- 🏠 Home
- Huyền Huyễn
- Tiên Hiệp
- An Nguyên Tiền Truyện
- Chương 24: Nhà Chu Thành Lập, Hoàn Thành Phong Thần
An Nguyên Tiền Truyện
Chương 24: Nhà Chu Thành Lập, Hoàn Thành Phong Thần
Sau trận Vạn Tiên, Thông Thiên giáo chủ cùng những đệ tử còn lại mai danh ẩn tích. Thập nhị kim tiên mãn sát kiếp nên ai về động nấy chuyên tâm tu luyện.
Bấy giờ nhà Thương chỉ còn một vài tướng võ. Trụ Vương truyền Lỗ Nhân Kiệt cầm đầu, Đinh Sách làm Thượng tướng, Quánh Thần và Đổng Trung làm Oai võ tướng quân nhận binh ra bảo vệ thành trì.
Tử Nha dẫn các tướng đến trước thành khiêu chiến, Lỗ Nhân Kiệt cùng ba tướng khai thành, sau một hồi tranh cãi thì hai bên xông vào hỗn chiến.
Hai bên hỗn chiến một hồi, Đinh Sách bị Na Tra dùng vòng Càn Khôn đập nát đầu, Quách Thần bại tẩu bị Võ Cát bay ngựa theo chém rụng đầu, Ðổng Trung bị Khương Văn Hoán đâm lủng ruột.
Lỗ Nhân Kiệt thất kinh chạy vào thành đóng cửa.
Tử Nha thu quân về trại.
Hôm sau, Ân Phá Bại nhận chức sứ giả cưỡi ngựa đến trước dinh Chu, Na Tra chạy vào báo với Tử Nha.
Tử Nha liền mời vào.
Ân Phá Bại bước đến, thấy Tử Nha ngồi giữa, chư hầu ngồi xung quanh, vội vã bái một cái. Ân Phá Bại luận đạo vua tôi với Tử Nha nhưng đều bị ngài phản bác.
Ân Phá Bại nghe mấy lời của Tử Nha biết là lẽ phải, không còn lời lẽ nào thuyết phục nữa. Song đã mang sứ mệnh đến đây hễ không được việc không trở về thì thà mắng vài tiếng rồi chết cho xong.
Biết Khương Văn Hoán nóng tính, lại căm hận Trụ vương đến tận xương liền dùng lời lẽ công kích hắn.
Khương Văn Hoán không cầm được giận dữ, rút kiếm chém Ân Phá Bại một gươm bay đầu.
Tử Nha ngăn trở không còn kịp nữa.
Hôm sau, Ân Thành Tú kéo binh ra trước dinh Chu khiêu chiến nhằm trả thù cho cha.
Quân vào báo, Khương Văn Hoán xin đi, Tử Nha nhận lời. Khương Văn Hoán là con hổ phương Ðông, Ân Thành Tú làm sao chống cự lại, vừa đánh được vài mươi hiệp, Khương Văn Hoán chém Ân Thành Tú rơi đầu xách về nạp cho Tử Nha.
Trụ vương nghe tin Ân Thành Tú tử trận, kinh hãi hỏi triều thần:
- Binh chư hầu mạnh như vậy, biết làm sao?
Lỗ Nhân Kiệt tâu:
- Tôi xin đem quân thủ thành rồi sẽ tính.
Tử Nha cùng các chư hầu công thành, thấy Lỗ Nhân Kiệt thủ thành phải phép, biết không thể phá gấp được, liền thu binh về, hội chư hầu thương nghị.
Sau một hồi bàn bạc, Tử Nha liền lập kế viết sớ sai binh sĩ dùng cung tên bắn vào thành Triều Ca.
Khi thấy Tử Nha truyền quân sao mấy chục ngàn tờ cáo thị và bắn vào bốn cửa thành, dọc theo đường sá.
Binh Thương trông thấy lượm lên xem thì thấy cáo thị ấy viết như sau:
"Tây Kỳ đại Nguyên soái Khương Thượng.
