TỈNH GIẤC
Ánh mặt trời chói chang rọi vào mặt khiến Bảo Phúc khó chịu. Chàng chưa vội thức dậy, nghiêng mặt sang một bên để tránh nắng. Có thứ gì đó cưng cứng đâm vào mặt, Bảo Phúc đưa tay sờ sờ phía dưới, rồi chợt giật mình ngồi nhổm dậy. Đưa mắt nhìn quanh một lượt, Bảo Phúc đi từ ngạc nhiên đến hoảng hốt. Giường êm nệm ấm đâu mất, dưới lưng chàng là một bãi cỏ, phố xá nhà cửa chẳng còn, thay vào đó là cây cối rậm rạp hoang vu. Bảo Phúc không tin, đưa tay dụi mắt rồi nhìn lại lần nữa, khung cảnh vẫn không thay đổi. Chàng đứng bật dậy, toàn thân đau ê ẩm, nhìn lại mới thấy quần áo mình loang lổ vết cháy, chẳng khác gì một người ăn mày. Xung quanh đó, vài ngọn cây cháy xém, nghiêng ngả. Chàng vẫn chưa hoàn hồn, đưa tay vỗ vỗ lên đầu, rồi định thần nhìn kĩ, mọi thứ trước mắt đã là sự thật.
− Không lẽ tối qua mình mộng du đi lạc chăng?
Bảo Phúc lầm bầm một mình, rồi khó nhọc lê cái thân đau nhức bước đi.
Đi mãi, đi mãi, trời từ lúc còn ở hướng đằng đông đã chuyển về đằng tây mà xung quang vẫn chỉ là sự hoang vu đến đáng sợ. Đúng lúc Bảo Phúc sắp mất hết bình tĩnh thì phía trước đã có một vùng đất trống. Chàng vừa thở dốc vừa chống vào một cây to nhìn ra ngoài, trước mặt chàng là một khu dân cư cổ kính, mái ngói có mái lá có, vách gỗ có vách lá có.
Bảo Phúc mừng rỡ:
− Cuối cùng cũng đến chỗ có người, phải hỏi thăm đường về khách sạn mới được.
Dốc hết sức lực, Bảo Phúc chạy một mạch đến phía trước. Đôi chân quen đường nhựa, cưỡi xe gắn máy như có đeo chì trên đoạn đường đất mấp mô gập ghềnh.
Sau một hồi chạy bở hơi tai, Bảo Phúc đã đến một con đường lớn đầy người qua kẻ lại. Nhưng hình ảnh trước mắt càng khiến chàng quay cuồng, nhà cửa thô sơ đã đành, trang phục của mọi người cũng lạc hậu. Chàng lẩm bẩm:
− Không lẽ mình lạc đến nơi ở của người dân tộc sao? Không đúng, đây rõ ràng là đồng bằng mà.
Người đi qua lại ai cũng ném một cái nhìn ái ngại về phía Bảo Phúc rồi nhanh chóng tránh xa. Chàng toan mở miệng hỏi đường, nhưng xem chừng mọi người đều không có vẻ thân thiện.
Sau một lúc đứng tần ngần, Bảo Phúc lại lầm lũi bước đi, hy vọng tìm được thông tin nào đó về vị trí của mình hiện tại.
Đi ngang một quán bán xôi, vừa nhìn thấy thức ăn, cái bụng của Bảo Phúc đã kêu rột rột. Chàng vỗ vỗ nó:
− Cũng tại tối qua tham uống bia nên không ăn được nhiều.
Thấy có người đứng nhìn, một phụ nữ đon đả chạy ra, đưa mắt nhìn một lượt rồi bĩu môi:
− Ra là thằng ăn mày, thật xui xẻo mà.
Rồi mụ lớn tiếng:
− Còn không chịu cút đi cho bà nhờ!
Bảo Phúc nuốt nước bọt:
− Cô ơi, cháu bị lạc đường, có thể cho cháu ….
Chưa dứt lời, người phụ nữ đã trề môi:
− Ăn mày nào lại không lỡ đường? Cút cút cút! Đừng để bà đây tức giận nhé.
Lúc này từ hai đầu đường xuất hiện hai toán người hùng hổ đi đến, mụ già lẩm bẩm:
− Lại đám công tử nhà giàu đi gây chuyện nữa đây, đã gặp ăn mày lại còn thấy hà bá, thôi hôm nay nghỉ bán sớm cho lành.
Toán đằng đông tới trước quán xôi thì dừng lại. Dẫn đầu là một thanh niên chừng mười bảy mười tám, trang phục tuy cổ điển nhưng phong độ quí phái, tay phe phẩy chiếc quạt, đủng đỉnh đứng đợt. Dẫn đầu toán đằng tây cũng trạc tuổi ấy, vừa ngửng mặt nhìn trời vừa thong thả bước đến như không nhìn thấy những người trước mặt.
− Đỗ Sơn, mặt trời đã gần xuống núi rồi, sao ngươi không ở nhà mà dẫn người về thôn đông ta để làm gì?
