Chương 4: Xung Đột

Theo chỉ dẫn của Vô Tự Thiên Thư, Khương Tử Nha đến Vạn Ma Cốc tìm Hạnh Hoàng Kỳ trước sau đó đến Ngọc Hư Cung mượn Tứ Bất Tượng vì nó vốn dĩ là thú cưỡi của Nguyên Thủy Thiên Tôn.

Khi tiến vào Vạn Ma Cốc, ngài cảm thấy hơi bồn chồn vì đây là nơi phong ấn vạn ma, đi đâu cũng nghe thấy tiếng gào thét, chửi rủa vô tội vạ.

Đi được một lúc, Tử Nha thấy một lá cờ màu vàng, xung quanh toả ra hào quang thì biết đó chính là Hạnh Hoàng Kỳ mà mình cần tìm nên đã nhanh chóng đi đến lấy nó. Đang định đưa tay rút cờ thì ngài chợt nhớ ra Nguyên Thủy Thiên Tôn từng nói nếu chạm vào cờ này thì cơ thể sẽ hóa đá ngay tức khắc. Việc ngài phải làm bây giờ là tìm ra bốn lá cờ còn lại mới có thể đường đường chính chính lấy được lá cờ thuộc hệ mộc Mậu Kỷ Hạnh Hoàng Kỳ.

Bốn lá cờ còn lại chính là:

+ Ly Địa Diễm Quang Kỳ

+ Tố Sắc Vân Giới Kỳ

+ Thanh Liên Bảo Sắc Kỳ

+ Huyền Nguyên Khống Thủy Kỳ

Khương Tử Nha lập trận ngũ hành để tìm ra những lá cờ còn lại. Một lúc sau, bốn lá cờ ấy cùng lúc xuất hiện ở bốn phía của Hạnh Hoàng kỳ, Tử Nha dùng phép giấu chúng đi rồi tiến đến lấy Hạnh Hoàng Kỳ.

Sau khi có Hạnh Hoàng Kỳ trong tay, Tử Nha tiếp tục đằng vân đến Ngọc Hư Cung mượn Tứ Bất Tượng của Nguyên Thủy Thiên Tôn.

Nguyên Thủy Thiên Tôn như đã đoán trước được sự việc, không đợi Tử Nha mở lời người đã tặng Tứ Bất Tượng cho Tử Nha rồi dặn:

- Tử Nha, từ nay Tứ Bất Tượng chính là thú cưỡi của con.

Tử Nha dập đầu đa tạ sư phụ. Nguyên Thủy Thiên Tôn nói tiếp:

- Còn một chuyện nữa, con nhớ phải trông chừng Nguyên nhi đàng hoàng.

Tử Nha hỏi:

- Sư phụ, con bé có vấn đề gì sao?

Nguyên Thủy lắc đầu:

- Không có vấn đề gì, ta có cảm giác nha đầu ấy có lai lịch không tầm thường.

Tử Nha chắp tay:

- Tử Nha đã hiểu.

Nguyên Thủy gật đầu. Tử Nha bái biệt sư phụ rồi đằng vân trở về Tây Kỳ.

Hai ngày sau đó, Khương Tử Nha đem theo Hạnh Hoàng kỳ và Tứ Bất Tượng trở về. Ba đứa trẻ chưa kịp lớn cộng thêm sư thúc mẫu của họ nhìn thấy thần thú thì thích lắm, cả bốn người chạy ra ngắm nghía, sờ mó linh tinh. Cũng may cho họ là Tứ Bất Tượng cũng khá hiền lành.

Na Tra hỏi:

- Sư thúc, người tìm được Hạnh Hoàng kỳ chưa?

Tử Nha gật đầu sau đó lấy ra Hạnh Hoàng kỳ cho mấy người họ xem.

Lôi Chấn Tử hào hứng:

- Lần này chúng ta nhất định sẽ tiêu diệt Tứ Thánh.

Tử Nha lắc đầu:

- Tứ Thánh là môn hạ của Triệt giáo, dù sao cũng là đồng đạo với chúng ta. Nếu thật sự hại chết họ, chắc chắn Xiển giáo và Triệt giáo sẽ xảy ra xung đột.

Cả đám gật gù đồng tình. Tử Nha nói tiếp:

- Chắc chắn sắp tới Tứ Thánh sẽ lại đứng ra khiêu chiến. Mấy đứa phải nhớ, chỉ được bắt sống và không được làm hại đến tính mạng của họ.