Dùng cáo thị một chương, rao cho quân dân bốn cửa. Bởi vua Trụ độc như nước lửa, nên dân Thương tha oán lầm than. Cất Lộc đài dân chết cả vạn, yêu Đát Kỷ gϊếŧ chết chẳng biết bao nhiêu người. Muốn coi tủy thì chặt chân, muốn xem thai thì mổ bụng. Bày ao rượu gϊếŧ người hầu hạ, sai chinh Tây, gϊếŧ kẻ chiến trường. Vì vợ đau mổ bụng Tỷ Can, nghe vợ nói cạo đầu Cơ Tử. Chém Ðiện hạ độc hơn hùm dữ, gϊếŧ Chánh Cung lòng khác người phàm. Hại Ngạc Hầu nên mới có giặc Nam phương, gϊếŧ Quốc trượng mới gây thù Ðông trấn. Tám trăm cõi chư hầu đều giận, mấy triệu binh hào kiệt đồng lòng nên vào năm ải như không, phá thành nào cũng dễ. Thương là thương con đỏ, cám là cám dân đen, nên lửa than chẳng muốn nhuốm nhen, vì ngọc đá hãy còn lẫn lộn. Tờ cáo thị hết lòng khuyên bảo, muộn lẽ dân sớm tính việc đầu hàng, dâng thành đặng được sống lâu, nếu nghịch mạng ắt chết oan ức, hoặc là kiếm phương xa ẩn dật, hoặc là tìm đồng trống mà náu nương, nếu canh chấu đón đường, ắt xe rồng khó tránh, mau mau xa lánh, chóng chóng dời chân, bằng đợi đốt rừng ắt là uổng mạng."
Ai nấy xem cáo thị đều khen:
- Võ Vương quả thật nhân đức. Nguyên soái dạy quá rõ ràng. Nếu nghịch lại không dâng thành thì e khó sống. Vì năm ải rất nhiều tướng tài mà thủ không được, huống hồ chi một thành này. Nghĩ kỹ lại Trụ Vương vô đạo bất nhân, mình có liều cũng vô ích.
Quân dân đồng lòng đợi tới tối mở cửa dâng thành.
Các tướng biết được hết sức trừng trị nhưng không ai nghe theo cả.
Ðến canh ba, quân dân mở cửa thành kêu lớn:
- Chúng tôi là dân tị nạn xin mở cửa dâng nạp Triều Ca.
Lúc này Tử Nha đang ngồi trong dinh tính mưu phá thành.
Xảy thấy quân vào báo:
- Bẩm Nguyên soái! Bốn cửa thành Triều Ca đều mở, quân dân kêu Nguyên soái đến họ dâng thành.
Tử Nha mừng rỡ, truyền các binh tướng vây ngoài thành cứ một đạo là một cửa, cấm không được sát hại quân dân trong thành, và không được lấy những thứ gì dù lớn dù nhỏ. Nếu ai trái lệnh sẽ xử ngay lập tức. Binh sĩ tuân lệnh vào thành bình an. Chư hầu đóng binh từ Ngọ môn trở lại.
Hôm sau, 800 chư hầu đều kéo binh ra, gióng trống inh ỏi.
Vua Trụ liền nai nịt hẳn hoi, cầm đao lên ngựa truyền cầm cờ long phụng đi trước, còn mình theo sau.
Ra đến nơi, Trụ Vương thấy Tử Nha đứng trước, bốn vị chư hầu đứng sau.
Tử Nha trông thấy Trụ Vương liền bước ra xá và nói:
- Lão thần là Khương Thượng, vì mặc giáp trong mình nên làm lễ không trọn, xin bệ hạ rộng dung.
Trụ Vương phán hỏi:
- Ngươi là Khương Thượng đó sao?
Tử Nha tâu:
- Phải.