Thanh niên dẫn đầu toán phía tây tên là Đỗ Sơn mỉm cười:
− Vậy Võ Thừa Tự nhà ngươi sao không nghe lời mẹ, chạy lung tung về thôn tây ta để làm chi?
Người tên Võ Thừa Tự ung dung phe phẩy quạt:
− Ta không đến thôn tây nghèo mạt của ngươi để làm gì cả, ta về thôn bắc ngắm mỹ nhân thưởng hoa, cũng là vợ tương lai của ta đó.
Nói xong phá lên cười, Đỗ Sơn mỉa mai:
− Hạng bất tài như ngươi thì đến sợi tóc của An Nhiên còn chưa chạm được, còn nằm mơ cưới được nàng.
Võ Thừa Tự chau mày:
− Ngươi nói ai bất tài, nói lại thử xem!
Đỗ Sơn khinh khỉnh:
− Ta nói là Võ Thừa Tự bất tài đó, văn không bằng ta, võ thì hôm trước đã bị ta đánh bại một lần rồi, có cần nhắc lại nữa không?
Một thanh niên bên toán đằng đông bước tới:
− Đỗ Sơn, ta nhắc cho ngươi nhớ, giàu nhất ở Đông Ngàn này là ai, là Võ gia đó, còn Đỗ gia nhà ngươi, gia sản chắc chỉ bằng một cái móng tay của Thừa Tự.
Đỗ Sơn quắc mắt nhìn:
− Trường Thọ, ngươi ở thôn bắc, từ lúc nào lại chạy đến giữ nhà giúp cho họ Võ vậy?
Võ Thừa Tự mỉm cười:
− Chim khôn chọn cành mà đậu thôi, đạo lí này ngươi cũng không hiểu sao? Đỗ Sơn à, ta thừa nhận ngươi cả văn võ đều giỏi, nhưng mưu trí thì chưa chắc hơn ta được đâu. Dù sao thì An Nhiên bổn thiếu gia nhất định phải cưới, còn hôm nay ta sẽ cho ngươi thấy ai mới là người cơ trí hơn.
Rồi quay sang Bảo Phúc đang đứng nép mình bên góc tiệm xôi, hắn nói tiếp:
− Lấy thằng ăn mày này làm đề tài đi, người nào không động đến võ lực mà khiến hắn chui qua háng thì sẽ thắng. Bổn thiếu gia cho ngươi trổ tài trước đó.
Đỗ Sơn đưa mắt nhìn Bảo Phúc, hai mắt trợn ngược vô cùng hung tợn, chàng lo sợ ôm hai tay vào góc cột:
− Thằng ăn mày, mày nghe nói rồi phải không, mau chui qua háng, tao sẽ cho mày một đồng tiền.
Bảo Phúc nghe nói vậy mà xốc, chàng càng ôm chặt cây cột hơn nữa, Đỗ Sơn gắt lên:
− Một đồng không chịu sao? Vậy hai đồng được chưa?
Thấy Bảo Phúc vẫn ôm chặt gốc cột, hắn tức tối:
− Ba đồng, bốn đồng, thôi năm đồng luôn.
Bảo Phúc đưa đôi mắt khϊếp đảm nhỉn, Đỗ Sơn càng bực dọc:
− Thằng ăn mày, muốn có tiền phải bỏ ra công sức chứ, tiền mầy không lấy thì mầy xin cái gì.
Vẫn là một tràng yên lặng, Đỗ Sơn gầm lên:
− Khốn kiếp, thằng ăn mày mà cũng làm giá, tao sẽ gϊếŧ mầy.
Võ Thừa Tự cười phá lên:
− Đã nói là không dùng võ lực, Đỗ Sơn ngươi lại dọa gϊếŧ người ta, vậy là thua mất rồi. Thôi, hãy để bổn thiếu gia ra tay.
Nói xong bước đến tiệm xôi, bốc lấy một nắm thật to:
− Ngươi đói rồi phải không?
Bảo Phúc nhìn thấy nắm xôi, ruột gan như muốn sôi sùng sục lên, gật đầu lia lịa.
− Chui qua háng ta đi, nắm xôi này là của ngươi, à không, cả rá xôi kia là của ngươi tất.
Bảo Phúc nhìn nắm xuôi nuốt nước bọt ừng ực. Võ Thừa Tự thúc:
− Chui qua đi, ta sẽ cho ngươi thêm mười đồng nữa, ngươi sẽ ăn được gấp đôi lượng xôi ở tiệm này.
Thấy Bảo Phúc còn chần chừ, Võ Thừa Tự hối thúc:
− Hàn Tín khi xưa cũng lòn trôn, sau này vẫn là đại tướng lãnh binh trăm vạn. Ngươi chỉ cần no bụng hôm nay, sợ gì ngày mai không có cơ hội.
Lời nói của hắn đã đánh động Bảo Phúc, chàng hít một hơi thở thật sâu, thầm nghĩ: "Đúng vậy, giữ được rừng sợ gì không có củi đốt, không chịu cái nhục này thì mạng mình khó qua khỏi đêm nay mất".
