Chương 63: 4. Thư Phúc Đáp Cư Sĩ Thiệu Huệ Viên

4. Thư phúc đáp cư sĩ Thiệu Huệ Viên

Hôm qua nhận được thư ông gởi đến, trong xóm ông có ông Phan Trọng Thanh ở Trương Gia Khẩu gởi thơ muốn được quy y. Người này tánh tình chân thành, chất phác, cũng có học vấn. Ông ta đã phát tâm thì Quang tôi cũng chỉ tùy duyên.

Nay tôi đặt pháp danh quy y cho ông ta là Huệ Thuần, bởi hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh, tức là đều có Phật huệ; nhưng vì bị tham, sân, si v.v... xen tạp nên Phật huệ bị trở thành tri kiến chúng sanh. Nay đã biết vốn sẵn đủ Phật huệ thì đối với tất cả những điều nghĩ ngợi, móng niệm, xử sự thảy đều kiểm điểm, chẳng cho những tri kiến tham, sân, si... phát sanh.

Lại còn phải dùng lòng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật, kiêng gϊếŧ, phóng sanh, yêu tiếc tánh mạng loài vật, đừng làm các điều ác, vâng làm các điều thiện, tự hành, dạy người cùng tu Tịnh nghiệp thì trí huệ ấy sẽ dần dần thuần. Nếu giữ được như vậy chẳng để mất, vãng sanh Tây Phương thì huệ ấy càng dễ thuần, đến khi phiền não hết sạch, phước huệ viên mãn là huệ đã thuần đến cực điểm bèn viên thành Phật đạo.

Thế nhân hay lầm tưởng mình có trí huệ, chẳng biết rằng trí huệ đó là vàng còn trong quặng, trọn chẳng sử dụng được, cần phải nung luyện cho tiêu sạch hết mọi tạp chất thì mới có ích. Đại ý như thế, mong hãy dốc chí!

Người học Phật tận lực thực hành nhiệm vụ. Nay thế nhân đa phần miệng lưỡi nhanh nhạy, ăn nói hay ho, bóng bảy, trong bụng thối nát, vô ích, thật đáng buồn!

5. Thư gởi cư sĩ Vương Tâm Thiền

Mẹ ông đã có thể niệm Phật thì hãy bảo các nàng dâu giúp mẹ niệm Phật. Lại nên khuyên bà ăn chay trường để trợ thành đạo nghiệp cho mẹ mới là hiếu. Nếu cứ nghĩ niệm Phật chỉ sợ tổn hao tâm lực, ăn chay sợ chẳng đúng phép vệ sinh mới là hiếu thì lòng hiếu ấy khác gì con La Sát cái yêu người đâu.



Hiếu như vậy phá hoại đạo nghiệp của mẹ, chẳng làm cho mẹ được liễu sanh thoát tử, trái lại còn khiến mẹ ở mãi trong sanh tử. Hiếu như vậy là đã xô người xuống giếng, còn quăng thêm đá nữa, khiến cho mẹ chẳng được siêu sanh, luân lạc bao kiếp. Dù là hiếu nhưng chẳng biết hiếu đúng cách lại hóa thành ngỗ nghịch.

Ông lo việc công, về hình dáng bất tất phải làm ra vẻ tu trì, nhưng trong lòng chẳng thể thường nghĩ nhớ hay sao? Nếu ông nhớ mẹ, ai cấm trong tâm ông thường nhớ đến mẹ? Ông tự thốt lên những lời trở ngại ấy nhưng toàn là luận về mặt hình tích, nào phải là luận trên phương diện tâm địa? Hiện tại thời cuộc nguy ngập như thế, nếu trong tâm vẫn chẳng chịu thầm niệm Phật thì chuyện tương lai chẳng biết phải giải quyết như thế nào!

Ông đọc Văn Sao, Gia Ngôn Lục, nhưng những điều nói trong các sách ấy vẫn chưa đủ để xóa tan được lòng nghi nên tôi lại phải dùng một tờ giấy với vài trăm chữ để an ủi, vỗ về, đều là do ông

Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục

thường ngày chẳng chịu suy xét, nghiền ngẫm mà ra cả. Ông hãy nên đem lòng hiếu đúng đắn để dạy các cô con dâu, thường mật niệm tự hành thì lợi ích rất lớn. Mong ông hãy hạ cố xét kỹ thì thật là may lắm vậy!

Liên Trì đại sư nói: “Cha mẹ lìa được trần cấu, đạo làm con mới được thành tựu”. Vì thế, sau khi cha mẹ đã mất, phận làm con đều phải nên chí thành niệm Phật ngõ hầu cha mẹ chưa được vãng sanh sẽ được vãng sanh, vãng sanh rồi sẽ liền cao thêm phẩm vị. Điều ấy phù hợp với ba thứ phước Tịnh nghiệp dạy trong Quán Kinh, thành tựu đạo hiếu thế gian và xuất thế gian vậy []

Ấn Quang Đại sư Gia Ngôn Lục hết

(dịch xong ngày 27 tháng 03 năm 2004)