Vua Trụ lại phán:
- Ngươi khi trước là quan đại phu của trẫm, tại sao lại lỗi đạo làm tôi trốn qua Tây Kỳ bày điều phản nghịch. Nay lại dụ chư hầu cướp thành lấy ải của trẫm, lại gϊếŧ thiên sứ phơi thây. Tội đáng chết mười phần, hôm nay trẫm đã ra đến đây sao chưa chịu bó mình chịu tội, hay là ngươi muốn đánh với trẫm phải không?
Tử Nha tâu:
- Bệ hạ cầm quyền trị muôn dân chư hầu đều cống lễ, giữ trọn nghĩa làm tôi, lẽ nào dám nghịch thiên tử. Bởi bệ hạ vô đạo đã lâu nhưng không biết sửa mình thì còn trách cứ chư hầu muôn dân phản nghịch làm sao? Bệ hạ tội chất bằng núi, oán rộng tợ biển, trời hờn người giận thiên hạ trở lòng. Nay tôi vâng theo phép trời phạt tội đại ác. Xin bệ hạ đừng gọi hai tiếng phản vua.
Trụ Vương nghe nói phán:
- Trẫm đã làm những gì các ngươi gọi là tội ác?
Khương Tử Nha cười lớn rồi nêu 10 điều ác của Trụ Vương.
Trụ Vương nghe hài tội nổi xung, đứng trợn mắt nhìn.
Tám trăm chư hầu đồng nói lớn:
- Chúng ta gϊếŧ hôn quân vô đạo mà cứu dân.
Khương Bá Hầu giục ngựa tới, giơ siêu đao nói lớn:
- Ân Thọ, có ta đến đây! Tỷ ta tội gì ngươi khoét mắt đốt tay, cha ta tội gì ngươi phân thây xẻ thịt? Nay nhờ Võ Vương hội chư hầu đến đây, ta quyết trừ kẻ vô đạo báo thù.
Nói rồi chém một đao. Trụ Vương đỡ khỏi, Khương Văn Hoán chém tiếp một nhát, Trụ Vương đỡ rồi đánh lại.
Chư hầu xông vào trợ chiến. Chúa tôi ẩu đả nhau trước Ngọ môn.
Trụ Vương tuy là hôn quân nhưng lại có sức mạnh kinh người. Cả bốn phía chư hầu bao quanh, Trụ Vương nổi giận, hét lên một tiếng, chém Nam Bá Hầu một đao đứt làm hai.
Các tướng xông vào trợ chiến, Lỗ Nhân Kiệt, Lôi Côn, Lôi Bàng lần lượt bị Na Tra, Lôi Chấn Tử, Kim Tra chém chết.
Vua Trụ còn có một mình tả xông hữu đột đánh với các tướng.
Khương Văn Hoán liền buông đao xuống, lấy cây giản tràng giắt sau lưng, chui vào phía sau, đập lên lưng vua Trụ một giản.
Vua Trụ suýt té xuống ngựa, vội bại tẩu vào cung.
Chư hầu đuổi theo, nhưng cửa ngọ môn quân sĩ đóng kịp, không sao vào được, Tử Nha liền gióng kiểng thu quân về trại, kiểm điểm binh tướng thì thấy trận này hao hết hai mươi sáu viên tướng, và mất hơn ba ngàn quân.
Các chư hầu đều không ngờ Trụ Vương lại có sức mạnh dường ấy.
Hôm sau, ba con yêu Đát Kỷ , Thanh Thanh, Ngọc Khánh đai nịt chỉnh tề đi ra trước dinh Chu khiêu chiến.
Na Tra liền đạp xe ra trận, Võ Cát xách thương giục ngựa ra.
Lôi Chấn Tử bay lên cao cầm côn đập xuống, Vi Hộ ở dưới thấp lấy Gián ma xử quăng lên.
Lý Tịnh múa kích xông vào, Kim Tra, Mộc Tra đồng áp đến.
Tử Nha làm phép ngũ lôi, vỗ tay sấm nổ.
