Tiếng người ồn ào truyền ra trong tửu điếm, dù trời đang rét đậm nhưng sinh ý nơi này vẫn rất thịnh vượng
Chỉ nghe một khách nhân ở một cái bàn kêu lớn:
- Tiểu nhị nhanh một chút! Lão gia chúng ta ngồi cả buổi mà chưa có món nào mang lên.
Một người nhìn giống như chưởng quỹ vội vàng cúi người tạ lỗi. Chỉ thấy một tên tiểu nhị nhanh chóng bưng hai chén canh từ sau phòng bếp lên:
- Đại nhân, ngài chờ một chút.
Tiêu nhị kia chuẩn bị đặt đồ ăn nóng trong tay lên bàn. Lúc này không biết đυ.ng phải cái gì mà thân hình chợt loạng choạng. Hai chén canh nóng trên tay chao đảo, tung tóe lên người hắn.
Mặc dù đang là tiết đại hàn nhưng hai tay tiểu nhị vẫn bị bỏng sưng lên. Chúng khách nhân thấy bộ dạng chật vật của hắn liền cười ha hả. Chỉ một người hảo tâm nói:
- Cẩn thận một chút, có bị phỏng không?
Tiểu nhị quay đầu trở lại thì thấy một gã lưu manh đang duỗi chân ra dưới bàn, đích thị người này đã làm hắn bị vấp.
Tiểu nhị khởi thân nói với tên lưu manh kia:
- Vị đại gia này, ngài có thể thu cái chân của mình lại được không, nếu ngài còn để đây thì sẽ gây nguy hiểm cho khách nhân lui tới trong này.
Tên lưu manh này đang nói với kẻ bên cạnh, không xem lời nhắc nhở của tiểu nhị ra gì, hơn nữa tỏ ra côn đồ mắng:
- Ngươi cũng ngưu a, lão tổ tông của ngươi đang ngồi ăn uống mà ngươi cũng dám lải nhải sao?
Nói xong còn để chân ngang ngược ra ngoài hơn nữa, nhe răng cười nói:
- Sao? Tổ tông của ngươi hôm nay đang cao hứng, ngươi muốn sao?
Tên tiểu nhị thấy hắn ngang ngược như vậy, vội lớn tiếng nói:
- Ngươi….sao ngươi kì quái như vậy, ta chỉ muốn ngươi rút chân vào thôi, không phải đại sự gì mà ngươi lại một bộ hung thần ác sát như vậy?
Tên lưu manh thấy tiểu nhị mở miệng giáo huấn hắn thì không khỏi chấn động, liền đứng dậy xắn hai tay áo lớn tiếng nói:
- Ngươi, cái thứ tiện nhân này mà cũng dám lớn gan giáo huấn gia gia của ngươi sao? Đến đây, để gia gia hảo hảo dạy cho ngươi chút đạo lý làm người.
Tiểu nhị kia liền hừ một tiếng, đang muốn đáp lời thì chưởng quỹ chạy vội đến tát cho hắn một tát rồi mắng:
- Hỗn trướng! Đã làm đổ đồ ăn còn dám cãi với khách nhân nữa à. Nếu không phải mấy ngày hôm nay thiếu người thì ta sớm đã đá tên phế vật như ngươi ra ngoài rồi.
Nói xong liền vội vàng chắp tay tạ lỗi với gã lưu manh có biệt danh Ngưu Nhị nọ.
Ngưu Nhị hừ một tiếng rồi lại ngồi xuống bàn, tiếp tục uống rượu.
Mấy khách nhân bên cạnh thấy đồ ăn vẫn chưa được mang lên, liền la hét với chưởng quầy. Chưởng quầy thấy tiểu nhị vẫn đứng bất động một chỗ, vẻ mặt liền căm giận quát lên:
- Ngươi còn đứng ở chỗ này làm gì, còn không mau lui xuống làm việc?
Tên tiểu nhị lắc đầu, bất đắc dĩ đi xuống bếp bưng thức ăn lên. Mắt thấy tên Ngưu Nhị đang ngồi ở xa xa cố ý chọc ghẹo hắn, tiểu nhị vội vàng vòng qua tránh bàn của Ngưu Nhị.
Đang muốn bưng đồ ăn tới, chợt sau lưng truyền đến chấn động mãnh liệt, nhất định lại có người đẩy hắn nữa rồi. Tiểu nhị liền ngã sấp xuống, đồ ăn trên tay đổ vào một người nọ, chỉ thấy quần áo người nọ bị nước canh đổ đầm đìa dầu mỡ. Tiểu nhị bối rối quay đầu lại nhìn, đã thấy trước mặt là tên Ngưu Nhị đang nhe răng ra cười.
Tiểu nhị cảm thấy hoảng sợ, không biết hắn có mưu đồ gì, quay lưng lui về sau thì đã có mấy người xuất hiện chắn đường. Ngưu Nhị cười hắc hắc, duỗi tay vỗ vỗ vào má hắn rồi nói:
- Tiểu tử kia, ngươi làm bẩn y phục của lão tử, mau bồi thường cho ta.
Tiểu nhị biết rõ đám người này giăng bẫy để hãm hại hắn, hắn sao lại có thể khuất phục. Vì vậy dốc sức liều mạng kêu lớn:
- Rõ ràng là ngươi đánh ta, còn muốn ta bồi thường cho ngươi sao, thiên hạ còn có đạo lý này sao?
