Chương 12: Điều Tra

ĐIỀU TRA

Bảo Phúc bị gài vô thế tiến thoái lưỡng nan, cười khổ:

− Tiểu thư, tại hạ cũng muốn giúp người gặp nạn, nhưng án này tại hạ không có chút manh mối, lấy gì để phá đây.

Thu Dung chợt rơm rớm nước mắt, quì mọp xuống:

− Công tử, chuyện này giúp cho Mai muội, thực ra cũng là giúp tiểu nữ cứu cha, chỉ cần công tử làm được, nếu không chê Thu Dung mang tiếng là gái có chồng, Thu Dung nguyện cả đời nâng khăn sửa túi giúp công tử.

Bảo Phúc nghe qua càng hoang mang, không hiểu chuyện gì. An Nhiên liền đỡ lấy Thu Dung:

− Tỉ tỉ, đâu cần thiết phải như vậy!

Thu Dung lau nước mắt, ôm lấy An Nhiên:

− An Nhiên, tỉ khổ quá, ước gì tỉ được sống như năm năm trước kia thì vui sướиɠ biết mấy.

Thấy Bảo Phúc vẫn còn ngờ nghệch, An Nhiên giải thích, cũng là hoài niệm.

− Năm năm trước Dương Võ Trương ba gia đình đều là những thương nhân, thường xuyên qua lại thân thiết. Rồi một ngày nọ, có một toán người từ kinh thành tìm đến, gặp Trương bá bá. Thì ra mẫu thân của Thu Dung tỉ mang họ Trần, có họ hàng xa với hoàng tộc. Nhóm người đó nói rằng sẽ giúp đỡ Trương bá bá có được chức quyền, vậy là bỗng chốc, bá bá trở thành tri huyện đại nhân, từ đó biến cố không ngừng xảy ra.

Bảo Phúc cười:

− Tại hạ thấy tri huyện đại nhân với hai nhà Dương Võ vẫn xem như bằng hữu mà.

Thu Dung lau nước mắt:

− Gia phụ đối với quan trường nào có biết gì, mọi việc trong huyện đều phụ thuộc vào huyện thừa Lương Bội Nghĩa và cai huyện Cao Tài. Hai người này lòng tham không đáy, làm đủ chuyện bất nhân bất nghĩa khiến ai cũng ghét cay ghét đắng. Như vụ án sáng nay, Cao Tài chỉ cần suy tội, cha đã hạ lệnh bắt Phương Bách hai người hạ ngục thẩm vấn, nhưng với cực hình của nha huyện, sớm muộn bọn họ cũng nhận tội thôi. Người ta nói gieo gió ắt gặp bão, tiểu nữ chỉ lo gió này gia phụ không trực tiếp gieo, những giông bão thì gia đình phải gánh chịu.

An Nhiên nói tiếp:

− Lương huyện thừa vốn có thân thích làm quan ở kinh thành, năm trước mai mối tỉ tỉ với một công tử ở đó. Đến ngày cưới, kiệu hoa đã đưa đến đón dâu thì gã đó bỗng lọt vào mắt của một tri phủ, lập tức cho người giữa đường trả kiệu. Vì vậy mà tỉ tỉ mang danh có một đời chồng. Nếu Lưu công tử chịu giúp đỡ, mọi chi phí cần gì ta sẽ chi trả.

Thu Dung nói tiếp:

− Còn án tình như thế nào, tiểu nữ sẽ hết sức hỗ trợ.

Nguyễn Lộc đưa mắt nhìn Bảo Phúc:

− Hiền đệ, giúp một người bằng xây mười tòa tháp, huống gì lần này đệ giúp được nhiều người.

Bảo Phúc gãi đầu:

− Vậy để tại hạ thử xem sao, nhưng chuyện này không hứa trước có thành công hay không được.

Hà Mai nức nở:

− Chỉ cần có chút hi vọng cứu được huynh trưởng, dù lên núi đao hay xuống biển lửa, tiểu nữ cũng cam lòng.

Bảo Phúc nói:

− Được rồi, vậy chúng ta đi.

Mọi người ngạc nhiên:

− Đi đâu?

Bảo Phúc bước ra:

− Đến ngôi miếu bên bờ sông, nơi phát hiện tử thi sáng nay.

Nơi phát hiện thi thể là phía sau ngôi miếu thủy thần. Sáng nay người dân hiếu kì đến xem đông đúc, quan lính đi lại khiến hiện trường xáo trộn, không còn chút dấu tích gì. Bảo Phúc săm soi từng ngóc đến sụp tối thì thở dài:

− Chẳng khác nào mò kim đáy biển, thôi, trời đã tối rồi, chúng ta trở về thôi, mai lại tính tiếp.

Thu Dung nhìn Hà Mai:

− Đêm nay muội tính ở đâu?

Hà Mai cúi đầu:

− Chắc muội ngủ ở ngoài hiên của tiệm may.