Ba con yêu đánh không lại, liền nổi gió chạy đi. Nhưng giữa đường lại bị Nữ Oa chặn lại hỏi tội. Bà lệnh tam yêu đi mê hoặc Đế Tân nhưng đã dặn kĩ chúng không được làm tội ác hại người. Nhưng tam yêu lại làm trái lời hứa nên bị Nữ Oa đầy xuống U Minh suốt đời chịu khổ cực.
Hôm sau, 800 chư hầu kéo quân ra chỉ thấy một màu đỏ rực, biết Trụ Vương hết đường chỉ đành tự sát. Các tướng ở lại xem lửa cháy, xảy thấy lầu Trích Tinh bị sập, đánh ầm một tiếng dường như núi lở, chôn vùi Trụ Vương vào giữa.
Linh hồn Trụ Vương đã lên đài Phong Thần.
Khi ấy các quan ngự lâm và cung nga mở cửa ra đón chư hầu.
Tử Nha truyền rước Võ Vương và các chư hầu nhập cung.
Tám trăm chư hầu đồng loạt đề cử Võ vương lên ngai vàng ngồi vào giữa nhưng Võ vương không đồng ý. Võ vương tự thấy bản thân chưa đủ tài năng, công đức. Nhưng do các chư hầu đồng lòng nên ngài đành tạm thời nhận lời.
Tử Nha liền vẽ họa đồ đài tôn vương và đặt văn sớ, rồi giao cho Chu Công Ðáng sửa sang mọi việc.
Chu Công Ðáng coi theo họa đồ cất đài cao ba tầng, chính giữa đặt bàn hoàng thiên hậu thổ hai bên có bàn thần núi, thần sông tả hữu có mười hai cây địa chỉ, mười hai cây cờ ấy đều cắm dưới đất. Xung quanh tầng trên thì dùng mười cây cờ Thiên cang. Lại có bốn cây cờ tứ quy án theo bốn mùa. Lễ vật cúng tế bày ra rất long trọng.
Bấy giờ Tử Nha thỉnh Võ Vương lên đài cùng tế, Chu Công Đáng đọc sớ rồi đốt đi.
Võ Vương ngồi giữa, chư hầu chầu chực hai hàng nhạc thiều trổi lên, ai nấy tung hô vạn tuế.
Chúc lạy xong, Võ Vương phán:
- Các khanh bình thân. Trẫm đại xá thiên hạ.
Phán rồi xuống đài truyền chỉ dọn yến tiệc đãi đằng.
Võ vương truyền lệnh 800 chư hầu kéo binh ai về nhà nấy. Chư hầu vâng lệnh từ tạ kéo binh về nước. Còn Võ Vương truyền phá hết lầu đài vua Trụ cấp phát tiền của cho dân, tha tù Cơ Tử, phong mộ Tỷ Can viếng nhà Thương Dung, thả cung nga về xứ.
Thiên hạ thấy việc binh chấm dứt, mừng rỡ khôn cùng.
Võ Vương ở nán lại Triều Ca hơn mười bữa, chiêu an bá tánh xa gần, đâu đâu cũng tùng phục.
Võ vương phong Võ Cảnh trấn tại Triều Ca, Võ Cảnh là đứa con nhỏ của Đát Kỷ và Trụ Vương, nối đời thờ phụng nhà Thương. Hai vị ngự đệ của vua là Cơ Thúc Tiên và Cơ Thúc Ðộ ở lại làm Giám quốc.
Hôm sau Võ Vương lên xe về nước. Khi ngự giá vừa ra khỏi ngọ môn thì thấy bá tánh đón đường lạy, và tâu:
- Bệ hạ cứu chúng dân trong cơn nước lửa, thật chúng tôi cảm đức mười phần. Xin bệ hạ đình giá để chúng tôi đền ơn.
Võ Vương an ủi:
- Trẫm đã để hai vị ngự đệ ở lại Triều Ca làm Giám quốc thì cũng như trẫm có mặt tại đây, miễn các ngươi tuân theo phép nước, lấy nhân đạo làm gốc là đủ rồi cần gì phải lạy tạ.