Ngưu Nhị nghe xong liền ngạc nhiên nói:
- Hảo tiểu tử, còn dám mạnh miệng a!
Hai tên thủ hạ cười nói:
- Đại ca, nói nhiều với hắn như vậy làm gì? Cứ thưởng cho hắn vài quyền để hắn học cách nghe lời.
Ngưu Nhị cười ha ha nói:
- Nói hay lắm!
Thoáng chốc vươn tay tát vào mặt tên tiểu nhị hai cái.
Hai má tiểu nhị liền sưng lên nhưng vẫn lớn tiếng mắng:
- Các ngươi, đám lưu manh này thật là vô sỉ, sao không dùng dũng lực của bản thân đi đền đáp nước nhà? Chỉ biết ăn hϊếp những người nhu nhược như ta sao, đúng là đồ vô lại.
Đám khách nhân trong điếm nghe hắn dám giáo huấn Ngưu Nhị thì không khỏi lo lắng, chỉ sợ hắn sẽ bị đánh chết tại chỗ.
Quả nhiên Ngưu Nhị cuồng nộ không thôi, hắn chính là bá chủ một phương, không ngờ được một tên sai vặt lại giáo dám huấn vũ nhục hắn, hắn làm sao có thể nuốt được cơn giận này? Lập tức lớn tiếng nói:
- Ngươi, già mồm cứng đầu! Xem lão tử đập nát ngươi.
Ngưu Nhị hét lớn một tiếng, liền vung quyền đám vào bụng tiểu nhị kia. Tiểu nhị dính quyền liền khom lưng nôn mửa một trận.
Một đám người liền chạy qua đấm đá tiểu nhị kia. Tiểu nhị khóc thét, rốt cuộc chửi không nên lời.
Ngưu Nhị đánh một hồi, nổi giận đùng đùng đi đến nắm áo tên chưởng quầy nói:
- Bộ y phục trên người ta ít nhất phải năm mươi lượng bạc, ngươi mau đền cho ta.
Chưởng quầy không dám trêu chọc vào Ngưu Nhị, liền cười nói:
- Ngưu gia, tên tiểu tử này lai lịch không rõ ràng, hắn mới đến làm cho ta chưa đầy hai tuần trăng. Ngài cứ tùy ý xử lý hắn cho hả giận, ta sẽ đem ba văn tiền công của hắn giao lại cho ngài, mong ngài chấp nhận, chấp nhận a.
Ngưu Nhị giận dữ nói:
- Ba tiền? Ngươi cho rằng Ngưu Nhị này là kẻ ăn mày sao?
Nói xong liền một cước đá vào chiếc bàn bên cạnh. Đám khách nhân thấy vậy liền nhao nhao rời khỏi nơi này.
Mấy tên tiểu nhị khác kêu lên:
- Này! Mau trả tiền đây! Đừng có chạy.
Nhưng đám khách nhân sớm đã chạy khỏi cửa.
Mắt thấy bộ dạng hung ác của Ngưu Nhị, biết rõ đám lưu manh này không chuyện ác gì không làm, hơn nữa nghe nói em vợ của hắn còn làm bộ đầu trong huyện nha, vì vậy chưởng quầy đành phải cầm hai mươi lượng bạc nhét vào tay hắn, vẻ mặt đau khổ nói:
- Cầu ngài giơ cao đánh khẽ, bỏ qua cho tiểu điếm.
Ngưu Nhị cầm hai mươi lượng bạc trên tay, liền cười lạnh:
- Được rồi, hôm nay chúng ta bỏ qua cho tiểu vương bát đản nhà ngươi! Đi thôi.
Đám lưu manh cười to mấy tiếng liền nghênh ngang rời đi, trước khi đi vẫn không quên đạp tên tiểu nhị kia mấy cước.
Tên tiểu nhị bị đánh cho mặt mũi cùng toàn thân đều bị bầm dập, không gượng dậy nổi. Chưởng quầy nhìn hắn bò trên đất, lạnh lùng nói với mấy tên tiểu nhị kia:
- Đem tên này vứt ra ngoài cho ta.
Mấy tên tiểu nhị khác vội chạy đến dựng tên tiểu nhị kia dậy, muốn đuổi hắn ra ngoài, tên tiểu nhị kia vùng vẫy giãy dụa khỏi, liền phóng tới tên chưởng quầy lớn tiếng nói:
- Tiền công! Đưa tiền công những ngày này cho ta.
Chưởng quầy vô duyên vô cớ bị mất đi hai mươi lượng bạc, đang rất đau lòng làm sao có thể trả thêm tiền công, liền hung ác nói:
- Ngươi còn phóng rắm cái gì nữa? Ta chưa kêu ngươi bồi thường cho ta hai mươi lượng bạc là tốt lắm rồi! Còn dám đòi tiền công sao?
Tiểu nhị nắm chặt lấy áo tên chưởng quầy quát lớn:
- Ta làm công cho ngươi mà không được trả lấy nửa văn tiền, bây giờ ngươi muốn đuổi ta đi, ta lấy cái gì để ăn đây?