An Nhiên lo lắng:

− Như vậy không ổn, nhỡ có kẻ xấu thì sao, hay muội đến nhà ta.

Hà Mai lắc đầu:

− Muội là em của nghi phạm, e sẽ gây bất lợi cho Dương gia.

Bảo Phúc đưa mắt nhìn Nguyễn Lộc, rồi đề nghị:

− Nếu cô nương không nghi ngại, căn nhà hoang vẫn còn nhiều phòng trống.

Ba thiếu nữ nhìn nhau, Hà Mai khẽ gật đầu:

− Được hai vị công tử bảo vệ, Mai có gì phải nghi ngại!

Thu Dung đề nghị:



− Chúng ta đã là ngồi cùng một thuyền, cũng nên đổi cách xưng hô cho thân thiện, Thu Dung mười bảy tuổi, An Nhiên mười sáu, Hà Mai mười bốn đã xưng tỉ muội quen rồi, vậy còn Lưu công tử?

Bảo Phúc mỉm cười:

− Tại hạ hai mươi mốt tuổi.

Thu Dung gật đầu:

− Vậy chúng ta gọi là anh rồi, từ hôm nay chúng ta xưng là huynh muội nhé.

Trở về Đàm gia, Bảo Phúc nhường căn phòng cho Hà Mai, còn mình dọn sang căn phòng bên cạnh để nàng ở giữa.

Bên đống lửa bập bùng, Bảo Phúc cùng Nguyễn Lộc nhâm nhi chung rượu, Hà Mai vừa châm lửa, vừa rót rượu. Nguyễn Lộc hỏi:

− Hôm nay ở hiện trường đệ có thu thập được gì không?

Bảo Phúc lắc đầu:

− Chẳng có chút vết tích. Có lẽ chúng ta phải tìm hiểu theo hướng khác thôi.

Nguyễn Lộc hỏi tiếp:

− Vậy đệ tính bước tiếp theo phải làm gì?

Bảo Phúc trầm ngâm:

− Gặp người nghiệm thi. Trước mắt chỉ có thể tập trung vào nạn nhân hôm nay. Vụ án này dễ dàng tìm thấy tử thi, chưa chắc có lên quan gì đến bốn vụ mất tích kia.

Hà Mai chen vào:

− Theo muội biết các vụ mất tích trước đều diễn ra trước đêm trăng tròn một hai ngày, vụ này cũng như vậy.

Bảo Phúc nhíu mày:

− Trăng tròn ư?

Nguyễn Lộc nhìn chàng:

− Đệ phát hiện gì sao?

Bảo Phúc lắc đầu:

− Cứ đặt giả thuyết là cả năm vụ đều do cùng một thủ phạm, vậy thì sẽ có cùng động cơ gây án, theo hướng này chúng ta cần phải lọc ra những điểm giống nhau. Như Mai muội nói, đêm trăng tròn cũng có thể là một điểm tương đồng. Sát nhân là kẻ yêu trăng hay ghét trăng đây?

Nguyễn Lộc chưng hửng:

− Yêu trăng hay ghét trăng cũng có thể gϊếŧ người sao?

Bảo Phúc hướng về vầng trăng trên cao:

− Kẻ biếи ŧɦái thì chuyện biếи ŧɦái nào mà không làm được. Mai muội, mai bọn ta đến tìm người nghiệm thi, muội ở lại canh lửa giúp ta được không?

Hà Mai gật đầu:

− Các huynh cứ lo bên ngoài, việc trong nhà giao hết cho muội.

−−−−−−−−−−

Người nghiệm thi già thấy thiên kim của tri huyện tìm đến thì đón tiếp rất niềm nở. Sau vài câu xã giao, nghe qua mục đích bọn họ tìm đến thì thở dài:

− Lão vốn cũng cho rằng Hà Phương và Hoàng Bách không thể là hung thủ được, chỉ tiếc lời nói của lão chẳng có giá trị gì nên chỉ đành ngậm trong miệng.

Bảo Phúc ngạc nhiên:

− Sao bác lại nói vậy?

Người nghiệm thi đáp:

− Trong cuộc đời nghiệm thi của lão, chưa bao giờ chứng kiến một cái chết nào tàn khốc như vậy. Xương cổ của Lí Tố Nương bị bóp vỡ vụng, xương sọ bị đánh đến nhũng ra, kẻ ra tay ắt hẳn phải có nội lực kinh người, Phương Bách hai người đều làm nghề may vá, thể trạng yếu ớt, chưa từng luyện qua võ công, sao có thể làm được như thế.

Bảo Phúc nhíu mày suy nghĩ một hồi, lại hỏi tiếp:

− Vậy bác có thể xác định nạn nhân có bị cưỡng bức hay không?