Vừa nói dứt câu thì có binh sĩ chạy vào báo:

- Bẩm Thừa tướng, Thân Công Báo cùng với Tứ Thánh đang ở ngoài thành khiêu chiến.

Tử Nha hỏi:

- Bọn họ có bao nhiêu binh mã?

Binh sĩ đáp:

- Có hơn hai nghìn.

Tử Nha cho binh sĩ lui sau đó căn dặn bọn người An Nguyên:

- Vương An Nguyên, con đem theo hai nghìn binh mã ra ngoài thành ứng chiến. Na Tra và Lôi Chấn Tử hỗ trợ.

Cả ba tuân lệnh rồi dẫn theo binh lính ra ngoài tiền tuyến.

Bình thường nhí nha nhí nhố nhưng lúc này bọn họ như người khác vậy. Na Tra đạp Phong Hỏa luân, Lôi Chấn Tử với đôi cách Phong Lôi bao ngầu, An Nguyên đứng trên Lạc Lạc. Cả ba bay thẳng ra ngoài tiền tuyến, theo sau là hai nghìn binh sĩ.

Na Tra hỏi cô:

- Sư tỷ, binh khí của tỷ cũng có thể làm pháp bảo di chuyển sao?

An Nguyên gãi đầu cười cười:

- Đâu có, ta thấy hai đứa ngầu quá nên cũng ra vẻ theo đấy.

Hai cậu nhóc cười ngượng, sư tỷ của họ thật lắm trò.

Khi thấy ba người họ, Vương Ma lên tiếng khıêυ khí©h:

- Tây Kỳ hết người rồi hay sao mà để ba đứa trẻ con miệng còn hôi sữa chạy nhảy lung tung thế này.

Biết đối phương đang khıêυ khí©h mình, An Nguyên nói:

- Triều Ca hết người rồi hay sao mà cử ra bốn kẻ người không ra người, ngợm không ra ngợm thế này? Tóc thì xanh đỏ tím vàng hồng nâu đen trắng, lại còn bẹo hình bẹo dạng, nhìn xấu chết đi được.

An Nguyên nói không sai, bọn họ đúng là có vẻ ngoài rất kì quái. Vương Ma mặt tròn như trăng. Dương Sum mặt đen, râu đỏ, cặp chân mày vàng, hình dung cổ quái. Cao Hữu Càng mặt và tóc đỏ trên đầu chừa hai vá, còn Lý Hưng Bá thì mắt đỏ như trùng táo, râu dài đến rốn, mình cao một trượng rưỡi.

[ Trích: Phong Thần Diễn Nghĩa - Hứa Trọng Lâm ]

Thấy được vẻ mặt tức giận của Tứ Thánh, An Nguyên tiếp tục công kích:

- Các ngươi chung quy lại cũng chẳng có gì lợi hại, thân thể thì yếu đuối, pháp thuật cũng yếu luôn, để pháp bảo với thú cưỡi gánh còng cả lưng ra. Không hiểu sao tư chất kém cỏi như vậy mà Thông Thiên sư tổ lại dành hết những đồ tốt cho các người luôn đấy.

Bà hoàng mõ hỗn Tây Kỳ chính thức gọi tên Vương An Nguyên.

Na Tra, Lôi Chấn Tử với hai ngàn binh sĩ Tây Kỳ cười lớn.

Tứ Thánh tức lắm, họ xông thẳng về phía An Nguyên. Nhưng không đem ra pháp bảo và thú cưỡi thì bốn người họ chẳng là cái "xi nhê" gì cả. An Nguyên một mình đấu với cả bốn người Tứ Thánh, bọn họ vì thể diện mà không thèm lấy ra Hỗn Nguyên Châu nên chẳng mấy chốc đã bị cô đả thương.

Thân Công Báo lớn tiếng:

- Tứ Thánh, mau sử dụng Hỗn Nguyên Châu.

Tứ Thánh dùng Hỗn Nguyên Châu bày ra trận pháp đối phó đội quân Tây Kỳ.

Đúng lúc ấy, Khương Tử Nha xuất hiện dùng Hạnh Hoàng kỳ phá nát từng viên đá Hỗn Nguyên.

Thấy Hỗn Nguyên Châu của mình từng viên từng viên vỡ vụn, Tứ Thánh gọi ra bốn con thú cưỡi định tấn công đội quân Tây Kỳ nhưng ra lệnh mãi mà bọn chúng không nghe. Thì ra là Tứ Bất Tượng đang đứng chắn cho các binh sĩ. Bốn con thú cưỡi kia nhìn thấy Tứ Bất Tượng nên chẳng con nào dám manh động, đến mệnh lệnh của chủ nhân cũng chẳng thèm nghe.