Mấy tên bên cạnh giữ chặt lôi kéo nhưng tiểu nhị sống chết cũng đi. Chưởng quầy thấy vậy liền lớn tiếng kêu lên:
- Lão Trương! Ngươi nhanh đi báo quan, bắt tên này đi cho ta.
Gã tiểu nhị được gọi là lão Trương biết rõ trong nha môn hắc ám vô cùng, vội vàng khuyên nhủ:
- Chưởng quầy lão gia, xin ngài thương xót cho hắn, tên tiểu tử này thất vọng vì thi rớt nên mới đến chỗ chúng ta làm để kiếm cơm ăn. Nếu chưởng quầy lão gia báo quan thì thanh danh của hắn sẽ mất hết.
Chưởng quỹ không oán không cừu với tên tiểu nhị này nên cũng không muốn làm to chuyện, hắn liền trầm ngâm một lát rồi nói với tên tiểu nhị kia:
- Tiểu tử kia, ngươi ngoan ngoãn cút ra ngoài cho lão tử, ta không đi báo quan, ngươi thấy sao?
Nào ngờ tên tiểu nhị kia vẫn không để ý đến mà kêu to lên:
- Ngươi bớt đe dọa ta đi! Ngươi đã thiếu nợ ta thì phải trả tiền! Ta không ngại để thanh thiên lão gia phán quyết xem cuối cùng là ai đúng ai sai.
Chưởng quầy thấy bộ dạng không sợ hãi của hắn thì không khỏi tức giận, thầm nghĩ: "Tên tiểu tử này sống chết cũng không liên quan gì đến ta. Hôm nay vì tên nghèo kiết hủ lậu này mà ta đã tốn hết hai mươi lượng bạc, đã vậy hắn lại còn đòi tiền công nữa, bảo ta làm sao có thể nuốt cơn tức này được".
Tiền công một tháng của tiểu nhị chỉ có ba văn tiền, hai mươi lượng bạc dư sức thuê tới cả trăm tên như vậy. Có thể nói chuyến này hắn lỗ vốn không nhỏ. Chưởng quầy càng nghĩ càng tức giận, lên tiếng quát:
- Lão Trương! Ngươi còn không mau đi báo quan.
Tên tiểu nhị kia lắc đầu than nhẹ một tiếng rồi bước đi.
Chưởng quầy thấy thế thì cười lạnh, thầm nghĩ: " Ngươi tiểu tử này còn chưa biết sự lợi hại của nha môn, đến lúc đó cho dù ngươi có kêu trời oán đất cũng không được, còn dám cãi lý nữa sao?"
Một lúc sau hai tên quan sai đeo đao đi vào, tên tiểu nhị kia vội chạy tới kêu lên:
- Hai vị sai nha! Chưởng quầy này nợ tiền công của tiểu nhân, mong hai vị sai gia hãy giành lại cho công đạo cho ta.
Một gã quan sai thấy vậy liền đá hắn một cước, quát :
- Cút mẹ ngươi ra! Đúng là cái thứ nghèo xơ nghèo xác.
Tiểu nhị kia lăn sang một bên, vẻ mặt cả kinh kêu lên:
- Các ngươi… các ngươi đều là quan phụ mẫu! Sao có thể làm như vậy?
Một gã quan sai giơ thanh đao trên tay lên, cười lạnh nói:
- Ngươi lại lải nhải cái gì đó, muốn lão tử cho ngươi một đao không?
Một tên quan sai đi về phía tên chưởng quầy, không kiên nhẫn mà nói:
- Làm cái gì mà trời đang lạnh lại gọi huynh đệ chúng ta đến đây, chẳng lẽ muốn bắt giam tên tiểu tử này sao?
Tên tiểu nhị ngơ ngác nhìn hai gã quan sai, cả kinh không nói lên lời.
Tên chưởng quầy cười cười nói:
- Làm phiền lão gia đem tên bắt tiểu tử này đi, hắn ở đây chỉ làm cho sinh ý của bổn điểm ngày càng đi xuống.
Một gã quan sai nháy mắt ra hiệu nói:
- Nhưng hắn trộm của ngươi cái gì? Chỉ dựa vào lời nói của ngươi thì làm sao chúng ta có thể áp giải hắn đi được?
Chưởng quầy nghe xong làm sao còn không hiểu, liền nhìn tên tiểu nhị kia cười thầm nói: "Cái thứ chết tiệt, lão tử thà đem tiền công của ngươi cho các vị quan sai này, tuyệt không đưa cho ngươi đắc ý".
Lập tức hắn lấy ra tiền công của tên tiểu nhị này, nhét vào trong tay của đám quan sai, vẻ mặt cười cười.
Một tên quan sai thấy ba văn tiền liền gật đầu nói:
- Được rồi! Tên tiểu tử này đã đi khất thực còn trộm vặt nữa, chúng ta sẽ áp giải hắn đi.
Tiểu nhị kia nghe thấy chưởng quỹ cùng đám quan sai liên thủ vu hãm hắn, vội vàng kêu lên:
- Oan uổng a! Ta không có trộm gì cả! Ta cũng không có khất thực ! Chính là hắn đã nợ tiền công của ta.