Nói rồi quay lại dặn Cơ Thúc Tiên và Cơ Thúc Ðộ.
- Hai khanh phải lấy dân làm gốc, đừng bao giờ để cho dân khổ nhọc, được như vậy mới giữ được quốc thái dân an, bằng trái lời trẫm thì tội chẳng nhỏ.
Phán rồi truyền đẩy xe ra khỏi Triều Ca, bá tánh theo đưa còn khóc lóc sụt sùi.
Võ Vương dẫn binh đến Mạnh Tân, qua khỏi Hoàng Hà, lần hồi vượt qua năm ải. Ngày khải hoàn vui vẻ ghê!
Đến Tây Kỳ có Táng Nghị Sinh, Hoàng Cổn dẫn bá quan tiếp giá, đồng quỳ lạy trước xe.
Võ Vương thấy Hoàng Thiên Tước theo sau lưng Hoàng Cổn liền phán:
- Trẩm chinh Ðông năm năm nay, thấy các quan tiếp giá lòng bùi ngùi:
Táng Nghị Sinh tâu:
- Nay bệ hạ đã lên ngôi trời, đáng lẽ vui mừng mới phải. Chúng tôi tiếp giá thấy mặt rồng ủ rũ là tại làm sao?
Võ Vương nói:
- Bởi trẫm muốn hội chư hầu nên phải qua năm ải, các tướng theo trẫm kẻ mất người còn, không được chung hưởng hạnh phúc.
Táng Nghị Sinh tâu:
- Ðạo làm thần tử thì liều mình với Chúa, để tiếng thơm muôn đời. Nếu bệ hạ có thương thì phong tước lộc cho con cháu cũng đủ đền đáp thâm ân, cần gì phải buồn bã.
Võ Vương về tới đền, thiên hạ theo xem như hội.
Võ Vương vào ra mắt Thái Khương, Thái Nhâm rồi vào cung. Thái Cơ mừng rỡ đón tiếp.
Võ Vương truyền dọn yến tiệc thiết đãi bá quan.
Rạng ngày Võ Vương lâm triều, bá quan vào chầu.
Tử Nha tâu:
- Nay việc nước đã xong, các tướng không may tử trận đang đợi phong thần. Nay thần xin về núi Côn Lôn vài ngày lo liệu mọi chuyện.
Võ vương chuẩn tấu.
Tử Nha sửa soạn xong, đệ sắc ấn đến núi Kỳ Sơn.
Thanh Phước thần là Bá Giám hay tin vội ra nghênh tiếp.
Tử Nha vào trong đài để sắc ấn trên bàn án truyền Võ Cát, Nam Cung Hoát làm phướng Bát quái bằng giấy trấn tám hướng và mười mấy cây cờ Thiên cang, mười hai cây cờ Ðịa chi, dẫn binh mã ba ngàn, lập trận Ngũ phương xung quanh đài.
Khương Thừa Tướng tắm gội rồi truyền đặt bàn hương án, bên tả dựng Hạnh Hoàng kỳ, bên hữu dựng roi Ðả Thần Tiên, mặc áo giáp hẳn hòi mở sắc ra tuyên đọc các hồn nghe cho rõ.
Tử Nha đọc sắc rồi để trên bàn án, tay tả cầm Hạnh Hoàng kỳ, tay hữu cầm roi Ðả Thần, kêu lớn:
- Bá Giám hãy treo bảng Phong Thần dưới đài cho các hồn xem rõ, lúc nào kêu tên các hồn mới được lên.
Bá Giám tuân lệnh, mở bảng Phong Thần ra thấy tên mình đứng trên hết.
Các hồn đồng đến xem.