Tứ Thánh thất thế, họ chia nhau mỗi người chạy một hướng.

Tử Nha ra lệnh:

- Bắt sống Tứ Thánh.

Cả ba đồng thanh:

- Dạ.

An Nguyên đuổi theo Vương Ma, Na Tra đuổi theo Dương Sum, Lôi Chấn Tử đuổi theo Cao Hữu Càng còn Khương Tử Nha đuổi theo Thân Công Báo.

Thân Công Báo có một con báo đen làm thú cưỡi, tốc độ của nó có phần nhỉnh hơn Tứ Bất Tượng. Khương Tử Nha không đuổi kịp nên đành quay về phủ Tây bá hầu đợi An Nguyên và mọi người.

Một lúc sau thì Vương An Nguyên, Na Tra và Lôi Chấn Tử trở về. Đằng sau là ba trong số bốn người Tứ Thánh.

Tuy bị bắt nhưng ba người họ vẫn rất ngạo mạn.

Vương Ma mắng:

- Chúng ta hôm nay bị bọn người Tây Kỳ các ngươi gài bẫy, muốn chém muốn gϊếŧ gì tùy các ngươi.

An Nguyên định đấm cho hắn một cái nhưng có sư thúc ở đây nên cô không dám làm bừa. Nhưng cái mỏ hỗn thì vẫn hoạt động đều đặn:

- Ai gài bẫy mấy người? Bản thân kém cỏi đã đành rồi, lại còn thích đổ lỗi cho người khác. Đúng là vừa ăn cướp lại vừa la làng.

Tử Nha hắng giọng ra hiệu cô đừng nói nữa. Người nói với Lôi Chấn Tử:

- Tiểu công tử, con mau cởi trói cho bọn họ.

Na Tra khuyên ngăn:

- Sư thúc, không được, ngộ nhỡ bọn họ tấn công chúng ta thì sao?

Tử Nha nói:

- Con cứ cởi trói cho họ đi. Đây là ý của Hầu gia.

Na Tra nhìn sang Tây bá hầu, thấy người cũng gật đầu nên cậu đành phải làm theo.

Sau khi được cởi trói, Dương Sum quát:

- Các người có ý đồ gì?

Cơ Xương lên tiếng:

- Tứ Thánh hiểu nhầm rồi, chúng tôi vốn không có ý phản bội đại vương. Nhưng vì nghe lời bịa đặt của gian thần mà đại vương năm lần bảy lượt cử người đến thảo phạt Tây Kỳ chúng tôi.

Cao Hữu Càng hỏi:

- Tại sao lại thả chúng tôi?

Tử Nha giải thích:

- Tuy chúng tôi là đệ tử Xiển giáo, mọi người là đệ tử Triệt giáo nhưng chúng ta chung quy lại đều là môn hạ của Hồng Quân Lão Tổ, vốn là người một nhà. Đã là người một nhà thì sao có thể làm hại nhau được.

Vương Ma ngẫm nghĩ hồi lâu rồi cúi đầu tạ tội:

- Là chúng tôi đã có lỗi trước. Đạo huynh nói phải, chúng ta vốn dĩ là người một nhà. Từ nay Tứ Thánh chúng tôi sẽ tuân theo lời căn dặn của giáo chủ ở yên trên đảo chuyên tâm tu luyện.

Tử Nha mừng rỡ:

- Thế thì tốt quá.

Tứ Thánh chắp tay từ biệt Hầu gia và mọi người. Vừa quay đầu thì họ bắt gặp một thiếu niên tuổi chừng 20 bước vào đại sảnh.

Cậu thanh niên ấy chắp tay kính cẩn:

- Bái kiến Hầu gia.

- Không cần đa lễ.

Khương Tử Nha giới thiệu:

- Hầu gia, đây là Hoàng Thiên Hoá, con trai cả của Võ Thành vương Hoàng Phi Hổ.

Thiên Hoá gật đầu:

- Sư phụ của con là Thanh Hư Đạo Đức Chân Quân, hay tin Tây Kỳ gặp nạn nên phái con xuống núi trợ giúp sư thúc một tay.

Tử Nha lên tiếng:

- Tây Kỳ hiện tại đã không còn mối nguy nào nữa rồi. Đây là Tứ Thánh, trước đây có chút hiểu nhầm nhưng giờ đây vấn đề đã được giải quyết.

Cao Hữu Càng gật đầu:

- Phải phải. Hầu gia, nếu không còn gì nữa thì chúng tôi xin phép cáo lui.