Hai gã quan sai kia không kiên nhẫn, muốn kéo tên tiểu nhị đi. Tiểu nhị nọ nằm ở dưới đất giãy dụa lớn tiếng kêu oan. Hai gã quan sai dùng hết sức cuối cùng mới lôi được tên tiểu nhị ra ngoài, mặc dù bị lôi đi nhưng hai mắt tiểu nhị vẫn nhìn vào chưởng quỹ lớn tiếng kêu lên:
- Ngươi hãm hại ta… Nhất định ta sẽ báo thù.
Chưởng quầy cười ha hả, bước lên phía trước giơ chân đá hắn một phát:
- Cút ra ngoài cho ta.
Một cước của hắn đá vào ngay giữa háng của tên tiểu nhị, hắn hét thảm một tiếng rồi ngất đi.
.Tỉnh lại! Đừng có mà giả chết ở đây.
Thời điểm tiểu nhị nọ tỉnh lại thì chỉ thấy mình đã bị treo trong đại lao, trên mặt và cả khắp người đau đớn không thôi, cảm giác choáng váng như muốn nôn mửa bất cứ lúc nào.
- Giả chết sao? Dội nước thêm lần nữa.
Một tên lính canh ngục xách một thùng nước tới dội vào người hắn. Bây giờ vào đông trời rét căm căm, tên tiểu nhị kia bị dội nước vào không khỏi run lên, hàm răng va vào nhau lạch cạch.
- Ngươi tên họ là gì? Nguyên quán ở đâu? Mau khai ra.
Tiểu nhị khẽ ngẩng đầu lên thì thấy một gã sư gia đang nhìn mình, vội vàng nói:
- Sư gia minh giám, tiểu nhân bị người vu hãm nên mới bị giam vào đây, thỉnh mong sư gia đòi lại công đạo cho tiểu nhân.
Sư gia nọ thấy tướng mạo của hắn cũng đường hoàng, ăn nói cũng nhã nhặn liền hỏi:
- Ngươi có oan tình gì cứ nói.
Tiểu nhị kia toàn thân đau nhức, buồn nôn nhưng vẫn cố nhịn, thở gấp nói:
- Tiểu nhân họ Lư tên một chữ Vân, là người Sơn Đông. Năm nay nhập kinh thi cử nhưng bất hạnh thi rớt, lộ phí đã hết nên đành phải vào tiểu điểm kia làm công để kiếm cơm qua ngày.
Hai mắt sư gia sáng ngời, liền thở phào một cái, nói:
- Nguyên lai là một tú tài nghèo! Vậy ngươi làm sao mà trộm cắp tiền tài của khách nhân để đến nỗi bị giam vào tù?
Lư Vân chậm rãi nói:
- Sư gia minh giám, tiểu nhân tốt xấu gì cũng đã đọc qua thư điển Khổng Mạnh, không thể làm ra cái loại sự tình đầu trộm đuôi cướp này đươc…. Quả thật tiểu nhân bị người khác vu hãm.
Hắn dừng một chút lại nói:
- Từ trước đến nay, trộm cắp hẳn phải mang theo tang chứng. Chỉ dựa vào một lời một kẻ khác, muốn định tội ta thực khó làm lòng người tuân phục.
Tên sư gia lạnh lùng nói:
- Nghe thì cũng có lý. Hiện đã gần tết rồi, ta cũng không muốn thêm nhiều chuyện. Bất quá vì án của ngươi mà chúng ra phải xuất sử nha sai lao tâm lao lực, nếu không có năm mươi lượng bạc ròng thì e khó bù lại phí tổn này.
Hắn nhìn vào vẻ mắt đầy kinh ngạc của Lư Vân nói:
- Quy củ chỉ là ba mươi lượng bạc, có điều vào trời đông giá rét này cần thêm hai mươi lượng nữa, chỉ có như vậy thì đám huynh đệ mới tâm phục khẩu phục được.
Tên sư gia thấy có tống tú tài vào ngục cũng chẳng ích lợi gì, dứt khoát lấy năm mươi lượng bạc rồi đuổi hắn đi cho xong việc. Kẻ này đã có thể vào kinh thi hội, có lẽ sẽ kiếm đủ món tiền nhỏ năm mươi lượng bạc này.
Ai ngờ Lư Vân vội la lên:
- Năm mươi lượng? Ngay cả một văn tiền tiểu nhân cũng không có.
Tên sư gia nghe xong, trên mặt liền phủ một tầng sương lạnh, hừ một tiếng rồi đi ra ngoài không nhiều lời với hắn nữa. Lư Văn vội hô oan uổng nhưng đã bị hai tên sai dịch bên cạnh ném vào đại lao.
Lư Vân bị quăng vào trong đại lao, xương cốt toàn thân như muốn nứt ra, chỉ còn rên hừ hừ. Qua gần nửa canh giờ hắn mới chậm rãi bò dậy từ dưới đất.
Trong đại lao dơ bẩn vô cùng, khắp mặt đất đầy phân cùng nướ© ŧıểυ. May là trời đông nên mùi hôi thối không bốc lên quá nồng.
Lư Vân run rẩy toàn thân, ngồi xổm xuống. Hắn nhìn ra ngoài kia, chỉ thấy bầu trời mù mịt u tối không chút ánh sáng, chỉ thấy từng bông tuyết chậm rãi rơi xuống.