Có hơn 372 vị thần được phong, tuy Vương An Nguyên không có tên trong bảng Phong thần, nhưng Khương Tử Nha được lệnh của Nguyên Thủy Thiên Tôn phong cho cô làm Thời Không Tứ Lạc thần, gọi tắt là Tứ Lạc thần. Ấy chính là vị thần kiểm soát không gian và thời gian
Nhưng cô ấy đâu có năng lực này, tại sao Nguyên Thủy Thiên Tôn lại phong cho cô chức vị đó? Còn "Tứ Lạc" có nghĩa là bốn niềm vui mà cô ấy mang lại. Niềm vui của tình cảm gia đình, niềm vui của tình bằng hữu, niềm vui của tình đồng đội, cuối cùng là niềm vui của sự hi sinh.
Nói lại, nếu khi ấy Vương An Nguyên không liều mình lao lên cản Tru Tiên tứ kiếm thì bây giờ không biết có bao nhiêu vị phải phong thần.
Sau khi phong thần, Khương Tử Nha về lại Tây Kỳ ra mắt Võ vương và nêu lại mọi chuyện.
Rạng ngày, Chu Võ Vương lâm triều, dự định chia nước.
Bốn cha con Lý Tịnh, Vi Hộ, Lôi Chấn Tử quỳ tâu:
- Chúng tôi là người tu hành, vâng lệnh thầy xuống núi giúp bệ hạ việc nước. Nay mọi việc đã xong, xin bệ hạ cho phép chúng tôi về núi.
Tuy không đành lòng nhưng Võ vương đành chiều theo ý sáu người họ, ông cho mở tiệc đãi đằng tiễn bảy người về núi.
Hôm sau, Tử Nha và Châu Công Đáng tìm gặp mặt Võ vương, tâu:
- Nhờ bệ hạ cho sáu người về núi tu hành, vậy xin xuống chỉ phân phong cho đẹp lòng các tôi có công trận.
Võ Vương phán:
- Hôm qua sáu vị về non, trẫm buồn quá sức nay đến việc phân phong trẫm giao cho Thượng phụ và Ngự đệ thay mặt trẫm làm cho công bằng.
Hai vị vâng chỉ trở về dinh bàn với nhau làm sớ tâu trình.
Hôm sau, Võ Vương lâm triều, Châu Công Ðáng dâng sớ Võ Vương xem qua rất hài lòng, truyền Châu Công Ðáng tuyên đọc bản phân phong.
Châu Công Ðáng tuân lệnh lần lượt đọc sớ.
Trước truy phong cho Vương tổ là Thái Vương, Vương Quý, Văn Vương, ba vị đồng làm Thiên tử.
Còn các vị cháu, chắc các trào vương khác được chia ra làm ngũ đẳng là: Công, Hầu, Bá, Tử, Nam.
Nếu nước nào nhỏ hơn năm bực ấy thì gọi là phụ dung.
Tổng cộng có hai mươi bảy nước lớn, còn bà con với Võ Vương, với dòng họ các vua đời trước, cùng kẻ có công trận, cộng là bảy mươi hai nước.
Còn Nam Cung Hoát, Táng Nghi Sanh, Hoằng Yên đều được phong cấp nhỏ hết.
Ngày hôm ấy Võ Vương dọn tiệc đãi Công, Hầu, Bá, Tử, Nam, chúa tôi vui mừng ăn uống.
Võ Vương lại còn xuất của kho thưởng cho các người đó.
Võ Vương lại phán:
- Tướng phụ trước nay đã quá vất vả, ở triều chầu chực mệt lắm, hôm nay trẫm cho cung nữ, ngọc ngà châu báu, búa Việt cờ Mao, được quyền chinh phạt về nước Tề cai trị, hưởng phúc thái bình.
Khương Thái Công tạ ơn lãnh thưởng của Võ Vương rồi cùng Mã thị lên đường về Tề quốc.
Võ Vương lại truyền quân dọn tiệc thết đãi để tiễn Khương Thái Công về nước.
Khương Thái Công tạ ơn và thưa:
- Thần được phong cai trị một cõi, không biết ngày nào vua tôi gặp nhau.