Cơ Xương gật đầu:

- Các vị đi thong thả.

An Nguyên tiến đến khoác vai Thiên Hoá:

- Sư đệ, còn nhớ ta là ai không?

Thiên Hoá đáp:

- Tất nhiên là nhớ. An Nguyên sư tỷ, lâu rồi không gặp.

An Nguyên cười thích thú:

- Lâu rồi không gặp. Giờ lớn quá nhỉ, cao hơn tỷ nửa cái đầu rồi.

Thiên Hoá cười hì hì, nói:

- Sư tỷ, trên đường đệ đến đây có gặp một người.

An Nguyên hỏi:

- Đệ gặp ai?

Thiên Hoá đáp:

- Đệ cũng không biết là ai. Đệ chỉ nhớ người đó có cặp mắt đỏ, râu dài đến rốn, còn rất to cao. Hắn cưỡi một con Beo gấm rất lớn.

Tử Nha hỏi:

- Giờ người đó thế nào rồi?

- Bị con gϊếŧ chết rồi.

Cả đám sững sờ. Chưa kịp định thần lại thì có một luồng pháp khí bay thẳng vào trong đại điện, may có Tử Nha nhanh tay đỡ được.

Không ngoài dự đoán, chủ nhân của đợt tấn công vừa rồi là Tứ Thánh. Bọn họ đã nghe thấy tất cả.

An Nguyên cằn nhằn:

- Thiên Hoá ơi là Thiên Hoá, đệ hại cả đám rồi đấy.

Vương Ma quát:

- Ta tưởng rằng các người là người tốt, thế mà vừa rồi còn nói cái gì mà người một nhà. Hôm nay dù có chết ở đây ta cũng phải trả thù cho tứ đệ.

Ba người họ cùng lúc xông lên, phía Tây Kỳ hiện tại đang có hai lựa chọn gϊếŧ hoặc không gϊếŧ . Vì nếu gϊếŧ họ thì sẽ chính thức kết oán với Triệt giáo còn nếu không gϊếŧ họ thì họ sẽ gϊếŧ mình.

An Nguyên hỏi Tử Nha:

- Sư thúc, bây giờ chúng ta phải làm thế nào?

Tử Nha biết tình thế hiện tại không thể cứu vãn, ngài ra lệnh:

- Gϊếŧ.

Phủ Tây bá hầu vốn yên tĩnh nhưng giờ đây chỉ nghe thấy toàn tiếng đao kiếm.

An Nguyên và Tử Nha vốn rất nương tay với ba người họ. Bởi Tử Nha vẫn rất kiêng kị Triệt giáo, vẫn muốn tìm ra cách giải quyết khác để tránh gây thù giữa hai bên. An Nguyên cũng giống Tử Nha, vì một vài lý do riêng mà cô cũng không muốn phải kết oán với Triệt giáo.

Nhưng giữa trận hỗn chiến, Hoàng Phi Hổ và Võ Cát xông vào. Không nói hai lời liền đâm chết Dương Sum và Cao Hữu Càng. Vương Ma sau đó cũng bị Na Tra dùng Hoả Tiên thương gϊếŧ chết.

Trên nền đất nhuốm màu máu tươi với ba con người sớm đã không còn hơi thở.

Vì sai lầm nhất thời của Hoàng Thiên Hoá khiến bốn người phải bỏ mạng, nghiêm trọng hơn là bọn họ đã chính thức gây thù với Triệt giáo. Trên con đường phò Chu diệt Thương của bọn họ lại càng thêm gian nan, càng thêm nhiều thử thách.

Vài tháng sau đó phía Triều Ca vẫn không có động tĩnh gì nhưng Tử Nha vẫn yêu cầu mọi người chăm chỉ luyện tập, chắc chắn phía Triều Ca sẽ tiếp tục cử ra các kì nhân để đối phó với bọn họ.

An Nguyên có vài lần về Kim Hà động thăm sư phụ nhưng chẳng lần nào gặp được người nên đành để lại đồ rồi đằng vân trở lại Tây Kỳ.

• Triều Ca •

Sau khi nhận tin dữ rằng Tứ Thánh đã tử trận nơi sa trường, Văn Trọng vừa thương xót vừa tức giận. Thương cho Tứ Thánh vì ông mà phải bỏ mạng, còn ông tức không phải vì quân tướng Tây Kỳ mà chính là tên Thân Công Báo vô dụng kia.

Hắn nhận chức vị chủ soái nhưng làm ăn không đến nơi đến chốn. Không chỉ riêng Tứ Thánh mà biết bao binh sĩ đã phải bỏ mạng vì hắn. Lần này ông phải tâu lên đại vương để đại vương trị tội hắn ta.