Lư Vân cúi đầu thầm nghĩ: "Ai ! Hôm nay không phải là ngày đưa Táo quân sao? Ngọc Hoàng sao lại có thể không hỏi chuyện dưới nhân gian? Ta hơn mười năm học tập gian khổ, đâu ngờ lại có kết cục như ngày hôm nay".
Từng cơn gió lạnh kéo tới, những chỗ bị thương trên người như bị kim châm đâm vào, Lư Vân vội kéo vạt áo để che lại nhưng há có thể ngăn cản cơn rét lạnh này sao? Huống hồ lúc này, trong lòng hắn càng nguội lạnh hơn thương thế ngoài da cả nghìn lần.
Lư Vân cắn chặt hai hàm răng, hai mắt tức giận trợn lên nhưng nước mắt lại chậm rãi rơi xuống.
Liên tiếp mấy ngày ở trong đại lao, thức ăn không được đem đến mà cũng không có ai đến thẩm vấn. Gần đến tết, mọi người đang hân hoan vui mừng còn ai để ý đến, hắn vừa lạnh vừa đói ngồi ở cái nơi dơ bẩn này. Tới đêm giao thừa, nghe tiếng pháo nổ rung trời vui mừng trong thành, Lưu Vân là vốn người mất hết thân nhân từ nhỏ nên khóc càng lớn hơn.
Khó khăn nhịn cho đến mồng một, cuối cùng cũng một lão lính canh bưng một cái giỏ cơm tới, bên trong còn có rau, đậu hủ và một con cá. Đây là lần đầu Lư Vân nhìn thấy lão đầu lính canh này.
Lão lính canh ngục nói:
- Đây là cơm Tất niên của nhà ta, bên trong còn có cá nữa. Tốt xấu gì cũng là ngày đại niên (1), cũng nên tích đức một chút.
Lư Vân đói bụng đã lâu, thấy có cơm vội vàng chạy tới bới ăn.
Lão lính canh ngục kia lại nói:
- Chậm đã, ăn từ từ kẻo nghẹn! Nhìn ngươi mi thanh mục tú như vậy, sao mà luân lạc đến nơi này?
Lư Vân đặt chén cơm xuống thở dài, thấy lão lính ngục có vẻ ôn hòa này không giống những kẻ như lang như hổ khác, mới đem sự tình nhất nhất kể lại cho lão.
Lão lính nghe xong liền thấp giọng nói:
- Huyện lão gia của chúng ta tham tài lại háo sắc, biết bao nhiêu người bị oan khuất vào đây mà không trở ra được. Ở nơi này, ngàn lượng hoàng kim cứu được tử tù, hai trăm lượng bạc cứu được án gian da^ʍ. Xem sự tình của ngươi, muốn thoát ra khỏi nơi này thì cần ít nhất năm mươi lượng bạc.
Lư Vân vừa buồn vừa giận, lớn tiếng nói:
- Quân vô sĩ này dám ăn hối lộ, làm trái vương pháp, thiên hạ này còn có công lý sao?
Lão lính ngục kia vội vàng nhắc nhở hắn chớ có lớn tiếng, thầm nghĩ: "Chính bản thân ngươi đang bị nhốt vào trong đại lao. Còn nói đến cái gì mà thiên lý với vương pháp sao?"
Lão thấy Lư Vân ăn xong, vội thu thập bát đũa rồi nhanh chóng rời đi.
Mấy ngày sau, mấy tên canh ngục lại bắt thêm một gã công tử mi thanh mục tú nữa vào đây.
Lư Vân thấy thì thầm nghĩ: "Xem ra đây cũng là một người đọc sách, không biết là phạm tội gì, không lẽ cũng bị vu hãm giống như ta sao?"
Sáng sớm hôm sau, đám lính liền tới dẫn Lư Vân cùng với công tử kia lên công đường để thấm vấn. Lư Vân nhớ rõ lời nói của lão lính canh ngục kia, trong lòng không khỏi ưu sầu, không biết huyện thái gia sẽ xử lý hắn sao đây.
Tới công đường, chỉ thấy một người có bộ dạng trang nghiêm, trong tay cầm một tấm Mộc bài, đầu đội mũ Ô sa thất phẩm, khiến người nhìn thấy không khỏi kinh sợ, đây hẳn là Huyện thái gia. Quan sai hai bên áp giải Lư Vân cùng tên công tử kia quỳ xuống yên lặng nghe thẩm vấn.
Lư Vân thấy sắc mặt không hề sợ hãi của công tử bên cạnh, không khỏi bội phục mà thầm nghĩ: "Xem ra hắn rất trấn tĩnh, chắc cũng bị oan uổng đây".
Mắt thấy đối phương như thế, Lư Vân cũng không muốn lộ vẻ sợ hãi, liền thu liễm tâm thần im lặng quỳ trên mặt đất
Trên công đường, chỉ nghe Huyện thái gia gõ tấm Mộc bài một cái rồi quát:
- Truyền Cổ thị!
Lư Vân nghe ngữ khí nghiêm trang của hắn, đang trầm tĩnh mà không khỏi hoảng sợ, một lát sau quan sai dẫn theo một lão phụ chừng khoảng năm sáu mươi tuổi đi vào, lão phụ có phần sợ hãi liền quỳ xuống:
- Dân phụ Cổ thị khấu thiên thanh thiên đại lão gia.