Võ Vương an ủi:
- Kẻ tu hành như chúng ta chỉ cần muốn là có thể gặp mặt nhau. Thượng phụ không cần lo lắng.
Khương Thái Công cúi đầu tạ ơn.
Võ vương thở dài:
- Chỉ tiếc là Nguyên nhi không được thấy cảnh này.
Mã Hồng nghe thế thì buồn rười rượi, nàng tựa đầu vào vai Tử Nha:
- Tướng công, bây giờ con bé đang ở đâu?
Tử Nha lắc đầu:
- Chuyện này ta cũng không biết, ta có hỏi sư tôn nhưng người cũng chỉ lắc đầu. Na Tra đã xuống âm phủ tìm thử linh hồn của nó nhưng vẫn không thấy tăm hơi.
Võ vương hỏi:
- Theo thượng phụ, trẫm phong tước cho muội ấy có được không?
Tử Nha hỏi:
- Bê hạ muốn phong thế nào?
Võ vương đáp:
- Phong làm công chúa, muội muội của trẫm.
Mã Hồng tán thành:
- Được được, đại vương, ý này rất hay.
Tử Nha nói:
- Nhưng thần xin chúa công một chuyện.
Võ vương đáp:
- Thượng phụ cứ nói.
Tử Nha gật đầu, nói:
- Đây là ý của Ngọc Đỉnh chân nhân sư phụ của con bé. Huynh ấy xin đại vương xoá bỏ tên Vương An Nguyên khỏi sử sách, yêu cầu người đời không ai được nhắc hay biết đến Vương An Nguyên nữa. Sư huynh nói đây là tâm nguyện cuối cùng của con bé.
Mã Hồng hỏi:
- Tại sao lại như vậy?
Tử Nha lắc đầu:
- Ta cũng không rõ.
Nói rồi ngài quay sang nhìn Võ vương, khẽ cúi đầu:
- Cho nên, nếu đại vương muốn phong con bé làm quận chúa thì hãy lấy một cái tên khác.
Võ vương gật đầu:
- Trẫm biết rồi.
Ngày kia, Khương Thái Công về đến nước Tề, sực nhớ đến Tống Dị Nhân, người ơn của mình, bởi lâu nay lo việc nước nên không lui tới hỏi thăm được, nay thiên hạ thái bình, Khương Thái Công muốn đền đáp ơn xưa, liền sai quân về Triều Ca thỉnh rước. Nhưng vợ chồng Tống Dị Nhân đã qua đời, chỉ còn con cái nhưng nay đã giàu sang, liền viết thư cho sứ.
Sứ thần đem thơ về dâng, Khương Thái Công xem xong buồn bực, sai người đem lễ vật sang biếu con Dị Nhân.
Võ vương thượng triều, công bố với thiên hạ rằng bản thân có một người muội muội tên là Cơ Linh Lăng phong làm An Bình công chúa, vì cô ấy rất thích các loại thảo dược nên Võ vương đã đặt tên một loài thảo dược cho cô ấy. Cũng mong, muội ấy có thể sống vui vẻ bình an.
Bấy giờ Khương Thái Công cai trị nước Tề được năm tháng thì thiên hạ nghiêm trang, sau Khương Thái Công và Mã thị sinh được người con trưởng tên Cáp và một người con thứ.
Về sau Khương Thái Công qua đời, công tử Cáp lên nối ngôi cha.
Võ Vương lại phong con thứ của Thái Công làm Hầu trị nước Kỷ.
Võ Vương cai trị thiên hạ thái bình.
Sau Võ Vương băng hà, con là Thành Vương lên nối ngôi, cũng được Chu Công Đáng phò tá thiên hạ thái bình, lạc nghiệp.
- 🏠 Home
- Huyền Huyễn
- Tiên Hiệp
- An Nguyên Tiền Truyện
- Chương 24: Nhà Chu Thành Lập, Hoàn Thành Phong Thần