Ba ngày sau đó, Thân Công Báo cùng quân đội trở về triều báo tin với Trụ Vương.

Vì có Đát Kỷ chống lưng nên Thân Công Báo không bị phán tội gì.

Văn Trọng không cam tâm, ông tâu với Đế Tân rằng:

- Đại vương, không thể tha lỗi cho quốc sư được. Tên Thân Công Báo này làm việc tắc trách, từ đầu hắn đã hứa rằng chuyến này sẽ dẹp được đám người Tây Kỳ nhưng cuối cùng thì sao? Tứ Thánh chết rồi, thần còn mặt mũi nào để trở về Triệt giáo nữa.

Đát Kỷ lên tiếng:

- Thái sư nói cũng phải, nhưng không phải việc đốc binh là do thái sư tiếp quản sao. Trong chuyện này thái sư cũng không tránh khỏi tội.

Văn Trọng quả quyết:

- Xử tội Văn Trọng thế nào tùy đại vương và nương nương quyết định, nhưng hôm nay thần phải gϊếŧ chết Thân Công Báo để an ủi linh hồn của Tứ Thánh.

Thấy tình hình không ổn, Đế Tân lên tiếng can ngăn:

- Được rồi thái sư. Chúng ta hiện tại đang thiếu nhân lực, mà bên Tây Kỳ càng ngày càng hùng mạnh, việc của chúng ta bây giờ là tìm ra cách đối phó với đám người Tây Kỳ chứ không phải ở đây tàn sát lẫn nhau.

Thân Công Báo quỳ xuống dập đầu:

- Đa tạ đại vương không ban chết.

Đế Tân lệnh cho hắn đứng lên.

Thân Công Báo tâu:

- Đại vương, Ma gia tứ tướng đang trấn giữ ở Giai Mộng quan thần thông cao cường, họ là thuộc hạ dưới trướng của thái sư. Không biết lần này thái sư...

Thân Công Báo liếc nhẹ sang phía Văn Trọng. Văn Trọng biết ý đồ của hắn nhưng với tình thế hiện tại thì không còn ai thích hợp ra trận hơn bọn họ nữa.

Đế Tân hỏi:

- Thái sư, ý của khanh thế nào?

Văn Trọng chắp tay:

- Đại vương, lần này cứ làm theo ý của quốc sư đi.

• Phủ Thái Sư •

Phủ thái sư vốn rất ít hạ nhân nên dường như trong phủ mỗi người ở một góc làm việc, chẳng ai nói chuyện với ai nên bình thường rất im lặng. Thế nhưng hôm nay lại sôi nổi đến lạ thường.

Văn Trọng vừa về đến phủ đã nhận ra điều bất thường, chắc chắn là do con nha đầu ấy gây ra.

Từ xa có một cô nương chạy đến ôm chầm lấy ông. Cô ấy gọi ông hai tiếng "nghĩa phụ".

Văn Trọng xoa đầu cô:

- Song Nhi đến thăm nghĩa phụ đó à?

Cô nương ấy tên là Song Nhi, là nghĩa nữ của Văn thái sư đồng thời cũng là đứa trẻ được Ma gia tứ tướng nhặt được trên đường rồi đem về nuôi dạy. Nàng ấy có những năm người cha.

- Nghĩa phụ, bốn người cha kia bắt nạt con.

Văn Trọng gõ nhẹ trán nàng:

- Con gái à, bốn người cha kia của con mà bắt nạt được con sao? Có phải con lại trốn bốn người họ đi chơi phải không?

Song Nhi mếu máo:

- Con đâu có.

Văn thái sư sai người hầu chuẩn bị đồ ăn rồi dắt con gái nuôi vào trong nhà.

Trong lúc hai cha con đang nói chuyện vui vẻ thì Văn Trọng nhớ ra chuyện trên triều sáng nay. Ông sai người hầu lấy lệnh bài đưa cho Song Nhi rồi dặn:

- Song Nhi nghe lệnh. Con cầm theo lệnh bài về Giai Mộng quan truyền lại ý của cha, lệnh cho Ma gia tứ tướng xuất binh thảo phạt Tây Kỳ.

Song Nhi cầm lệnh bài rồi dõng dạc nói:

- Song Nhi tuân lệnh thái sư.

Sau bữa cơm, Song Nhi từ biệt Văn Trọng rồi đằng vân về Giai Mộng quan truyền lại mệnh lệnh của ông.