Công tử kia thấy lão phụ thì thân thể liền khẽ run, tựa hồ có nhận biết mụ. Lư Vân thấy thì thầm nghĩ: "Không biết lão phụ này đến đây làm gì, chẳng lẽ có án đến tố cáo vị công tử này sao?"
Huyện thái gia cầm lấy cáo trạng rồi nói:
- Cổ thị. Ngày mùng ba tuần trăng trước, ngươi đích thân nhìn thấy một nam tử trêu ghẹo phu nhân của ngươi, sau đó còn cưỡиɠ ɠiαи thị, chuyện này có thật hay ko?
Cổ thị gật đầu nói:
- Hồi lão gia, những gì dân phụ bẩm đều là sự thật.
Huyện thái gia ừ một tiếng, lại nói:
- Bổn qua đã xem qua lời khai của ngươi, nếu ngươi tận mắt chứng kiến việc này thì chắc sẽ nhận ra hung đồ, hôm nay bổn quan nhờ ngươi nhìn xem kẻ nào đã cưỡиɠ ɠiαи, ngươi có thể nhận ra hắn chăng?
Cổ thị vội khóc lớn, kêu lên:
- Cho dù kẻ trộm kia có hóa thành tro thì dân phụ cũng nhận ra.
Lư Vân thấy vẻ mặt bi thương của mụ, xem bộ dáng tên công tử mi thanh mục tú bên cạnh lại tỏ ra sợ hãi thì đã rõ lão phụ kia tới vạch tội hắn, liền trở nên yên lòng.
Huyện thái gia thấy lão phụ đồng ý thì vui mừng:
- Ngươi chớ tức giận, hôm nay chỉ cần ngươi nhận ra tặc nhân, bổn quan sẽ làm chủ lấy lại công đạo cho ngươi.
Nói xong hắn lại lấy tay chỉ vào Lư Vân cùng tên công tử kia nói:
- Tại đây có hai người, hãy đến mà nhìn cho rõ.
Lão phụ kia hét lớn một tiếng liền chạy đến chỗ hai người, tiếp theo lại nheo mắt dò xét.
Lư Vân vốn không để tâm đến chuyện này, có điều thấy lão phụ không ngừng đảo mắt nhìn qua bản thân thì không khỏi kinh hãi, thầm nghĩ: "Lão phụ này tuổi tác đã cao, mắt mờ đừng có nhận sai người nha!"
Nhất thời hắn cảm thấy run run, sợ lão phụ này nhận sai người.
Chính vào lúc đang lo lắng thì lão phụ chỉ tay vào hắn rồi thét lớn:
- Hắn! Chính là hắn! Kẻ này chính là người đã xông vào nhà dân phụ, chính hắn đã làm ra hành động tàn bạo vô sỉ ấy, thỉnh đại nhân hãy mau đem hắn xử phạt để thị chúng.
Lư Vân sợ tới mức hồn vía bay lên trời, cả kinh nói:
- Mụ… Mụ ăn nói bậy bạ gì đó? Mụ đừng có vu oan cho người tốt!
Huyện thái gia liền vỗ mộc bài quát:
- Công đường là nơi người dám tự tiện nói sao? Người đâu mau tới vả miệng hắn cho ta!
Một tên quan sai vội vàng đi tới tát vào mặt Lư Vân. Hai má hắn bị tát sưng lên, không thốt ra được một câu.
Huyện thái gia chỉ vào Lư Vân nói:
- Cổ thị, ngươi rõ ràng thật là người này, không phải người bên cạnh sao?
Lão phụ nhỏ giọng, the thé nói:
- Đúng là người này, không thể nào sai được. Một tuần trăng trước, người này đã xâm nhập vào trong phủ cầm dao uy hϊếp chủ mẫu nhà ta, hắn bề ngoài nhã nhặn nhưng thật ra là một kẻ cầm thú! Loại người này, lão phụ chỉ cần nhìn qua một lần thì nhất định không quên.
Lư Vân vừa kinh vừa sợ, một tháng trước hắn vẫn còn làm công tại khách điếm, khi nào lại trải qua chuyện hoang đường thế này, lập tức kêu lên:
- Oan uổng a!
Một câu oan uổng còn chưa kịp nói, đã bị tên lính canh tát cho mười mấy phát liền ngã lăn ra trên công đường.
Huyện thái gia lớn tiếng nói:
- Hay cho một tên điêu dân lớn mật, ngươi ở bổn huyện mà dám làm điều phi pháp, cưỡиɠ ɧϊếp dân nữ thật là tội ác tày trời, bổn quan hỏi ngươi một câu, ngươi có nhận tội hay không?
Lư Vân kinh hoảng kêu lên:
- Đại nhân ngàn vạn lần đừng nghe lão phụ kia nói bừa, tiểu nhân thật sự trong sạch.
Huyện thái gia lại không để ý tới hắn, tiếp tục nói:
- Trên công đường ngươi dám không nhận tội. Người đâu, đến dụng hình cho bổn quan, cho đến khi nào hắn chịu nhận tội mới thôi.
Một tên quan sai ở bên nhe răng cười với Lư Vân:
- Tiểu tử ngươi mau chóng nhận tội đi, để đỡ phải chịu khổ sở.