Đang toan bò xuống thì chàng lại nghĩ: "Hắn vì muốn tranh hơn thua mới bày ra trò này, sao mình không tranh thủ đòi hắn thêm mớ tiền nữa, như vậy mới có thế sống thêm ít ngày để mà tìm đường về".
Nghĩ vậy chàng bèn ôm chặt lại cây cột:
− Không được, vạn lần không được!
Võ Thừa Tự hơi bất ngờ, nhưng lập tức mỉm cười:
− Mười đồng vẫn còn ít sao, vậy mười lăm đồng nhe, thôi hai mươi đồng vậy!
Bảo Phúc chẳng biết hai mươi đồng làm được chuyện gì, nhưng nghe bọn họ kì kèo vậy, chắc cũng tạm được rồi. Chàng toan buông tay ra thì có tiếng trong trẻo của một thiếu nữ cất lên:
− Võ công tử, Đỗ công tử, sao hai người lại bày trò làm nhục người khác như vậy?
Một cỗ kiệu dừng lại, từ trong kiệu bước ra một thiếu nữ. Mọi người ở hiện trường, kể cả Bảo Phúc đều phải ngước nhìn. Như một nụ hoa vừa chớm nở, thiếu nữ xinh đẹp đến ngất ngây. Võ Thừa Tự lắp bắp:
− An Nhiên, thật ra ta … ta … ta chỉ muốn đùa chút thôi.
Đỗ Sơn nhanh nhảu:
− Không phải lúc nãy Thừa Tự nói rằng lấy kẻ ăn mày này làm đề tài đấu cơ trí sao, bây giờ lại nói là đùa?
An Nhiên nhíu mày, chỉ cần một chút co giãn trên đôi mày như lá liễu cũng khiến đám nam nhân thần trí điên đảo:
− Đã biết chuyện này là làm nhục người khác, sao Đỗ công tử còn tham gia?
Đỗ Sơn bị trách móc, tẻn tò liếc xéo nhìn Võ Thừa Tự. Võ Thừa Tự liền đưa nắm xôi ra:
− Đây, không cần ngươi làm gì cả, ta cho ngươi nắm xôi, à, … không, cả rá xôi kia cũng được, tiền ta sẽ trả sau.
Bảo Phúc đưa mắt nhìn nắm xôi, lại đưa mắt nhìn Thừa Tự, chưa biết bọn họ có tráo trở gì không nên chưa dám đón lấy. An Nhiên dịu dàng nhìn chàng, rồi quay sang Thừa Tự:
− Con người ai cũng có lòng tự trọng, Võ công tử vũ nhục người khác, rồi bố thí cho họ thì làm sao họ nhận được.
Đoạn nàng quay sang một người khiêng kiệu, đưa ra ít tiền:
− Nguyễn Lộc, huynh mua lấy nắm xôi khác rồi cho người này ăn, xem ra anh ta đã đói lắm rồi.
Người khiên kiệu nhận lấy tiền, bước đến chỗ bà chủ tiệm xôi. Bảo Phúc đưa mắt nhìn, đó là một thanh niên dáng người vạm vỡ, khuôn mặt nghiêm nghị, rắn rỏi. Nguyễn Lộc mua một nắm xôi to, bước lại:
− Tiểu thư thấy cậu tuy là ăn mày nhưng không chịu nhục nên có ý mến mộ. Cầm lấy mà ăn cho đỡ đói.
Bảo Phúc ứa nước mắt:
− Đại ca, ơn này của tiểu thư và đại ca giống như là ơn tái tạo vậy.
Nguyễn Lộc vỗ vỗ vai chàng rồi nhanh chóng bước về phía kiệu. An Nhiên nói với Đỗ Sơn:
− Đỗ công tử nổi tiếng là người học rộng hiểu nhiều, lại đi ức hϊếp một kẻ khốn cùng như vậy khiến An Nhiên thất vọng vô cùng.
Rồi quay sang Võ Thừa Tự:
− Võ công tử là thiếu gia của đệ nhất phú hộ, lại dùng vài đồng tiền mà vũ nhục một kẻ ăn mày, thử hỏi như vậy có đáng mặt hay không. An Nhiên không biết phải nói gì với hai người, mong là sau này đừng có chuyện này xảy ra nữa.
Nói xong nàng quay trở vào kiệu, một hồi sau thì cỗ kiệu mất dạng. Đỗ Sơn tức khí:
− Cũng tại Võ Thừa Tự nhà ngươi, bày ra trò này làm cho An Nhiên giận rồi.
Võ Thừa Tự gân cổ cãi:
− Ta bày ra thôi, ai kêu ngươi tham gia làm chi?
Trường Thọ lên tiếng:
− Ta thấy hai người không có lỗi, lỗi là của thằng ăn mày kìa, nếu nó chịu chui qua nhanh thì An Nhiên đâu nhìn thấy.
Võ Thừa Tự nhíu mày:
− Phải rồi, tất cả là do nó, phải đánh cho nó một trận mới được.
Dứt lời, cả hai toán thanh niên đều lao vào tay đấm, chân đá túi bụi.