Người nghiệm thi lắc đầu:

− Lí Tố Nương chết đi vẫn còn là xử nữ, lão cũng cảm thấy kì quặc, kẻ thủ ác bắt cóc một thiếu nữ, giam giữ mấy ngày rồi gϊếŧ đi mà không hề động chạm đến, chẳng hiểu hắn có mục đích gì.

Bảo Phúc trầm ngâm, rồi lại hỏi:

− Trên thi thể nạn nhân có còn thương tích gì khác hay không?

Người nghiệm thi nhíu mày:

− Xương cổ bị bóp nát, xương đầu bị đánh vỡ là hai vết thương chí mạng rồi.

Bảo Phúc tiếp tục hỏi:

− Vậy lúc chết nạn nhân mặc y phục có gì đặc biệt không?



Người nghiệm thi đáp:

− Trang phục giống như những thiếu nữ bình thường khác thôi.

−−−−−−

Nhà của Lí Tố Nương, quan tài vẫn còn nghi ngút khói, nỗi bi thương bao trùm.

Nghe mọi người hỏi chuyện, người mẹ già nấc nghẹn:

− Tố Nương là một đứa con gái xinh xắn ngoan ngoãn, tại sao bọn ác nhân lại nỡ lòng đoạt mạng nó.

Trong khi An Nhiên và Thu Dung xúm lại an ủi, Bảo Phúc hỏi:

− Bá mẫu tin Hoàng Bách là hung thủ sao?

Người mẹ già gật đầu:

− Không phải nó thì ai gây ra đây?

Bảo Phúc ngạc nhiên:

− Sao bá mẫu lại nghĩ như vậy?

Người mẹ già nấc nghẹn:

− Trước đây Tố Nương với hắn là thanh mai trúc mã, vô cùng thân thiết. Bỗng dưng cách đây chừng một năm, hắn đối với Tố Nương trở nên cộc cằn thô lỗ, hay la hét cáu gắt. Ta vì không chịu được nên đã tìm một mối tốt ở làng bên cho Tố Nương. Chẳng ngờ con ta không quên được kẻ bạc tình đó, vẫn thường đến tiệm vải tìm hắn, cuối cùng mới có cớ sự ngày hôm nay. Cũng may ông trời có mắt, cuối cùng kẻ ác đã phải chịu báo ứng.

Thu Dung nghe vậy, toan lên tiếng bênh vực thì Bảo Phúc ngăn lại:

− Chỉ sợ Hoàng Bách một mình khó ra tay.

Người mẹ già gật đầu:

− Đúng vậy, chính là gã Hà Phương giúp sức, hắn có đứa em gái muốn gả cho Hoàng Bách, nên thấy Tố Nương qua lại mới lập mưu gϊếŧ người.

Bảo Phúc lại nói:

− Nghe rằng kẻ ra tay có võ công, trong khi Hà Phương và Hoàng Bách thì không biết võ, cháu e rằng vẫn còn đồng phạm mà chúng ta chưa biết.

Người mẹ già trợn mắt:

− Nói vậy kẻ thủ ác vẫn chưa bắt được hay sao?

Bảo Phúc gật gù:

− Rất có thể như vậy, bọn cháu đến đây là để tìm ra manh mối bắt kẻ đồng phạm kia.

Người mẹ lau nước mắt:

− Còn manh mối gì chứ?

Bảo Phúc liền hỏi:

− Thời điểm Tố Nương bị bắt cóc là lúc nào?

Người mẹ tần ngần hồi lâu rồi nói:

− Sáng hôm đó cả nhà chuẩn bị ra đồng, Tố Nương nói là có chút việc sẽ ra ngay, sau đó ta không thấy nó đến, buổi trưa trở về nhà thì đã bặt vô âm tín.

Bảo Phúc nhíu mày:

− Vậy mấy ngày trước Tố Nương có ra đồng trễ như vậy không?

Người mẹ lắc đầu:

− Mẹ con ta thường đi về cùng lúc.

Bảo Phúc hồi hộp:

− Vậy bá mẫu có biết hôm đó Tố Nương bận việc gì không?

Người mẹ lại lắc đầu:

− Ta chưa từng hỏi đến.

Chợt bà nhớ lại:

− Dường như Tố Nương có hẹn với ai đó, mấy hôm trước thỉnh thoảng nó hay ra ngóng vào trông, lại có vẻ như muốn giấu giấu diếm diếm. Còn trông ngóng điều gì ta nghĩ không ra. À, phải rồi, rất có thể là Hoàng Bách, chỉ có hắn mới khiến con ta chờ đợi như thế.

Bảo Phúc chau mày suy nghĩ, rồi hỏi sang chuyện khác:

− Tố Nương năm nay bao nhiêu tuổi?

Người mẹ buồn bã:

− Con ta vừa được mười sáu tuổi.

Thu Dung đưa mắt nhìn An Nhiên:

− Vậy là cùng tuổi với muội sao, thật tội nghiệp.