Mắt thấy đám quai sai như hổ báo trong khi bản thân chỉ là một kẻ thư sinh nhu nhược, Lư Vân sao lại không sợ được? Hắn run giọng nói:
- Ta… Ta chưa từng làm chưa làm chuyện xấu… Các ngươi sao lại muốn ta nhận tội?
Tên quan sai kia hừ một tiếng nói:
- Còn dám mạnh miệng sao?
Liền kéo Lư Vân đến một nơi rồi dùng roi quất vào người hắn. Lư Vân bị quất đến người đầy vết thương, đau nhức mà ngất đi.
Trong khi Lư Vân đang chịu hình thì tên Huyện thái gia lại tự đi xuống trước mặt tên công tử kia, cười bồi nói:
- Những tên quan sai này quả thật là có mắt không tròng mà không thấy Thái Sơn, kính mong Hồng thiếu gia thứ lỗi.
Công tử kia lạnh lùng nói:
- Được rồi, ta không so đo chuyện này cùng các ngươi. Lúc nào ta có thể đi?
Huyện thái gia vái chào nói:
- Đương nhiên có thể đi ngay lập tức, sự tình hôm nay quả thật là bắt đắc dĩ, mong rằng thiếu gia bỏ qua cho.
Nói xong liền quát:
- Các ngươi còn không mau đưa Hồng thiếu gia về phủ.
Một đám quai sai vội tới muốn hộ tống vị thiếu gia này khỏi đây, Hồng thiếu gia vung tay lên cười lạnh nói:
- Không cần phiền toái, kiệu của bổn thiếu gia đã ở bên ngoài, ta tự đi ra là được.
Hắn ha hả cười quay người lại đi, bỗng nhiên ngoài cửa lóe lên một cái bóng, thì ra là một đại hán vọt vào. Người này cầm trong tay một thanh đao nhọn, vẻ mặt phẫn nộ quát:
- Họ Hồng kia! Cẩu quan kia buông tha cho ngươi những lão tử thì không, mau nạp mạng cho lão tử.
Hồng thiếu gia sợ hãi vội lui ra sau vài bước, quay đầu nhìn Huyện thái gia hỏi:
- Điều này… Người này đang làm gì ở đây?
Huyện thái gia cũng kinh hãi vội quát lên:
- Điêu dân to gan, dám cầm đao xông vào công đường sao? Có ai không! Mau bắt tên ác đồ này lại cho ta.
Quan sai ở hai bên vội vàng xông lên, sau một hồi quyền cước mới đè ngã tráng hán kia xuống đất.
Tráng hán kia lớn tiếng quát:
- Họ Hồng kia! Ngươi cưỡиɠ ɠiαи thê tử của lão tử rồi muốn đi như vậy sao? Lão tử nói cho ngươi biết, ngươi đừng tưởng rằng người nhà ngươi quyền cao thế lớn thì có thể làm xằng làm bậy, lão tử nhất định phải trừng trị ngươi!
Hồng thiếu gia nghe xong liền “ A” một tiếng, rốt cuộc nhận ra đối phương, cười hắc hắc nói:
- Nguyên lai là ngươi a!
Nói xong liền cất bước tiến đến tráng hán kia nói:
- Tên tiểu tử nhà ngươi không biết phân biệt sao, nương tử của ngươi mỗi ngày đều ở trong nhà mặt ủ mày chau, ta thấy thương tiếc liền chạy tới an ủi nàng một phen. Ngươi còn không cảm tạ ta mà còn tới báo quan, thật sự không thức thời.
Tên tráng niên kia gào rống liên tục, trong mắt như muốn phún lửa.
Huyện thái gia sợ Hồng thiếu gianói nhiều sẽ lộ việc, vội nháy mắt ra hiệu nói:
- Hồng thiếu gia mau đi đi, đừng dông dài với kẻ này nữa.
Hồng thiếu gia hiểu ý, liền cười một tiếng dài rồi tự mình bước ra.
Bên này, Lư Vân chứng kiến được sự việc này từ đầu cho đến cuối, trên lưng hắn bị đánh, trong lòng đau như cắt: "Hay cho một tên quan tham! Xem bộ dạng của hắn chắc là đã tư lợi, nếu không sẽ không xử án khinh suất thế này! Ta.. ta tuyệt đối không thể nhận tội, cho dù có bị đánh chết ta cũng không nhận".
Hắn không cam lòng bị người khác xem là kẻ thế tội, lập tức liền cắn răng nhịn đau không nhận, sau khi bị đánh mười roi thì hắn liền ngất đi.
Hồng thiếu gia thong dong rời khỏi công đường, ngay lập tức Huyện thái gia liền sai người bắt lại tên tráng hán kia quát lên:
- Ngươi, điêu dân lớn mật, bổn quan đã bắt được hung phạm. Đợi ít ngày nữa sẽ trả lại cho ngươi công đạo, vậy mà hôm nay ngươi lại tới đây kêu oan uổng.
Nói xong liền chỉ vào Lư Vân, nghiễm nhiên đã xem hắn là hung phạm rồi.
