng mục công trình, đồng chí Cận Lịch liên tục phải đi công tác, vợ của đồng chí biết tình trạng sức khỏe của đồng chí, nhưng khuyên thế nào cũng
không
được, đành hỏi: “Trong nhóm đề tài của ông có hơn chục thanh niên trẻ, những công việc đó ông
không
làm
không
được sao?” Và câu trả lời của đồng chí Cận Lịch làm cho chúng ta xác động. Đồng chí đã nói: “Không
phải công việc cần tôi, mà là tôi cần công việc.” Cho đến bây giờ, chúng ta vẫn khó có thể hiểu được, đồng chí đã quên bản thân như thế nào, yêu công việc như thế nào mới làm được như thế!
Để
nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, trong suốt thời gian lâm bệnh nặng, đồng chí đã cố gắng chịu đựng những cơn đau đớn trong người, kiên trì đi công tác khắp nơi để sắp xếp, phối hợp tiến độ hạng mục với các đơn vị khác. Vào tháng cuối cùng của cuộc đời, để báo cáo hạng mục công trình chuyên ngành với quốc gia, đồng chí đã kiên trì sửa chữa đơn xin vốn đầu tư hạng mục trên giường bệnh, để
không
ảnh hưởng đến công việc của mọi người, đồng chí kiên quyết
không
cho các đồng nghiệp đến bệnh viện thăm hỏi. Cho đến
một
ngày trước khi từ giã cõi đời, đồng chí đã dùng chút sức lực cuối cùng, gọi điện cho đồng nghiệp, sắp xếp việc tiến hành bảo vệ hạng mục công trình, sau đó thì rơi vào tình trạng hôn mê sâu, và chỉ sau
một
ngày, đồng chí đã từ giã cõi đời. Đồng chí đã dùng hành động của
mình
thực hiện
một
câu nói mà đồng chí nói với vợ: “Tôi sống mà
không
cố gắng làm việc thì cuộc sống này
không
có ý nghĩa gì.”
Từ khi mắc bệnh năm 2011 đến nay, đồng chí Cận Lịch đã phải chịu đựng nỗi đau đớn, giày vò của bệnh tật, nhưng đồng chí đã dùng cách làm việc để chiến đấu ngoan cường với bệnh tật. Tâm thái tích cực, niềm tin kiên định, nghị lực phi thường và ý chí phấn đấu ngoan cường của đồng chí đã chiến thắng sự tôn nghiêm của “CON NGƯỜI”, cũng chiến thắng sự tôn nghiêm của sinh mệnh chí cao vô thượng.
Nhiều năm qua, trong công tác dạy học, đồng chí luôn nghiêm khắc với bản thân, khoan dung với mọi người, dốc hết tâm huyết, tận tụy làm việc giống như ngọn nến đốt cháy bản thân để chiếu sáng học trò, nhận được tình cảm yêu mến, kính trọng của mọi người. Đối với việc bồi dưỡng và hướng dẫn nghiên cứu sinh, thạc sĩ, tiến sĩ, đồng chí mặc dù luôn âm thầm quan tâm, yêu thương học trò, nhưng học trò của đồng chí đều cảm nhận thấy và ghi tạc tận đáy lòng.
Đồng chí Cận Lịch tôn kính, chúng tôi biết, đồng chí lưu luyến
không
nỡ rời xa đại gia đình thuộc kim mà
mình
đã phấn đấu ba mươi năm như thế nào, lưu luyến
không
nỡ rời xa đồng nghiệp sớm chiều bên nhau như thế nào, lưu luyến
không
nỡ rời xa những nghiên cứu sinh đang theo học khắc khổ như thế nào, lưu luyến
không
nỡ rời xa người thân và bạn bè đồng chí yêu quý như thế nào. Vậy mà đồng chí lại ra đi, ra đi rất đột ngột, ra đi rất cương quyết, thậm chí
không
kịp nhìn lại vật liệu mới mà đồng chí tự nghiên cứu và thiết kế,
không
kịp thưởng thức thành quả nghiên cứu xuất sắc của
mình, càng
không
kịp nghe tiếng khóc bi thương xé gan xé phổi của vợ đồng chí,
không
kịp nghe tiếng khóc nghẹn ngào đau khổ tột cùng của con trai đồng chí, cũng
không
kịp nhìn những gương mặt tiếc thương lưu luyến của bạn bè thân thiết.
Đồng chí Cận Lịch, lần ly biệt này thật sự là lần vĩnh biệt của chúng ta rồi. Lần ly biệt này đối với đồng chí giống như ngọn nến đỏ đang cháy hóa thành làn khói xanh, theo gió bay đi vạn dặm. Còn đối với chúng tôi, lần ly biệt này giống như ở đường hầm
không
gian, gần trong gang tấc mà xa tận chân trời!
Đồng Chí Cận Lịch, tuy rằng đồng chí đã về nơi yên nghỉ cuối cùng, nhưng tấm lòng lương thiện khoan dung, thật thà chất phác, tinh thần cống hiến hết
mình
cho khoa học của đồng chí sẽ luôn sống mãi trong lòng chúng tôi.
Trong nỗi đau đớn bàng hoàng và niềm tiếc thương vô hạn, chúng tôi xin vĩnh biệt đồng chí tại đây. Ở miền cực lạc, mong đồng chí vẫn tiếp tục sự nghiệp khoa học mà đồng chí luôn yêu mến, trở thành “vật liệu mới” luôn phát sáng lấp lánh!”
Nghe bài điếu văn xúc động nghẹn ngào và thấm đẫm nước mắt này, tôi cảm giác như nhìn thấy Cận tiên sinh trong lần đầu tiên cách đây ba năm. Đó là năm thứ ba ông phẫu thuật ung thư đại tràng, kết quả kiểm tra định kỳ cho thấy, tế bào ung thư đã di căn đến phổi.
Khi tôi nói cho ông nghe kết quả kiểm tra, mặt ông cúi thấp, ánh mắt bình thản và nói nhỏ: “Thời gian
không
còn nhiều nữa, hy vọng có thể kịp hoàn thành hạng mục.”
Dù cách đây đã ba năm mà tôi vẫn nhớ rõ khuôn mặt ông khoảnh khắc đó: tri thức, nho nhã, ôn hòa và kiên cường.
Bước qua linh cữu của ông, nhìn mặt ông lần cuối, tôi lại cảm giác như nhìn thấy ông sau lần hóa trị, cắn răng chịu đau đớn bước xuống giường bệnh.
Vì đau đớn và sức khỏe suy yếu, ông bước từng bước khó khăn, cuối cùng ngã sõng soài ra nền đá lạnh băng ở hành lang, ông khó khăn dùng cánh tay chống xuống nền nhà để đứng dậy, vịn tường chậm chạp bước đến hướng thang máy…
Lúc đó, tôi
không
hiểu có hội nghị nào lại quan trọng hơn tính mạng con người, nhưng giờ thì tôi đã hiểu, đó
không
phải là hội nghị, đó là tín ngưỡng cao cả của
một
nhà khoa học.