Tráng hán liếc nhìn Lư Vân, nổi giận gầm lên một tiếng mắng:
- Thúi lắm! Ngươi chỉ là một tên tham quan, ngày thường đã nhận không ít thứ tốt từ tay của đám hào phú, lại muốn tìm ngươi chết thay sao, muốn ta buông tha cho họ Hồng kia sao?
Huyện thái gia nghe vậy liền giận dữ, dùng sức vỗ Mộc bài rồi quát lên:
- Trên công đường mà ngươi dám hồ ngôn loạn ngữ! Nếu không phải niệm tình ngươi là khổ chủ thì hôm nay ngươi không thoát khỏi tội chết.
Hắn vung tay lên quát:
- Người đâu! Đem hắn đánh một trăm trượng cho bổn quan.
Hai tên quan sai vội vàng chạy đến kéo tráng hán đi ra ngoài, tên tráng hán kia lớn tiếng mắng:
- Ngươi tên cẩu quan này! Lão tử tới đây không phải đưa đầu cho ngươi chém! Ta nói cho ngươi biết, thân cữu cữu (2) của ta làm trong Đô Sát viện ở kinh thành, còn quen biết với mấy vị Ngự Sử đại nhân. Nếu hôm nay ngươi đánh chết ta thì người sẽ thay ta đòi lại công đạo.
Huyện thái gia nghe đến hai chữ “Ngự Sử” thì sắc mặt liền trở nên trắng bệch, tên sư gia vội chạy đến, ghé vào tai hắn nói nhỏ:
- Người này tuyệt không vô căn cứ mà bịa đặt, đại nhân không nên đánh chết hắn, nếu không chỉ sợ sau này không ổn.
Huyện thái gia nghe lời sư gia, liền giơ tay ra hiệu:
- Đừng vội đánh hắn, trước tiên hãy đem ngươi này đuổi ra ngoài cho ta.
Đám quan sai vội vàng vâng dạ rồi ném tráng hán kia ra khỏi nha môn. Tráng hán kia vẫn chưa từ bỏ ý định, vẫn còn đứng trước cửa công đường chửi mắng một hồi, đám quan sai thấy vậy liền loạn bổng đuổi hắn đi.
Huyện thái gia vội gọi tên sư gia đến rồi hỏi:
- Tên này cũng không phải dễ trêu vào, chúng ta nên làm sao đây?
Tên sư gia kia nhìn thoáng qua Lư Vân, thấp giọng nói:
- Đại nhân chớ nên lo lắng, chỉ cần bức tên kia khai ra, ngày sau dù Đô Sát viện phái người đến thì chúng ta cũng có chứng cứ.
Huyện thái gia vui vẻ nói:
- Đúng vậy, chỉ cần có giấy khai nhận thì chúng ta còn sợ gì nữa?
Lập tức phân phó cho đám quan sai:
- Tên tiểu tử này là hung đồ còn không nhận tội, các ngươi đánh cho đến khi nào hắn khai mới thôi.
Tên quan sai liền xông về phía trước, rút roi gia ra tiếp tục quật vào ngươi Lư Vân, đánh cho hắn mạng chỉ còn lại nửa cái.
Một gã quan sai vội đi tới nói:
- Khởi bẩm đại nhân, bất luận chúng ta dùng hình sao thì tiểu tử này cũng không khai, hiện giờ hắn đã bất tỉnh.
Huyện thái gia cả giận nói:
- Tên tiểu tử chết tiệt này, nếu hắn không nhận thì khi tên khổ chủ bẩm báo lên kinh thành, thượng cấp phái người xuống đây thì đối phó ra sao? Hãy lôi hắn dậy đánh tiếp cho ta.
Chúng quan sai lại tới đánh Lư Vân, thấy hắn vẫn bất động nằm như chết. Tên sư gia vội khuyên nhủ:
- Tiểu tử này rất cứng rắn, nếu tiếp tục đánh thì chỉ sợ gây ra án mạng. Ngày mai chúng ta lại thẩm hắn cũng không muộn.
Huyện thái gia cười một tiếng, lớn tiếng nói:
- Cứ đem hắn giam lại đã, ngày mai lại thẩm vấn hắn thêm một lần nữa.
Chúng quan sai vội vàng đem Lư Vân ném vào đại lao.
Một lúc sau, Lư Vân tỉnh lại, toàn thân đau đớn không thôi, nằm cũng không được đứng cũng không xong, đành phải nắm lấy song sắt chậm rãi bò dậy.
Lư Vân thấy không một bóng người trong đại lao, bản thân lại bị người khác vu hãm, trong lòng vừa sợ lại vừa hận, nghĩ: "Nha môn này thật là hắc ám, nếu ta liều chết không nhận tội thì chắc chắn bọn chúng sẽ sát hại ta, nhưng nếu ta nhận tội thì cũng chỉ có một con đường chết. Trời ơi, Lư Vân ta cứ như vậy hàm oan mà chết sao? Ta không muốn! Ta không muốn".
Hắn kích động nắm lấy cánh cửa nhà lao hét lớn:
- Ta không muốn chết! Thả ta ra ngoài.
Hắn hô một hồi cũng không thấy ai để ý, mà lúc này hắn cũng không còn đủ sức để kêu nữa.
-----------------------
Chú thích:
(1)Ngày đại niên: Mùng một tết.
(2) Cữu cữu: Cậu ruột
.